Luận án Nghiên cứu đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khai thác của mặt đường bê tông xi măng đường ô tô và sân bay trong điều kiện Việt Nam
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Mặt đường bê tông xi măng (BTXM) là một trong các loại kết cấu áo đường cấp cao
mang nhiều ưu điểm nổi bật như sau: Bền vững, tuổi thọ có thể tới 25-30 năm; Cường độ
cao, thích hợp với tất cả các phương tiện; Cường độ mặt đường ít chịu tác động bởi việc
thay đổi nhiệt độ như mặt đường nhựa; Có khả năng chống bào mòn tốt, hệ số bám giữa
bánh xe và mặt đường cao; Ổn định cường độ đối với ẩm và nhiệt, cường độ không
những không bị giảm mà còn tăng theo thời gian, ít có hiện tượng bị lão hóa như mặt
đường bê tông nhựa; Chi phí duy tu, bảo dưỡng thấp. Mặt khác đây là loại kết cấu mặt
đường mà chúng ta có thể chủ động được nguồn nguyên liệu, công nghệ thi công không
quá phức tạp.
Với những ưu điểm như trên mặt đường BTXM có thể áp dụng rộng rãi làm kết cấu
áo đường cho các tuyến đường cấp cao, làm mặt đường trong sân bay và trên các trục
đường ô tô có lưu lượng trục xe lớn và nhiều xe tải trọng nặng lưu hành.
Ở Việt Nam hiện nay trong tính toán thiết kế mặt đường cứng đường ô tô và sân bay
đang sử dụng quy trình tạm thời thiết kế mặt đường BTXM đường ô tô theo QĐ
3230/2012 và TCVN 10907/2015. Tuy nhiên trong thực tế khai thác tại Việt Nam với
nhiều nguyên nhân khác nhau, mặt đường đã xuất hiện một số dạng hư hỏng gây ảnh
hưởng nhất định đến chất lượng khai thác của kết cấu mặt đường ô tô và sân bay. Trong
đó có các hiện tượng nứt vỡ tấm, nứt tại các cạnh tấm cạnh các khe dãn do ứng suất nhiệt.
Các hư hỏng trên làm suy giảm chất lượng tấm BT, suy giảm chất lượng khai thác mặt
đường.
Do các quy trình hiện tại đang được sử dụng tại Việt Nam không hoàn toàn do
chúng ta tự biên soạn, mà trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn của nước ngoài (quy định
tạm thời theo QĐ 3230/2012 được biên soạn trên cơ sở tham khảo từ quy trình của Trung
Quốc JTG D40-2011 và TCVN 10907/2015 thiết kế mặt đường sân bay, được biên soạn
trên cơ sở tham khảo quy trình thiết kế sân bay của Nga). Đây là các tiêu chuẩn kỹ thuật
phù hợp với điều kiện thực tế của Trung Quốc và của Nga về vật liệu, về điều kiện khí
hậu, trình độ công nghệ thi công của Trung Quốc và của Nga. Để các quy định về kỹ
thuật trong các quy trình trên phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, liên quan đến
điều kiện vật liệu, điều kiện khí hậu thời tiết, cần tiến hành các nghiên cứu hiệu chỉnh, bổ
sung một số yêu cầu kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế cùng những phân tích nêu trên, đề tài “Nghiên
cứu đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khai thác của mặt đường
BTXM đường ô tô và sân bay trong điều kiện Việt Nam”, trong luận án chọn hướng
nghiên cứu về một số vấn đề kỹ thuật liên quan sử dụng có hiệu quả lớp cách ly trong kết
cấu mặt đường cứng hệ nhiều lớp và đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sự
làm việc của tấm BT, là lĩnh vực nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.2
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của lớp cách ly trong kết cấu hệ nhiều lớp mặt đường
BTXM đến sự làm việc của mặt đường, từ đó đưa ra các kiến nghị cần thiết về cấu tạo
hợp lý của lớp cách ly trong điều kiện Việt Nam.
Nghiên cứu tính toán xác định trường nhiệt độ theo chiều sâu và gradient nhiệt độ
giữa bề mặt và đáy tấm BT mặt đường trong điều kiện khí hậu của Việt Nam, phụ thuộc
chiều dày tấm BTXM, trong đó có các tấm BTXM mặt đường có chiều dày lớn như mặt
đường sân bay.
Nghiên cứu tính toán sự cần thiết phải bố trí khe dãn và tính toán khoảng cách bố trí
khe dãn trong điều kiện khí hậu Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng quan các phương pháp tính toán mặt đường BTXM hệ nhiều lớp
(trường hợp sử dụng lớp móng cứng tham gia chịu kéo uốn cùng mặt đường hoặc trường
hợp tăng cường tấm BTXM trên mặt đường BTXM cũ) có xem xét đến ảnh hưởng của
lớp cách ly và nhiệt độ môi trường;
Nghiên cứu tính toán đánh giá ảnh hưởng của lớp cách ly đến phân bố nội lực trong
các lớp mặt đường BTXM, khuyến nghị lựa chọn chiều dày hợp lý lớp cách ly trong điều
kiện Việt Nam;
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp nghiên cứu thực nghiệm hiện trường, xác định trường
nhiệt độ phân bố theo chiều sâu trong tấm BTXM;
Nghiên cứu tính toán xác định trường nhiệt độ theo chiều sâu và gradient nhiệt độ và
nhiệt độ trung bình theo trong tấm BTXM theo chiều dày tấm, phục vụ tính toán ứng suất
nhiệt trong tấm BT và tính toán sự cần thiết bố trí khe dãn của dãy tấm BT mặt đường
ôtô và sân bay;
Nghiên cứu tính toán thử nghiệm số, đánh giá lượng hóa ảnh hưởng của lớp cách ly
và nhiệt độ môi trường đến sự làm việc của tấm BTXM mặt đường ôtô và sân bay trong
điều kiện khí hậu khu vực miền Bắc Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khai thác của mặt đường bê tông xi măng đường ô tô và sân bay trong điều kiện Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHẠM DUY LINH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC CỦA MẶT ĐƯỜNG BTXM ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ SÂN BAY TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHẠM DUY LINH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC CỦA MẶT ĐƯỜNG BTXM ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ SÂN BAY TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG MÃ SỐ: 9.58.02.05 CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT TẬP THỂ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Chữ ký giáo viên hướng dẫn 1. TS Vũ Đức Sỹ 2. GS.TS Phạm Cao Thăng HÀ NỘI – 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác, ngoài những bài báo và nghiên cứu khoa học mà tác giả và những người cùng nghiên cứu công bố. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả Phạm Duy Linh ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Vũ Đức Sỹ và GS.TS Phạm Cao Thăng đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học giá trị, đồng thời thường xuyên động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn các Giáo Sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, các chuyên gia và các nhà khoa học trong và ngoài trường Đại học Giao thông Vận tải đã chỉ dẫn, đóng góp ý kiến để luận án được hoàn thiện. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới trường Đại học Giao thông Vận tải, phòng Đào tạo Sau đại học, bộ môn Đường bộ, Trung tâm Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải, Viện kỹ thuật công trình đặc biệt và Bộ môn Cầu – đường Sân bay – Học viện Kỹ thuật Quân sự đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo bộ môn Đường ô tô và Sân Bay và Bộ môn Đường Bộ – trường Đại học Giao thông Vận tải và các thầy cô giáo đồng nghiệp trong Bộ môn đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên, khích lệ và chia sẻ những khó khăn với tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tác giả Phạm Duy Linh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II MỤC LỤC ........................................................................................................... III MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ....................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................ 2 3. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................ 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: ........................... 2 5. Bố cục luận án: ...................................................................................... 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÍNH TOÁN MẶT ĐƯỜNG BTXM HỆ NHIỀU LỚP DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG BÁNH XE VÀ NHIỆT ĐỘ MÔI TRƯỜNG ............................................................................................................. 4 1.1. Cấu tạo chung mặt đường BTXM .......................................................... 4 1.1.1. Cấu tạo điển hình mặt đường BTXM ....................................................... 4 1.1.2. Nguyên nhân gây hư hỏng làm suy giảm chất lượng khai thác mặt đường BTXM ................................................................................................................ 6 1.2. Tính toán tấm BTXM mặt đường hệ nhiều lớp ...................................... 7 1.2.1. Các phương pháp tính toán theo quy trình thiết kế của Việt Nam ............ 7 1.2.1.1 Phương pháp tính toán thiết kế của Việt Nam theo quy trình 22 TCN 223- 95 [2] ................................................................................................................ 7 1.2.1.2 Phương pháp tính toán thiết kế theo Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường BTXM thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông QĐ 3230/2012 [1] ....................................................................................................... 7 1.2.1.3 Phương pháp tính toán thiết kế mặt đường BTXM nhiều lớp mặt đường sân bay theo TCVN 10907-2015 [3] ..................................................................... 9 1.2.1.4 Một số nghiên cứu tính toán mặt đường BTXM hệ nhiều lớp tại Việt Nam [10, 11, 15] ........................................................................................................... 9 1.2.2. Các phương pháp tính toán thiết kế mặt đường BTXM hệ hai lớp có khe nối trên thế giới ................................................................................................... 10 iv 1.2.2.1 Tính tấm BT mặt đường theo phương pháp bán thực nghiệm theo Westergaard [16, 39] .......................................................................................... 10 1.2.2.2 Tính tấm bê tông mặt đường theo quy trình thiết kế mặt đường cứng nhiều lớp của Nga [52, 55, 62, 67] ................................................................................ 10 1.2.2.3 Phương pháp tính toán thiết kế theo AASHTO [17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 36, 37] ........................................................................................................... 11 1.2.2.4 Phương pháp cơ học thực nghiệm của Mỹ [33, 42, 45] .......................... 12 1.2.2.5 Theo cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) [41, 43] .............................. 12 1.2.2.6 Theo phương pháp tính toán trong quy trình thiết kế của Ấn độ............. 13 1.2.2.7 Theo quy trình thiết kế mặt đường cứng của Trung Quốc JTG D40-2011 [78] .............................................................................................................. 14 1.2.3. Một số phần mềm tính toán kết cấu mặt đường trên nền biến dạng ........ 14 1.2.4. Nhận xét chung: .................................................................................... 14 1.3. Tính toán tấm BTXM dưới ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường ........ 15 1.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ với mặt đường BTXM ..................... 15 1.3.1.1 Gradient nhiệt độ và hiện tượng uốn vồng tấm BTXM do gradient nhiệt 15 1.3.1.2 Tấm BT bị co dãn khi nhiệt độ thay đổi theo mùa trong năm ................. 17 1.3.2. Các phương pháp tính toán Gradient nhiệt độ ........................................ 18 1.3.2.1 Phương pháp tính toán gradient nhiệt theo tiêu chuẩn 22TCN 223-95 [2] .. .............................................................................................................. 18 1.3.2.2 Phương pháp tính toán gradient nhiệt tấm BTXM theo Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT [1] ......................................................................................... 18 1.3.2.3 Phương pháp tính toán ứng suất nhiệt tấm BTXM cho mặt đường sân bay theo tiêu chuẩn TCVN 10907-2015 [3] ............................................................... 19 1.3.2.4 Phương pháp tính toán ứng suất nhiệt tấm bê tông xi măng có xét ảnh hưởng nhiệt độ theo Mỹ (Theo tiêu chuẩn AASHTO-1998 [21, 22]) .................. 20 1.3.2.5 Tính toán ảnh hưởng của nhiệt độ trong tấm bê tông xi măng mặt đường theo quy trình thiết kế mặt đường BTXM của Nga [52, 58, 65] ........................... 20 1.3.3. Quy định bố trí khe dãn trên mặt đường BTXM .................................... 23 1.3.3.1 Theo quy định của hiệp hội mặt đường BTXM Mỹ [22, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 34, 38, 40, 45] ............................................................................................... 23 1.3.3.2 Theo Cục hàng không liên bang Mỹ [16, 18, 20] ................................... 24 v 1.3.3.3 Theo quy trình thiết kế mặt đường của Ấn độ [28, 35] ........................... 24 1.3.3.4 Theo quy trình thiết kế mặt đường của một số nước khác [17, 34, 45] ... 24 1.3.3.5 Theo quy trình thiết kế mặt đường BTXM của Nga [52, 53, 55, 56, 62, 63, 65] .............................................................................................................. 25 1.3.3.6 Theo quy trình thiết kế mặt đường cứng của Trung Quốc JTG D40/2011 [78] .............................................................................................................. 25 1.3.3.7 Trong TCVN 10907/2015 quy định [3]: ................................................ 26 1.3.3.8 Trong QĐ 3230/2012 quy định bố trí các khe co, dãn dãy tấm mặt đường [1] .............................................................................................................. 26 1.3.3.9 Trong TCVN 9345/2012 [4], quy định bố trí khe dãn trong tấm BTXM 27 1.3.3.10 Thực tế bố trí khe dãn dãy tấm BTXM mặt đường tại Việt Nam ............ 27 1.3.4. Một số công trình, các nghiên cứu khác về gradient nhiệt và khoảng cách các khe co, dãn mặt đường BTXM ở Việt Nam và trên thế giới .......................... 31 1.3.5. Nhận xét chung ..................................................................................... 32 1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu làm rõ trong tính toán thiết kế mặt đường BTXM trong điều kiện Việt Nam ............................................................ 32 1.4.1. Ảnh hưởng của lớp cách ly trong kết cấu mặt đường hệ nhiều lớp ......... 32 1.4.2. Tính toán trường nhiệt độ theo chiều sâu tấm với các tấm có chiều dày khác nhau: .......................................................................................................... 32 1.4.3. Tính toán sự cần thiết và khoảng cách yêu cầu đối với khe dãn trên mặt đường BTXM trong điều kiện khí hậu Việt Nam. ............................................... 33 1.5. Nội dung nghiên cứu của luận án ........................................................ 33 1.6. Phương pháp nghiên cứu của luận án ................................................. 34 CHƯƠNG II. TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LỚP CÁCH LY ĐẾN SỰ LÀM VIỆC MẶT ĐƯỜNG BTXM HỆ NHIỀU LỚP ................................ 35 2.1. Cơ sở lý thuyết tính toán mặt đường BTXM hệ nhiều lớp có xét ảnh hưởng của lớp cách ly ........................................................................................ 35 2.2. Khảo sát ảnh hưởng của biến dạng của lớp cách ly đến phân bố nội lực trong các lớp ... 17,8388.ln(0,04 h+1)+Tbm. 3. Luận án đã trình bày cơ sở tính toán sự cần thiết bố trí khe dãn trên mặt đường BTXM trong điều kiện Việt Nam, và phương pháp tính toán khoảng cách các khe dãn hợp lý trên mặt đường BTXM phụ thuộc vào chiều dày tấm mặt đường BTXM và điều kiện khí hậu từng khu vực và ứng dụng tính toán sự cần thiết phải bố trí khe dãn và khoảng cách khe dãn cho dãy tấm BT mặt đường ô tô và mặt đường sân bay trong điều kiện khí hậu Hà Nội. 2.Hạn chế của luận án Với điều kiện hạn chế trong quá trình làm luận án của NCS, luận án còn tồn tại một số hạn chế như sau: Khi tính toán khảo sát đánh giá ảnh hưởng của chiều dày lớp cách ly mới tiến hành khảo sát một loại kết cấu đại diện. Khi thực hiện đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ mới tiến hành thực nghiệm thực nghiệm hiện trường, đo trường nhiệt độ trong tấm BTXM dày 40cm tại khu vực TP Hà Nội trong thời gian 01 năm. Chưa có điều kiện khảo sát thử nghiệm hiện trường với các chiều dày tấm khác nhau với quãng thời gian đủ dài. 3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo Để có các nhận xét đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của chiều dày lớp cách ly của các loại vật liệu khác nhau, cần tiến hành tính toán khảo sát thêm với các loại kết cấu khác nhau. Đề xuất nghiên cứu thực nghiệm đo đạc trường nhiệt độ trong các tấm BTXM có chiều dày khác nhau ở Hà Nội để khẳng định độ tin cậy của công thức đề xuất. Đề xuất nghiên cứu xây dựng cơ sở tính trường nhiệt độ trong tấm BTXM có chiều dày khác nhau ở các địa phương khác trong cả nước, phục vụ công tác thiết kế mặt đường BTXM tại Việt Nam. 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ THAM GIA ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Duy Linh; GS.TS. Phạm Cao Thăng; TS Vũ Đức Sỹ: “Nghiên cứu phương pháp tính toán quy đổi lưu lượng trục xe khai thác trong thiết kế kết cấu áo đường cứng đường ô tô”. Tạp chí Cầu đường số tháng 9/2017; 2. Phạm Duy Linh; GS.TS. Phạm Cao Thăng; TS Vũ Đức Sỹ: “Tính toán khe dãn mặt đường BTXM thông thương có khe nối trong điều kiện Việt Nam” Tạp chí cầu đường số tháng 10/2017; 3. Hoang Long Nguyen, Cao Thang Pham, Duy Linh Pham, Tuan Anh Pham, Duc Phong Pham, and Binh Thai Pham: Designing of concrete pavement expansion joints based on climate conditions of Vietnam: De Gruyter-Journal of the Mechanical Behavior of Materials số 28 ngày 1/10/2019, (tạp chí Scopus); 4. Phạm Duy Linh; GS.TS. Phạm Cao Thăng; TS Vũ Đức Sỹ ; TS Lương Xuân Chiểu; TS Trần Nam Hưng (2020): “Nghiên cứu thực nghiệm hiện trường xác định phân bố nhiệt độ trong tấm BTXM mặt đường khu vực Hà Nội” Tạp chí Cầu đường số tháng 6/2020; 5. Phạm Duy Linh; GS.TS. Phạm Cao Thăng; TS Vũ Đức Sỹ: “Phương pháp tính toán mặt đường BTXM hệ nhiều lớp, có xét ảnh hưởng của chiều dày lớp cách ly giữa các lớp” Tạp chí GTVT số tháng 6/2020; 6. Phạm Duy Linh; GS.TS. Phạm Cao Thăng; TS Vũ Đức Sỹ: ”Nghiên cứu tính toán Gradient nhiệt độ và nhiệt độ trung bình trong tấm BTXM mặt đường, trong điều kiện khí hậu Việt Nam” Tạp chí GTVT số tháng 8/2020 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. QĐ 3230/2012- Quy trình tạm thời về thiết kế mặt đường BTXM. 2. 22TCN 223-95- Quy trình thiết kế mặt đường cứng đường ô tô. 3. TCVN 10907/2015- Thiết kế mặt đường sân bay. 4. TCVN 9345/2012. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép- Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác dụng của khí hậu nóng ẩm. 5. TCCS- Kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường BTXM sân bay. 6. Đề tài cấp nhà nước: KC10-06 (1996): Công nghệ mới trong xây dựng và sửa chữa mặt đường băng sân bay- nguyên nhân xuất hiện các đường nứt tấm BTXM mặt đường các sân bay phía Nam. 7. Ngô Hà Sơn- Luận án tiến sỹ kỹ thuật (1995): Ứng suất nhiệt trong mặt đường BTXM sân bay. 8. Nguyễn Duy Đồng- Luận án tiến sỹ kỹ thuật (2007): Nghiên cứu sự làm việc của mặt đường cứng sân bay trong điều kiện nhiệt độ Việt Nam. 9. Nguyễn Hoàng Long - Luận án tiến sỹ kỹ thuật (2011): Nghiên cứu một số vấn đề về độ tin cậy của mặt đường ô tô và sân bay. 10. Nguyễn Hồng Minh - Luận án tiến sỹ (2007): Đánh giá chất lượng, xác định tuổi thọ công trình mặt đường BTXM sân bay. 11. Nguyễn Văn Liên: (NXB XD 2002) Tấm và dầm nhiều lớp trên nền đàn hồi. Bài toán tiếp xúc. 12. Phạm Đăng Nguyên- Luận án tiến sỹ kỹ thuật (2017): Nghiên cứu một số thông số thiết kế tấm BTXM mặt đường cứng trong điều kiện khí hậu miền Trung Việt Nam theo tiêu chuẩn AASHTO. 13. Phạm Huy Khang - Luận án tiến sỹ kỹ thuật ”Nghiên cứu kết cấu và tính toán mặt đường BTXM có độn thêm cốt liệu lớn”. 14. - Phạm Cao Thăng, NXB XD Hà Nội 2014: Tính toán thiết kế các kết cấu mặt đường. 15. Phạm Cao Thăng- NXB XD 2007 : Tính toán thiết kế mặt đường sân bay và đường ô tô. 16. Advisory Circular of FAA, 2004. Use of Nondestructive Testing in the Evaluation of Airport Pavements. 17. Aerodrome Degign Manual International Civil Aviation Organization (ICAO) – Part 3 – Pavements – Second Edition. 18. Robert Horonjeff - Fourth Edition 1993 -Planning & Design of Airports. 19. Yang H. Huang (2004). Pavement Analysis and Design. Univesity of Kentucky. 20. Norbert Delatte -Concrete Pavement Design, Construction and Perfomance. 21. Taylor & Francis 2006– T. F. Fwa –The Handbook of Highway Engineering. 145 22. Geoffrey Griffthf and Nich Thom- Concrete Pavement Design – Guidance Notes. 23. Guidelines for the Design of plain Jointed Rigid Pavements for Highways- IRC 58 2002 24. Planning & Design of Airports- Robert Horonjeff. Fourth Edition 1993 25. The American Association of State Highway and Transportaiton Officianls- AASHTO 1998 26. The American Association of State Highway and Transportaiton Officianls - AASHTO 1986 27. Guide for Design and Construction of New Jointet Plain Concrete Pavements (JPCPs). Divisuon of Design- office of Pavement Design and Analysis Branch- 2008 28. American Association of State Highway and Trancportation Officials (AASHTO) 29. American Concrete Pavement Association. Concrete Information - Design and Construction of Joints for Concrete Streets 30. Eri Susanto Hariyady, Kharisma Putri Aurum, Bambang S. Subagio. Theoretical Study of Bonding Condition at the Interface between Asphalt Pavement Layers 31. Muslich, Sutanto (2010) Assessment of bond between asphalt layers. PhD thesis, University of Nottingham 32. Johan Söderqvis- Design of Concrete Pavements – Design Criteria for Plain and Lean Concrete 33. Concrete Paving Technology- Concrete Intersection: Guide for Design and Construction 34. IRC 58-2002. Guidelines for the Design of Plain Joited Rigid Pavements for Highways 35. American Association of State Highway and Transportation Officials. Executive committee 2007/2008- Mechanistic-empirical pavement design guide (MEPDG) 36. American Concrete Pavement Association- Where do I need to use isolation or expansion joints in concrete pavement 37. Federal Hihway Administration : Technical Advisory Subject - Concrete Pavement Joints -January 2019 38. J. M. Gregory – The omission of expansion joints from concrete pavements: Summary of experience and recommendations 39. ACI-224.3R-95/2011- Joints in Concrete Construction- Grant T.Hallvorsen 40. Division of Design Office of Pavement Design Pavement Design & Analysis Branch Guide for Design and Construction of New Jointed Plain Concrete Pavements (JPCPs) 146 41. Rajib B. Mallick and Tahar El-Korchi. Pavement Engineering Principles and Practice Second Edition 42. Xi Luo. Dynamic response of overlay pavement due to moving load-2016 43. ACI 330R-08. Guide for the Design and Construction of Concrerte pavements. Reported by ACI Comitete 330 44. Devinder Kamar Yadav- Aircraft - Runway Interaction and an Insight into Evolving Civil Aviation Regulations. 2013 45. Mechanistic empirical pavement design guide. A manual of practice American Association of State Highway and Transportation Officials (2015) 46. Brian Killingsworth. Concrete Jointing and Details: Thickness is Only the Start 47. Guide for the Mechanistic-Empirical Design of New and Rehabilitated Pavement Structures. 2003 48. ME- Pavement Design Manual – Colorado Deparment of Transportation 2018 49. Pavement Project- Hadeel AL-Rasheed- 2001 50. Animesh Das- Analysis of Pavement Sructures. CRC Press. 51. Sanjeev Kuma Suman and Sunita Kumari. Analysis of Rigid Pavement Built With Multi-Layer Concrete Slabs Resting on Pasternak Foundation. 2017. 52. Руководство по проектированию конструкций аэродромных покрытий. Министерство транспорта российской федерации- М. 2004 53. СП 121.13330.2012 - Строитеьные нормы и правила- Аэродромы. М 2012 54. Родоский Б.С. - Цементобетонные покрытия в СЩА 55. ВСН 197 - 91 - Проектирование жестких дорожных одежд- М 1992 56. Руководство по проектированию Аэродромов. Doc 9157-AN/901 57. Смирнов А.В. Расчет дорожных конструкций автомагистралей на прочность и выносливость. Омск 2012 58. Кульчицки В.А. Аэродромые покрытия. Современный взгляд. М 2002 59. Строитеьные нормы и правила- Аэродромы - СНиП 2.-5.08.85 60. Строитеьные нормы и правила- Аэродромы - СНиП 32.-03-96 61. Горб Александр Михайлович- Совершенствование аналитических методов расчёта конструкций промышленных полов из цементобетона, расположенных на упругом грунтовом основании в случае использования модели местных упругих деформаций 62. Левицкий Е.Ф. Бетонные покрытия автомобильеых дорог 63. В.А. Сабуренкова, А.П. Степущинн. Методы расчета конструкций аэродромых покрытий-2015 64. N0 OC 1066. Методические Рекомендации по Проектирование жестких дорожных одежд- М 2004 (Взамен BCH 197-91) 65. Глущков Г.И. Повыщение Научно-техническиого уровня Пооектирования покрытий Аэродромов. М 1999 147 66. Горецкий Л.И. Теория и расчета цементобетоных покрытий на температурные воздействия. М.1985 67. Глущков Г.И. Жеские покрытия аэродромов и автомобильных дорог.М 1994. 68. Горецкий Л.И. Эсплуатация Аэродромов. М 1986 69. Тоцкий О.Н. Соверщенствование расчетной модели многослойных покрытий аэродромов. Сборник научных трудов- М1983. 70. Синицын А.П. Расчет балок и плит на упругом основании за презелом упругости. М 1984. 71. Глущков Г.И Изыскания и проектирование аэродромов, М., 1981. 72. Тимощенко С.П. Плита и оболочки. М. Наука 1979. 73. СП 121.13330.2012 - нормы проектирования и распространяется на вновь строящиеся, расширяемые и реконструируемые сооружения аэродромов. M 2012. 74. Родоский Б.С. (Internet Laboratories, Inc., США) - Цементобетонные покрытия в СЩА. 75. Методические рекомендации по проектированию жестских дорожных одежд. OMCK 2008. 76. Кульчицкий В.А.Макагонов В.А. Аэродромные покрытия современный взгляд. М 2002. 77. RDO Asphalt 09- Richtlinien Fuer Die Rechnerrische Dimensionierung Des Oberbaus Von Verkehrsflaechen Mit Asphaltdeckschicht. FGSV-2009. 78. .Specifications for Dign of Highway Cement Concrete Pavement. JTG D40-2011.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_danh_gia_mot_so_yeu_to_anh_huong_den_chat.pdf
- 02-Tom tat(TV).pdf
- 03- tom tat TA.pdf
- 04. Thông tin đóng góp của LA TV.doc
- 05. Thông tin đóng góp của luận án TA.docx