Luận văn Phân tích số liệu viễn thám nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền Trung

Nghiên cứu về nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam đã được tiến hành

trong nhiều năm trở lại đây. Đối tượng nghiên cứu đa dạng, bao gồm các loài hải

sản sống ở tầng đáy, các loài nổi nhỏ và cả cá nổi lớn. Trong thành phần nhóm cá

nổi lớn thì cá ngừ được quan tâm nhiều bởi chúng là đối tượng khai thác có giá trị

kinh tế cao đối với các nghề khai thác xa bờ như câu vàng cá ngừ đại dương, lưới rê

khơi, và gần đây là nghề lưới vây khơi. Trong nhiều năm trở lại đây, trong bối cảnh

mà nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ đang ngày một suy giảm nghiêm trọng thì

việc phát triển nghề khai thác xa bờ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy

nhiên, công tác dự báo ngư trường cho nghề khai thác xa bờ ở nước ta còn khá hạn

chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành thủy sản. Hiện nay, đã có

nhiều kết quả nghiên cứu cấu trúc các trường hải dương và mối quan hệ của chúng

với sự tập trung và di cư của cá nhằm phục vụ cho việc dự báo ngư trường khai thác

ngày càng hiệu quả hơn. Đây là cách làm đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả khai

thác đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.

Để phân tích cấu trúc các trường hải dương một chi tiết và chính xác thì cần

phải có một chuỗi số liệu liên tục và đủ dầy về mật độ số liệu. Nhằm giải quyết vấn

đề trên, bài luận văn này đã sử dụng số liệu môi trường (số liệu nhiệt độ nước mặt

biển, hàm lượng chlorophyll a tầng mặt) từ nguồn viễn thám phân tích cấu trúc

nhiệt và sự biến động của hàm lượng chlorophyll a tầng mặt, đồng thời luận văn

cũng sử dụng nguồn số liệu này đồng bộ với nguồn số liệu cá ngừ (số liệu thu thập

từ các chuyến điều tra khảo sát do viện nghiên cứu hải sản chủ trì thực hiện từ năm

2000-2008) từ đó phân tích mối quan hệ giữa cá với trường nhiệt độ và chlorophyll

a nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền

trung Việt Nam.

pdf 57 trang chauphong 12380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích số liệu viễn thám nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích số liệu viễn thám nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền Trung

Luận văn Phân tích số liệu viễn thám nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền Trung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN VĂN HƯỚNG 
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VIỄN THÁM NHẰM TÌM 
HIỂU KHẢ NẰNG TẬP TRUNG CỦA CÁ NGỪ 
ĐẠI DƯƠNG TẠI VÙNG BIỂN 
XA BỜ MIỀN TRUNG 
LUẬN VĂN THẠC SỸ: NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC 
HÀ NỘI - NĂM 2010 
 2 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
NGUYỄN VĂN HƯỚNG 
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VIỄN THÁM NHẰM TÌM 
HIỂU KHẢ NẰNG TẬP TRUNG CỦA CÁ NGỪ 
ĐẠI DƯƠNG TẠI VÙNG BIỂN 
 XA BỜ MIỀN TRUNG 
 Chuyên ngành: Hải Dương học 
 Mã số: 60.44.97 
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 GS.TS. ĐINH VĂN ƯU 
HÀ NỘI - NĂM 2010 
 3 
LỜI CẢM ƠN 
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Đinh Văn Ưu- Người đã 
tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt qua trình thực hiện luận văn này 
Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS. Đoàn Văn Bộ, GS. TS Phạm Văn 
Huấn đã hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp các ý kiễn bổ ích để tôi hoàn thành 
tốt bản luận văn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Khí tượng - Thuỷ 
văn - Hải dương học đã cung cấp các kiến thức chuyên môn quý giá và giúp 
đỡ tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho tôi trong suốt 
quá trình học tập và nghiên cứu tại đây 
Tôi cung chân thành cảm ơn khoa sau đại học trường Đại học Khoa 
học Tự nhiên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học này 
Nguyễn Văn Hướng 
 1 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................2 
CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................................3 
NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................3 
1.1. khu vực biển nghiên cứu:..........................................................................................3 
1.2. Nguồn số liệu số liệu môi trường (nhiệt độ nước biển tầng mặt, hàm lượng 
chlorophyll a tầng mặt).....................................................................................................3 
1.3. Nguồn số liệu cá ngừ đại dương ................................................................................5 
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................6 
CHƯƠNG 2 ...........................................................................................................................8 
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC NHIỆT ĐỘ NƯỚC BIỂN ........................................8 
TẦNG MẶT VÙNG BIỂN XA BỜ MIỀN TRUNG ............................................................8 
2.1. Điều kiện hình thành chế độ khí hậu Việt Nam.........................................................8 
2.2. Đặc điểm khí tượng vùng biển Việt Nam...............................................................10 
2.2.2. Nhiệt độ không khí ..........................................................................................12 
2.2.3. Chế độ gió.......................................................................................................13 
2.2.4. Chế độ sóng ............................................................................................................... 16 
2.3. Biến động và phân bố nhiệt độ ................................................................................17 
2.4. Biến đổi dị thường nhiệt nước biển tầng mặt ..........................................................28 
2.4. Biến đổi građient ngang nhiệt độ nước biển tầng mặt .............................................33 
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................37 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỔI HÀM LƯỢNG CHLOROPHYLL A TẦNG MẶT 
VÙNG BIỂN XA BỜ MIỀN...............................................................................................37 
3.1. Hàm lượng chlorophyll a .........................................................................................37 
3.2. Phân bố mặt rộng .....................................................................................................39 
CHƯƠNG 4 .........................................................................................................................43 
NĂNG SUẤT KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Ở VÙNG BIỂN XA BỜ MIỀN 
TRUNG................................................................................................................................43 
4.1 Thành phần loài và sản lượng...................................................................................43 
4.2 Năng suất khai thác...................................................................................................44 
4.3. Xu hướng biến động năng suất khai thác.................................................................45 
4.3. phân tích mối liên quan của nhiệt độ và Hàm lượng chlorophyll a và năng suất khai 
thác cá ngừ đại dương tại vùng biển miền Trung ...........................................................48 
KẾT LUẬN..........................................................................................................................53 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................54 
 2 
MỞ ĐẦU 
Nghiên cứu về nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam đã được tiến hành 
trong nhiều năm trở lại đây. Đối tượng nghiên cứu đa dạng, bao gồm các loài hải 
sản sống ở tầng đáy, các loài nổi nhỏ và cả cá nổi lớn. Trong thành phần nhóm cá 
nổi lớn thì cá ngừ được quan tâm nhiều bởi chúng là đối tượng khai thác có giá trị 
kinh tế cao đối với các nghề khai thác xa bờ như câu vàng cá ngừ đại dương, lưới rê 
khơi, và gần đây là nghề lưới vây khơi. Trong nhiều năm trở lại đây, trong bối cảnh 
mà nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ đang ngày một suy giảm nghiêm trọng thì 
việc phát triển nghề khai thác xa bờ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy 
nhiên, công tác dự báo ngư trường cho nghề khai thác xa bờ ở nước ta còn khá hạn 
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành thủy sản. Hiện nay, đã có 
nhiều kết quả nghiên cứu cấu trúc các trường hải dương và mối quan hệ của chúng 
với sự tập trung và di cư của cá nhằm phục vụ cho việc dự báo ngư trường khai thác 
ngày càng hiệu quả hơn. Đây là cách làm đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả khai 
thác đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. 
 Để phân tích cấu trúc các trường hải dương một chi tiết và chính xác thì cần 
phải có một chuỗi số liệu liên tục và đủ dầy về mật độ số liệu. Nhằm giải quyết vấn 
đề trên, bài luận văn này đã sử dụng số liệu môi trường (số liệu nhiệt độ nước mặt 
biển, hàm lượng chlorophyll a tầng mặt) từ nguồn viễn thám phân tích cấu trúc 
nhiệt và sự biến động của hàm lượng chlorophyll a tầng mặt, đồng thời luận văn 
cũng sử dụng nguồn số liệu này đồng bộ với nguồn số liệu cá ngừ (số liệu thu thập 
từ các chuyến điều tra khảo sát do viện nghiên cứu hải sản chủ trì thực hiện từ năm 
2000-2008) từ đó phân tích mối quan hệ giữa cá với trường nhiệt độ và chlorophyll 
a nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền 
trung Việt Nam. 
 3 
CHƯƠNG 1 
NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1.1. khu vực biển nghiên cứu 
Phạm vi nghiên cứu là vùng biển miền Trung được giới hạn từ 6,0 – 17,0oN; 107,0 – 
116,0oE (hình 1). Đây là vùng biển giầu tiêm năng kinh tế và có ý nghĩa quân sự chiến 
lược của nước ta, tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung tập trung hầu hết các đội tầu đánh 
bắt hải sản xa bờ ở đây. 
Hình 1. Bản đồ vùng biển xa bờ miền Trung 
1.2. Nguồn số liệu số liệu môi trường (nhiệt độ nước biển tầng mặt, hàm lượng 
chlorophyll a tầng mặt) 
Nguồn dữ liệu nhiệt độ nước biển tầng mặt sử dụng trong luận văn được lấy 
từ CSDL ảnh NOAA-AVHRR từ năm 2000 đến 2009 - cơ sở dữ liệu này đã bắt đầu 
 4 
từ nhiều năm trước và đã có những nghiên cứu độ chính xác của cơ sở dữ liệu này. 
Với hàm hồi quy: y = 0.075x – 3.0, Lee và cs (2005) đã nghiên cứu độ chính xác 
của cơ sở dữ liệu này đối với khu vực biển xung quanh Đài loan. Nghiên cứu này đã 
cho thấy độ chính xác của CSDL này là 0.6oC. Barton (1995 và Kearns & cs (2000) 
đã chứng minh rằng độ chính xác của CSDL này là từ 0 – 0.240C. TS. Jason 
Roberts (2002) cũng đã nghiên cứu so sánh với các số liệu của các trạm phao khu 
vực Thái Bình Dương cũng cho độ lệch chuẩn là 0.79oC. Những số liệu này có thể 
cho thấy được rằng, CSDL ảnh NOAA-AVHRR là tin cậy và có thể sủ dụng được 
đối với yêu cầu của luận văn. 
Cơ sở dữ liệu MODAS (Modular Ocean Data Assimilation) được phát triển 
bởi phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ. Cơ quan này đã nghiên cứu, 
phát triển MODAS như là một chuỗi chuyển đổi thời gian thực của những quan 
trắc vệ tinh AVHRR về dạng lưới nhiệt độ độ phân giải cao. Các trường nhiệt từ cơ 
sở dữ liệu MODAS được đưa ra từ những năm 1999. MODAS thu các dữ liệu vệ 
tinh AVHRR và sử dụng thuật toán nội suy tối ưu (OI-Optimal Interpolation) để 
phục hồi các giá trị nhiệt độ ở những pixel bị mây che phủ. Bên cạnh đó, MODAS 
còn sử dụng các giá trị thực đo bằng phao từ ba nguồn: Mạng lưới Đại dương – khí 
quyển nhiệt đới (the Tropical Atmosphere-Ocean (TAO) array), mạng lưới trạm 
thực nghiêm cố định (the Pilot Research Moored Array (PIRATA)) và Trung tâm 
Dữ liệu Hải dương học quốc gia (The National Oceanic Data Center – NODC). 
Trường nhiệt thu được từ CSDL MODAS được lưu dưới dạng các file *.nc. 
Dạng lưu trữ này có thể đọc được và chuyển đổi đơn giản trong môi trường Linux. 
Tất cả các giá trị nhiệt độ khu vực nghiên cứu đã được trích xuất và tạo nên 
một CSDL với chung có định dạng là kinh độ, vĩ độ và giá trị nhiệt độ. 
Số liệu chlorophyll a tầng mặt sử dụng để tính toán trong luận văn cũng được 
lấy từ CSDL ảnh NOAA ( Ở đây tất cả các 
 5 
giá trị về hàm lượng chlorophyll a cũng được trích xuất ra một dạng chung là kinh 
độ, vĩ độ, giá trị chlorophyll a. 
Để phục vụ tính tương quan mối quan hệ giữa nhiệt, chlorophyll a với cá ngừ, 
các số liệu về nhiệt độ và hàm lượng chlorophyll a được lấy đồng bộ với số liệu cá 
ngừ về mặt không gian và thời gian. 
1.3. Nguồn số liệu cá ngừ đại dương 
Số liệu gốc được tập hợp từ các chương trình nghiên cứu nguồn lợi hải sản 
có liên quan đến đối tượng cá ngừ đã được thực hiện tại vùng biển Việt Nam trong 
giai đoạn từ 2000 đến 2008. Số liệu của các chương trình này được thu thập thông 
qua các chuyến điều tra độc lập, các chuyến giám sát trên tàu khai thác thương 
phẩm. Các nghề được lựa chọn là nghề câu vàng cá ngừ đại dương 
Hiện tại, nguồn số liệu gốc này đã được cập nhật và lưu giữ tại cơ sở dữ liệu 
nguồn lợi thuộc Phòng Nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản. 
Thông tin tóm tắt về các nguồn số liệu được sử dụng trong báo cáo này trình bày ở 
các bảng 1. 
Bảng 1. Nguồn số liệu câu vàng cá ngừ 
Dạng 
số liệu 
Tên đề tài/dự án (tên tóm tắt) 
Năm thực ... ng theo thời gian do khả năng giải thích của các mô hình hồi quy là rất 
thấp. Kết quả này một phần bị ảnh hưởng bởi tính chất của nguồn số liệu. 
4.3. phân tích mối liên quan của nhiệt độ và hàm lượng chlorophyll a và năng 
suất khai thác cá ngừ đại dương tại vùng biển miền Trung 
Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt nam về ảnh hưởng của 
nhiệt độ đối với sự phân bố của cá ngừ đại dương như sau: 
Cá ngừ vây vàng sống ở tầng nước trên nhưng thường tập trung ở lớp nước 
sâu hơn tầng dưới mặt. Nghề câu vàng thường câu được cá ở lớp nước xáo trộn, từ 
gần tầng mặt đến độ sâu khoảng 250m, trên lớp nêm nhiệt. Cá phân bố ở vùng biển 
49 
nhiệt đới và cận nhiệt đới với nhiệt độ 15,0oC – 31,0oC, nhưng nhiệt độ ưa thích 
trong khoảng 18,0oC – 28,0oC 
Dựa trên các dữ liệu từ EQUALANT, IGY, Meteor (1925-1927), dữ liệu của 
các hạm đội nghiên cứu cá Ngừ, cũng như các kết quả của nghề câu vàng ở Nhật 
Bản, Kawai (1967) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa cấu trúc nhiệt của đại dương và 
sự phân bố của cá ngừ tại vùng biển nhiệt đới ở Thái Bình Dương và Đại Tây 
Dương và đã tìm ra đặc điểm ở cá Ngừ vây vàng có chung cho cả hai đại dương với 
hai đặc điểm thường thấy trong các vùng phân bố chính ở cá Ngừ vây vàng: 
+) Nhiệt độ tầng mặt cao (nói đúng hơn là nhiệt độ tại vị trí giao nhau của 
các vùng (mixed area)), thường trên 27,0oC. 
+) Ngưỡng nhiệt gây chết (thermocline) thấp, thường là các vùng biển gần 
các đảo hoặc rặng san hô (điều kiện này ngụ ý rằng tại các vùng này có sự phong 
phú của các sinh vật làm thức ăn cho cá Ngừ vây vàng). 
Cá ngừ mắt to sống ở tầng dưới mặt, độ sâu 50-350m, tương ứng với nhiệt 
độ 13-290C, nhưng nhiệt độ tối ưu là 17,0-22,0oC. Sự xuất hiện của loài này biến 
thiên theo mùa và khí hậu, nhưng thường ở lớp nước bề mặt và lớp nêm nhiệt. Nhiệt 
độ và độ sâu lớp nêm nhiệt có lẽ là những yếu tố chính của môi trường quyết định 
sự phân bố theo các phương ngang và thẳng đứng của cá ngừ mắt to. 
Cá Ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) là loài cá có vùng phân bố thế giới rộng 
nhất trong tất cả các loài cá Ngừ. Chúng là loài có phân bố toàn cầu (Cosmopolitan 
species) sống tại các vùng biển ấm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng sống ngoài 
khơi (off shore) ở tất cả các vùng biển nêu trên 
Cá ngừ vằn là loài sống ở tầng mặt của vùng biển khơi và cá trưởng thành 
phân bố ở đường đẳng nhiệt 15,0oC. Nhìn chung, phạm vi nhiệt độ của sự xuất hiện 
cá ngừ vằn là từ 14,7oC đến 30,0oC, trong khi ấu trùng của chúng phần lớn bị giới 
hạn tại tầng mặt với nhiệt độ ít nhất là 25,0oC. Nhiệt độ tầng mặt của vùng biển có 
cá ngừ vằn sinh sống thường nằm trong khoảng 18,0oC – 28,0oC hoặc có thể cao 
hơn, kéo dài từ vùng xích đạo tới vĩ độ 40o bắc 
50 
Phân tích chuỗi số liệu từ 2000 đến 2008 đối với nghề câu vàng cá ngừ đại 
dương có thể thấy rằng: Quy luật biến động năng suất đánh bắt diễn biến theo 
hướng một năm cao tiếp đến lại một năm thấp đặc biệt trong các năm 2001 và 2007 
có năng suất đánh bắt cá ngừ đại dương trung bình 31,7kg/100 lưỡi câu, 37,2kg/100 
lưỡi câu, cao vượt trội so với các năm khác và tương ứng với các năm này giá trị 
nhiệt độ nước biển tầng mặt là 30,1oC, 30,0oC, hàm lượng Chlorophyll a là 0,16 
mg/m3 và 0,17 mg/m3 cũng cao hơn các năm còn lại (bảng 8). 
Bảng 8. Năng suất nghề câu vàng cá ngừ đại dương, nhiệt độ nước biển tầng 
mặt, hàm lượng chlorophyll a tầng mặt tháng 4, 5, vùng biển Miền Trung 
Năm Trung bình CPUE 
(kg/100 lưỡi câu) 
Trung bình 
nhiệt độ (oC) 
Trung bình 
chlorophyll a (mg/m3) 
2000 10,4 29,5 0,12 
2001 31,7 30,1 0,16 
2002 8,9 29,0 0,14 
2003 10,0 29,9 0,12 
2004 6,7 29,8 0,11 
2006 37,2 30,0 0,17 
2008 4,7 27,9 0,14 
Từ việc phân cấp năng suất đánh bắt theo 4 cấp (giá trị CPUE (kg/100lưỡi 
câu 20) cũng thấy: xét đối với toàn bộ thời gian trong năm 
thì với mức năng suất đánh bắt từ 15-20 và trên 20kg/100lưỡicâu, nhiệt độ nước 
biển tầng mặt cũng dao động trong khoảng tương đối cao từ 28,2-30,9oC và hàm 
lượng chlorophyll a cũng vậy trung bình dao động từ 0,14-0,16mg/m3. Xét riêng 
đối với các tháng trong năm với 2 mức năng suất trên thì giá trị nhiệt độ và hàm 
lượng chlorophyll a có giá trị tương đối cao tuy có khác nhau giữa các tháng do nền 
nhiệt chung của các tháng là khác nhau (bảng 9, 10). 
Như vậy có thể thấy nhiệt độ và hàm lượng chlorophyll a nước biển tầng mặt 
có ảnh hưởng đáng kể đối với sự phân bố của cá ngừ đại dương, với nhiệt độ nước 
51 
biển tầng mặt cao (dao động từ 28-31oC) và hàm lượng chlorophyll a tầng mặt cao 
tuy có thể giá trị dao động khác nhau trong các tháng thì năng suất đánh bắt cá ngừ 
đại dương cũng cao. Do vậy khi phân tích cấu trúc nhiệt và hàm lượng chlorophyll 
a có thể dự đoán được khu vực khả năng tập trung cao của cá ngừ đại dương. Đây 
cũng chỉ là nhận định ban đầu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ và hàm lượng 
chlorophyll a đến năng suất đánh bắt cá ngừ đại dương tại vùng biển miêng Trung 
do nguồn số liệu cá còn hạn chế, vì vậy cần có những nghiên cứu và thu thập số liệu 
một cách liên tục về các yếu tố môi trường và nguồn lợi cá ngừ trong thời gian tiếp 
theo. 
Bảng 9: Phân cấp năng suất nghề câu vàng cá ngừ đại dương với các giá trị cực 
trị tương ứng nhiệt độ nước, hàm lượng chlorophyll a tầng mặt, 
 vùng biển Miền Trung 
Nhiệt độ (oC) Chlorophyll a (mg/m3) Phân cấp 
CPUE 
(kg/100lưỡi câu) 
Lớn 
nhất 
Nhỏ 
nhất 
Trung 
bình 
Lớn 
 nhất 
Nhỏ 
 nhất 
Trung 
 bình 
Trung bình 
CPUE 
(kg/100 lưỡi câu) 
< 5 30,8 26,3 29,0 0,710 0,067 0,149 2,9 
5 - 10 30,8 27,5 29,2 0,212 0,070 0,136 7,3 
10 - 15 30,8 26,5 29,3 0,257 0,083 0,141 11,7 
15 - 20 30,6 28,2 29,5 0,201 0,088 0,141 16,8 
> 20 30,9 28,2 29,7 0,274 0,070 0,161 81,4 
52 
Bảng 10: Phân cấp năng suất nghề câu vàng cá ngừ đại dương với các giá trị 
cực trị tương ứng nhiệt độ nước, hàm lượng chlorophyll a tầng mặt 
theo các tháng, vùng biển Miền Trung 
Nhiệt độ (oC) Chlorophyll a (mg/m3) Tháng Phân cấp 
CPUE 
(kg/100lưỡi câu) 
Lớn 
nhất 
Nhỏ 
nhất 
Trung 
bình 
Lớn 
 nhất 
Nhỏ 
 nhất 
Trung 
 bình 
Trung bình 
CPUE 
(kg/100 lưỡi câu) 
< 5 28,0 27,9 27,9 0,28 0,17 0,21 2,0 
5 - 10 28,1 27,5 27,9 0,17 0,10 0,13 7,6 
10 - 15 27,7 27,6 27,7 0,21 0,13 0,17 11,2 
3 
15 - 20 28,2 28,2 28,2 0,13 0,13 0,13 16,4 
< 5 30,5 27,5 29,4 0,15 0,09 0,12 2,8 
5 - 10 29,8 28,5 29,2 0,18 0,09 0,13 6,7 
10 - 15 30,3 28,2 29,2 0,18 0,10 0,13 11,6 
15 - 20 30,0 29,1 29,7 0,20 0,11 0,14 16,9 
4 
> 20 30,3 29,0 29,7 0,27 0,11 0,14 61,5 
< 5 30,8 26,3 28,9 0,16 0,10 0,13 3,3 
5 - 10 30,7 28,0 29,9 0,21 0,08 0,13 7,6 
10 - 15 30,8 29,5 30,1 0,13 0,08 0,11 11,6 
15 - 20 30,4 30,1 30,2 0,13 0,09 0,12 16,1 
5 
> 20 30,9 30,0 30,3 0,24 0,07 0,13 51,5 
5 - 10 30,8 30,8 30,8 0,19 0,19 0,19 8,0 
10 - 15 30,8 30,8 30,8 0,23 0,23 0,23 11,0 
15 - 20 30,6 30,3 30,5 0,19 0,18 0,19 18,5 
6 
> 20 30,8 30,2 30,6 0,26 0,10 0,20 99,0 
< 5 29,6 28,8 29,1 0,21 0,11 0,14 2,9 
5 - 10 29,3 28,5 28,9 0,18 0,07 0,13 7,4 
10 - 15 29,2 29,1 29,1 0,20 0,12 0,17 12,8 
15 - 20 29,4 28,7 29,1 0,15 0,11 0,13 17,0 
9 
> 20 29,1 29,1 29,1 0,09 0,09 0,09 27,0 
< 5 30,1 28,2 29,3 0,23 0,07 0,13 3,0 
5 - 10 29,8 28,5 29,1 0,21 0,16 0,18 7,3 
10 - 15 29,6 28,7 29,1 0,18 0,10 0,14 12,8 
15 - 20 28,9 28,4 28,7 0,17 0,13 0,15 16,5 
10 
> 20 29,8 28,3 28,9 0,20 0,13 0,16 33,7 
< 5 26,8 26,3 26,6 0,71 0,17 0,44 3,3 
10 - 15 27,0 26,5 26,8 0,26 0,22 0,24 11,1 
12 
> 20 28,8 28,2 28,4 0,23 0,18 0,21 165,0 
53 
KẾT LUẬN 
Luận văn đã nghiên cứu được cấu trúc nhiệt độ nước bề mặt biển, trong đó 
đã phân tích được sự biến đổi của nhiệt độ, hàm lượng chlorophyll a theo không 
gian và thời gian, đã phân tích được biến đổi dị thường nhiệt và građient ngang 
nhiệt mặt biển theo các tháng trong năm. 
Trong năm, trung bình nhiệt độ nước tầng mặt trong toàn vùng biển nghiên 
cứu trong khoảng từ 28,1-28,6oC, giá trị cao nhất vào tháng 5 trung bình từ 28,3 - 
30,5oC và thấp nhất vào tháng 1, trung bình từ 25,0 - 26,1oC 
Mùa gió đông bắc thường tồn tại một khu vực nước lạnh (26,5 -28,50C) phân 
bố ở phía tây bắc (vùng biển Đà Nẵng - Bình Định) xâm nhập sâu và bám sát vùng 
ven biển từ Đà Nẵng đến Nha Trang. Dị thường nhiệt tại khu vực này là dị thường 
âm, gra đien ngang tại đây cũng rất cao hình thành một dải front nhiệt 
Mùa gió Tây Nam, nhiệt độ trung bình nước tầng mặt thường ít thay đổi theo 
không gian và dao động trong khoảng từ 28,0 đến 29,0oC. Trong thời gian này, dị 
thường âm chiếm một vùng rộng lớn ngoài khơi Trung Bộ Việt Nam với giới hạn 5-
15°N và 109-115°E, và trị số lớn nhất là - 1.2°C đặc biệt tại khu vực biển Bình 
Thuận Ninh Thuân- khu vực có hiện tượng nước trồi hoạt động , tại đây građien 
ngang tại đây cũng rất cao hình thành một dải front nhiệt 
Hàm lượng trung bình nhiều năm chlorophyll a trong nước biển vùng biển 
miền Trung dao động trong khoảng 0,11- 0,37mg/m3, cao nhất trong các tháng 1 và 
tháng 12 hàng năm và nhỏ nhất thường vào tháng 5. Hàm lượng chlorophyll a 
thường cao ở vùng biển gần bờ, khu vực nước trồi và nhưng nơi có các xoáy nước 
hoạt động. 
Nhiệt độ và hàm lượng chlorophyll a nước biển tầng mặt có ảnh hưởng đáng 
kể đối với sự phân bố của cá ngừ đại dương, với nhiệt độ nước biển tầng mặt cao 
(dao động từ 28-31oC) và hàm lượng chlorophyll a tầng mặt cao tuy có thể giá trị 
dao động khác nhau trong các tháng thì năng suất đánh bắt cá ngừ đại dương cũng 
cao. 
54 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tham khảo tiếng Việt 
1. Đinh Văn Ưu & cs, 2000. Báo cáo chuyên đề 7 đề tài KHCN 06-02: Cácđặc 
trưng chế độ hải dương học nghề cá Biển Đông. 
2. Đinh Văn Ưu, 2004. Xây dựng mô hình dự báo cá khai thác và cấu trúc hải 
dương có liên quan phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng biển Việt Nam, báo cáo 
tổng kết đề tài KC.09.03 
3. Lê Đức Tố, 1995. Cơ sở khoa học cho việc dự báo phân bố và biến động 
nguồn lợi cá biển , Báo cáo Tổng kết đề tài KT 03-10. 
4. Nguyễn Công Rương, Đào Mạnh Muộn, Nguyễn Văn Việt và nnk, 1989. 
Đặc điểm khí tượng hải văn và một số yếu tố hải dương học Việt Nam. 
5. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Công Rương, 2001. Đặc điểm cơ bản về khí 
tượng, thuỷ văn, sinh vật phù du và động vật đáy biển Việt Nam. 
6. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993). Khí hậu Việt Nam, NXB KH&KT, 
Hà Nội 
Tài liệu tham khảo tiếng Anh 
7. Belkin I.M, Cornillon P. (2003). SST fronts of the Pacific coastal and 
marginal seas, Physical Oceanography, Vol. 1, No. 2, 
8. Belkin I.M , John E. O'Reilly (2009). An algorithm for oceanic front 
detection in chlorophyll and SST satellite imagery, Journal of Marine 
Systems, doi:10.1016/j.jmarsys.2008.11.018 
9. Belkin I.M., Cornillon P. and Ullman D. (2003). Ocean fronts around Alaska 
from satellite SST data, Proceedings of the Amer. Met. Soc. 7th Conf. on the 
Polar Meteorology and Oceanography, Hyannis, MA, Paper 12.7, 15pp 
10. Wyrtki K. Phisical Oceanography of the Southeast Asian WWater by Klaus 
Wyrtki, NAGA Report, Vol. 2, 1961 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_so_lieu_vien_tham_nham_tim_hieu_kha_nang.pdf