Tiểu luận Chính sách kích cầu ở Việt Nam năm 2009

1. MỞ ĐẦU:

Năm 2008 thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể

từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Cuộc khủng hoảng này khởi đầu bằng cuộc

khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn ở Mỹ, nhưng lý do sâu xa của nó là sự mất

cân bằng quốc tế của các khu vực kinh tế trụ cột trên thế giới và những vấn đề nội

tại của hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ lan rộng và

đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái toàn cầu. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản

lần lượt rơi vào suy thoái.

Đối với nền kinh tế Việt Nam: một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào nền

kinh tế khác và phụ thuộc nhiều vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên rơi vào

khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng Việt Nam

là 8,46%, năm 2008 giảm xuống còn 6,31%. Cụ thể là trong nước sản xuất đình

đốn, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại, tình trạng thất nghiệp gia

tăng nhanh Trước tình hình này, nhà nước phải đưa ra biện pháp để giải quyết.

Một là kích cầu và phải đương đầu với tình hình lạm phát gia tăng, hai là không làm

gì cả nhưng sự chờ đợi sẽ rất lâu và sự hồi phục có thể không xảy ra. Và chính sách

kích cầu được đánh giá nhanh và phù hợp trong thời điểm hiện tại.

2. CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU VIỆT NAM NĂM 2009:

Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi là

tiêu dùng công cộng), từ đó gia tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế.

2.1 Giới thiệu chính sách kích cầu của Việt Nam 2009:

Trong năm 2009, chính phủ Việt Nam đã thực hiện biện pháp kích cầu thông

qua chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp, các chương trình miễn,

giảm và giãn thuế, bảo lãnh cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại

Ngày 12/5/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố chính thức về gói kích

cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD) của Chính phủ, sau đó tăng

lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Theo đó, gói kích cầu tương đương

8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các giá trị khác nhau. Cụ thể các phần của gói

kích cầu này bao gồm:

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng.

- Tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng.

- Ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng

37.200 tỷ đồng.

- Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng

30.200 tỷ đồng.

- Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng.

- Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng.

- Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ

đồng.

- Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an

sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng.

pdf 11 trang chauphong 15590
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Chính sách kích cầu ở Việt Nam năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Chính sách kích cầu ở Việt Nam năm 2009

Tiểu luận Chính sách kích cầu ở Việt Nam năm 2009
Trần Thị Xuân Hồng, lớp EC003_1_121_T01 
 1
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 
CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU Ở VIỆT 
NAM NĂM 2009 
Trần Thị Xuân Hồng, lớp EC003_1_121_T01 
 2
1. MỞ ĐẦU: 
Năm 2008 thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể 
từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Cuộc khủng hoảng này khởi đầu bằng cuộc 
khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn ở Mỹ, nhưng lý do sâu xa của nó là sự mất 
cân bằng quốc tế của các khu vực kinh tế trụ cột trên thế giới và những vấn đề nội 
tại của hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ lan rộng và 
đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái toàn cầu. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản 
lần lượt rơi vào suy thoái. 
Đối với nền kinh tế Việt Nam: một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào nền 
kinh tế khác và phụ thuộc nhiều vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên rơi vào 
khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng Việt Nam 
là 8,46%, năm 2008 giảm xuống còn 6,31%. Cụ thể là trong nước sản xuất đình 
đốn, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại, tình trạng thất nghiệp gia 
tăng nhanhTrước tình hình này, nhà nước phải đưa ra biện pháp để giải quyết. 
Một là kích cầu và phải đương đầu với tình hình lạm phát gia tăng, hai là không làm 
gì cả nhưng sự chờ đợi sẽ rất lâu và sự hồi phục có thể không xảy ra. Và chính sách 
kích cầu được đánh giá nhanh và phù hợp trong thời điểm hiện tại. 
2. CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU VIỆT NAM NĂM 2009: 
Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi là 
tiêu dùng công cộng), từ đó gia tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. 
 2.1 Giới thiệu chính sách kích cầu của Việt Nam 2009: 
Trong năm 2009, chính phủ Việt Nam đã thực hiện biện pháp kích cầu thông 
qua chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp, các chương trình miễn, 
giảm và giãn thuế, bảo lãnh cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại 
 Ngày 12/5/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố chính thức về gói kích 
cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD) của Chính phủ, sau đó tăng 
lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Theo đó, gói kích cầu tương đương 
8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các giá trị khác nhau. Cụ thể các phần của gói 
kích cầu này bao gồm: 
- Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng. 
- Tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng. 
- Ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 
37.200 tỷ đồng. 
- Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 
30.200 tỷ đồng. 
Trần Thị Xuân Hồng, lớp EC003_1_121_T01 
 3
- Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng. 
- Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng. 
- Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ 
đồng. 
- Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an 
sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng. 
 2.2 Tác động của chính sách kích cầu năm 2009: 
 2.2.1 Tác động tích cực: 
Các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng được thực hiện trong khoảng thời 
gian ngắn; trong đó có những chính sách mới được ban hành. Tuy nhiên, có thể 
nhận thấy việc thực hiện các giải pháp chính sách kích cầu đã mang lại nhiều kết 
quả tích cực. 
Một, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng (từ 3,14% trong quý I tăng lên 6,9% vào 
quý IV năm 2009, ước tính cả năm là 5,32%). 
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý của Việt Nam 2009 
Nguồn: Tổng cục thống kê 
Hai, nhờ tác động của các gói kích cầu, trong từng ngành, từng lĩnh vực đều 
có chuyển biến rõ nét. GDP khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2009 tăng 
5,4%; khu vực dịch vụ tăng 6,5% so với thời kỳ trước khủng hoảng. 
Trần Thị Xuân Hồng, lớp EC003_1_121_T01 
 4
Ba, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng 68,8 tỷ USD, 
giảm 14,7% so với năm 2008. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 
ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, giảm 
10,8% so với năm 2008, khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt khoảng 43,96 
tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,9% , giảm 16,8% so với năm 2008. Tổng kim ngạch 
xuất khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng 56,6 tỷ USD bằng 87,6% so với kế 
hoạch. Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn giữ vị trí quan trọng. 
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng 
chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là nhóm 
hàng công nghiệp chế biến. 
Bốn, các cân đối và chỉ số kinh tế vĩ mô, như thu chi ngân sách, tiền tệ, tín 
dụng, cán cân thanh toán quốc tế tương đối ổn định. Chỉ số lạm phát (chỉ số giá tiêu 
dùng) ở mức thấp. Lạm phát đã giảm từ 19,9% năm 2008 xuống còn 6,5% năm 
2009. Chỉ số giá tháng 4 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 chỉ tăng 1,68%, cùng 
với lãi suất giảm và hỗ trợ lãi suất 4% năm vừa tạo thêm thuận lợi giúp cho doanh 
nghiệp giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất, vừa hỗ trợ cho việc phát triển ổn định 
và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. 
Biểu đồ 2: Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng từ năm 2008 đến 2012 
Nguồn: Tổng cục thống kê 
Năm, trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ 
tầng kinh tế và xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực 
của sự phát triển xã hội cả hiện tại, cũng như tương lai. 
Trần Thị Xuân Hồng, lớp EC003_1_121_T01 
 5
Sáu, nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời của “gói kích cầu” đã 
có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất 
nghiệp và đảm bảo ổn định xã hội, tiếp tục hướng vào xoá đói giảm nghèo, đặc biệt 
là đồng bào dân tộc, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ nhân dân đón Tết 
tươi vui, đầm ấm, tiết kiệm; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch 
bệnh...Các chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng cho vay đầu tư máy móc, thiết bị sản 
xuất nông nghiệp, xây dựng nhà ở nông thôn, nhà xã hội, nhà ở cho người nghèo, 
ký túc xá cho sinh viên đang được triển khai một cách tích cực theo các mục tiêu đã 
đề ra. 
Tóm lại, không thể phủ nhận rằng gói kích cầu thứ nhất đã có những tác 
động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam năm 2009, góp phần đưa Việt Nam sớm 
thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế. 
 2.2.2 Tác động tiêu cực: 
Bên cạnh những hiệu quả tích cực, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại 
nhiều hạn chế của gói kích cầu thứ nhất: 
Một, mục tiêu và định hướng chính sách kích cầu là không rõ ràng, không có 
phân định giữa khái niệm kích cầu và kích cung hay giải cứuNhững chính sách 
đưa ra đều được đặt dưới cái tên kích cầu trong khi tác động thực tế của nó chưa 
chắc làm tăng tổng cầu của nền kinh tế. 
Hai, gói hỗ trợ lãi suất có một số hạn chế tiềm tàng có thể nhận thấy, cụ thể 
là: chính sách này không đến được những đối tượng cần hỗ trợ, thậm chí có thể hỗ 
trợ nhầm đối tượng do tình trạng bất cân xứng về thông tin giữa Ngân hàng Nhà 
nước với ngân hàng thương mại và giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp, 
dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp chưa hưởng chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Tác 
động của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung dài 
hạn thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất, kinh doanh cũng rất hạn chế. 
Ba, với mức hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm là khá lớn, đối tượng thụ hưởng 
thuộc nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, nếu kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại vào sự hỗ 
trợ của nhà nước, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ 
lãi suất 4% có thể tạo ra sự bất bình đẳng, cạnh tranh không lành mạnh giữa các 
doanh nghiệp do khả năng tiếp cận nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất của các doanh 
nghiệp không đồng đều. 
Bốn, gói hỗ trợ lãi suất 4% có thể dẫn đến sự suy giảm khả năng cạnh tranh 
của các doanh nghiệp Việt Nam do chi phí vốn không được tính đúng và đầy đủ. 
Năm, gói kích cầu không đáp ứng hoàn toàn 3 yêu cầu: kịp thời, đúng đối 
tượng và vừa đủ (ngắn hạn). Mặc dù gói kích cầu được chính phủ kịp thời đưa ra 
nhưng tình hình triển khai còn chậm do vấn đề thủ tục hành chính. Việc chậm triển 
khai gói kích cầu có thể làm giảm hiệu quả của gói kích cầu. Mặt khác, việc duy trì 
gói kích cầu trong dài hạn có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. 
Trần Thị Xuân Hồng, lớp EC003_1_121_T01 
 6
Sáu, toàn bộ qui trình kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc thực hiện 
các giải pháp kích cầu đã không được thiết kế và vận hành một cách đồng bộ. Do 
thiếu sự giám sát chặt chẽ dẫn đến các hành vi trục lợi có thể xảy ra ngay tại các tổ 
chức tài chính. 
Bảy, chính sách kích cầu không trực tiếp giúp giải quyết khó khăn lớn nhất 
của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu nhu cầu thị trường. Do tác động của cuộc 
khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới đang suy thoái, làm giảm mạnh cầu 
về hàng xuất khẩu. Sức mua giảm, khả năng tiêu thụ trong nước đang suy giảm, 
hàng sản xuất ra tồn đọng. 
Tám, số tiền cung ứng vào lưu thông tạo ra tiểm ẩn rủi ro lạm phát cao. Với 
việc triển khai nhiều cơ chế hỗ trợ cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ dẫn đến khối 
lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế tăng ở mức cao, gây sức ép tăng lạm phát là rất 
lớn. 
 2.3 Liên hệ chính sách kích cầu của một số nước đã, đang phát triển: 
Trung Quốc và Mỹ chưa bao giờ thực hiện những chính sách giống nhau. 
Xét về góc độ kinh tế, Trung quốc quá nặng về tiết kiệm, còn Mỹ quá nặng về 
tiêu dùng. Có thể nói Trung Quốc và Mỹ luôn ở hai thái cực đối ngược nhau 
như âm và dương. 
Từ tháng 9/2008 đến nay, nền kinh tế của hai nước phải đương đầu với 
nhiều khó khăn, thách thức, các nhà lãnh đạo buộc phải đưa ra các phương án 
đối phó để giảm thiểu các thiệt hại do cuộc khủng hoảng toàn cầu mang lại. Và 
đương nhiên phương án đối phó của hai nước cũng không hề giống nhau. 
Gói kích thích kinh tế của Trung Quốc chủ yếu giành cho đầu tư xây 
dựng cơ sở hạ tầng, trong khi đó Mỹ sử dụng một phần vốn lớn trong gói kích 
thích kinh tế cho công tác an sinh, bảo hiểm, xã hội. 
Theo các nhà nghiên cứu cho rằng nếu như Mỹ giảm bớt tiêu dùng, tăng 
tiết kiệm, tăng đầu tư như Trung Quốc; còn Trung Quốc tăng tiêu dùng, giảm 
tiết kiệm như Mỹ thì cơ hội thành công có thể lớn hơn. 
2.3.1 Chính sách kích thích kinh tế của Mỹ: 
Gói lần 1 (2/2008): 
Nền kinh tế Mỹ từ cuối năm 2007 đã có những dấu hiệu của sự suy thoái, 
và theo dự báo rằng năm 2008 sẽ là một năm vô cùng khó khăn với Mỹ, và thực 
tế cho thấy rằng Mỹ đã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đầu năm 2008 chính 
phủ Bush đã tung ra gói kích cầu trị giá 152 tỷ USD. 
Nội dung gói kích cầu 1: 
 Hoàn thuế cho các cá nhân người nộp thuế ở mức thu nhập thấp. 
Trần Thị Xuân Hồng, lớp EC003_1_121_T01 
 7
 Trợ cấp cho trẻ em dưới 17 tuổi, 300 USD/ trẻ em. 
 Ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp. 
 Ưu đãi cho phép khấu hao nhanh đối với doanh nghiệp. 
 Hỗ trợ người gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ dưới 
chuẩn. 
Gói lần 2 (2009): 
Mặc dù chưa chính thức nhậm chức nhưng Tổng thống Obama đã đưa ra 
đề xuất trong gói kich cầu của mình để giúp nền kinh tế Mỹ thoát khỏi khủng 
hoảng. Gói kích cầu trị giá 825 tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt. 
Nội dung gói kích cầu 2: 
 Hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm 2,5 triệu công ăn việc làm 
thông qua một số biện pháp như cho các doanh nghiệp nợ thuế 
khoảng 3000 USD đối với mỗi lao động thuê mới; xóa bỏ thuế đối 
với lãi trên vốn cho các doanh nghiệp SME (Vừa và nhỏ). 
 Đầu tư vào công trình công cộng ( công nghệ cao, băng thông 
rộng, y tế, đường xá, các tiện ích công cộng). 
 Hỗ trợ các gia đình khó khăn (giảm thuế cho các cá nhân và gia 
đình), nâng cao bảo hiểm thất nghiệp. 
 Hỗ trợ các chủ sở hữu nhà gặp khó khăn. 
 Quỹ dự trữ chống khủng hoảng tài chính. 
2.3.2 Chính sách kích thích kinh tế của Trung quốc: 
Chính phủ Trung Quốc đã thông qua kế hoạch chi tiêu để kích thích nền 
kinh tế trị giá 586 tỷ USD trong vòng hai năm. 
Nội dung gói kích cầu: 
 Xây dựng các chương trình hỗ trợ đối với nông dân. 
 Cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội. 
 Tăng chi tiêu của chính phủ: chi cho khu vực Tứ Xuyên bị động 
đất tàn phá; đầu tư vào giao thông vận tải. 
 Tăng chi tiêu vào đào tạo dạy nghề. 
 Tăng hoàn thuế xuất khẩu đối với một loạt mặt hàng, từ những 
mặt hàng sử dụng nhiều lao động như dệt may, đến những mặt 
hàng có giá trị cao như các mặt hàng điện tử. 
 Khuyến khích các ngân hàng tăng cường cho vay đối với khối 
doanh nghiệp nhỏ và vừa. 
Trần Thị Xuân Hồng, lớp EC003_1_121_T01 
 8
3. LIÊN HỆ TÌNH HÌNH VIỆT NAM HIỆN TẠI VÀ BÀI HỌC 
KINH NGHIỆM: 
 3.1 Tình hình Việt Nam hiện tại: 
Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được đặt lên hàng đầu 
trong mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế năm 2012. Ngoại trừ chỉ số tăng giá 
tiêu dùng (CPI) vẫn giữ nguyên mức tăng dưới 10%, thì các chỉ tiêu kinh tế sẽ là 
GDP tăng khoảng 6 - 6,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 12 - 13,1%; nhập siêu 
khoảng 11,5 - 12% tổng kim ngạch xuất khẩu; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển 
toàn xã hội chiếm khoảng 33,5 - 34% GDP. 
“Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đi vào ổn định, việc thắt chặt đáng kể các 
chính sách kinh tế vĩ mô, cộng với thực trạng môi trường kinh tế toàn cầu không 
chắc chắn đã gây ra những ảnh hưởng nhất định trong tăng trưởng kinh tế của Việt 
Nam” (Việt Nam chưa nên thực hiện kích cầu, Báo Người Lao Động, ngày 
24/5/2012). 
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa tuyên bố thực hiện nới lỏng tiền tệ với 
gói kích thích kinh tế mang tên QE3. Thực chất của gói kích thích kinh tế này là 
bơm mạnh nguồn tiền vào thị trường cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Sau 
khi FED bơm tiền qua các ngân hàng, nó sẽ lan tỏa khắp nền kinh tế, làm tăng sức 
mua của người dân. Dần dần như vậy, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi, kinh tế thế giới sẽ 
khởi sắc hơn. Và kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng là điều tất nhiên. Trong quan hệ 
thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, trong đó Việt Nam xuất khẩu là chính, nên khi 
Mỹ kích thích tiêu dùng thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi. Nhưng cũng không tránh 
khỏi những ảnh hưởng tiêu cực khi nguy cơ lạm phát tăng là rất cao. 
Tăng trưởng của Việt Nam hiện nay là chưa cao, tuy Chính phủ đã thực hiện 
khá nhiều biện pháp theo hướng nới lỏng dần chính sách tài khóa cũng như tiền tệ. 
Nhưng sử dụng chính sách kích thích kinh tế ngay lúc này là chưa cần thiết. Hiện 
tại, Việt Nam nên tập trung vào ổn định tình hình vĩ mô, giảm lạm phát và phát 
triển kinh tế đất nước. 
 3.2 Bài học kinh nghiệm: 
Gói kích cầu thứ nhất đã mang lại một số hiệu quả nhất định như hỗ trợ kịp 
thời các doanh nghiệp, giúp Việt Nam thoát khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế. Tuy 
nhiên cũng bộc lộ một số vấn đề như định hướng chính sách kích cầu là không rõ 
ràng, gói kích cầu tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, bất bình đẳng giữa các doanh 
nghiệp dẫn đến sự suy giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Từ những 
nhận định trên, Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm cho mình: 
o Chỉ nên đưa ra gói kích cầu khi thực sự cần thiết và duy trì trong ngắn 
hạn nhằm tránh sự mất cân đối hàng tiền, vi phạm quy luật lưu thông tiền 
tệ dẫn đến lạm phát. 
Trần Thị Xuân Hồng, lớp EC003_1_121_T01 
 9
o Cần phải có định hướng chính sách và mục tiêu kích cầu một cách rõ 
ràng. Tránh sự nhầm lẫn giữa kích cầu và kích cung. 
o Tập trung gói kích cầu hơn nữa vào các đối tượng dễ bị tổn thương là 
người lao động thu nhập thấp và người nghèo. Tiến hành xây dựng hệ 
thống an sinh xã hội, mà cụ thể là hệ thống bảo hiểm thất nghiệp. 
o Đối với doanh nghiệp nên sử dụng các biện pháp khuyến khích thuế có 
thời hạn. Đối với các hạng mục chi tiêu của chính phủ, nên tập trung đầu 
tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế; tập trung vào các công trình sử dụng 
nhiều lao động, có thể thực hiện được ngay, tiến độ giải ngân sớm. 
o Khi thực hiện chính sách kích cầu, cần phải đảm bảo rằng gói kích cầu sẽ 
phát huy tác dụng, nhà nước cần có sự giám sát kiểm tra một cách chặt 
chẽ việc thực hiện, sự phân bổ nguồn lực của gói kích cầu, tránh sự cạnh 
tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. 
o Chính sách kích cầu chỉ mang tính giải cứu, hỗ trợ tạm thời để đưa nền 
kinh tế thoát khỏi thời kì khủng hoảng nên khi nền kinh tế đã vượt qua 
giai đoạn khó khăn và bước đầu ổn định thì nhà nước cần có chính sách 
và biện pháp linh hoạt, dài hạn để đưa nền kinh tế tăng trưởng bền vững, 
tránh tàn dư của khủng hoảng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Chính sách kích cầu trong hoàn cảnh Việt Nam 
Trần Thị Xuân Hồng, lớp EC003_1_121_T01 
 10 
mic%20Stimulus%20version%203.6.pdf 
Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 Việt Nam rút ra được gì? 
5522.html 
Lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 
hoang+nga.pdf?MOD=AJPERES&CACHEID=e412130047e7ceec831bdf113c0497eb 
Các vấn đề của gói kích cầu thứ nhất và bài học kinh nghiệm về chính sách kích 
cầu cho Việt Nam 
Đánh giá tác động, hiệu quả của gói kích cầu 
Việt Nam chưa nên thực hiện kích cầu 
cau.htm 
‘Mỹ kích cầu, xuất khẩu của Việt Nam có thể hưởng lợi’ 
the-huong-loi/ 
Tăng trưởng kinh tế 2012: Vẫn “nghiêng” về 6% 
nghieng-ve-6.htm 
Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam 
anh%20gia%20tac%20dong%20goi%20kich%20thich%20kinh%20te.PDF 
Chính sách kích thích kinh tế của Mỹ và Trung Quốc khác nhau 
MỤC LỤC 
Trần Thị Xuân Hồng, lớp EC003_1_121_T01 
 11 
1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 
2. CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM NĂM 2009 .................................. 1 
2.1 Giới thiệu chính sách kích cầu của Việt Nam năm 2009 ................................. 1 
2.2 Tác động của chính sách kích cầu năm 2009 .................................................. 2 
2.2.1 Tác động tích cực ..................................................................................... 2 
2.2.2 Tác động tiêu cực ..................................................................................... 4 
2.3 Liên hệ chính sách kích cầu của một số nước đã, đang phát triển ................... 5 
2.3.1 Chính sách kích thích kinh tế của Mỹ ....................................................... 5 
2.3.2 Chính sách kích thích kinh tế của Trung Quốc.......................................... 6 
3. LIÊN HỆ TÌNH HÌNH VIỆT NAM HIỆN TẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 7 
3.1 Tình hình Việt Nam hiện tại ........................................................................... 7 
3.2 Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 7 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 9 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_chinh_sach_kich_cau_o_viet_nam_nam_2009.pdf