Luận án Nghiên cứu chân vịt hai bước để nâng cao hiệu suất làm việc của tàu đánh cá

1. Tính cấp thiết của luận án

Nói đến chân vịt trang bị cho tàu thủy nói chung và đội tàu cá đánh bắt xa bờ

nói riêng của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới thường sử dụng hai loại là: chân

vịt có bước cố định và chân vịt biến bước, hai loại chân vịt này có một số nét nổi

bật như sau:

 Chân vịt cố định có cấu tạo gồm có các cánh gắn cứng trên bầu, trong quá trình

hoạt động không thay đổi được bước cánh, giá thành, quy trình bảo dưỡng vận hành

phù hợp và chủ động chế tạo trong nước;

 Chân vịt biến bước có cấu tạo gồm các cánh được chế tạo rời liên kết với bầu

chân vịt thông qua đĩa xoay gắn liền với đế cánh và bầu chân vịt. Trong quá trình

hoạt động chân vịt có thể thay đổi được bước cánh để phù hợp với tải của chế độ

khai thác, tiết kiệm nhiên liệu, cải thiện hiệu suất ở các chế độ khai thác không phải

là chế độ khai thác tối ưu. Tuy nhiên chi phí đầu tư lớn, quy trình bảo dưỡng, vận

hành phức tạp, đòi hỏi đội ngũ chuyên môn cao, chưa chủ động chế tạo trong nước.

Trên thế giới, với điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đội

tàu đánh bắt xa bờ của họ chủ yếu được trang bị loại chân vịt biến bước có hiệu quả

khai thác cao hơn nhiều so với chân vịt có bước cố định trang bị trên đội tàu cá

đánh bắt xa bờ của nước ta hiện nay.

Mặt khác, xuất phát từ điều kiện tài chính của hộ dân, các doanh nghiệp vừa

và nhỏ trong nước, với giá thành của một chân vịt biến bước rất cao và khó khăn

hơn nữa là đội ngũ kỹ thuật có đủ trình độ chuyên môn đảm bảo duy trì chế độ bảo

dưỡng và sửa chữa thường xuyên. Vì vậy, trong tương lai gần, việc trang bị chân vịt

biến bước cho tàu cá đánh bắt xa bờ ở nước ta là chưa khả thi.

Xuất phát từ thực tiễn trên, NCS và tập thể Thầy hướng dẫn đề xuất ý tưởng

mẫu ‘Chân vịt hai bước’ có thể thay đổi bước hay góc đặt cánh ở hai chế độ hoạt

động chính của tàu cá đánh bắt xa bờ với đặc tính hoạt động tại hai chế độ như sau:

 Chế độ hoạt động thứ nhất: Chạy không tải ra khơi, chạy tìm luồng cá hay khu

vực khai thác và chạy đầy hàng lúc về cảng;

 Chế độ hoạt động thứ hai: Vừa chạy vừa khai thác hải sản.

Do chân vịt có bước cố định trang bị cho tàu cá đánh bắt xa bờ chỉ đạt hiệu

suất cao tại một chế độ khai thác đã được tính toán thiết kế ban đầu là chế độ kéo

lưới với vận tốc khai thác nhỏ, tải trọng lớn, còn chế độ chạy tự do với vận tốc lớn

thì hiệu suất rất thấp. Vì vậy với giải pháp chân vịt hai bước sẽ khắc phục được hiện

tượng hiệu suất thấp tại chế độ chạy tự do nghĩa là giải pháp chân vịt hai bước sẽ

cho phép tối ưu hiệu suất cho cả hai chế độ khai thác là chế độ kéo lưới và chế độ

chạy tự do. Với hiệu suất tối ưu cho cả hai chế độ hoạt động giải pháp chân vịt haixiv

bước sẽ giúp tiết kiệm được nhiên liệu cho mỗi chuyến đi biển, giảm được lượng

phát thải gây ô nhiễm môi trường.

Sản phẩm “chân vịt hai bước” hoàn toàn có thể mở rộng cho nhiều loại tàu

khác nhau có đặc điểm về chế độ khai thác tương đồng, điển hình là tàu dịch vụ có

chế độ khai thác là di chuyển không tải tiếp cận mục tiêu và chạy toàn tải khi thực

hiện nhiệm vụ như tàu kéo, tàu lai dắt;

Một lợi ích nổi bật khác khi sử dụng chân vịt hai bước là tính cơ động cao hơn

trong quá trình điều động cụ thể như sau: Tăng tốc tránh vùng nguy cơ bão lớn;

nhanh chóng tiếp cận nguồn cá khi có tín hiệu; về cảng kịp thời gian giao hàng hay

đảm bảo chất lượng hải sản

Điều này khẳng định: Đối với mỗi tàu cá đánh bắt xa bờ được trang bị chân vịt

hai bước sẽ giảm lượng tiêu hao nhiên liệu đáng kể cho mỗi chuyến ra khơi (dự kiến

tiết kiệm được tối thiểu là 5% tổng lượng nhiên liệu tiêu hao cho mỗi chuyến đi

biển), cơ động hơn trong điều động và giảm phát thải ô nhiễm môi trường. Với số

lượng đội tàu cá đánh bắt xa bờ nhiều và càng ngày càng tăng như hiện nay thì hiệu

quả kinh tế mang lại rất lớn, theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 07/06/2018 thì

trung bình hàng năm năng lực khai thác hải sản xa bờ tăng lên thông qua số lượng

tàu có công suất lớn hơn 90CV tăng 4,86%/năm. Vì vậy, sản phẩm chân vịt hai

bước sẽ mang lại hiệu quả đáng kể cho xã hội và có tiềm năng phát triển sản phẩm

rộng rãi trên thị trường Việt Nam.

2. Mục tiêu của luận án

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm để đưa ra được giải pháp nâng cao hiệu

suất, cải thiện khả năng điều động, và tiết kiệm nhiên liệu cho tàu cá đánh bắt xa bờ

sử dụng lưới kéo có công suất máy 155CV.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống đẩy dạng chân vịt được trang bị

trên đội tàu cá sử dụng lưới kéo đánh bắt xa bờ của Việt Nam công suất máy

155CV.

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu tính toán hiệu suất của hai hệ thống chân vịt là ‘Chân vịt có bước

cố định’ và ‘Chân vịt hai bước’ cho hai chế độ kéo lưới và chế độ chạy tự do trang

bị trên tàu cá có công suất máy 155CV.

pdf 177 trang chauphong 16/08/2022 11040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu chân vịt hai bước để nâng cao hiệu suất làm việc của tàu đánh cá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu chân vịt hai bước để nâng cao hiệu suất làm việc của tàu đánh cá

Luận án Nghiên cứu chân vịt hai bước để nâng cao hiệu suất làm việc của tàu đánh cá
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN CHÍ CÔNG
NGHIÊN CỨU CHÂN VỊT HAI BƯỚC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU SUẤT LÀM
VIỆC CỦA TÀU ĐÁNH CÁ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Hà Nội – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
NGUYỄN CHÍ CÔNG 
NGHIÊN CỨU CHÂN VỊT HAI BƯỚC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU SUẤT LÀM 
VIỆC CỦA TÀU ĐÁNH CÁ 
Ngành: Kỹ thuật Cơ khí Động lực 
Mã số:9520116 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 1. PGS. TS. Lương Ngọc Lợi 
 2. PGS. TS. Ngô Văn Hệ 
Hà Nội - 2021
iLỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những nội dung trong luận án tiến sỹ “Nghiên cứu
chân vịt hai bước để nâng cao hiệu suất làm việc của tàu đánh cá” đều do tôi tự
thực hiện dưới sự hướng dẫn chính của PGS.TS Lương Ngọc Lợi và PGS. TS Ngô
Văn Hệ. Các kết quả tính toán, số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng
được tác giả khác công bố.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021
Tập thể giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh
CBHD1: PGS. TS Lương Ngọc Lợi
Nguyễn Chí CôngCBHD2: PGS. TS Ngô Văn Hệ
ii 
LỜI CÁM ƠN 
Luận án tiến sỹ của tôi – Nguyễn Chí Công, chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí 
Động Lực ‘Nghiên cứu chân vịt hai bước để nâng cao hiệu suất làm việc của tàu 
đánh cá’ đã hoàn thành trong thời gian quy định bốn năm và đạt được các kết quả 
đề ra. Nội dung thực hiện luận án đã giúp tôi nâng cao khả năng tự nghiên cứu trong 
quá trình ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật. 
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lương Ngọc Lợi và PGS.TS. Ngô Văn 
Hệ, người hướng dẫn trực tiếp cho tôi hoàn thành các nội dung của luận án. Những 
lời khuyên, hướng dẫn bổ ích của các Thầy đã định hướng và giúp tôi tiếp cận tốt 
hơn với lĩnh vực tàu thuỷ quan trọng này. 
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô Viện Cơ Khí Động Lực, các bộ môn thuộc Viện 
Cơ Khí Động Lực, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, các Thầy, Cô Viện Cơ Khí 
Trường đại học Hàng Hải Việt Nam đã tạo điều kiện về thời gian và đóng góp ý 
kiến cho tôi hoàn thành tốt luận án của mình. Tôi xin cảm ơn bố mẹ, người vợ và 
các con thân yêu đã luôn luôn động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. 
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021 
 Nghiên cứu sinh 
Nguyễn Chí Công 
iii 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................. vi 
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ix 
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ.............................................................................x 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. xiii 
1. Tính cấp thiết của luận án ................................................................................ xiii 
2. Mục tiêu của luận án .........................................................................................xiv 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................xiv 
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................xiv 
5. Những đóng góp của luận án .............................................................................. xv 
6. Phương pháp nghiên cứu của luận án ................................................................. xv 
7. Bố cục của luận án ............................................................................................xvi 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC VÀ CHÂN VỊT TÀU 
CÁ ...........................................................................................................................1 
1.1. Tổng quan về hệ thống động lực và chân vịt tàu cá ...........................................1 
1.1.1. Giới thiệu chung về đội tàu cá đánh bắt xa bờ tại Việt Nam ...........................1 
1.1.2. Đặc điểm hệ thống động lực ...........................................................................2 
1.1.3. Đặc điểm hoạt động .......................................................................................4 
1.2. Đặc điểm hệ thống đẩy tàu cá............................................................................5 
1.3. Tình hình nghiên cứu và một số giải pháp nâng cao hiệu suất chân vịt trong và 
ngoài nước ...............................................................................................................7 
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................7 
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................9 
1.3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu suất chân vịt ............................................... 10 
1.4. Đề xuất giải pháp chân vịt hai bước ................................................................ 17 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 20 
2.1. Cơ sở lý thuyết dòng chảy bao quanh profile cánh .......................................... 20 
2.2. Mối quan hệ giữa tỷ số bước và hiệu suất chân vịt ......................................... 21 
2.3. Quan hệ máy chính, vỏ tàu, chân vịt................................................................ 23 
2.4. Nghiên cứu phương pháp tính, và kiểm tra độ chính xác phương pháp mô 
phỏng số chân vịt tàu thủy ..................................................................................... 25 
iv 
2.4.1. Các phương trình cơ bản trong tính toán mô phỏng dòng chảy không nén 
được ...................................................................................................................... 25 
2.4.2. Phương trình Navier-Stokes viết dưới dạng trung bình Renolds cho dòng chảy 
một pha .................................................................................................................. 26 
2.4.3. Mô hình rối RNG k - ε ................................................................................. 27 
2.4.4. Kiểm chứng phương pháp tính toán mô phỏng ............................................. 28 
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG SỐ ............................... 35 
3.1. Lựa chọn phương pháp tính toán thiết kế cánh chân vịt ................................... 35 
3.1.1. Phương pháp tính toán thiết kế mới dựa trên lý thuyết xoáy ......................... 35 
3.1.2. Phương pháp tính toán thiết kế theo seri mẫu ............................................... 35 
3.2. Tính toán thiết kế chân vịt ............................................................................... 35 
3.2.1. Các thông số của tàu khảo sát ....................................................................... 36 
3.2.2. Tính toán thiết kế cánh chân vịt .................................................................... 36 
3.2.3. Tính toán thiết kế bầu ................................................................................... 38 
3.2.4. Xác định tỷ số bước H/D cho chế độ hoạt động thứ hai ................................ 39 
3.3. Tính toán mô phỏng số .................................................................................... 40 
3.3.1. Các trường hợp tính toán mô phỏng ............................................................. 40 
3.3.2. Xây dựng mô hình và miền không gian tính toán ......................................... 41 
3.3.3. Chia lưới, và điều kiện biên.......................................................................... 42 
3.4. Kết quả và phân tích kết quả ........................................................................... 45 
3.4.1. Kết quả tính toán mô phỏng ......................................................................... 45 
3.4.2. Ảnh hưởng của tỷ số bước............................................................................ 48 
3.4.3. Tỷ số bước phù hợp ở chế độ chạy tự do của chân vịt hai bước .................... 52 
3.4.4. Đặc tính thuỷ động lực học chân vịt ............................................................. 53 
3.4.5. Lực tác động lên cánh chân vịt ..................................................................... 57 
3.4.6. Tương tác chân vịt hai bước - bánh lái ......................................................... 60 
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CHÂN VỊT HAI BƯỚC ............. 69 
4.1. Giới thiệu chung về thực nghiệm chân vịt ....................................................... 69 
4.1.1. Thực nghiệm mặt thoáng .............................................................................. 69 
4.1.2. Thực nghiệm thiết bị đẩy.............................................................................. 70 
4.1.3. Thực nghiệm xâm thực ................................................................................ 73 
v 
4.2. Phương án thực nghiệm chân vịt hai bước ....................................................... 75 
4.2.1. Phương án và giới hạn nghiên cứu thực nghiệm ........................................... 75 
4.2.2. Đối tượng nghiên cứu thực nghiệm .............................................................. 77 
4.3. Chế tạo hệ thống chân vịt ................................................................................ 78 
4.4. Các bước và thiết bị nghiên cứu thực nghiệm .................................................. 81 
4.4.1. Các bước nghiên cứu thực nghiệm ............................................................... 81 
4.4.2. Thiết bị nghiên cứu thực nghiệm .................................................................. 81 
4.5. Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm ..................................... 83 
4.5.1. Kết quả đo thực nghiệm ............................................................................... 83 
4.5.2. Phân tích và xử lý kết quả đo ....................................................................... 84 
4.5.3. Tính toán và so sánh các thông số đặc tính ................................................... 84 
4.5.4. So sánh kết quả thực nghiệm với tính toán mô phỏng số .............................. 88 
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 91 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ....... 92 
TÀI LIỆU THAMKHẢO ...................................................................................... 94 
vi 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 
Các ký hiệu viết tắt bằng chữ La tinh 
Stt Ký hiệu Đơn vị Ý nghĩa 
1 A N 
Lực thuỷ động tác dụng lên profile cánh theo phương dây 
cung profile 
2 Ae Tỷ số mặt đĩa của chân vịt 
3 bmax mm Chiều rộng lớn nhất của cánh chân vịt 
4 c mm Chiều dài dây cung profile cánh 
5 cl Hệ số lực nâng của profile 
6 cD Hệ số lực cản của profile 
7 CV Đơn vị công suất tính bằng sức ngựa 
8 D m, N 
Đường kính ngoài chân vịt, lực cản tác động lên profile 
cánh 
9 Dotp m Đường kính chân vịt tối ưu 
10 db Tỷ số bầu chân vịt 
11 Db m Đường kính bầu chân vịt 
12 Ddx mm Đường kính đĩa xoay cánh chân vịt 
13 DNS Phương pháp tính toán, mô phỏ ... chân vịt hai bước. 
 40 
Tương tự như cánh chân vịt thân bầu cũng được đúc phôi sau đó gia công tinh 
trên máy CNC 3 trục. Các thông số của dao cắt và quy trình gia công bầu chân vịt 
Bảng 0.23. 
Bảng 0.23.Các nguyên công, dao cắt, và chế độ gia công thân bầu chân vịt 
Tên nguyên 
công 
Công việc thực hiện Thông số dao cắt 
Nguyên công 1 
Phay mặt đầu bầu chân vịt D = 100 (mm) 
B = 39 (mm) 
d(H7) = 32 (mm) 
Số răng: 10 
Nguyên công 2 
Phay mặt E, B Đường kính dao d = 14 mm 
Chiều dài tổng cộng 111 mm 
Chiều dài phần có lưỡi cắt: l = 26 
mm 
Số răng Z = 3 răng 
Khoan 6 lỗ M12x1,75 Đường kính d: 15 mm 
Chiều dài L: 20÷131 mm 
Chiều dài phần làm việc: 3÷60 
mm 
Taro 6 lỗ M12x1,75 Đường kính: 12 mm 
Bước ren: 1.75 mm 
Chiều dài dao: 72 mm 
Chiều dài phần làm việc: 22 mm 
Nguyên công 3 
Phay mặt A Đường kính dao d = 14 mm 
Chiều dài tổng cộng 111 mm 
Chiều dài phần có lưỡi cắt: l = 26 
mm 
Số răng Z = 3 răng 
Khoan 4 lỗ ren M10x1.5 Đường kính: 8.5 mm 
Chiều dài: 20÷131 mm 
Chiều dài phần làm việc: 3÷60 
mm 
Taro 4 lỗ ren M10x1.5 Đường kính: 10 mm 
Bước ren: 1.5 
Chiều dài dao: 72 mm 
Chiều dài phần làm việc: 22 mm 
Nguyên công 4 
Phay 3 lỗ Ф172 và 3 lỗ 
Ф194 
Đường kính dao d = 14 mm 
Chiều dài tổng cộng 111 mm 
Chiều dài phần có lưỡi cắt: l = 26 
mm 
Số răng Z = 3 răng 
 41 
Dưới đây là một số hình ảnh, phôi và quá trình gia công thân bầu chân vịt 
Hình 0.59. Quá trình gá lắp thân bầu chân vịt trên máy CNC. 
Hình 0.60. Thân bầu sau khi hoàn thiện. 
3.4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chân vịt có bước cố định 
Bảng 0.24. Các thông số trên trục chân vịt có bước cố định tại chế độ kéo lưới 
Stt n (rpm) Q (kN.m) T(kN) PQ 
(kW) 
V (Knot) 
1 630 1,118 11,4 73,76 5,15 
2 628 1,138 11,4 74,84 5,05 
3 630 1,116 11,2 73,63 5,14 
4 629 1,143 11,4 75,17 5,06 
5 628 1,141 11,5 75,04 5,13 
6 630 1,118 11,1 73,76 5,07 
7 629 1,113 11,4 73,43 5,15 
8 630 1,114 11,4 73,49 5,05 
9 628 1,116 11,2 73,39 5,14 
 42 
10 630 1,141 11,2 75,28 5,06 
11 628 1,118 11,4 73,52 5,13 
12 628 1,143 11,5 75,17 5,07 
13 630 1,142 11,1 75,34 5,06 
14 629 1,118 11,4 73,76 5,12 
15 630 1,113 11,4 73,43 5,07 
16 628 1,118 11,2 73,52 5,12 
17 630 1,113 11,2 73,43 5,05 
18 628 1,118 11,4 73,52 5,14 
19 629 1,118 11,5 73,76 5,08 
20 630 1,113 11,1 73,43 5,13 
Bảng 0.25. Các thông số trên trục chân vịt có bước cố định tại chế độ chạy tự 
do 
Stt n (rpm) Q (kN.m) T(kN) PQ (kW) V (Knot) 
1 630 0,92 8,2 60,70 7,18 
2 628 0,94 8,2 61,82 7,08 
3 628 0,918 8 60,37 7,17 
4 630 0,945 8,2 62,34 7,09 
5 628 0,943 8,3 62,02 7,16 
6 629 0,92 7,9 60,70 7,1 
7 630 0,915 8,2 60,37 7,18 
8 628 0,916 8,2 60,24 7,08 
9 630 0,918 8 60,56 7,17 
10 628 0,943 8 62,02 7,09 
11 630 0,92 8,2 60,70 7,16 
12 629 0,945 8,3 62,34 7,1 
13 628 0,944 7,9 62,08 7,09 
14 628 0,92 8,2 60,50 7,15 
15 630 0,915 8,2 60,37 7,1 
16 629 0,92 8 60,50 7,15 
17 630 0,915 8 60,37 7,08 
18 628 0,92 8,2 60,50 7,17 
19 630 0,92 8,3 60,70 7,11 
20 629 0,915 7,9 60,37 7,16 
Bảng 0.26. Lượng tiêu hao nhiên liệu theo thời gian của chân vịt có bước cố định ở 
chế độ chạy tự do 
Stt Thời gian (phút) Lượng nhiên liệu tiêu hao (lít) 
1 00:15:00 498,49 
2 00:20:00 497,75 
3 00:25:00 496,98 
4 00:30:00 496,21 
5 00:35:00 495,45 
 43 
6 00:40:00 494,69 
7 00:45:00 493,95 
8 00:50:00 493,21 
9 00:55:00 492,48 
10 00:60:00 491,72 
11 01:05:00 490,97 
12 01:10:00 490,23 
13 01:15:00 489,49 
14 01:20:00 488,74 
15 01:25:00 487,98 
16 01:30:00 487,22 
17 01:35:00 486,44 
18 01:40:00 485,7 
19 01:45:00 484,93 
20 01:50:00 484,19 
Bảng 0.27. Lượng tiêu hao nhiên liệu theo thời gian của chân vịt có bước cố định ở 
chế độ kéo lưới 
Stt Thời gian (phút) Lượng nhiên liệu tiêu hao (lít) 
1 00:15:00 498,16 
2 00:20:00 497,27 
3 00:25:00 496,31 
4 00:30:00 495,42 
5 00:35:00 494,49 
6 00:40:00 493,59 
7 00:45:00 492,66 
8 00:50:00 491,75 
9 00:55:00 490,80 
10 00:60:00 489,91 
11 01:05:00 488,97 
12 01:10:00 488,06 
13 01:15:00 487,12 
14 01:20:00 486,24 
15 01:25:00 485,31 
16 01:30:00 484,42 
17 01:35:00 483,47 
18 01:40:00 482,58 
19 01:45:00 481,65 
20 01:50:00 480,74 
 44 
3.5. Kết quả thực nghiệm chân vịt hai bước 
Bảng 0.28. Các thông số trên trục chân vịt hai bước tại chế độ kéo lưới H/D = 0,5 
Stt n (rpm) Q (kN.m) T(kN) PQ (kW) V (Knot) 
1 630 1,063 11 70,13 5,15 
2 628 1,083 11 71,22 5,07 
3 628 1,061 10,8 69,78 5,15 
4 629 1,088 11 71,78 5,05 
5 628 1,086 11,1 71,42 5,14 
6 629 1,063 10,7 70,13 5,06 
7 630 1,058 11 69,80 5,13 
8 628 1,059 11 69,64 5,07 
9 628 1,061 10,8 69,78 5,06 
10 630 1,086 10,8 71,65 5,12 
11 628 1,063 11 69,91 5,07 
12 630 1,088 11,1 71,78 5,12 
13 629 1,087 10,7 71,71 5,05 
14 628 1,063 11 69,91 5,14 
15 630 1,058 11 69,80 5,08 
16 628 1,063 10,8 69,91 5,13 
17 630 1,058 10,8 69,80 5,07 
18 630 1,063 11 70,13 5,15 
19 628 1,063 11,1 69,91 5,05 
20 628 1,058 10,7 69,58 5,14 
Bảng 0.29.Các thông số trên trục chân vịt hai bước tại chế độ chạy tự do H/D = 0,6. 
Stt n (rpm) Q (kN.m) T(kN) PQ (kW) V (Knot) 
1 630 1,306 8,4 86,16 11,27 
2 630 1,326 8,4 87,48 11,19 
3 628 1,304 8,2 85,76 11,27 
4 629 1,331 8,4 87,81 11,17 
5 628 1,329 8,5 87,40 11,26 
6 630 1,306 8,1 86,16 11,18 
7 629 1,301 8,4 85,83 11,25 
8 628 1,302 8,4 85,62 11,19 
9 628 1,304 8,2 85,76 11,18 
10 630 1,329 8,2 87,68 11,24 
11 628 1,306 8,4 85,89 11,19 
12 630 1,331 8,5 87,81 11,24 
13 628 1,33 8,1 87,47 11,17 
14 630 1,306 8,4 86,16 11,26 
15 628 1,301 8,4 85,83 11,2 
16 630 1,306 8,2 86,16 11,25 
 45 
17 629 1,301 8,2 85,83 11,19 
18 630 1,306 8,4 86,16 11,27 
19 629 1,306 8,5 86,16 11,17 
20 630 1,301 8,1 85,83 11,26 
Bảng 0.30. Lượng tiêu hao nhiên liệu theo thời gian của chân vịt hai bước ở chế độ 
chạy tự do 
Stt Thời gian Lượng nhiên liệu tiêu hao (lít) 
1 00:15:00 498,74 
2 00:20:00 498,125 
3 00:25:00 497,48 
4 00:30:00 496,875 
5 00:35:00 496,24 
6 00:40:00 495,635 
7 00:45:00 494,99 
8 00:50:00 494,375 
9 00:55:00 493,72 
10 00:60:00 493,115 
11 01:05:00 492,47 
12 01:10:00 491,855 
13 01:15:00 491,2 
14 01:20:00 490,615 
15 01:25:00 489,98 
16 01:30:00 489,375 
17 01:35:00 488,72 
18 01:40:00 488,125 
19 01:45:00 487,48 
20 01:50:00 486,865 
Bảng 0.31. Lượng tiêu hao nhiên liệu theo thời gian của chân vịt hai bước ở chế độ 
kéo lưới 
Stt Thời gian Lượng nhiên liệu tiêu hao (lít) 
1 00:15:00 498,07 
2 00:20:00 497,14 
3 00:25:00 496,14 
4 00:30:00 495,21 
5 00:35:00 494,24 
6 00:40:00 493,30 
7 00:45:00 492,32 
8 00:50:00 491,37 
9 00:55:00 490,38 
10 00:60:00 489,45 
11 01:05:00 488,47 
 46 
12 01:10:00 487,52 
13 01:15:00 486,53 
14 01:20:00 485,61 
15 01:25:00 484,64 
16 01:30:00 483,71 
17 01:35:00 482,72 
18 01:40:00 481,79 
19 01:45:00 480,81 
20 01:50:00 479,86 
3.6. Các hệ số đặc trưng của hai hệ thống chân vịt 
3.6.1. Các hệ số đặc trưng của chân vịt có bước cố định 
Bảng 0.32. Hệ số mô men của chân vịt có bước cố định tại chế độ kéo lưới 
Stt Q (kN.m) V (Knot) Hệ số tiến J Hệ số mô men KQ Hệ số lực đẩy KT 
1 1,118 5,15 0,252 0,0101 0,1037 
2 1,138 5,05 0,248 0,0104 0,1037 
3 1,116 5,14 0,252 0,0101 0,1019 
4 1,143 5,06 0,249 0,0104 0,1037 
5 1,141 5,13 0,252 0,0104 0,1046 
6 1,118 5,07 0,248 0,0101 0,1010 
7 1,113 5,15 0,252 0,0101 0,1037 
8 1,114 5,05 0,247 0,0101 0,1037 
9 1,116 5,14 0,253 0,0102 0,1019 
10 1,141 5,06 0,248 0,0103 0,1019 
11 1,118 5,13 0,252 0,0102 0,1037 
12 1,143 5,07 0,249 0,0104 0,1046 
13 1,142 5,06 0,248 0,0104 0,1010 
14 1,118 5,12 0,251 0,0101 0,1037 
15 1,113 5,07 0,248 0,0101 0,1037 
16 1,118 5,12 0,252 0,0102 0,1019 
17 1,113 5,05 0,247 0,0101 0,1019 
18 1,118 5,14 0,253 0,0102 0,1037 
19 1,118 5,08 0,249 0,0101 0,1046 
20 1,113 5,13 0,251 0,0101 0,1010 
Bảng 0.33. Hệ số mô men của chân vịt có bước cố định tại chế độ chạy tự do 
Stt Q (kN.m) V (Knot) Hệ số tiến J Hệ số mô men KQ Hệ số lực đẩy KT 
1 0,92 7,18 0,3518 0,00834 0,0746 
2 0,94 7,08 0,3480 0,00858 0,0746 
3 0,918 7,17 0,3513 0,00833 0,0728 
4 0,945 7,09 0,3484 0,00863 0,0746 
5 0,943 7,16 0,3519 0,00861 0,0755 
6 0,92 7,1 0,3478 0,00834 0,0719 
7 0,915 7,18 0,3518 0,00830 0,0746 
 47 
8 0,916 7,08 0,3469 0,00831 0,0746 
9 0,918 7,17 0,3524 0,00838 0,0728 
10 0,943 7,09 0,3473 0,00855 0,0728 
11 0,92 7,16 0,3519 0,00840 0,0746 
12 0,945 7,1 0,3489 0,00863 0,0755 
13 0,944 7,09 0,3473 0,00856 0,0719 
14 0,92 7,15 0,3503 0,00834 0,0746 
15 0,915 7,1 0,3478 0,00830 0,0746 
16 0,92 7,15 0,3514 0,00840 0,0728 
17 0,915 7,08 0,3469 0,00830 0,0728 
18 0,92 7,17 0,3524 0,00840 0,0746 
19 0,92 7,11 0,3483 0,00834 0,0755 
20 0,915 7,16 0,3508 0,00830 0,0719 
3.6.2. Các hệ số đặc trưng của chân vịt hai bước 
Bảng 0.34. Hệ số mô men của chân vịt hai bước tại chế độ kéo lưới với H/D = 0,5. 
Stt Q (kN.m) V (Knot) Hệ số tiến J Hệ số mô men KQ Hệ số lực đẩy KT 
1 1,063 5,15 0,252 0,0096 0,1001 
2 1,083 5,07 0,249 0,0099 0,1001 
3 1,061 5,15 0,253 0,0097 0,0983 
4 1,088 5,05 0,247 0,0099 0,1001 
5 1,086 5,14 0,253 0,0099 0,1010 
6 1,063 5,06 0,248 0,0096 0,0974 
7 1,058 5,13 0,251 0,0096 0,1001 
8 1,059 5,07 0,249 0,0097 0,1001 
9 1,061 5,06 0,249 0,0097 0,0983 
10 1,086 5,12 0,251 0,0099 0,0983 
11 1,063 5,07 0,249 0,0097 0,1001 
12 1,088 5,12 0,251 0,0099 0,1010 
13 1,087 5,05 0,247 0,0099 0,0974 
14 1,063 5,14 0,253 0,0097 0,1001 
15 1,058 5,08 0,249 0,0096 0,1001 
16 1,063 5,13 0,252 0,0097 0,0983 
17 1,058 5,07 0,248 0,0096 0,0983 
18 1,063 5,15 0,252 0,0096 0,1001 
19 1,063 5,05 0,248 0,0097 0,1010 
20 1,058 5,14 0,253 0,0097 0,0974 
Bảng 0.35. Hệ số mô men của hệ thống chân vịt hai bước tại chế độ chạy tự do. 
Stt Q (kN.m) V (Knot) Hệ số tiến J Hệ số mô men KQ Hệ số lực đẩy KT 
1 1,306 11,27 0,552 0,0118 0,0837 
2 1,326 11,19 0,550 0,0121 0,0837 
3 1,304 11,27 0,554 0,0119 0,0819 
 48 
4 1,331 11,17 0,547 0,0121 0,0837 
5 1,329 11,26 0,553 0,0121 0,0846 
6 1,306 11,18 0,548 0,0118 0,0810 
7 1,301 11,25 0,551 0,0118 0,0837 
8 1,302 11,19 0,550 0,0119 0,0837 
9 1,304 11,18 0,549 0,0119 0,0819 
10 1,329 11,24 0,551 0,0121 0,0819 
11 1,306 11,19 0,550 0,0119 0,0837 
12 1,331 11,24 0,551 0,0121 0,0846 
13 1,33 11,17 0,547 0,0121 0,0810 
14 1,306 11,26 0,553 0,0119 0,0837 
15 1,301 11,2 0,549 0,0118 0,0837 
16 1,306 11,25 0,553 0,0119 0,0819 
17 1,301 11,19 0,548 0,0118 0,0819 
18 1,306 11,27 0,552 0,0118 0,0837 
19 1,306 11,17 0,549 0,0119 0,0846 
20 1,301 11,26 0,553 0,0119 0,0810 
 49 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
NGUYỄN CHÍ CÔNG 
NGHIÊN CỨU CHÂN VỊT HAI BƯỚC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU SUẤT 
LÀM VIỆC CỦA TÀU ĐÁNH CÁ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 
PHỤ LỤC 4: CÁC GIẤY TỜ KIỂM ĐỊNH 
4.1. Giấy kiểm định vật liệu chế tạo chân vịt 
4.2. Hồ sơ tàu cá nghiên cứu thực nghiệm 
Hà Nội – 2021. 
 50 
4.1. Giấy kiểm định vật liệu chế tạo chân vịt 
 51 
 52 
 53 
4.2. Hồ sơ tàu cá nghiên cứu thực nghiệm 
 54 
 55 
 56 
 57 
 58 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_chan_vit_hai_buoc_de_nang_cao_hieu_suat_l.pdf
  • pdfTHONGTINLATSTA.pdf
  • pdfTHONGTINLATSTV.pdf
  • pdfTOMTATLATS.pdf
  • pdfTRICHYEULATS.pdf