Luận án Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng sử dụng cắt mức biên sau điện áp và cảm biến quay đa hướng cho thiết bị chiếu sáng

1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu:

Năng lượng cùng với vấn đề biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, trong đó vấn đề năng lượng đã và đang trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉ của riêng quốc gia nào, do khủng hoảng năng lượng toàn cầu, các nguồn năng lượng không tái tạo như than, dầu mỏ, khí đốt đã dần cạn kiệt và trở nên khan hiếm, trong khi đó tình trạng lãng phí năng lượng đã và đang xảy ra đáng báo động ở nhiều quốc gia. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, ít nhất 30% nhu cầu năng lượng có thể và cần phải được đáp ứng bằng biện pháp tiết kiệm [1].

Ở Việt Nam, việc tiết kiệm năng lượng cũng đã và đang trở thành chủ đề nóng bỏng. Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Công Thương, dự báo đến cuối thế kỷ này, nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt, trong khi đó tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông vận tải của nước ta hiện nay là rất lớn, hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng còn rất thấp so với các nước phát triển (hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện đốt than, dầu của nước ta chỉ đạt được từ 28-32%, thấp hơn so với các nước phát triển khoảng 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20% [2].

Bên cạnh đó, theo số liệu của bộ Công Thương, gần 40% tổng sản lượng điện sản xuất được dùng cho chiếu sáng[3]. Chiếu sáng chiếm tỷ lệ lớn trong sử dụng năng lượng, gia tăng áp lực lên sản xuất điện và đảm bảo an ninh năng lượng. Một trong những giải pháp giảm thiểu áp lực này, đó là thay thế các nguồn sáng không hiệu quả bằng những nguồn sáng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Gần đây, sử dụng đèn LED với nhiều công nghệ tiên tiến đang dần trở thành xu hướng chiếu sáng thông minh nhờ vào các ưu điểm nổi bật: công suất nhỏ nhưng quang thông lớn, chỉ số hoàn màu và hiệu suất phát sáng cao hơn nhiều so với các loại đèn thông thường. Chính đặc tính này giúp đèn LED gần gũi hơn với môi trường khi sử dụng năng lượng ít hơn giúp kéo dài tuổi thọ hơn. Tuy nhiên, giá thành cao đang là trở ngại của các cá nhân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận với đèn LED. Một hướng tiếp cận hứa hẹn sẽ phát huy hiệu quả trong việc tiết kiệm năng lượng là kết hợp với các giải pháp tận dụng ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng ban ngày có tác động đặc biệt đến việc tiết kiệm năng lượng. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng dựa trên việc tận dụng ánh sáng tự nhiên chỉ bao gồm chi phí đầu tư ban đầu và hầu như không phát sinh chi phí trong tương lai so với các biện pháp khác (bởi ánh sáng tự nhiên là miễn phí). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Slovakia[4], việc áp dụng chế độ chuyển đổi điều khiển theo thời gian dựa trên năng lượng ánh sáng tự nhiên có thể tiết kiệm được 20-40%, với thời gian hoàn vốn là 2-3 năm. Tuy nhiên, trên Việt Nam và thế giới, hướng đi kết hợp giữa hai phương án, một là sử dụng đèn LED, hai là tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng tự nhiên, chưa có những nghiên cứu cụ thể.

Tại Việt Nam, bắt đầu năm 2011, nghiên cứu sinh đã cùng nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Phan Kiên và cộng sự đầu tư nghiên cứu sản phẩm thiết bị tiết kiệm điện cho đèn chiếu sáng nhằm áp dụng tại Việt Nam. Đến ngày 16 tháng 04 năm 2012, sáng chế thiết bị tiết kiệm điện cho hệ thống chiếu sáng đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế với tên “Thiết bị điều chỉnh mức sáng cho đèn neon” [5]. Thiết bị hoạt động trên nguyên tắc tận dụng ánh sáng tự nhiên để giảm năng lượng chiếu sáng mà vẫn đảm bảo đủ ánh sáng chiếu trong không gian các phòng, nhà xưởng hay nói chung là khu vực trong nhà. Tuy nhiên sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế mà cụ thể là:

- Vẫn sử dụng biến áp tự ngẫu để điều chỉnh điện áp cung cấp cho hệ thống bóng đèn chiếu sáng nên dẫn đến kích thước thiết bị lớn và cồng kềnh. Trong luận án sẽ cần phải nghiên cứu giải pháp sử dụng các phương pháp điều chỉnh công suất bằng các hệ thống điều khiển điện tử, nhằm mục tiêu giảm kích thước thiết bị.

- Giải pháp biến áp tự ngẫu không điều khiển được độ sáng đèn LED, trong khi đó đèn LED lại là xu hướng sử dụng hiện nay trong các hệ thống chiếu sáng. Giải pháp mới đưa ra cần phải hoàn thiện việc điều khiển độ sáng cho đèn LED.

Ngoài ra, với thiết bị tiết kiệm năng lượng cho hệ thống đèn chiếu sáng đã được cấp bằng sáng chế thì hệ thống chỉ sử dụng một cảm biến đơn hướng. Điều này gây ra các hạn chế khi bị nhiễu nguồn sáng ngoài hoặc các bề mặt phản xạ dẫn đến thiết bị có khả năng đo sai. Do đó, trong luận án này, mục tiêu nghiên cứu cần thiết thứ hai đó chính là phát triển cảm biến với mục tiêu đo được chính xác nguồn sáng, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiễu bên ngoài như đã đề cập ở trên.

 

docx 109 trang chauphong 47551
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng sử dụng cắt mức biên sau điện áp và cảm biến quay đa hướng cho thiết bị chiếu sáng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng sử dụng cắt mức biên sau điện áp và cảm biến quay đa hướng cho thiết bị chiếu sáng

Luận án Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng sử dụng cắt mức biên sau điện áp và cảm biến quay đa hướng cho thiết bị chiếu sáng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HOÀNG ANH DŨNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 
SỬ DỤNG CẮT MỨC BIÊN SAU ĐIỆN ÁP VÀ 
CẢM BIẾN QUAY ĐA HƯỚNG CHO THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
Hà Nội - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HOÀNG ANH DŨNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 
SỬ DỤNG CẮT MỨC BIÊN SAU ĐIỆN ÁP VÀ 
CẢM BIẾN QUAY ĐA HƯỚNG CHO THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG Ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 9520203
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHAN KIÊN
TS. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
Hà Nội – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án này là trung thực và chưa từng được tác giả khác công bố.
Giáo viên hướng dẫn
 TS. Nguyễn Phan Kiên
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả
	 Hoàng Anh Dũng
TS. Nguyễn Mạnh Cường
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới hai thầy hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Phan Kiên và TS. Nguyễn Mạnh Cường. Hai thầy đã định hướng cho tôi triển khai các ý tưởng khoa học, luôn tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy cô ở Bộ môn Công nghệ Điện tử và Kỹ thuật Y Sinh đã tạo điều kiện, định hướng, giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn Khoa Công nghệ Điện tử Thông tin, Trường Đại học Mở Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu và các góp ý định hướng nghiên cứu để tôi hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Viện Điện tử - Viễn thông trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những bạn bè, người thân, luôn động viên về tinh thần, thời gian và vật chất để tôi có động lực trong công việc và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Hoàng Anh Dũng
MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AC
Alternate Current
Dòng điện xoay chiều
ADC 
Analog to Digital Conversion
Chuyển đổi tương tự -số
CCT
Correlated Color Temperature)
Chỉ số nhiệt độ màu
CFL
Compact fluorescent lamp
Đèn compact huỳnh quang
CRI
Color Rendering Index
Chỉ số hoàn màu
DC
Direct current
Dòng điện một chiều
DIAC
Diode for Alternating Curent
Diode cho dòng xoay chiều
EMI
Electro Magnetic Interference
Nhiễu điện từ
IC
Integrated Circuit
Vi mạch
IDE
Integrated Development Environment
Môi trường tích hợp phát triển
IGBT 
Insulated Gate Bipolar Transistor 
Transistor có cực điều khiển cách ly
IoT
Internet of Things
Internet vạn vật
LED
Light Emitting Diode
Đèn diode phát quang
LQR
Linear Quadratic Regulator
Điều khiển tối ưu toàn phương tuyến tính
MCU
Microcontroller Unit
Vi điều khiển
MOSFET
Metal - Oxide Semiconductor Field -Effect Transistor
Transistor hiệu ứng trường
PID
Proportional Integral Derivative
Điều khiển vi tích phân tỉ lệ
PWM 
Pulse Width Modulation
Điều chế độ rộng xung
RMS
Root Mean Square
Căn bậc 2 của trung bình phương dòng điện xoay chiều
SMPS
Switch mode power supply 
Bộ nguồn chuyển mạch chế độ
THD
Total Harmonic Distortion
Tổng méo hài
TRIAC 
 TRIode for Alternating Current
Bán dẫn ba cực cho dòng xoay chiều
TVS
Transient voltage suppression
Bộ triệt điện áp tạm thời
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh mức tiết kiệm năng lượng và tuổi thọ các loại bóng đèn	9
Bảng 1.2: So sánh giữa bóng đèn huỳnh quang T-5 và bóng đèn LED T-8	11
Bảng 1.3: So sánh hiệu năng tiết kiệm điện giữa những giải pháp cải thiện chiếu sáng	13
Bảng 1.4: Bảng yêu cầu về độ rọi duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc	14
Bảng 1.5: Thông số điện khi sử dụng và không sử dụng thiết bị tiết kiệm điện	18
Bảng 3.1: So sánh ưu nhược điểm của cảm biến đơn tĩnh và mạng cảm biến	45
Bảng 3.2: Quan hệ giữa số lượng hướng đo cảm biến, góc quay và số lượng bước động cơ	49
Bảng 3.3: Mô tả cảm biến quay	58
Bảng 3.4: Hàm thành viên cho biến đầu vào Error bằng ngôn ngữ	74
Bảng 3.5: Hàm thành viên cho biến đầu vào DeltaError bằng ngôn ngữ	75
Bảng 3.6 Tập hợp luật Fuzzy	76
Bảng 3.7: So sánh tỷ lệ tiết kiệm của các phương pháp điều khiển so với điều khiển bằng cảm biến tĩnh	85
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Các chiến lược tiết kiệm năng lượng cho chiếu sáng, theo thứ tự từ thấp đến cao về độ hiệu quả (ở trên là thấp nhất)	7
Hình 1.2: Nguyên lý cân bằng ánh sáng tự nhiên – ánh sáng nhân tạo	16
Hình 1.3: Sơ đồ khối hệ thống tiết kiệm điện sử dụng phương pháp dimming	17
Hình 1.4: Hình ảnh hệ thống tiết kiệm điện chiếu sáng dùng cho đèn tuýp	18
Hình 2.1: Ví dụ mô hình bộ nguồn chuyển mạch cho LED	23
Hình 2.2: Sơ đồ bóng đèn phóng điện.	24
Hình 2.3: Sơ đồ điều khiển tải của TRIAC	27
Hình 2.4: Cắt mức năng lượng biên trước, với d là khoảng thời gian điện áp ở mức 0	27
Hình 2.5: Điện áp và dòng điện trên đèn sợi đốt khi điều chỉnh bằng cắt biên trước;	28
Hình 2.6: Đồ thị tương quan giữa cường độ đỉnh dòng điện đột biến và giới hạn chịu đựng dòng điện đột biến của đi ốt cầu	30
Hình 2.7: Mạch điện điều chỉnh công suất đèn LED bằng phương pháp cắt biên trước	30
Hình 2.8: Đồ thị dòng điện và điện áp đi qua tải bóng đèn LED đối với phương án điều khiển điện áp cắt biên trước.	31
Hình 2.9: Cắt mức năng lượng biên sau, với d là thời gian điện áp ở mức 0	32
Hình 2.10: Sơ đồ khối của thiết bị điều chỉnh mức sáng đèn dựa trên cắt biên sau	33
Hình 2.11: Khối bắt điểm không	33
Hình 2.12: Khối driver cho IGBT và khối cắt pha (gồm IGBT và cầu diode)	34
Hình 2.13: Lưu đồ thuật toán điều khiển của thiết bị	35
Hình 2.14: Tín hiệu bắt điểm không đưa vào vi điều khiển	35
Hình 2.15: Điện áp và dòng điện trên đèn sợi đốt khi điều chỉnh bằng cắt biên sau;	36
Hình 2.16: Điện áp và dòng điện trên đèn LED khi điều chỉnh bằng cắt biên sau;	37
Hình 2.17: Điện áp trên đèn phóng điện khi điều chỉnh bằng phương pháp cắt biên sau	38
Hình 2.18: Mạch điện đèn phóng điện sử dụng chấn lưu sắt từ	39
Hình 2.19: Đáp ứng tắt dần của mạch RLC nối tiếp	40
Hình 2.20: Mạch RLC song song (Nguồn: tác giả)	40
Hình 2.21: Vị trí cắt biên sau làm đèn tắt	41
Hình 2.22: Lưu đồ thuật toán mới thực hiện đóng cắt 50 lần trên một nửa chu kỳ	41
Hình 2.23: Kết quả dạng tín hiệu điều khiển và điện áp ra mô phỏng với tụ 100nF mắc song song với tải	42
Hình 2.24: Kết quả dạng tín hiệu điện áp ra trên tải đèn phóng điện	42
Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ thống tiết kiệm năng lượng tận dụng ánh sáng tự nhiên	44
Hình 3.2: Môi trường chiếu sáng thực tế ảnh hưởng bởi nguồn sáng trực tiếp và gián tiếp	47
Hình 3.3: Sơ đồ cảm biến quay đa hướng	49
Hình 3.4: Khối động cơ bước: a) động cơ bước, b) mạch điều khiển động cơ	50
Hình 3.5 Cảm biến quay đa hướng: a) Cảm biến ánh sáng, b) Động cơ bước, c) Mạch điều khiển	50
Hình 3.6: Thuật toán cảm biến quay đa hướng	51
Hình 3.7: Phòng thực nghiệm nhìn theo hướng từ trên xuống	53
Hình 3.8: Cám biến xoay bị vật cản chặn tạm thời hướng sáng	53
Hình 3.9: Kết quả giám sát dữ liệu cảm biến ánh sáng	54
Hình 3.10: Phát hiện sự thay đổi đột ngột của mức ánh sáng và hướng chặn cảm biến	55
Hình 3.11: Hình ảnh hệ cảm biến quay mới	57
Hình 3.12: Sơ đồ khối cảm biến	59
Hình 3.13: Mô hình 3D của đế quay cảm biến	59
Hình 3.14: Mạch nguyên lý của cảm biến mới	60
Hình 3.15: Lưu đồ thuật toán cải tiến của cảm biến ánh sáng.	61
Hình 3.16: Hình ảnh mô phỏng cảm biến quay với số lượng góc quay khác nhau	62
Hình 3.17: Sơ đồ phòng thí nghiệm thực hiện đo cường độ ánh sáng bằng cảm biến quay	63
Hình 3.18: Đồ thị cường độ ánh sáng của cảm biến tĩnh và cảm biến quay	64
Hình 3.19: Ảnh chụp nhanh theo dõi dữ liệu cảm biến ánh sáng trên trang web Ubidots.	65
Hình 3.20:Biểu đồ radar của dữ liệu cảm biến ánh sáng trên các hướng chiếu sáng khác nhau	67
Hình 3.21: Đồ thị cường độ ánh sáng khi vật cản đặt trước cảm biến	68
Hình 3.22: Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống điều khiển tự động.	72
Hình 3.23: Mô hình điều khiển phân tán sử dụng cảm biến tĩnh và bộ điều khiển Fuzzy.	72
Hình 3.24: Cấu trúc một hệ điều khiển lai (hybrid) Fuzzy-LQR	73
Hình 3.25: Sơ đồ khối của bộ điều khiển logic mờ kết hợp PID	74
Hình 3.26: Đồ thị biểu diễn cho biến đầu vào Error	75
Hình 3.27: Đồ thị biểu diễn cho biến đầu vào DeltaError	76
Hình 3.28: Đồ thị hàm thành viên đầu ra.	77
Hình 3.29: Đồ thị 3D minh họa giá trị đầu ra của hệ thống	78
Hình 3.30: Mô hình điều khiển phân tán sử dụng cảm biến quay và bộ điều khiển Fuzzy	79
Hình 3.31: Kết quả trích chọn giá trị cảm biến theo phương pháp trung bình cộng so với cảm biến tĩnh.	80
Hình 3.32: Kết quả trích chọn giá trị cảm biến theo phương pháp trung bình cộng theo ngưỡng so với cảm biến tĩnh.	81
Hình 3.33: Kết quả trích chọn giá trị cảm biến theo phương pháp tìm giá trị cực đại so với cảm biến tĩnh.	82
Hình 3.34: Kết quả mô phỏng điều khiển sử dụng đầu vào với phương pháp tiền xử lý tìm giá trị cực đại	83
Hình 3.35: Kết quả tính toán năng lượng tiêu thụ khi sử dụng các phương pháp tiền xử lý khác nhau và cảm biến tĩnh.	84
DANH MỤC CÔNG THỨC
Công thức
Thứ tự 
Ghi chú
Vin(t)=Vinsin(ωt+φ)
2.1
Điện áp xoay chiều đặt vào đèn phóng điện
Va(t)=4Vaπ n=odd 1nsinnωt
2.2
Điện áp xoay chiều đặt vào đèn phóng điện dưới dạng sóng vuông
VL=Ldiadt= vint-va(t)
2.3
Điện áp rơi trên chấn lưu
Iat= VaωLπ2-ωt- VinωLcosωt+γ 
2.4
Dòng điện đi qua đèn phóng điện
ic= dqdt= Cducdt 
2.5
Dòng điện dịch chuyển qua tụ điện
Α=R2L
2.6
Tần số Neper của mạch RLC
ω0=1LC 
2.7
Tần số góc cộng hưởng của mạch RLC
ζ=Aω0 
2.8
Hệ số suy giảm của mạch RLC
ζ=R2CL 
2.9
Hệ số suy giảm của mạch RLC
1Z=1ZL+1ZC+1ZR=1jωL+jωC+1R 
2.10
Tổng dẫn phức mạch RLC song song
ETi=EDi + j=1nEij
3.1
Cường độ sáng của phòng (ETi) tại vị trí i
a=i*360/2048 
3.2
Quan hệ giữa góc quay và số bước của động cơ
Φs=4πIs
3.3
Quang thông của hệ dựa trên cường độ sáng
E=ΦscosθA
3.4
Độ rọi trên bề mặt chiếu sáng
∆E=∆ΦscosθA
3.5
Thay đổi độ rọi trên bề mặt chiếu sáng
E=E0E1...EN-1
3.6
Véc tơ độ rọi
P=P00 P01P02P03P0(N-1)P10P11P12P13P1(N-1)...PN-10..PN-1(N-1)
3.7
Ma trận tham số liên hệ giữa các hướng đo
Pij = 
3.8
Tham số liên hệ giữa các hướng đo
Ei= EJ . PJi
3.9
Giá trị độ rọi phụ thuộc theo hướng
Y(t)=(i=1NEi(t))/N
3.10
Giá trị trích chọn cảm biến theo phương pháp trung bình
Yavgmax(t)=i=1Nωi(t).Ei(t) /i=1Nωi(t)
3.11
Giá trị trích chọn cảm biến theo phương pháp trung bình cộng theo ngưỡng
Ymax(t)= Max(E1, E2,, EN)
3.12
Giá trị trích chọn cảm biến theo phương pháp giá trị cực đại
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu:
Năng lượng cùng với vấn đề biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, trong đó vấn đề năng lượng đã và đang trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉ của riêng quốc gia nào, do khủng hoảng năng lượng toàn cầu, các nguồn năng lượng không tái tạo như than, dầu mỏ, khí đốt đã dần cạn kiệt và trở nên khan hiếm, trong khi đó  ... .2011.07.001.
W. K. Alhuwayil, M. A. Mujeebu, and A. M. M. Algarny, ‘‘Impact of external shading strategy on energy performance of multi-story hotel building in hot-humid climate,’’ Energy, vol. 169, pp. 1166–1174, Feb. 2019, doi: 10. 1016/j.energy.2018.12.069.
J. Song, G. Luo, L. Li, K. Tong, Y. Yang, and J. Zhao, ‘‘Application of heliostat in interior sunlight illumination for large buildings,’’ Renew. Energy, vol. 121, pp. 19–27, Jun. 2018.
C.F. Reinhart, Effects of interior design on the daylight availability in open plan offices, in: Proceedings of the ACEEE Summer study on energy efficient buildings, Pacific Grove, CA (USA), August, 2002, pp. 1–12.
M. Krarti, ‘‘Evaluation of large scale building energy efficiency retrofit program in Kuwait,’’ Renew. Sustain. Energy Rev., vol. 50, pp. 1069–1080, Oct. 2015, doi: 10.1016/j.rser.2015.05.063.
How Energy-Efficient Light Bulbs Compare with Traditional Incandescents, https://www.energy.gov/energysaver/save-electricity-and-fuel/lighting-choices-save-you-money/how-energy-efficient-light
Jäggi, Walter (17 October 2008). "Grosses Lichterlöschen für die Glühbirnen". Tages-Anzeiger (in German). Retrieved 8 January 2014
Kanter, James (1 September 2009). "Europe's Ban on Old-Style Bulbs Begins". The New York Times. Retrieved 22 May 2010.
 , Korea to ban incandescent bulbs in 2014, By Seo Jee-yeon, By Seo Jee-yeon Published : Jul 16, 2013 - 20:32
Jimat tenaga: Penggunaan lampu pijar bakal dihentikan". Utusan Malaysia. 18 March 2010. Archived from the original on 22 March 2010. Retrieved 23 October 2010.
Statens energimyndighetenen, Energi i våra lokaler: Resultat från Energimyndighetens STIL2-projekt, Delrapport från Energimyndighetens projekt Förbättrad energistatistik i samhället, 2010, www.energimyndigheten.se/stil2, last accessed 27 January 2011
Energy efficient lighting – guidance for installers and specifiers, CE61, Energy saving trust, London
Accelerating the Global Adoption of ENERGY-EFFICIENT LIGHTING, UN Environment – Global Environment Facility | United for Efficiency (U4E)
Avijit Karmakar1, Snehashis Das2, Ayan Ghos. (2016). Energy Efficient Lighting by Using LED Vs. T5 Technology
Josijevic, Mladen & Gordic, Dusan & Milovanovic, Dobrica & Jurišević, Nebojša & Rakic, Nikola. (2017). A METHOD TO ESTIMATE SAVINGS OF LED LIGHTING INSTALATION IN PUBLIC BUILDINGS: THE CASE STUDY OF SECONDARY SCHOOLS IN SERBIA by. Thermal Science. 21. 10.2298/TSCI161209118J.
Al-Ashwal, N.T.; Budaiwi, I.M. Energy savings due to daylight and artificial lighting integration in office buildings in hot climate. Int. J. Energy Environ. 2011, 2, 999–1012.
Yoo, S.; Kim, J.; Jang, C.Y.; Jeong, H. A sensor-less LED dimming system based on daylight harvesting with BIPV systems. Opt. Express 2014, 22, A13 A143.
Gentile, N.; Laike, T.; Dubois, M.C. Lighting control systems in individual offices rooms at high latitude: Measurements of electricity savings and occupants’ satisfaction. Sol. Energy 2016, 127, 113–123
Kim, In-Tae & Kim, Yu-Sin & Nam, Hyeonggon & Hwang, Taeyon. (2018). Advanced Dimming Control Algorithm for Sustainable Buildings by Daylight Responsive Dimming System. Sustainability. 10. 4087. 10.3390/su10114087.
Nguyen Phan Kien, Hoang Anh Dung, Vu Van Sang, Mac Van Hai. Saving energy equipment in lighting system of sixteen fluorescent lamps
Investigation of the effects of dimming on fluorescent lamp life- Lighting Research Center- Task 4.3, 4.4, 4.5, Rensselaer Polytechnic Institute, 2010
Colaco, Sheryl. (2010). The Implications of Fluorescent Lamp Electronic Ballast Dimming —An Experimental Study. Energy and Power Engineering. 02. 53-64. 10.4236/epe.2010.21009.
Y. -. Wu and G. -. Chen, "TRIAC dimming electronic ballast for compact fluorescent lamps," 2011 International Conference on Electric Information and Control Engineering, Wuhan, China, 2011, pp. 6343-6346, doi: 10.1109/ICEICE.2011.5777142.
Qingcong Hu and Zane, R., “LED driver circuit with series-inputconnected converter cells operating in continuous conduction mode,” IEEE Trans. on Power Electron., vol. 25, no. 3, pp. 574-582, Mar. 2010.
Eun S. Lee, Bo H. Choi, Jun P. Cheon, Bong C. Kim, and Chun T. Rim, “Temperature-robust LC3 LED driver with low THD, high efficiency & PF, and long life,” IEEE Power Electronics and Motion Control Conference (IPEMC), 2014, Accpeted for publication.
"Inventing Six Modern Electric Lamps: Compact Fluorescent – The Challenge of Manufacturing". National Museum of American History. Retrieved 18 June 2013
G. Malagon-Carvajal, C. Duarte, G. Ordonez-Plata, C. F. M. Almeida, and N. Kagan, “Harmonic attenuation-amplification effect on lighting branch circuits,” in 2017 IEEE 6th International Conference on Renewable Energy Research and Applications (ICRERA), 2017, pp. 283–289.
Molina and L. Sainz, “Compact Fluorescent Lamp Modeling for Large-Scale Harmonic Penetration Studies,” IEEE Trans. Power Deliv., vol. 30, no. 3, pp. 1523–1531, Jun. 2015.
J. Yong, L. Chen, A. B. Nassif, and W. Xu, “A Frequency-Domain Harmonic Model for Compact Fluorescent Lamps,” IEEE Trans. Power Deliv., vol. 25, no. 2, pp. 1182–1189, Apr. 2010.
A. C. Henao-Muñoz, J. G. Herrera-Murcia, and A. J. Saavedra-Montes, “Experimental characterization of compact fluorescent lamps for harmonic analysis of power distribution systems”, TecnoL., vol. 21, no. 42, pp. 79-94, May 2018.
Wankanapon, Pimonmart & Mistrick, Richard. (2011). Roller Shades and Automatic Lighting Control with Solar Radiation Control Strategies. International Journal of Building, Urban, Interior and Landscape Technology. 1. 35-42. 10.14456/built.2011.2.
Avella Ruiz, Jorge Mario & Souza, Teófilo & Silveira, José. (2015). A comparative analysis between fluorescent and LED ilumination for improve energy efficiency at IPBEN building.
Lee, Eun S. & Cheon, Jun & Tan, Duy & Rim, Chun. (2014). A Novel TRIAC Dimming LED Driver by Variable Switched Capacitance for Power Regulation.
Lee, Seong & Nayar, Chemmangot. (2012). A Cost Effective Energy Saving of Fluorescent Lighting in Commercial Buildings. Journal of Power Electronics. 12. 10.6113/JPE.2012.12.1.215.
Chang, Gary & Liu, Y.J.. (2008). A New Approach for Modeling Voltage–Current Characteristics of Fluorescent Lamps. Power Delivery, IEEE Transactions on. 23. 1682 - 1684. 10.1109/TPWRS.2008.923810. 
G. W. Chang, Characterizing harmonic currents generated by fluorescent lamps in harmonic domain, IEEE Trans. Power Del., vol. 20, no. 4, pp. 1687– 1689, Oct. 2003
Tokic, Amir & Jukan, Admir & Uglešić, Ivo & Mustafic, Dzemo. (2018). Nonlinear Model of Fluorescent Lamp in Harmonic Studies. 1-6. 10.1109/ISGTEurope.2018.8571760.
Cepisca, Costin & Florin, Argatu & Grigorescu, Sorin & Seritan, George & M, Covrig. (2009). Mathematical Model of Dynamic Lamp Characteristics. 10.13140/2.1.3961.8884.
Elliott, R. (n.d.). Dimmers. Retrieved august 2015, 18, from Elliott Sound Products: 
"C. Frank Wheatley, Jr., BSEE". Innovation Hall of Fame at A. James Clark School of Engineering.
Jiakang Lu, Dagnachew Birru, and Kamin Whitehouse. 2010. Using simple light sensors to achieve smart daylight harvesting. In Proceedings of the 2nd ACM Workshop on Embedded Sensing Systems for Energy-Efficiency in Building (BuildSys '10). Association for Computing Machinery, New York, NY, USA, 73–78. DOI:https://doi.org/10.1145/1878431.1878448
C. Dandelski, B. Wenning, D. V. Perez, D. Pesch, J. M. g. Linnartz, “Scalability of dense wireless lighting control networks”, IEEE Communications Magazine, 53(1), 157–165, 2015, doi:10.1109/MCOM.2015.7010529.
V. Singhvi, A. Krause, C. Guestrin, J. H. Garrett Jr, H. S. Matthews, “Intelligent light control using sensor networks”, in Proceedings of the 3rd international conference on Embedded networked sensor systems, 218–229, ACM, 2005, doi:https://doi.org/10.1145/1098918.1098942.
Roshanzadeh, M. & Saqaeeyan, S.. (2012). Error Detection & Correction in Wireless Sensor Networks By Using Residue Number Systems. International Journal of Computer Network and Information Security. 4. 29-35. 10.5815/ijcnis.2012.02.05.
Chouikhi, I. El Korbi, Y. Ghamri-Doudane, L. A. Saidane, “A survey on fault tolerance in small and large scale wireless sensor networks”, Computer Commu-nications, 69, 22–37, 2015, doi: https://doi.org/10.1016/j.comcom.2015.05.007.
I. Parvez, A. Rahmati, I. Guvenc, A. I. Sarwat, H. Dai, “A survey on low latency towards 5G: RAN, core network and caching solutions”, IEEE Commu-nications Surveys & Tutorials, 20(4), 3098–3130, 2018, doi:10.1109/COMST. 2018.2841349.
M. electronics, “BH1750 ROHM Semiconductor Datasheet”, 2020.
E. Systems, “ESP8266 Overview”, 2020.
Ubidots, “Ubidots Internet of Things and Cloud tools,” 2020
Thingspeak, “ThingSpeak IoT analytics platform,” 2020.
Hartoyo, Aryanto. (2012). Development of Automation System for Room LightingBased on Fuzzy logic Controller. International Journal of Information and Electronics Engineering. 10.7763/IJIEE.2012.V2.249.
Sobirin, Diki. (2016). PID Control System For Light Intensity Of Space-Based Labview. Telekontran : Jurnal Ilmiah Telekomunikasi, Kendali dan Elektronika Terapan. 4. 59-67. 10.34010/telekontran.v4i2.1890.
Wang, Zizhen & Tan, Yen. (2013). Illumination control of LED systems based on neural network model and energy optimization algorithm. Energy and Buildings. 62. 514–521. 10.1016/j.enbuild.2013.03.029.
Adamu, J. K., Hamza, M. F., & Isa, A. I. “Performance Comparisons of Hybrid Fuzzy-LQR and Hybrid PID-LQR Controllers On Stabilizing Double Rotary Inverted Pendulum”. Journal of Applied Materials and Technology, 1(2), 71-80, 2020.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
1. Nguyễn Phan Kiên, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Anh Dũng, Trần Đức Hưng, Đỗ Chí Hiếu. Nghiên cứu tác động của phương pháp điều chỉnh mức sáng dựa trên cắt mức năng lượng biên sau lên đối tượng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang và đèn compact. Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin.
2. D. A. Hoang, T. T. Tung, C. M. Nguyen, K. P. Nguyen, “Rotating Sensor for Multi-Direction Light Intensity Measurement”, in 2019 International Conference on System Science and Engineering (ICSSE), 462–467, 2019, doi:10.1109/ICSSE.2019.8823447.
3. Nguyễn Phan Kiên, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Anh Dũng, Vũ Duy Thuận, 2020, ”Nghiên cứu cải tiến phương pháp điều chỉnh mức sáng dựa trên cắt mức năng lượng biên sau lên đối tượng đèn huỳnh quang và đèn compact”. Tạp chí KH&CN Năng lượng trường Đại học Điện lực, số 22/2020.
4. Hoang Anh Dung, Nguyen Manh Cuong, Nguyen Phan Kien, “Multi-Directional Light Sensing Using A Rotating Sensor”, Advances in Science, Technology and Engineering Systems Journal, Vol. 5, No. 6, p221-p227 (2020). ISSN: 2415-6698. (SCOPUS INDEX)
5. Nguyễn Phan Kiên, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Anh Dũng, Vũ Duy Thuận. 2021, “ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG KHI SỬ DỤNG CẢM BIẾN ÁNH SÁNG ĐA HƯỚNG CHO HỆ THỐNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHIẾU SÁNG”. Tạp chí KH&CN Năng lượng trường Đại học Điện lực, số 26/2021. Trang 60-71.

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_giai_phap_tiet_kiem_nang_luong_su_dung_ca.docx
  • pdfHoàng Anh Dũng_LATS.pdf
  • docxTHÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ.docx
  • pdfTHÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ.pdf
  • docxTóm tắt LATS_HAD.docx
  • pdfTóm tắt LATS_HAD.pdf
  • docTRÍCH YẾU LUẬN ÁN_HAD.doc
  • pdfTRÍCH YẾU LUẬN ÁN_HAD.pdf