Luận án Nghiên cứu nâng cao tính chất của một số vật liệu polyme bằng khoáng TALC biến tính hữu cơ

MỞ ĐẦU

Talc (Mg3Si4O10(OH)2) là khoáng chất thuộc nhóm khoáng silicat. Với cấu trúc

tinh thể, các đặc tính lý hóa đặc thù, khoáng chất talc đã được ứng dụng rộng rãi trong

nhiều ngành công nghiệp như: gốm sứ, thủy tinh, chất dẻo, cao su, sơn và vật liệu

phủ; giấy, nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, và hóa mỹ phẩm.

Talc là một khoáng chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp chủ yếu do tính

chất hóa học bề mặt độc đáo và tinh thể dạng phiến của nó với tỷ lệ hình hoc rất lớn.

Talc tương tác khá tốt với nhiều polyme nền [1-4].

Để tương tác giữa chất độn và vật liệu nền polymer được tốt hơn, nhiều tác giả

[5-7] đã biến đổi bề mặt chất độn bằng các hợp chất silan trước khi đưa vào nền

polyme.

Việt Nam là nước có mặt trên bản đồ khoáng talc thế giới nhưng chưa khai thác

và sử dụng có hiệu quả loại loại khoáng chất đặc biệt này. Xuất phát từ tầm quan trọng

của khoáng talc cũng như tính đặc thù về khả năng tương tác của chúng với các vật

liệu nền, trong dó có vật liệu nền polymer, chúng tôi đã đề xuất luận án tiến sỹ:

“Nghiên cứu nâng cao tính chất của một số vật liệu polyme bằng khoáng talc biến tính

hữu cơ”.

Mục tiêu của luận án là:

Nghiên cứu biến tính bề mặt khoáng talc bằng hợp chất silan để tăng khả năng

tương hợp với vật liệu cao su và nhựa epoxy.

Nghiên cứu sử dụng khoáng talc để gia cường tính chất vật liệu polyme, điển

hình là cao su thiên nhiên và blend cao su NBR/PVC; tăng khả năng bảo vệ và khả

năng phồng nở chống cháy của lớp phủ trên cơ sở chất tạo màng là nhựa epoxy.

Các nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm:

Khảo sát khoáng talc và nghiên cứu biến tính bề mặt khoáng talc

Nghiên cứu khả năng gia cường của khoáng talc cho cao su

Nghiên cứu ảnh hưởng của khoáng talc đến khả năng bảo vệ của màng phủ

pdf 147 trang chauphong 18080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu nâng cao tính chất của một số vật liệu polyme bằng khoáng TALC biến tính hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu nâng cao tính chất của một số vật liệu polyme bằng khoáng TALC biến tính hữu cơ

Luận án Nghiên cứu nâng cao tính chất của một số vật liệu polyme bằng khoáng TALC biến tính hữu cơ
1 
MỞ ĐẦU 
Talc (Mg3Si4O10(OH)2) là khoáng chất thuộc nhóm khoáng silicat. Với cấu trúc 
tinh thể, các đặc tính lý hóa đặc thù, khoáng chất talc đã được ứng dụng rộng rãi trong 
nhiều ngành công nghiệp như: gốm sứ, thủy tinh, chất dẻo, cao su, sơn và vật liệu 
phủ; giấy, nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, và hóa mỹ phẩm. 
Talc là một khoáng chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp chủ yếu do tính 
chất hóa học bề mặt độc đáo và tinh thể dạng phiến của nó với tỷ lệ hình hoc rất lớn. 
Talc tương tác khá tốt với nhiều polyme nền [1-4]. 
Để tương tác giữa chất độn và vật liệu nền polymer được tốt hơn, nhiều tác giả 
[5-7] đã biến đổi bề mặt chất độn bằng các hợp chất silan trước khi đưa vào nền 
polyme. 
Việt Nam là nước có mặt trên bản đồ khoáng talc thế giới nhưng chưa khai thác 
và sử dụng có hiệu quả loại loại khoáng chất đặc biệt này. Xuất phát từ tầm quan trọng 
của khoáng talc cũng như tính đặc thù về khả năng tương tác của chúng với các vật 
liệu nền, trong dó có vật liệu nền polymer, chúng tôi đã đề xuất luận án tiến sỹ: 
“Nghiên cứu nâng cao tính chất của một số vật liệu polyme bằng khoáng talc biến tính 
hữu cơ”. 
Mục tiêu của luận án là: 
Nghiên cứu biến tính bề mặt khoáng talc bằng hợp chất silan để tăng khả năng 
tương hợp với vật liệu cao su và nhựa epoxy. 
Nghiên cứu sử dụng khoáng talc để gia cường tính chất vật liệu polyme, điển 
hình là cao su thiên nhiên và blend cao su NBR/PVC; tăng khả năng bảo vệ và khả 
năng phồng nở chống cháy của lớp phủ trên cơ sở chất tạo màng là nhựa epoxy. 
Các nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm: 
Khảo sát khoáng talc và nghiên cứu biến tính bề mặt khoáng talc 
Nghiên cứu khả năng gia cường của khoáng talc cho cao su 
Nghiên cứu ảnh hưởng của khoáng talc đến khả năng bảo vệ của màng phủ 
2 
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 
1. 1. Khoáng talc và các đặc điểm cơ bản 
Talc là một khoáng chất trong tự nhiên được khai thác từ lớp vỏ trái đất. Chính xác 
hơn, talc là hydrat magie silicat thuộc họ của phyllosilicates. Bình thường, talc được cho là 
đá xà phòng do có cảm giác giống xà phòng khi chạm vào. 
Công thức hóa học của talc là Mg3Si4O10(OH)2
[8,9], tồn tại dưới dạng bánh kẹp với 
cấu trúc tinh thể. Talc bao gồm một lớp Mg(OH)2 kẹp giữa là hai lớp SiO2 [10]. Các lớp đều 
trung hòa điện tích, xen giữa chúng không có cation trao đổi và chúng liên kết với nhau 
bằng lực liên kết yếu (xem hình 1.1 và 1.2). Điều này dẫn đến độ cứng thấp và có khuyết tật 
trong trình tự sắp xếp các lớp của talc [11]. 
Hình 1.1. Cấu trúc tinh thể khoáng talc [10] 
Hình 1.2. Talc dưới kính hiển vi điện tử quét [12] 
OH- 
O--2- 
Si+4 
Mg+2 
3 
Giữa các tập hay các phiến talc được liên kết với nhau bằng các lực Van Der 
Waals yếu do vậy chúng cũng rất dễ tách ra khỏi nhau [13]. Tinh thể talc kết tinh trong 
hệ đa nghiêng hoặc đơn nghiêng có hình thái dạng phiến, dạng hạt, hay dạng sợi [14]. 
Các khoáng vật đi cùng với talc thường là chlorit, tremolit và các carbonat như 
magnesit, calcit và dolomit. Hầu hết cấu trúc của talc rất gần với thành phần lý tưởng. 
Tuy nhiên, trong tự nhiên, nó có dấu vết của các vị trí thay thế đồng hình mà không có 
trường hợp ngoại lệ. Thay thế đồng hình trong cấu trúc khoáng vật talc thường là Fe2+ 
và Fe
3+
 thay thế Mg2+ và đồng thời Al3+ thay thế Si4+ với nhiệm vụ duy trì sự cân bằng 
[15]. Sự đa dạng về thành phần do khoáng chất đi kèm và thay thế đồng hình sẽ ảnh 
hưởng đến chất lượng và kéo theo sự hạn chế hoặc lợi thế trong ứng dụng của talc [16, 
17]. 
Micoud et al đã nghiên cứu mẫu talc ở Trimouns và mẫu chlorite ở Pyrénées 
của Pháp nổi tiếng thế giới bằng các phương pháp quang phổ khác nhau [18]. Họ chỉ 
ra rằng những sự thay thế nhỏ gây ra sự thiếu hụt điện tích trong lớp tứ diện đã được 
bù bằng một lượng điện tích quá mức trong lớp bát diện, đảm bảo tính trung hòa điện 
của cấu trúc. Petit et al đã nghiên cứu tinh thể hóa học của nhiều mẫu talc từ các nguồn 
khác nhau [19]. Sự đa dạng và phức tạp về tình trạng điện tích đã gây khó khăn để đưa 
ra một kết luận khái quát về tính chất hóa học của talc. Thảo luận chi tiết về tinh thể 
hóa học của các khoáng clay có thể được tìm thấy trong công trình của Newman [20]. 
Talc tinh khiết có màu trắng [15]. Màu sắc của talc trong tự nhiên thay đổi, có 
thể là màu trắng, nâu, xanh hoặc xanh nhạt [21], cũng có thể là màu hồng và thậm chí 
là màu đen. Màu của talc không rõ ràng khi ở dạng nhỏ và mỏng. Talc còn có màu bạc 
hoặc ánh ngọc trai đặc trưng. Tuy nhiên, khi nghiền nhỏ, Tất cả các loại bột talc đều có 
màu sắc từ màu xám tới màu trắng với độ sáng khác nhau. 
Talc không hòa tan trong nước và ít tan trong axit loãng. Nó cho độ cứng 1 trên 
thang đo độ cứng Mohs từ 1-10 [22,23]. Các lớp silicat của nó nằm trên đỉnh của một 
lớp khác, không có liên kết hóa học nhưng được giữ bởi các lực Van der Waals yếu, 
cho phép chúng dễ dàng trượt qua nhau [24]. Điều này giải thích cho sự mềm mại của 
talc, tính trơn nhờn, cảm giác giống xà phòng khi chạm tay vào nên nó được gọi là “đá 
xà phòng” và được sử dụng như một chất bôi trơn ở nhiệt độ cao. Trọng lượng riêng 
của talc nằm trong khoảng 2,5 -2.8 g/cm3 [25]. Steatit là đá có chứa talc thô và đá xà 
4 
phòng, là một loại talc không tinh khiết [26]. Nó chứa các khoáng chất khác như canxi, 
clorit, dolomit, magnesit, thạch anh, tremolit hoặc vecmiculit [24]. 
Hình 1.3. Một số quặng talc có màu khác nhau [12] 
1.1.1. Tính chất hóa lý của khoáng talc 
Talc là thành phần chính của đá được gọi là đá xà phòng hoặc steatit. Thành 
phần talc thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc của nó. Yếu tố quan trọng nhất là số lượng 
có mặt của tremolit. Ví dụ ở Hoa Kỳ, talc ở Montana được coi là amiăng và tremolite 
tự do. Talc ở California giống dạng đĩa, chứa một lượng nhỏ tremolit (ít hơn 3%), 
trong khi talc cứng chứa từ 5 đến 25% tremolit [27]. 
Talc không mùi, không hòa tan trong nước, axit yếu và kiềm. Mặc dù Talc có ái 
lực rõ rệt đối với một số hóa chất hữu cơ, nhưng nhìn chung nó có rất ít phản ứng hóa 
học, không nổ cũng không dễ cháy. 
Talc là một chất không dẫn điện, do đó được sử dụng trong sản xuất vật liệu 
cách điện cao tần. 
Talc ổn định ở nhiệt độ cao, tới 1650 0F (900 0C), có tính dẫn nhiệt thấp và khả 
năng chống sốc nhiệt cao. Talc tinh khiết ổn định nhiệt đến 930 0C và mất nước liên 
kết tinh thể (4,8%) trong khoảng từ 9300C đến 9700C, tạo ra enstatit (anhydrit magiê 
silicat) và cặn cristobalit. Enstatit cứng hơn đáng kể so với talc với độ cứng 5-6 moh 
[28]. Hầu hết các sản phẩm talc thương mại đều bị phân hủy ở nhiệt độ 9300C do sự 
5 
hiện diện của cacbonat, nó mất cacbon dioxit ở 6000C và clorit mất nước ở 8000C. 
Nhiệt độ nóng chảy của talc là 15000C. Khi nung, talc có hiệu ứng nhiệt mạnh bắt đầu 
từ 9000C, thông thường là 920-1060°C nếu nung nóng trong môi trường không khí. Ở 
khoảng nhiệt độ này talc bị mất nước hóa học tạo thành magiê metasilicat [29,30]: 
3 MgO.4SiO2.H2O 3 MgSiO3 + SiO2 + H2O 
 (talc) 
Khi đó SiO2 được tách ra ở trạng thái vô định hình. Ở 1100
0C nó chuyển một 
phần sang cristobalit kèm theo giãn nở thể tích. Cristobalit có khối lượng riêng nhỏ và 
nó sẽ bù trừ sức co khi nung talc. Vì thế, thể tích khoáng talc khi nung rất ổn định. 
Nhờ tính ổn định thể tích và độ mềm của nó cho phép ta tạo quặng talc thành dạng 
viên, có thể sử dụng làm gạch xây lò, buồng đốt nhiên liệu khí. 
Talc không bị phân hủy bằng axit trừ axit flohydric (HF), nó có thể sử dụng làm 
vật liệu chịu lửa forsterite theo phản ứng : 
3.MgO.4SiO2.H2O + 5MgO → 4[2MgO.SiO2] + H2O 
Tạp chất Al2O3 và CaO làm giảm độ chịu lửa của sản phẩm. Oxit sắt mặc dù 
xúc tiến quá trình kết khối của gạch forsterite nhưng hạ thấp độ chịu lửa của chúng. 
FeO có trong nguyên liệu magiê silicat sẽ bị oxi hóa ở nhiệt độ 500-600°C. Ở nhiệt độ 
cao hơn nó sẽ phản ứng với forsterite để tạo metasilicat magiê theo phản ứng : 
2MgO.SiO2 + Fe2O3 → MgO.SiO2 + MgO.Fe2O3 
Cấu trúc dạng phiến cung cấp vật liệu chứa talc có các tính chất quan trọng, 
chẳng hạn như điện trở suất cao và độ thấm khí thấp. Điều này xảy ra bởi vì đường 
khuếch tán khí phức tạp [31]. Một số tính chất độc đáo khác của talc có liên quan đến 
cấu trúc, bao gồm cả tác dụng bôi trơn của nó, gây ra bởi sự phân tách dễ dàng, độ mài 
mòn thấp bởi vì talc là khoáng chất mềm nhất trong thang độ cứng của mohs và tính 
kỵ nước trên bề mặt của nó. Khả năng kỵ nước có thể tăng hơn nữa bằng cách phủ trên 
bề mặt bằng kẽm stearate. 
1.1.2. Nguồn gốc hình thành khoáng talc [32,33] 
Talc là khoáng vật có nguồn gốc biến chất (bao gồm cả biến chất tiếp xúc và 
biến chất khu vực) và nguồn gốc biến đổi nhiệt dịch các đá phun trào mafic và siêu 
mafic chứa magiê. Khoáng vật này thường có mặt trong đá biến chất như một khoáng 
6 
chất thứ sinh [34-36]. Các phản ứng hình thành talc được công bố trong tài liệu của Deer 
et al. [37]. Talc thu được do biến đổi các khoáng giàu magiê như serpentin, Pyroxene, 
Amphibole, Olivin, với sự có mặt của cacbon dioxit và nước được biết như talc 
cacbonat hóa. Kết quả tạo ra đá talc cacbonat. Chủ yếu là hydrat hóa và cacbonat hóa 
của serpentine dẫn đến hình thành talc thông qua phản ứng sau. 
Serpentin + Carbon dioxit Talc+ Magnesit + Nước 
2 Mg3Si2O5(OH)4 + 3 CO2 = Mg3Si4O10(OH)2 + 3 MgCO3 + 3 H2O 
Talc cũng được tạo ra do biến đổi của dolomit [CaMg(CO3)2] hoặc Magiezit 
(MgO) với sự có mặt của silica (SiO2) hòa tan trong nước dư. Điều này liên quan đến 
sự khan hiếm của dolomit ở silica có trong các quầng biến chất tiếp xúc. 
Dolomit + Thạch anh + Nước Talc + Calcit + Carbon-dioxit 
3 CaMg(CO3)2 + 4 SiO2 + H2O = Mg3Si4O10(OH)2 + 3 CaCO3 +3 CO2 
Talc có thể được hình thành từ magiê clorit và thạch anh trong diệp thạch xanh 
và đá eclogit biến chất thông qua các phản ứng biến đổi sau đây. 
Chlorit + Thạch anh + Oxy → Talc + Kyanit + Hematit + Nước 
200(Mg3.97,Al2.5,Fe0.5)(Si2.9)O10(OH)8 + 711SiO2 + 14O2 → 
274Mg2.9Al0.19Si3.9O10(OH)2 + 223Al2SiO5 + 50Fe2O3 + 526H2O 
Trong phản ứng này, tỷ lệ talc và kyanit phụ thuộc vào hàm lượng nhôm, đá 
chứa nhôm có nhiều hơn sẽ tạo ra kyanite nhiều hơn [38]. 
Talc là khoáng biến chất ở các vành đai biến chất có chứa các loại đá siêu cứng 
như đá xà phòng, diệp thạch trắng và diệp thạch xanh biến chất. Diệp thạch trắng bao 
gồm vành đai biến chất Franciscan của miền tây Hoa Kỳ, dãy núi Alps thuộc Tây Âu ở 
Ý, một số có nguồn gốc va chạm khi hình thành núi như dãy núi Hymalaya, kéo dài 
dọc theo Pakistan, Ấn Độ, Nepal và Bhutan [39]. Ở Tây Úc, talc hình thành thông qua 
các cuộc xâm nhập siêu mafic. Tập đoàn Luzenac là nhà cung cấp talc khai thác lớn 
nhất thế giới, sản xuất 8% sản lượng của thế giới [23]. 
Talc có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, tập trung nhiều ở Châu Âu và Mỹ. Các 
mỏ talc lớn trên thế giới được phát hiện và khai thác ở Texas, Georgia và New York 
7 
của Hoa Kỳ; The Piedmont, Lombardy và Sardinia của Italia; và vùng Luzenac của 
Pháp. 
Hình 1.4. Phân bố các mỏ talc trên thế giới [12] 
1.1.3 ... oplastic Composite Materials, 2019, doi.org/10.1177/0892705719830461. 
44. Luciana Castillo, Silvia Barbosa, and Numa Capiati, Improved performance of 
polypropylene/talc composites, Society of Plastics Engineers, Plastics Research online; 
45. Chuah Ai Wah, Leong Yub Choong, Gan Seng Neon, Effects of titanate coupling agent 
on rheological behavior, dispersion characteristics and mechanical properties of talc 
filled polypropylene, Eur. Polym. J.l, 2000, vol 36, p.789-801. 
46. Dow Corning, A Guide to Silane Solutions from Dow Corning. 
47. Gelest, Silane Coupling Agents: Connecting Across Boundaries. 
48. Gerald L. Witucki, Dow Corning Corporation; A Silane Primer: Chemistry and 
Applications of AIkoxy Silanes 
49. Hydrophobicity, Hydrophilicity and Silane Surface Modification, Gelest, Inc. 
50. Power Chemical Corporation Limited, Silane Coupling Agents Guide., 2009, 
SiSiB® SILANES. http: //www.PCC.asia www.SiSiB.com. 
51. A. Krysztafldewicz, L. DomkaI, and W. Wieczorek; The modified talcs as 
semi-active fillers of rubbers, Colloid & Polymer Sci 263, 1985, pp. 804-811. 
52. Keyan Liu, Wolfgang Stadlbauer, Gernot Zitzenbacher, Christian Paulik and 
Christoph Burgstaller, Effects of surface modification of talc on mechanical 
properties of polypropylene/talc composites, AIP Conference Proceedings 1713, 
2016, 120008. 
53. Katz, H. and J.V. Milewski, handbook of Fillers for Plastics, New York: Van 
Nostrand Reinhold, 1987, p.216-231. 
54. Virta, R.L., Talc and Pyrophyllite, U.S. Geological Survey, 2002. 
143 
55. Chao He, Lin Zhang, Duoli Chen, Xiaoqiang Fan, Zhenbing Caib, and Minhao 
Zhu, RSC Advanced, 2018, vol. 8, p. 17300-17311 
56. Emi Govorčin Bajsić, Veljko Filipan, Vesna Ocelić Bulatović & Vilko Mandić, 
The influence of filler treatment on the mechanical properties and phase behavior 
of thermoplastic polyurethane/polypropylene blends, Polymer Bulletin, 2017, vol. 
74, p. 2939–2955. 
57. Geological Survey U. S., Mineral Commodity Summaries, January 2019. 
58. United States Geological Survey 2012, Mineral Commodity Summaries, January 
2012. 
59. United States Geological Survey 2016, Minerals Yearbook, June 2019. 
60. Okunlola, A.O. Akinola, O. O, Olorunfemi, A.O, petrochemical characteristics and 
industrial features of talcose rock in ijero-ekiti area, Southwestern Nigeria, Ife 
Journal of Sciencevol. 2011, 13, no. 2, p.317-326. 
61. Rudenko, Pavlo; Bandyopadhyay, Amit, Talc as friction reducing additive to 
lubricating oil, Applied Surface Science, 2013, vol. 276, p. 383–389. 
62. Ngô Phú Trù, Kỹ thuật chế biến và gia công cao su, NXB Đại Học Bách Khoa Hà 
Nội, 2003, Hà Nội 
63. International carbon black association, Carbon Black User’s Guide, Safety, Health, 
Environmental Information, 2016. 
64. Wanvimon Arayapranee, Rubber Abrasion Resistance, Rangsit University 
Thailand 
65. A. Mostafa, A. Abouel-Kasem, M.R. Bayoumi, M.G. EI-Sebaie, Insight into the 
effect of CB, compression, hardness and abrasion properties of SBR and NBR 
filled compounds, Materials and Design, 2009, 30, p.1785-1791. 
66. M.A. Hassan, A. Abouel-Kasem, Mahmoud A, EI-Sharief, F.Yusof, Evaluation of 
the material constants of nitrile butadiene rubbers (NBRs) with different carbon 
black loading (CB): FE-simulation and experimental, Polymer, 2012, 53, p.3807-
3814. 
67. Zhen-Xiu Zhang, Xiao-pei Zhao, Bin Sun, Zhen-guo Ma, Zhen Xiang Xin, K 
Prakashan, Synergistic effects of kaolin and talc in a bromobutyl rubber compound 
for syringe plunger application, Journal of Elastomers & Plastics, 2015, 
doi.org/10.1177/0095244315620915. 
144 
68. Dong Won Lee, Bok Ryul Yoo, Advanced silica/polymer composites: Materials 
and applications, Journal of Industrial and Engineering Chemistry, 2016, vol. 38, 
p. 1-12. 
69. H. Ismail, S. Ishak and Z. A.A. Hamid, Comparison Effect of Mica and Talc as 
Filler in EPDM Composites on Curing, Tensile and Thermal Properties, Progress 
in Rubber, Plastics and Recycling Technology, 2013, vol. 29, No. 2, p.109-122. 
70. Nicole Hershberger, Bonnie L. Stuck, Oscar Noel and Dr. Gilles Meli, Effect of 
talc on the dispersion of carbon black, Presented at the Fall 180 
th
Technical 
Meeting of the Rubber Division of the American Chemical Society. 
71. G. Meli, F. Jouffret, Toulouse (France) and S. Kochesfahani, Denver (USA), 
Synergism of Mistron Talc with Carbon Black, Raw Materials and Applications, 
2009. 
72. Harutun G. Karian, Handbook of polypropylene and polypropylene composite, 
Marcel Dekker, INC; Second Edition, Revised and Expanded, 2003. 
73. S. Dı´ez-Gutie´rrez, M.A. Rodrı ´guez-Pe´rez, J.A. De Saja, J.I. Velasco, Dynamic 
mechanical analysis of injection-moulded discs of polypropylene and untreated and 
silane-treated talc-filled polypropylene composites, Polymer, 1999, 40, p.5345–
5353 
74. Ciullo, P.A. , Industrial minerals and their uses: a handbook and formulary. Noyes 
Publications, 1996, p. 353-383. 
75. Luzenac America, A guide to Talc in plastics, 
76. Mondo Minerals B.V., Talc in Plastics, Technical Bulletin 1301, 
77. Nguyễn Văn Tuế, Giáo trình ăn mòn kim loại, NXB Đại học Tổng hợp Hà Nội, 
1993, Hà Nội. 
78. Ciullo, P.A. , Industrial minerals and their uses: a handbook and formulary. Noyes 
Publications, 1996, p. 99-149. 
79. V.V. Nazarenko, GEOKOM, Talc MITAL-functionalsolutions forvarnish-and-
paint materials, 
80. Lehner, F. K., Pilaar, W.F., The emplacement of clay smears in synsedimentary 
normal faults: inferences from field observations near Frechen, Germany, 
Norwegian Petroleum Society Special Publication, 1997, 7, p.39- 50. 
81. Xigorin V.G., Lakokrasochnie materialy, 1971, No. 1, p.45-46. 
145 
82. Yuanwei Liu, Yu Chen, Anticorrosion Performance of Epoxy-Resin Coating 
Incorporating Talcum Powder Loaded with Sodium Tungstate, Int. J. Electrochem. 
Sci., 2018, 13, p.530–541. 
83. M. Jimenez, S. Duquensne, S. Bourbigot, Intumescent fire protective coating: 
Toward a better understanding of their mechanism of action, Thermochimica Acta, 
2006, 449, p.16-26 
84. M. Jimenez, S. Duquesne, S. Bourbigot, Modelling of heat transfers on a steel 
plate, “First approach in presence of intumescent coating” Proceedings of the 
COMSOL Multiphysics User's Conference, Paris, 2005. 
85. F. Laoutid, L. Bonnaud, M. Alexandre, J. M. Lopez-Cuesta, P. Dubois, New 
prospects in flame retardant polymer materials: from fundamentals to 
nanocomposites, Materials Science and Engineerring R, 2009, 63, p.100-25. 
86. Bourbigot, S., et al, PA-6 clay nanocomposite hybrid as char forming agent 
intumescent formulations, Fire and Materials, 2000, 24(4), p.201-208. 
87. Serge Bourbigot and Sophie Duquesne, Fire retardant polymers: recent 
developments and opportunities, J. Mater. Chem., 2007, 17, p.2283–2300. 
88. J.Wang, Y.Chen, Flame-retardant Mechanism Resulting from an 
Intumescent System, Journal of Fire Sciences, 2005, vol.23, p.55-74. 
89. Duquesne S, Delobel R, Le Bras M, Camino G., A comparative study of the 
mechanism of action of ammonium polyphosphate and expandable graphite in 
polyurethane, Polymer Degradation Stability, 2002, vol.77. p. 333–344. 
90. Duquesne S, Lefebvre J, Bourbigot S, Le Bras M, Delobel R, Recourt P, 
Nanoparticles as potential synergists in intumescent systems, In Proceedings. of 
228th ACS National Meeting, (22–26August 2004), Philadelphia, PA, U S A. 
91. Jimenez M, Duquesne S, Bourbigot S., Multi scale experimental 
approach for developing high-performance intumescent coatings, Ind. 
Eng. Chem. Res, 2006, vol.45, p. 4500–4508. 
92. Almeras X, Le Bras M, Poutch F, Bourbigot S, Marosi G, Anna P., 
Effect of fillers on fire retardancy of intumescent polypropylene 
blends, Macromolecular Symposium, 2003, vol. 198, pp. 35–447. (7th European 
Symposium on Polymer Blends) 
146 
93. Marcelo M. Hirschler, Sara M. Debanne, James B. Larsen and Gordon L. Nelson, 
Carbon Monoxide and human Lethality: Fire and Non-Fire Studies, Taylor & 
Francis e-Library, 2006, England. 
94. Levchik GF, Levchik SV, Lesnikovich AI, Mechanisms of action in flame 
retardant reinforced nylon 6 , Polymer Degradation 
Stability, 1996, vol. 54, p.361-363. 
95. Hannatul hazwani binti dzulkafli, Enhancement the performance of the intumescent 
coating by incorporating talc as flame retardant filler, master of science mechanical 
engineering department university teknologi petronas Bandar seri iskandar, perak, 
2011, Malaysia. 
96. Trần Văn Trị (chủ biên), Tài nguyên khoáng sản Việt Nam, Cục Địa chất và 
Khoáng sản Việt Nam, 2000, Tr.214. 
97. Trần Văn Trị & Vũ Khúc (chủ biên), Địa chất và Tài nguyên Việt Nam, XB Khoa 
học Tự nhiên và Công nghệ, 2009, Tr.589. 
98. Quyết định của Bộ trưởng Công thương số 41/2008/QĐ-BCT, ngày17/11/2008 
99. Ngô Kế Thế, Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu công nghệ chế biến khoáng chất 
tan vùng Phú Thọ làm nguyên liệu cho ngành sản xuất ceramic, sơn, dược phẩm và 
hóa mỹ phẩm", mã số ĐT.08.10/ĐMCNKK, Bộ Công thương, 2012. 
100. Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Hạnh, Ngô Kế Thế, Nguyễn Thu Thủy, 
Dương Mạnh Hùng, Thái Thị Thu Thủy, Nghiên cứu chế tạo bột talc sử dụng làm 
phụ gia cho vật liệu polyme bằng công nghệ tuyển nổi, Tạp chí Khoa học và công 
nghệ, 2014, 52 (3C), Tr.666-673. 
101. Nguyễn Việt Dũng, Ngô Kế Thế, Nguyễn Văn Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Tú, 
Trần Thu Trang, Phạm Thị Lánh, Ảnh hưởng hàm lượng khoáng talc và khả năng 
tương tác pha đến tính chất cơ lý và độ dẫn nhiệt của vật liệu compozit trên cơ sở 
polypropylene, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 2016,.32 (4), Tr.77-82. 
102. Phạm Thị Lánh, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Văn Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Tú, 
Trần Thu Trang, Ngô Kế Thế, Nghiên cứu sử dụng bột talc để nâng cao khả năng 
dẫn nhiệt và một số tính chất cơ học của vật liệu compozit trên cơ sở nhựa epoxy, 
Tạp chí Hóa Học, 2017, 55 (4E23), Tr.99-104. 
103. Nguyễn Việt Dũng, Nghiên cứu ảnh hưởng của sự biến đổi bề mặt một số 
khoáng chất đến tương tác pha và tính chất cơ lý của vật liệu tổ hợp trên cơ sở 
nhựa nền polypropylene, Luận án tiến sỹ, Học viện khoa học và công nghệ, 2020. 
147 
104. David Mills, Pneumatic Conveying Design Guide, Butterworth-Heinemann, 
2015. 
105. Filler Treatment with Famasil Silanes and Titanates, Famasil Technology 
version 04/07 
(https://pdf4pro.com/view/filler-treatment-with-famasil-silanes-and-titanates-
2182e5.html) 
106. Organosilane Technology in Coating Applications: Review and 
Perspectives 
( 
107. Almerasa X., Le Brasa M., Hornsbyb P., et al., Effect of fillers on the fire 
retardancy of intumescent polypropylene compounds, Polym. Degradation 
Stability, 2003, vol 82 (issue 2), p.325-331. 
108. Bertelli,G, Camino,G and Marchetti ,E, et al., Studies on chars from 
intumescent Systems, Angew Makromo Chem, 1989, vol.169, p.137-142. 
109. Charles A.Wilkie, Arthur F.Grand, "fire Retardancy of Polymeric Materials", 
CRC Press, Taylor & Francis group, 2010. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_nang_cao_tinh_chat_cua_mot_so_vat_lieu_po.pdf
  • docDong gop moi LA tieng Anh - Nguyen Van Thuy.doc
  • docDong gop moi LA tieng Viet - Nguyen Van Thuy.doc
  • pdfDong gop moi tieng Anh - Nguyen Van Thuy.pdf
  • pdfDong gop moi tieng Viet - Nguyen Van Thuy.pdf
  • pdfTom tat LA tieng Anh - Nguyen Van Thuy.pdf
  • pdfTom tat LA tieng Viet - Nguyen Van Thuy.pdf