Đề tài Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp

1.1. Các quan niệm về lạm phát

Đối với vấn đề lạm phát có rất nhiều trường phái với nhiều cách tiếp cận khác

nhau và mỗi trường phái đều có những lý luận khác nhau :

1.1.1. Trường phái lưu thông tiền tệ

Theo trường phái lạm phát "lưu thông tiền tệ" (đại diện là Miltơn Priedman) họ

cho rằng lạm phát tiền tệ là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả

hàng hoá tăng lên. Chúng ta đều biết rằng không phải bất cứ số lượng tiền nào

tăng lên trong lưu thông với nhịp điệu nhanh hơn sản xuất cũng đều là lạm phát,

nếu như nhà nước không giảm bớt nội dung vàng hoặc giá trị tượng trưng trong

đồng tiền để bù đắp cho bội chi ngân sách. K.Mazx đã chỉ ra rằng ý nghĩ về lạm

phát của học thuyết này là quá đơn giản. Những người theo học thuyết này đã

dùng logic hình thức để kết hợp một cách máy móc hiện tượng tăng số lượng tiền

với hiện tượng tăng giá để rút ra bản chất kinh tế của lạm phát.

1.1.2. Trường phái cầu kéo

Trường phái lạm phát do cầu kéo mà đại diện là J.Keynes cho rằng. Lạm phát là

"cầu dư thừa tổng quát cho phát hành tiền ra quá mức sản xuất trong thời kỳ toàn

dụng dẫn đến mức giá chung tăng. Chúng ta nhận thức được rằng nói lạm phát là

"cầu dư thừa tổng quát" là không chính xác, vì trong giai đoạn khủng hoảng ở

thời kỳ CNTB phát triển mặc dù có khủng hoảng sản xuất thừa mà không có lạm

phát. Còn ở Việt Nam trong năm 1991 có tình trạng cung lớn hơn cầu mà vẫn có

lạm phát giá cả và lạm phát tiền tệ. Tuy Keynes đã tiến sâu hơn trường phái lạm

phát lưu thông tiền tệ là không lấy hiện tượng bề ngoài, không coi điều kiện của

lạm phát là nguyên nhân của lạm phát nhưng lại mắc sai lầm về mặt logíc là đem

kết quả của lạm phát quy vào bản chất của lạm phát. Khái niệm của Keynes vẫn

chưa nên được đúng bản chất kinh tế - xã hội của lạm phát.

pdf 45 trang chauphong 13320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp

Đề tài Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
1 
Nhận xét của giáo viên 
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 2007-2009: NGUYÊN 
NHÂN VÀ GIẢI PHÁP 
[ T y p e t h e d o c u m e n t s u b t i t l e ] 
TP.H Chí Minh, tháng 06 năm 2011ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT 
KHOA KINH TẾ 
TP.HCM, tháng 06 năm 2011 
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
2 
MỤC LỤC 
Phần 1 : MỞ ĐẦU 
Phần 2 : NỘI DUNG 
Chương 1 : Cơ sở lý luận về lạm phát 
1.1 Các quan niệm về lạm phát....6 
1.1.1 Trường phái lưu thông tiền tệ...6 
1.1.2 Trường phái cầu kéo..6 
1.1.3 Trường phái lạm phát và giá cả ..7 
1.1.4 Trường phái K.Marx.7 
1.2 Phân loại lạm phát.8 
1.2.1 Căn cứ vào định lượng ..8 
1.2.2 Căn cứ vào định tính..9 
1.3 Nguyên nhân lạm phát....10 
1.3.1 Lạm phát do cầu kéo....10 
1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy ....10 
1.3.3 Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục .13 
1.3.4 Các nguyên nhân khác14 
1.4 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế14 
Chương 2: Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009 
2.1 Lạm Phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2009..15 
2.1.1 Diễn biến...17 
 2.2.2 Nguyên nhân.20 
2.2.2.1 Lạm phát tiền tệ..21 
2.2.2.2 Lạm phát cầu kéo22 
2.2.2.3 Lạm phát chi phí đẩy..22 
2.2.2.4 Nguyên nhân khác25 
 2.2.3. Tác động của lạm phát 
2.2.3.1 Tác động đến tình hình kinh tế.25 
2.2.3.2 Tác động đến tình hình xã hội.26 
 2.2.4 Giải pháp 
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
3 
2.2.4.1 Năm 2007 ..27 
2.2.4.2 Năm 2008...29 
2.2.4.3 Năm 2009 ..35 
 2.2.5 Đánh giá các giải pháp 
2.2.5.1 Năm 2007 .39 
2.2.5.2 Năm 2008 ..41 
2.2.5.3 Năm 2009 ..44 
Phần 3 : Kết luận..47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO48 
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
4 
LỜI MỞ ĐẦU 
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt 
Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về tác động của nó đối với 
sự nghiệp phát triển kinh tế. Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình 
độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trong những trở ngại 
lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Lạm phát được coi như là một căn 
bệnh thế kỷ của nền kinh tế thị trường. Đối với nước ta, trong sự nghiệp phát 
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, 
cơ chế mới sẽ là môi trường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng 
hiện đại, chắc lọc thừa kế những thành tựu và khắc phục những tồn tại đã qua. 
Trong đó, lạm pháp nổi lên như là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Vì vậy, việc 
nguyên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát 
là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất 
nước. 
Từ năm 1976 đến nay, Việt Nam trải qua hai giai đoạn phát triển chính được 
đánh dấu bằng mốc khởi đầu đổi mới năm 1986 : nền kinh tế chuyển từ kế hoạch 
hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cả 
hai giai đoạn này, lạm phát luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các 
chính sách và chến lược phát triển, nhất là trong những thời điểm lạm phát dâng 
cao như nửa cuối thập niên 1970 – nửa đầu thập niên 1980 và lại nổi lên từ năm 
2007 cho đến nay. 
Lạm phát ở nước ta giai đoạn 2007 cho đến nay có tác động sâu rộng đến các lĩnh 
vực của đời sống xã hội. Với sự điều hành quản lý của nhà nước đã phần nào 
ngăn chặn, khắc phục nhưng tác động của lạm phát, tình hình ngày càng được ổn 
định. Tuy nhiên, lạm phát vẫn chưa thật sự được đẩy lùi mà còn có nguy cơ quay 
trở lại, diễn biến một cách phức tạp. Vì thế, việc tìm hiểu lạm phát trong thời gian 
qua về nguyên nhân, diễn biến, tác động, giải pháp sẽ giúp ta có một cái nhìn 
tổn quan hơn, đúc kết được kinh ngiệm để xây dựng chiến lược phát triển đất 
nước trong thời gian sắp tới. 
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
5 
PHẦN 2 – NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1.1. Các quan niệm về lạm phát 
 Đối với vấn đề lạm phát có rất nhiều trường phái với nhiều cách tiếp cận khác 
nhau và mỗi trường phái đều có những lý luận khác nhau : 
1.1.1. Trường phái lưu thông tiền tệ 
Theo trường phái lạm phát "lưu thông tiền tệ" (đại diện là Miltơn Priedman) họ 
cho rằng lạm phát tiền tệ là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả 
hàng hoá tăng lên. Chúng ta đều biết rằng không phải bất cứ số lượng tiền nào 
tăng lên trong lưu thông với nhịp điệu nhanh hơn sản xuất cũng đều là lạm phát, 
nếu như nhà nước không giảm bớt nội dung vàng hoặc giá trị tượng trưng trong 
đồng tiền để bù đắp cho bội chi ngân sách. K.Mazx đã chỉ ra rằng ý nghĩ về lạm 
phát của học thuyết này là quá đơn giản. Những người theo học thuyết này đã 
dùng logic hình thức để kết hợp một cách máy móc hiện tượng tăng số lượng tiền 
với hiện tượng tăng giá để rút ra bản chất kinh tế của lạm phát. 
1.1.2. Trường phái cầu kéo 
Trường phái lạm phát do cầu kéo mà đại diện là J.Keynes cho rằng. Lạm phát là 
"cầu dư thừa tổng quát cho phát hành tiền ra quá mức sản xuất trong thời kỳ toàn 
dụng dẫn đến mức giá chung tăng. Chúng ta nhận thức được rằng nói lạm phát là 
"cầu dư thừa tổng quát" là không chính xác, vì trong giai đoạn khủng hoảng ở 
thời kỳ CNTB phát triển mặc dù có khủng hoảng sản xuất thừa mà không có lạm 
phát. Còn ở Việt Nam trong năm 1991 có tình trạng cung lớn hơn cầu mà vẫn có 
lạm phát giá cả và lạm phát tiền tệ. Tuy Keynes đã tiến sâu hơn trường phái lạm 
phát lưu thông tiền tệ là không lấy hiện tượng bề ngoài, không coi điều kiện của 
lạm phát là nguyên nhân của lạm phát nhưng lại mắc sai lầm về mặt logíc là đem 
kết quả của lạm phát quy vào bản chất của lạm phát. Khái niệm của Keynes vẫn 
chưa nên được đúng bản chất kinh tế - xã hội của lạm phát. 
1.1.3. Trường phái lạm phát và giá cả 
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
6 
Trường phái lạm phát giá cả họ cho rằng lạm phát là sự tăng giá. Thực chất lạm 
phát chỉ là một trong nhiều nguyên nhân của tăng giá. Có những thời kỳ giá mà 
không có lạm phát như: thời kỳ "cách mạng giá cả" ở thế kỷ XVI ở châu Âu, thời 
kỳ hưng thịnh của một chu kỳ sản xuất, những năm mất mùa... tăng giá chỉ là hệ 
quả là một tín hiệu dễ thấy của lạm phát nhưng có lúc tăng giá lại trở thành 
nguyên nhân của lạm phát. Lạm phát xảy ra là do tăng nhiều cái chứ không phải 
chỉ đơn thuần do tăng giá. Vì vậy quan điểm của trường phái này đã lẫn lộn giữa 
hiện tượng và bản chất, làm cho người ta dễ ngộ nhận giữa tăng giá và lạm phát. 
 1.1.4. Trường phái K.Marx 
K.Marx đã cho rằng "lạm phát là sự tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông 
những tờ giấy bạc thừa làm cho giá cả (mức giá) tăng vọt và việc phân phối lại 
sản phẩm xã hội giữa các giai cấp trong dân cư có lợi cho giai cấp tư sản. Ở đây 
Marx đã đứng trên góc độ giai cấp để nhìn nhận lạm phát, dẫn tới người ta có thể 
hiểu lạm phát là do nhà nước do giai cấp tư bản, để bóc lột một lần nữa giai cấp 
vô sản. Quan điểm này có thể xếp vào quan điểm lạm phát "lưu thông tiền tệ" 
song định nghĩa này hoàn hảo hơn vì nó đề cấp tới bản chất kinh tế - xã hội của 
lạm phát. Tuy nhiên nó có nhược điểm là cho rằng lạm phát chỉ là phạm trù kinh 
tế của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và chưa nêu được ảnh hưởng của lạm phát 
trên phạm vi quốc tế. 
Trên đây là các quan điểm của các trường phái kinh tế học chính. Nói chung các 
quan điểm đều chưa hoàn chỉnh, nhưng đã nêu được một số mặt của hai thuộc 
tính cơ bản của lạm phát. Bàn lạm phát là vấn đề rộng và để định nghĩa được nó 
đòi hỏi phải có sự đầu tư sâu và kỹ càng. 
Chúng ta có thể dễ chấp nhận quan điểm của trường phái giá cả, (ở nước ta và 
nhiều nước quan niệm này tương đối phổ biến). Sở dĩ như vậy là vì thế kỷ XX là 
thế kỷ lạm phát, lạm phát hầu như diễn ra ở tuyệt đại bộ phận các nước mà sự 
tăng giá lại là tín hiệu nhạy bén, dễ thấy của lạm phát. 
Như vậy chúng ta sẽ hiểu đơn giản là "lạm phát là sự tăng giá kéo dài, là sự thừa 
các đồng tiền trong lưu thông, là việc nhà nước phát hành thêm tiền nhằm bù đắp 
bội chi ngân sách". Hay lạm phát là chính sách đặc biệt nhanh chóng và tối đa 
nhất trong các hình thức phân phối lại giá trị vật chất xã hội mà giai cấp cầm 
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
7 
quyền sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Nhưng nói chung lạm phát là một 
hiện tượng của các nền kinh tế thị trường. 
1.2. Phân loại lạm phát 
1.2.1 Căn cứ vào định lượng 
* Lạm phát vừa phải :Còn gọi là lạm phát một con số ,có tỷ lệ lạm phát dưới 
10% một năm .Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong 
thời kì này nền kinh tế hoạt động một cách bình thường ,đời sống của người lao 
động ổn định .Sự ổn định đó được biểu hiện : Giá cả tăng chậm, lãi xuất tiền gửi 
không cao ,không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn 
Có thể nói đây là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được ,những tác động 
của nó là không đáng kể . 
• Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 
2 con số 1 năm. Ở mức 2 con số thấp:11,12% thì nói chung các tác động 
tiêu cực không đáng kể và nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được. 
Nhưng khi tăng đến hai chữ số cao thì lạm phát sẽ làm cho giá cả chung tăng lên 
nhanh chóng ,gây biến động lớn về kinh tế ,các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc 
này người dân tích trữ hàng hoá ,vàng bạc ,bất động sản và không bao giờ cho 
vay tiền ở mức lãi xuất bình thường .Như vậy lạm phát sẽ làm ảnh hưởng xấu đến 
sản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó không nhỏ .Bên cạnh đó 
lạm phát phi mã còn là mối đe doạ đối với sự ổn định của nền kinh tế 
• Siêu lạm phát: 3 con số một năm xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với 
tốc độ rất nhanh, tỷ lệ lạm phát cao. Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa 
lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ 
tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền luơng thực tế 
của người lao động bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin 
không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động sản 
xuất kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn, mất phương hướng. Tóm lại, 
siêu lạm phát làm cho đời sống và nền kinh tế suy sụp một cách nhanh 
chóng. Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít xảy ra . 
1.2.2 Căn cứ vào định tính 
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
8 
• Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng . 
- Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, 
tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó 
không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và dến nền 
kinh tế nói chung. 
- Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao 
động. Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra. 
• Lạm phát dự đoá ...  phần dự trữ cất kho vào 
những lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay chứng khoán; cho vay kinh doanh bất 
động sảnvới lãi suất cao nhằm bù đắp cho số vốn huy động lãi suất cao đang 
phải để dự trữ trong kho hoặc mua trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp. Kết quả 
là, nguy cơ các ngân hàng thương mại bị mất vốn, thua lỗ đang ngày càng hiện 
hữu; tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng lún sâu với khó khăn 
chồng chất. 
Biện pháp thứ hai của chính phủ đó là cắt giảm đầu tư công, giảm bớt tỉ lệ thâm 
hụt ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các công tình yêu nhà 
nước. Trước năm 2007-2008, tức là trước khi có lạm phát phi mã, tình hình chi 
tiêu công và đầu tư nhà nước ở Việt Nam thực sự có nhiều vấn đề cụ thể như hiệu 
quả đầu tư kém, tính minh bạch thấp, năng lực phân bổ đầu tư yếu, kém hiệu quả 
hoạt độngĐiều này không những là sự lãng phí lớn nguồn tiền ngân sách mà 
còn là nguyên nhân dẫn tới lạm phát. Về biện pháp này, chúng tôi nhận thấy đã 
phát huy hiệu quả khá tốt. Đánh giá tổng kết năm 2008, dù nhiều bất lợi từ nền 
kinh tế thế giới nhưng ngân sách nhà nước vẫn đứng vững và bội chi trong phạm 
vi an toàn- ông Vũ Văn Ninh, bộ trưởng tài chính cho hay. Bên cạnh đó, việc Nhà 
nước đưa ra chính sách này cũng tạo tâm lí tốt trong dân chúng, khi mà xưa nay 
dân chúng đều tin rằng ngân sách nhà nước đã bị sử dụng hết sức lãng phí. 
Về việc tăng cường sản xuất, đảm bảo cung cầu hàng hoá thực sự chưa đem lại 
hiệu quả nhiều. Có thực trạng này là do biện pháp thắt chặt tiền tệ ở trên đã tác 
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
41 
động rất mạnh tới sức sản xuất của cả nền kinh tế. Các DN tư nhân, đa số là vừa 
và nhỏ, không chịu nổi sức ép của lãi suất cũng như tình hình kinh tế thế giới 
ngày một xấu đi đã phải giảm bớt sản xuất, cắt giảm nhân công. Chính sách này 
chỉ được phát huy với các công ty Nhà nước, nơi mà các biện pháp hành chính 
còn phát huy hiệu quả và họ sử dụng nguồn vốn Nhà nước với lãi suất thấp. Các 
công ty trên cũng đã thực hiện được phần nào qua việc đẩy mạnh sản xuất than, 
điện, dầu thô và một số mặt hàng khác. Bên cạnh đó, việc tăng thuế nhập khẩu 
đối với một loạt các mặt hàng xa xỉ phẩm như oto, hoá mĩ phẩm, điện thoại, trang 
sứccũng đã phần nào cải thiện tình trạng nhập siêu đã lên đến mức báo động, 
giữ cho cán cân thanh toán quốc gia được đảm bảo. 
Các biện pháp còn lại như tiết kiệm, tăng cường công tác quản lí thị trường hay 
mở rộng an sinh xã hội không thuộc về khía cạnh kinh tế nên chúng ta không đề 
cập tới ở đây. 
2.5.3 Năm 2009 
 Năm 2009 chính phủ phải đối mặt với tình trạng suy giảm kinh tế nên chính 
sách kích cầu được thực hiện. Ta thấy một lượng tiền lớn đã được bơm vào thị 
trường để kích thích kinh doanh, tạo nguồn hàng phong phú, nâng cao tiền lương 
của nhân dân, và không tạo áp lực cho lạm phát. Nhưng trong điều kiện ngân 
sách thu hẹp, thâm hụt ngân sách nhà nước dự kiến là 8% GDP, khi lượng tiền 
cung lớn, nếu chính phủ chi tiêu kém hiệu quả thì không những không thúc đẩy 
sản xuất mà còn tăng nguy cơ tăng lạm phát, kéo theo nhiều hậu quả khác như 
tăng bội chi ngân sách, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.... Theo số liệu 
thống kê vào những tháng cuối năm 2009 thì chỉ số CPI tuy chỉ ở mức thấp so 
với cùng kỳ nhưng có xu hướng liên tục đi lên. 
 Chúng ta cũng bàn thêm về gói kích cầu của chính phủ, ta so sánh với các nước 
khác, điều kiện để nhận được vốn kích thích kinh tế rất chặt chẽ, khắt khe và 
được công khai. Vấn đề này tuy được chính phủ Việt Nam quan tâm nhưng vẫn 
chưa đáp ứng được tính chặt chẽ và công khai. Điều này có thể làm cho các giải 
pháp kích thích kinh tế có thể bị chệch mục đích và bị lạm dụng. Chúng ta cũng 
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
42 
cần quan tâm đến dòng lưu chuyển của gói kích cầu này. Ta thấy rằng doanh 
nghiệp khi được hỗ trợ thì không cần dùng ngay một lúc toàn bộ lượng tiền này 
mà họ có thể thực hiện các động tác sau đây: Tạm thời chuyển qua tài khoản tiết 
kiệm có thời hạn để hưởng lãi suất huy động khoảng 8% /năm, tạm trả những 
khoản nợ cũ đã vay với lãi suất cao, tạm đầu tư tài chính, ví dụ như là tham gia 
đầu tư chứng khoán hay thị trường bất động sản, hay họ có thể dùng vào những 
mục đích khác với chính sách hỗ trợ. Điều này có thể tác động xấu đến thị trường 
tài chính và nền kinh tế. Nếu gửi trả lại vào thì đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà 
nước làm chệch hướng chính sách phát triển kinh doanh, không đáp ứng yêu cầu 
giài quyết công ăn việc làm cho nhân dân. Nếu là đảo nợ thì tạm thời lảm giảm 
nợ xấu nhưng có thể xuất hiện những món nợ xấu trong tương lai. Nếu là đầu tư 
vào thị trường chứng khoán hay bất động sản thì sẽ hâm nóng thị trường trong 
một thời gian cho đến kỳ thanh toán. Do đó với một lượng tiền lớn lưu thông vào 
thị trường nều không được sử dụng hợp lý thì sẽ gây ran guy cơ vỡ nợ, hệ thống 
ngân hàng đổ vỡ. 
 Trong thời gian qua khi vốn kích cầu được giải ngân, kích cầu vào đầu tư và 
tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng rất nhanh, lượng tiền lưu thông 
ngoài hệ thống ngân hàng cũng tăng rất nhanh. Đến cuối tháng 5 tốc độ tăng 
trưởng kinh tế tăng 14,01 % so với cuối năm 2008. Trong bối cảnh suy giảm kinh 
tế hiện nay việc tăng trưởng tín dụng và lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng 
với mức độ cao cho thấy người dân bắt đầu tung tiền ra chi tiêu và đầu tư, qua đó 
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trên một khía cạnh khác 
tăng trưởng tín dụng quá nhanh và quá mạnh cũng là một tín hiệu của lạm phát. 
 Những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát năm 2008 vẫn chưa giải quyết triệt 
để, thêm vào đó sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động 
của các doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn lớn. Vì vậy kích cầu đầu tư thông 
qua việc nới lỏng tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, tổng công 
ty mà thiếu sự thẩm định giám sát thì nền kinh tế vẫn có thể trì trệ trong khi đó 
lạm phát bị kích hoạt trở lại. 
 Thâm hụt ngân sách nhà nước gia tăng dẫn đến suy giảm đầu tư tư nhân: với 
mức bội chi dự kiến lên tới 8% GDP (nếu sử dụng tối đã các gói kích cầu) và 80-
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
43 
90% nguồn vốn bù đắp ngân sách chủ yếu từ thị trường vốn trong, mặt bằng lãi 
suất sẽ chịu áp lực của nhu cầu vốn, mà đầu tiên là lãi suất tiền gửi ngân hàng. 
Cho đến tháng 7/2009, các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ vẫn chưa thành 
công do sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường yêu cầu với lãi suất chào thầu của 
trái phiếu Chính phủ nên các khoản vay nợ Chính phủ vẫn chưa có ảnh hưởng 
mạnh đối với thị trường vốn. Tuy vậy, việc các ngân hàng cố gắng huy động vốn 
cho yêu cầu giải ngân gói hỗ trợ lãi suất cũng như mở rộng cho vay tiêu dùng 
đang gây sức ép đối với chính mặt bằng lãi suất tiền gửi, đặc biệt trong 3 tháng 
trở lại đây. Khi mặt bằng lãi suất tiền gửi tăng, giá các khoản vay nợ của Chính 
phủ sẽ trở nên đắt hơn. Tình trạng này tạo nên vòng xoáy tăng lãi suất, dẫn tới 
suy giảm đầu tư tư nhân. Áp lực tăng lãi suất tiền gửi là rất cao khi khối lượng nợ 
công dự tính trong năm 2009 để bù đắp thiếu hụt ngân sách gần 64.000 tỷ đồng . 
Trong đó, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2009 là 36.000 tỷ đồng, 
phần bổ sung cho mục tiêu kích cầu tăng thêm là 20.000 tỷ đồng, phần chuyển 
nguồn trái phiếu Chính phủ từ năm 2008 sang 2009 là 7.700 tỷ đồng. Bên cạnh 
đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu USD 
với giá trị 1 tỷ USD ở thị trường trong nước. Việc không thực hiện được kế 
hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ sau 7 tháng năm 2009 (tỷ lệ trúng thầu là 
2469,7 tỷ đồng/19.000 tỷ đồng chỉ đạt 13%) một phần phản ánh sự thiếu hấp dẫn 
của trái phiếu Chính phủ do lãi suất trúng thầu thấp so với lãi suất đăng ký nhưng 
mặt khác, phản ánh phần nào tình trạng căng thẳng thanh khoản trên thị trường 
vốn hiện nay và cảnh báo sự thiếu hụt nguồn để cân bằng ngân sách. Chính sách 
mở rộng chi tiêu Chính phủ sẽ bị giới hạn ngay từ khâu tìm kiếm nguồn bù đắp. 
 Do đó không chỉ khiến lạm phát có nguy cơ quay trở lại mà việc kích cầu 
không đúng đối tượng có thể khiến cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế có 
thể bị yếu đi, doanh nghiệp nảy sinh tâm lý trông chờ, ỷ lại. Nếu hỗ trợ cả những 
doanh nghiệp không có khả năng phát triển thì lại có nguy cơ làm cho nền kinh tế 
càng xấu thêm. 
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
44 
KẾT LUẬN 
Chính sách về lạm phát luôn có tầm quan trọng hàng đầu trong chính sách kinh tế 
của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu 
chống lạm phát và kiềm chế lạm phát là mục tiêu cơ bản để tăng trưởng và phát 
triển kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa của nước ta 
trong thời gian tới. Phát huy kết quả đạt được trong những năm vừa qua, trong 
thời gian sắp tới cần tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : 
* Chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, chuyển mạnh sang công 
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và liên quan, các ngành dịch vụ công 
nghệ cao và hiện đại. Hạn chế các ngành khai thác tài nguyên quá lớn gây ô 
nhiễm môi trường, các ngành gia công và kinh doanh bất động sản. 
* Quản lý nguồn đầu tư của nhà nước có hiệu quả, đặc biệt là các dự án đầu tư 
phải được thẩm định kỹ, có tham khảo rộng rãi trước khi phê duyệt. Thực hiện tốt 
cân đối thu chi, không để thâm hụt ngân sách cao, điều chỉnh mức chi tiêu công 
hợp lý, tránh thất thoát trong đầu tư, chống tham nhũng, cắt giảm các công trình 
đầu tư kém hiệu quả. 
* Nghiên cứu và đề suất tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp bình ổn giá 
cả thị trường, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Tiếp tục nguyên cứu điều chỉnh mặt 
bằng giá, quan hệ giá sao cho phù hợp với tình hình sản xuất và chi phí sản xuất, 
giữ quan hệ công nông hợp lý, cũng như quan hệ cung cầu và biến động giá cả 
trên thị trường thế giới. 
Lạm phát cũng không phải hoàn toàn xấu mà nó cũng có những ưu điểm. Có 
nghĩa là khi nền kinh tế phát triển có hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng tích 
cực, cơ cấu kinh tế được đổi mới nhanh chóng và đúng hướng thì lạm phát là một 
công cụ để tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái. Vì vậy chúng ta cần phải kiềm 
chế lạm phát ở mức có thể chấp nhận được hay lạm phát cân bằng và có dự tính 
tạo điều kiện trở thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2009: Nguyên nhân và giải pháp 
45 
1. PGS.TS Nguyễn Văn Luân, Giáo trình kinh tế vĩ mô 2 
2. Nguyễn Đại Lai, Một số ý kiến về lạm phát và những giải pháp khắc phục, 
Tạp chí ngân hàng 11/2004 
3. Lạm phát tấn công Việt Nam 2008 
4. Tuấn Vũ, Sáu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, Bộ Công Thương 
2008 
5. PGS.TS Phan Thị Cúc, Diễn biến lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiềm 
chế linh hoạt. 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_tinh_hinh_lam_phat_viet_nam_giai_doan_2007_2009_nguye.pdf