Luận văn Ứng dụng STATCOM để điều chỉnh điện áp và bù công suất phản kháng cho hệ thống điện

Luận văn “ Ứng dụng STATCOM để điều chỉnh điện áp và bù công suất phản

kháng cho hệ thống điện” phân tích các giới hạn ổn định của hệ thống điện,trong đó

đi sâu về phân tích giới hạn ổn định điện áp. Nghiên cứu các thiết bị FACTS trong

đó đi sâu vào nghiên cứu về cấu trúc và nguyên lý hoạt động cơ bản, mô hình mạch

động lực, mạch điều khiển, mô hình toán của STATCOM.

Nghiên cứu xây dựng mô hình mạch động, mạch điều khiển, mô hình toán của

bộ STATCOM 48 xung dùng VSC để điều khiển dòng và đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng

của bộ STATCOM điều khiển đa bậc 48 xung trong việc đáp ứng động vào hệ thống

điện.

Luận văn đã sử dụng phần mềm Matlab để xây dựng mô hình mô phỏng ở chế

độ bình thường, chế độ sự cố khi ứng dụng bộ STATCOM 48 xung 100 MVAR vào hệ

thống điện 500 kV Miền Nam gồm có 3 nút, quan sát và đánh giá khả năng ổn định

điện áp của hệ thống điện do thiết bị STATCOM mang lại.

Luận văn cũng hy vọng sẽ cung cấp một công cụ mô phỏng hữu ích với phần

mềm thông dụng Matlab/Smulink cho các nhà nghiên cứu, các kỹ sư, sinh viên trong

việc nghiên cứu ứng dụng thiết bị STATCOM để điều chỉnh điện áp và bù công suất

phản kháng cho hệ thống điện ở chế độ làm việc bình thường và chế độ sự cố, từ đó có

thể đánh giá hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao ổn định điện áp và bù công suất

phản kháng cho hệ thống điện do thiết bị STATCOM mang lại.

pdf 196 trang chauphong 18161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Ứng dụng STATCOM để điều chỉnh điện áp và bù công suất phản kháng cho hệ thống điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Ứng dụng STATCOM để điều chỉnh điện áp và bù công suất phản kháng cho hệ thống điện

Luận văn Ứng dụng STATCOM để điều chỉnh điện áp và bù công suất phản kháng cho hệ thống điện
HU
TE
CH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM 
HÀ VĂN DU 
ỨNG DỤNG STATCOM ĐỂ ĐIỀU 
CHỈNH ĐIỆN ÁP VÀ BÙ CÔNG SUẤT 
PHẢN KHÁNG CHO HỆ THỐNG ĐIỆN 
LUẬN VĂN THẠC SĨ 
Chuyên ngành: Thiết bị, Mạng & Nhà máy điện 
Mã số ngành : 60 52 50 
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hùng 
TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 06 Năm 2012 
HU
TE
CH
-ii- 
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM 
 Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Hùng 
 Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS. Quyền Huy Ánh 
 Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS. TS. Đinh Thành Việt 
 Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ 
TP. HCM ngày 14 tháng 07 năm 2012 
 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 
 1. TS. Ngô Cao Cường Chủ Tịch Hội Đồng 
 2. PGS.TS. Quyền Huy Ánh Phản Biện 1 
 3. PGS.TS. Đinh Thành Việt Phản Biện 2 
 4. TS. Trần Vinh Tịnh Ủy Viên 
 5. TS. Huỳnh Châu Duy Ủy Viên, Thư Ký 
 Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Khoa quản lý chuyên ngành sau 
khi luận văn đã được sửa chữa. 
 Chủ tịch hội đồng đánh giá LV Khoa quản lý chuyên ngành 
HU
TE
CH
-iii- 
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM 
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 TP. HCM, ngày 15 tháng 09 năm 2011 
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ 
Họ tên học viên: Hà Văn Du Giới tính: Nam 
Ngày, tháng, năm sinh: 12/06/1970 Nơi sinh: Tỉnh Bình Định 
Chuyên ngành:Thiết Bị, Mạng & Nhà Máy Điện MSHV: 1081031038 
I-TÊN ĐỀ TÀI: 
Ứng dụng STATCOM để điều chỉnh điện áp và bù công suất phản kháng cho 
hệ thống điện. 
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: 
- Phân tích các giới hạn ổn định của hệ thống điện,trong đó đi sâu về phân tích 
giới hạn ổn định điện áp. 
- Nghiên cứu về các thiết bị FACTS,trong đó đi sâu về nghiên cứu thiết bị 
STATCOM và ứng dụng của STATCOM trong hệ thống điện. 
- Xây dựng mô hình mạch động lực, mô hình toán của bộ STATCOM 48 xung dùng 
VSC để điều khiển dòng, thiết kế bộ điều khiển dòng cho bộ STATCOM 48 xung. 
- Xây dựng mô hình mô phỏng trên Matlab/Smulink để quan sát khả năng ổn định 
điện áp và đánh giá hiệu quả của thiết bị STATCOM mang lại khi ứng dụng bộ 
STATCOM 48 xung 100 MVAR vào hệ thống điện 500 kV Miền Nam gồm có 3 
nút. 
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Ngày 15 Tháng 09 Năm 2011 
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 15 Tháng 06 Năm 2012 
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Hùng 
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH 
 TS. NGUYỄN HÙNG 
HU
TE
CH
-iv- 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan rằng luận văn với nội dung “Ứng dụng STATCOM 
để điều Chỉnh điện áp và bù công suất phản kháng cho hệ thống điện” là 
công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn 
Hùng. 
 Các số liệu, kết quả mô phỏng nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn 
trích dẫn và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. 
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2012 
 Người thực hiện luận văn 
 Hà Văn Du 
HU
TE
CH
-v- 
LỜI CÁM ƠN 
Để hoàn thành cuốn luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất 
đối với TS. Nguyễn Hùng, người Thầy đã hết lòng, tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn và 
cung cấp cho tôi những tài liệu vô cùng quý giá trong quá trình thực hiện luận văn. 
Xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt tri 
thức giúp tôi học tập và nghiên cứu trong quá trình học cao học tại trường Đại Học Kỹ 
Thuật Công Nghệ TP.HCM. 
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý khoa học - Đào tạo sau 
đại học và khoa Điện – Điện tử Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã 
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và làm luận văn cao 
học tại trường. 
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị học viên cao học ngành “Thiết Bị, Mạng 
& Nhà Máy Điện” khóa 01 đã đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện luận 
văn này. 
 TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012 
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
 Hà Văn Du 
HU
TE
CH
-vi- 
TÓM TẮT 
Luận văn “ Ứng dụng STATCOM để điều chỉnh điện áp và bù công suất phản 
kháng cho hệ thống điện” phân tích các giới hạn ổn định của hệ thống điện,trong đó 
đi sâu về phân tích giới hạn ổn định điện áp. Nghiên cứu các thiết bị FACTS trong 
đó đi sâu vào nghiên cứu về cấu trúc và nguyên lý hoạt động cơ bản, mô hình mạch 
động lực, mạch điều khiển, mô hình toán của STATCOM. 
Nghiên cứu xây dựng mô hình mạch động, mạch điều khiển, mô hình toán của 
bộ STATCOM 48 xung dùng VSC để điều khiển dòng và đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng 
của bộ STATCOM điều khiển đa bậc 48 xung trong việc đáp ứng động vào hệ thống 
điện. 
Luận văn đã sử dụng phần mềm Matlab để xây dựng mô hình mô phỏng ở chế 
độ bình thường, chế độ sự cố khi ứng dụng bộ STATCOM 48 xung 100 MVAR vào hệ 
thống điện 500 kV Miền Nam gồm có 3 nút, quan sát và đánh giá khả năng ổn định 
điện áp của hệ thống điện do thiết bị STATCOM mang lại. 
Luận văn cũng hy vọng sẽ cung cấp một công cụ mô phỏng hữu ích với phần 
mềm thông dụng Matlab/Smulink cho các nhà nghiên cứu, các kỹ sư, sinh viêntrong 
việc nghiên cứu ứng dụng thiết bị STATCOM để điều chỉnh điện áp và bù công suất 
phản kháng cho hệ thống điện ở chế độ làm việc bình thường và chế độ sự cố, từ đó có 
thể đánh giá hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao ổn định điện áp và bù công suất 
phản kháng cho hệ thống điện do thiết bị STATCOM mang lại. 
HU
TE
CH
-vii- 
ABSTRACT 
 Thesis “Application of STATCOM for voltage regulation and reactive power 
compensation for power systems” analysis the stability limited of the power system, 
which is studied deeply for analyze the voltage stability limit. The FACTS devices 
are researched about structure and basic principles operating, circuit model 
dynamics, control circuits, mathematical model of STATCOM. 
 To study the modeling circuit, control circuit, the mathematical model of 
STATCOM 48 pulse VSC used to control current and studied in depth the impact of 
multi-level STATCOM controller 48 pulse in the system dynamic response 
electrical system. 
 Thesis used Matlab software to build simulation models in normal mode, fault 
mode when the application of 48 pulse 100 MVAR STATCOM at 500 kV power 
system consists of three nodes Southern STATCOM observe and stability 
assessment of power system voltage devices bring. 
 Thesis hopes to provide a useful simulation tool for application software Matlab/ 
Simulink for researchers, engineers, studentsIn the study of the application device 
to adjust the voltage STATCOM and reactive power compensation for a real power 
system in normal mode and work mode problem, which can evaluate the practical 
effect in improving the voltage the voltage stability and reactive power 
compensation actual power system. 
HU
TE
CH
-viii- 
MỤC LỤC 
Chương 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN ..................................................................... 1 
1.1 Tổng quan ....................................................................................................... 1 
1.2 Tóm tắt một số bài báo liên quan .................................................................... 2 
1.3 Nhận xét chung và hướng tiếp cận .................................................................. 7 
1.4 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn ................................................................. 8 
1.5 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 8 
1.6 Các bước tiến hành ......................................................................................... 9 
1.7 Điểm mới của luận văn ................................................................................... 9 
1.8 Giá trị thực tiễn của luận văn .......................................................................... 9 
1.9 Nội dung của luận văn ...................................................................................10 
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐIỀU KHIỂN ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP HỆ THỐNG 
ĐIỆN ......................................................................................................................11 
2.1 Ổn định điện áp trong hệ thống điện ..............................................................12 
2.2 Các giới hạn ổn định trong hệ thống điện .......................................................14 
2.2.1 Giới hạn điện áp ...............................................................................15 
2.2.2 Giới hạn nhiệt ...................................................................................15 
2.2.3 Giới hạn ổn định ...............................................................................16 
2.2.3.1 Ổn định quá độ ..............................................................................17 
2.2.3.2 Ổn định dao động bé .....................................................................18 
2.3 Cơ sở kiến thức trong điều khiển hệ thống điện..............................................20 
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ STATCOM VÀ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG23 
3.1 Tổng quan về STATCOM ..............................................................................23 
3.1.1 Các thế hệ bù công suất phản kháng .................................................25 
HU
TE
CH
-ix- 
3.1.1.1 Thế hệ đầu tiên là các thiết bị bù đóng ngắt bằng cơ học ...............25 
3.1.1.2 Thế hệ thứ hai là các thiết bù đóng ngắt dựa trên Thyristor ............25 
3.1.1.3 Thế hệ thứ ba là các thiết bị bù dựa trên bộ chuyển đổi..................25 
3.1.2 Chức năng ứng dụng của STATCOM ...............................................25 
3.2 Tổng quan về công suất phản kháng ...............................................................26 
3.2.1 Giới thiệu chung ...............................................................................26 
3.2.2. Hiệu quả của việc bù công suất phản kháng. ....................................27 
3.3 Các phương pháp bù công suất phản kháng ....................................................27 
3.3.1 Các thiết bị bù công suất phản kháng................................................27 
3.3.1.1 Tụ điện tĩnh ...................................................................................27 
3.3.1.2 Máy bù đồng bộ ............................................................................28 
3.3.2 Một số thiết bị bù trong FACTS .......................................................28 
3.3.2.1 Bộ bù đồng bộ tĩnh nối tiếp(SSSC) ................................................28 
3.3.2.2 Bộ bù bằng tụ mắc nối tiếp điều khiển bằng Thyristor(TCSC) .......29 
3.3.2.3 Bộ bù điều khiển trào lưu công suất hợp nhất(UPFC) ....................29 
3.3.2.4 Bộ bù tĩnh(SVC) ...........................................................................30 
3.3.2.5 Bộ bù đồng bộ tĩnh(STATCOM) ...................................................31 
3.4 Nguyên lý bù trong hệ thống điện ..................................................................31 
3.4.1 Bù song song .............................................. ... (pu của I)/Vdc, và hệ số tích phân Ki (pu của I)/Vdc/s, 
trong đó Vdc là sai số điện áp DC và I là đầu ra của bộ điều chỉnh điện áp. 
 Current Regulators Gains: [Kp Ki ] 
 Hệ số tỉ lệ của đường cong điều chỉnh dòng điện bên trong. Xác định hệ số tỷ lệ 
Kp (pu của V)/(pu của I), hệ số tỷ lệ tích phân Ki (pu của V)/(pu của I)/s. 
A.12 Khối Inport và khối Outport 
 Mô tả: 
Hình A.12: Khối Inport và khối Outport 
 Inport và Outport là các khối đầu vào, đầu ra của một mô hình mô phỏng . Tại 
hộp thoại Block Parameters ta có thể điền vào ô Port Number số thứ tự của khối. 
Simulink tự động đánh số thứ tự các khối Inport, Outport môt cách độc lập với nhau 
bắt đầu từ 1. Khi ta bổ sung thêm khối Inport, Outport khối mới sẽ nhận số thứ tự kế 
tiếp, ngược lại khi xóa một khối nào đó các khối còn lại sẽ tự động được đánh thứ 
tự lại. Trong hộp thoại Block Parameters của Inport ta có thề khai báo bề rộng tín 
HU
TE
CH
116 
hiệu bởi ô Port Dimension. Khi ghép một tín hiệu lớn hơn hoặc bé hơn bề rộng đã 
khai báo cho Inport thì Simulink lập tức báo lỗi. Đối với khối Outport cần lưu ý một 
vài tham số quan trọng như : Output When Disabled cho hệ thống biết cần xử lý tín 
hiệu ra như thế nào khi hệ thống mô phỏng đang ngừng không chạy (xóa về không 
hay giữ nguyên giá trị cuối cùng). Initial Output cho biết giá trị cần phải lập cho đầu 
ra. Thông qua các khối Inport và Outport ta có thể cất vào hay lấy ra số liệu khỏi 
môi trường Workspace. Để làm được điều đó ta phải kích hoạt các ô Input và 
Output ở trang Workspace I/O từ hộp thoại Simulation Parameters và khai báo ở ô 
điền chữ bên cạnh tên của các biến cần lấy số liệu vào hay tên của các biến mà ta sẽ 
gởi số liệu tới. 
A.13 Khối Goto 
 Mô tả: 
Hình A.13: Khối Goto 
 Đầu vào khối Goto đến từ các khối From tương ứng của nó. Các đầu vào có thể 
là một tín hiệu giá trị thực hoặc giá trị phức hoặc vector của bất kỳ loại dữ liệu. 
Khối From và khối Goto cho phép ta truyền một tín hiệu từ một khối khác mà 
không cần kết nối chúng. Một khối Goto có thể truyền tín hiệu đầu vào của nó nhiều 
hơn một khối From, mặc dù khối From có thể nhận một tín hiệu chỉ từ một khối 
Goto. Các đầu vào với khối Goto được thông qua khối From liên kết với nó như thể 
là các khối đã kết nối vật lý. 
A.14 Khối Mux 
 Mô tả: 
Hình A.14: Khối Mux 
HU
TE
CH
117 
 Khối Mux kết hợp các đầu vào của nó thành một đầu ra vector duy nhất. Một 
đầu vào có thể là một tín hiệu vô hướng hoặc vector. Tất cả các đầu vào phải được 
cùng kiểu dữ liệu và loại số. 
A.15 Khối Demux 
 Mô tả: 
 Hình A.15: Khối Demux 
 Khối Demux có tác dụng ngược lại với khối Mux, tách các tín hiệu riêng lẽ 
được chập lại thành nhiều tín hiệu mới. 
A.16 Khối Selector 
 Mô tả: 
Hình A.16: Khối Selector 
 Các tín hiệu riêng lẽ được chập lại không chỉ có thể được tách ra bởi khối 
Demux mà còn có thể tách ra bởi khối Selector. Khối này cho phép tách tín hiệu 
riêng rẽ là 1-D hoặc 2-D một cách linh hoạt hơn khối Demux cho phép ta chọn lựa 
tín hiệu muốn tách ra. 
A.17 Khối Switch 
 Mô tả: 
Hình A.17: Khối Switch 
 Khối Switch có tác dụng chuyển mạch đưa tín hiệu từ đầu vào 1 hoặc 3 tới đầu 
ra. Tín hiệu để điều khiển chuyển mạch được đưa đến đầu vào 2. Ngưỡng giá trị 
chuyển mạch được khai báo bởi giá trị Threshold. Khi tín hiệu chuyển mạch 
Threshold tín hiệu đầu vào nối với cổng 1, khi tín hiệu chuyển mạch Threshold 
tín hiệu đầu vào nối với cổng 3. 
HU
TE
CH
118 
A.18 Khối Multiport Switch 
 Mô tả: 
Hình A.18: Khối Multiport Switch 
 Khối Multiport Switch được điều khiển bởi giá trị tín hiệu đầu vào cổng trên 
cùng. Đầu vào được chọn bởi giá trị làm chọn của tín hiệu điều khiển. Ví dụ tín hiệu 
điều khiển có giá trị 2,3 sẽ được làm tròn là 2 vậy tín hiệu đầu vào của khối 
Multiport Switch sẽ là tín hiệu nối với cổng 2. Số lượng đầu vào được quyết định 
bởi giá trị khai báo tại cổng Number of input . 
A.19 Khối Saturation 
 Mô tả: 
Hình A.19: Khối Saturation 
 Khối Saturation có tác dụng giới hạn giá trị tối đa của tín hiệu vào để xuất tín 
hiệu ra được chặn trên (Upper limit) và chặn dưới (Lower limit). 
A.20 Khối Discrete 2nd-Order Filter 
 Mô tả: 
Hình A.20: Khối Discrete 2nd-Order Filter 
 Khối Discrete 2nd-Order Filter là một bộ lọc tần số , khối thực hiện chức năng 
cắt xén tần số (Cut-off Frequency) theo giá trị thiết lập và thực hiện chức năng làm 
suy giảm giá trị tần số tín hiệu vào theo hệ số tỉ lệ thiết lập (Damping factor Zeta). 
A.21 Khối Unit Delay 
 Mô tả: 
Hình A.21: Khối Unit Delay 
HU
TE
CH
119 
 Có tác dụng trích mẫu tín hiệu vào và thu giữ giá trị thu được trong một chu kỳ 
trích mẫu. Khối là một phần tử cơ bản của hệ thống mô hình gián đoạn. Khối được 
sử dụng như một khâu quá độ từ tần số trích mẫu thấp sang tần số trích mẫu cao. 
A.22 Khối Discrete Time Intergrator 
 Mô tả: 
Hình A.22: Khối Discrete Time Intergrator 
 Khối Discrete Time Intergrator (tích phân gián đoạn) lấy tích phân giá trị tín hiệu 
đầu vào khối. Giá trị ban đầu được khai báo trực tiếp tại hộp thoại Block Parameters 
hoặc thông qua chọn giá trị Internal tại ô Initial Condition Source để sau đó điền giá 
trị ban đầu vào dòng Initial Conditon . Nếu Initial Condition Source được chọn là 
External , trên biểu tượng của khối sẽ xuất hiện thêm một đầu vào thứ hai giành cho 
giá trị ban đầu được lấy từ nguồn bên ngoài khối. Đầu ra của khối có thể được một 
tín hiệu bên ngoài lập về lại giá trị ban đầu (reset). Tại ô External Reset ta có thể 
chọn dạng tín hiệu Reset. Khi chọn cho External Reset một giá trị Rising, Falling, 
Either, hay Level khối sẽ tự động thêm một đầu vào giành riêng cho tín hiệu Reset. 
 Nếu cần chặn biên độ tín hiệu ra ta chọn Limit Output và khai báo giá trị tối đa 
tại dòng Upper/Lower Saturation Limit . Khi ta kích hoạt ô Show Saturation Port để 
lấy tín hiệu bão hòa đầu ra tương ứng : 1 tại đầu ra khi có bão hòa dương, -1 tại đầu 
ra khi có bão hòa âm, 0 tại đầu ra cho các giá trị lưng chừng hai ngưỡng bão hòa. 
 Nếu kích hoạt ô Show State Port , trên biểu tượng khối sẽ xuất hiện thêm một đầu 
ra (State Port) cho phép trích tín hiệu trạng thái khối. Ngoài ra ta phải chọn cho khối 
một thuật toán tích phân Euler Forward ( Euler tiến), Euler Backward (Euler lùi), 
hay tích phân hình thang Trapezoidal. Sau khi đã chọn thuật toán tích phân biểu 
tượng của khối sẽ thay đổi tương ứng với thuật toán đó. 
HU
TE
CH
120 
A.23 Khối Sum 
 Mô tả: 
Hình A.23: Khối Sum 
 Khối Sum là tổng của các tín hiệu đầu vào . Nếu tín hiệu đầu vào là Scalar (vô 
hướng) tín hiệu ra cũng là Scalar, nếu đầu vào có nhiều tín hiệu hỗn hợp, Sum tính 
tổng từng phần tử hỗn hợp. Nếu đầu vào khối Sum chỉ có một tín hiệu Vector khi ấy 
các phần tử của Vector sẽ được cộng lại thành Scalar. Tại ô List Of Signs ta có thể 
khai báo cực tính và số lượng đầu vào bằng cách viết một chuỗi kí tự . 
A.24 Khối Product 
 Mô tả: 
Hình A.24: Khối Product 
 Khối Product thực hiện phép nhân từng phần tử hay ma trận (dạng 1-D, 2-D) phụ 
thuộc vào giá trị đặt của tham số Multiplication và Number Of Inputs. Nếu khối 
Product chỉ có một đầu vào dạng Vector, khi ấy các phần tử của Vector sẽ được 
nhân với nhau thành dạng Scalar tại đầu ra. Tại ô Number Of Inputs ta có thể khai 
báo số lượng đầu vào và các thuật toán bằng cách viết chuỗi kí tự .Ví dụ như ta 
muốn đưa vào ba tín hiệu và thực hiện phép nhân chia nhân kết hợp: */*. 
A.25 Khối Trigonometric Function. 
 Mô tả: 
Hình A.25: Khối Trigonometric Function 
 Khối Trigonometric Function là khối thực hiện các phép tính toán lượng giác sin, 
cos, tg, asin, acosBiểu thức toán học của nó là sin(u), cos(u) trong đó u là biến 
giá trị đầu vào. Tín hiệu đầu vào có thể là Scalar hoặc là Vector (1-D), ma trận. Đầu 
HU
TE
CH
121 
ra là kết quả của ứng dụng hàm lượng giác của một hay nhiều tín hiệu đầu vào ở 
đơn vị Radian. 
A.26 Khối Constant 
 Mô tả: 
Hình A.26: Khối Constant 
 Khối Constant tạo ra một hằng số không phụ thuộc thời gian có thể là thực hoặc 
phức. Hằng số có thể là Scalar, Vector hay ma trận tùy thuộc vào cách ta khai báo 
tham số Constant Value và ô Interpret Vector Parameters as 1-D có được chọn hay 
không. Nếu chọn Interpret Vector Parameters as 1-D, ta có thể khai báo tham số 
Constant Value là Vector hàng hay cột với kích cỡ [nx1] hay [1xn] dưới dạng ma 
trận. Nếu ta không chọn Interpret Vector Parameters as 1-D các ma trận hàng hay 
cột đó chỉ được sử dụng như Vector có chiều dài n. 
A.27 Khối Gain 
 Mô tả: 
Hình A.27: Khối Gain 
 Khối Gain có tác dụng khuếch đại tín hiệu đầu vào 1-D hoặc 2-D bằng biểu thức 
khai báo tại ô Gain. Biểu thức đó có thể chỉ là một số hay một biến. Nếu là biến, 
biến số đó phải tồn tại trong môi trường Matlab Workspace, chỉ khi ấy Simulink 
mới có thể tính toán được với biến ấy. Tại ô Multiplication ta có thể thiết lập : phép 
nhân của biến với Gain được thực hiện theo phương thức nhân ma trận hay nhân 
từng phần tử. 
A.28 Khối Relational Operator 
 Mô tả: 
Hình A.28: Khối Relational Operator 
 Khối Relational Operator thực hiện kết hợp hai tín hiệu đầu vào theo toán tử so 
HU
TE
CH
122 
sánh đã chọn tại ô Operator. Biến đầu ra sẽ nhận các giá trị 1(True, đúng), nhận giá 
trị 0(False, sai). 
A.29 Khối Logical Operator 
 Mô tả: 
Hình A.29: Khối Logical Operator 
 Khối Logical Operator thực hiện kết hợp các biến đầu vào của khối theo hàm 
Logic đã chọn tại ô Operator . Biến đầu ra sẽ nhận các giá trị 1(True, đúng), nhận 
giá trị 0(False, sai). Nếu biến đầu vào có định dạng là Vector 1-D hay ma trận 2-D 
các phần tử của chúng sẽ kết hợp theo hàm Logic đã chọn và ở đầu ra sẽ xuất hiện 
một Vector hay ma trận. 
A.30 Khối Scopes 
 Mô tả: 
Hình A.30: Khối Scopes 
 Khối Scope hiển thị đầu vào của nó đối với thời gian mô phỏng, khối Scope có 
thể có nhiều trục và tất cả các trục có một phạm vi thời gian chung với độc lập trục 
y. Khối Scope cho phép ta điều chỉnh lượng thời gian và phạm vi giá trị đầu vào 
hiển thị. Ta có thể di chuyển và thay đổi kích thước cửa sổ Scope và có thể sửa đổi 
các giá trị tham số của Scope. 
A.31 Khối Three-phase Fault 
 Mô tả: 
Hình A.31: Khối Three-phase Fault 
 Khối Three-phase Fault là khối tạo sự cố ngắn mạch tại vị trí mà ta muốn mô 
phỏng sự cố. Để thiết lập một kiểu sự cố muốn mô phỏng, ta thiết lập sự cố tại khối 
tham số Block Parameters. 
HU
TE
CH
123 
PHỤ LỤC B: Thông số điện trở của dây dẫn ACSR 330 mm2 
Điện trở thứ tự thuận R1(/km) Điện trở thứ tự không R0(/km) 
0.02546 0.3864 
PHỤ LỤC C: Thông số điện cảm của dây dẫn ACSR 330 mm2 
Điện cảm thứ tự thuận L1((H/km) Điện cảm thứ tự không L0(H/km) 
0.0009337 0.0041264 
PHỤ LỤC D: Thông số điện dung của dây dẫn ACSR 330 mm2 
Điện dung thứ tự thuận C1((F/km) Điện dung thứ tự không C0(F/km) 
12.74*10-9 7.751*10-9 
PHỤ LỤC E: Ứng dụng điển hình của STATCOM 
HU
TE
CH
124 
PHỤ LỤC F: Bộ chuyển đổi PCS 6000 STATCOM của ABB 
PHỤ LỤC G: Khối cấu trúc điện tử công suất IGBT và IGCT 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_ung_dung_statcom_de_dieu_chinh_dien_ap_va_bu_cong_s.pdf