Đề tài Thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm và giải pháp

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Việt Nam đặt mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá vào

năm 2020. Quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam có bối cảnh khác với các nước

Đông Á, cụ thể là Việt Nam phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế và tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và thế giới. Bên cạnh

đó, các nước trong khu vực như Trung Quốc và ASEAN-41 đã đạt

được những kết quả rất đáng ngưỡng mộ trong phát triển kinh tế. Trong bối cảnh

đó, chính sách thương mại quốc tế có một vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ

thực hiện chính sách công nghiệp và các chính sách khác.

Chính sách thương mại quốc tế là thuật ngữ đang được vận dụng trên thực tiễn song

không được sử dụng một cách hệ thống cũng như ở khía cạnh này hay khía cạnh

khác còn có những nội dung và tên gọi khác nhau như chính sách xuất nhập

khẩu, chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, chương trình nâng

cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu

đãi theo CEPT, .

Việt Nam đang ở giai đoạn cuối của quá trình đàm phán gia nhập WTO,

đã là thành viên của ASEAN, APEC, ký kết các hiệp định khung với

Liên minh châu Âu, hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Thực hiện công

nghiệp hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề về tính

minh bạch, chủ động của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là

sự phối hợp giữa Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại,

Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp với các bộ ngành, hiệp hội, doanh

nghiệp và đối tác nước ngoài.

pdf 19 trang chauphong 15921
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm và giải pháp

Đề tài Thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm và giải pháp
2 
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 
Thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập 
kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm và giải pháp 
3 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 
Việt Nam đặt mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá vào 
năm 2020. Quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam có bối cảnh khác với các nước 
Đông Á, cụ thể là Việt Nam phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh 
tế quốc tế và tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và thế giới. Bên cạnh 
đó, các nước trong khu vực như Trung Quốc và ASEAN-41 đã đạt 
được những kết quả rất đáng ngưỡng mộ trong phát triển kinh tế. Trong bối cảnh 
đó, chính sách thương mại quốc tế có một vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ 
thực hiện chính sách công nghiệp và các chính sách khác. 
Chính sách thương mại quốc tế là thuật ngữ đang được vận dụng trên thực tiễn song 
không được sử dụng một cách hệ thống cũng như ở khía cạnh này hay khía cạnh 
khác còn có những nội dung và tên gọi khác nhau như chính sách xuất nhập 
khẩu, chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, chương trình nâng 
cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu 
đãi theo CEPT, ... 
Việt Nam đang ở giai đoạn cuối của quá trình đàm phán gia nhập WTO, 
đã là thành viên của ASEAN, APEC, ký kết các hiệp định khung với 
Liên minh châu Âu, hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Thực hiện công 
nghiệp hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề về tính 
minh bạch, chủ động của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là 
sự phối hợp giữa Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại, 
Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp với các bộ ngành, hiệp hội, doanh 
nghiệp và đối tác nước ngoài. 
1 Các nước ASEAN-4 nêu ra ở đây bao gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines 
4 
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách về thương mại trong quá trình hội 
nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn cần được tiếp tục xem xét như 
việc liên kết doanh nghiệp và Chính phủ trong việc hoàn thiện chính sách 
thương mại quốc tế; cơ sở khoa học và thực tiễn khi đàm phán ASEAN mở 
rộng, ký kết hiệp định song phương; phát huy vai trò của khu vực kinh tế có vốn 
đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện chính sách; và cách thức vận dụng các 
công cụ của chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện 
hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế phải được hoàn thiện 
để vừa phù hợp với các chuẩn mực thương mại quốc tế hiện hành của thế giới, vừa 
phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam. 
Với những lý do nêu trên, việc xem xét chính sách thương mại quốc tế của 
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm vừa có ý nghĩa 
về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, góp phần đưa Việt Nam hội nhập 
thành công và đạt được mục tiêu về cơ bản trở thành quốc gia công 
nghiệp hoá vào năm 2020. 
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 
Chính sách thương mại quốc tế là một thuật ngữ không còn mới trên thế 
giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cung cấp thông tin cập nhật về các 
nội dung của chính sách thương mại quốc tế trên trang web của tổ chức này. Đây 
là một nguồn tài liệu phong phú giúp ích cho việc nghiên cứu chính sách thương 
mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế bởi vì những 
nguyên tắc, quy định của WTO đang và sẽ tác động tới không chỉ các hoạt 
động thương mại quốc tế mà cả các hoạt động kinh tế quốc tế và chính sách 
thương mại quốc tế của các quốc gia. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam vừa mới 
trở thành thành viên của WTO. Các rà soàt về chính sách thương mại quốc tế của 
Việt Nam cũng chưa được đưa vào chương trình làm việc chính thức của Nhóm rà 
soát chính sách thương mại quốc tế của WTO. 
5 
Tại Việt Nam, Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (MUTRAP) thuộc Bộ Thương 
mại, do Cộng đồng Châu Âu tài trợ giúp Việt Nam tiến hành các 
nghiên cứu nhằm hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO và đáp ứng các 
yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về thương mại. Hiện tại, 
dự án này đã bước vào giai đoạn II. Kết quả nghiên cứu ở giai đoạn I bao gồm 
những vấn đề về cắt giảm thuế trong ASEAN và WTO, phát triển công nghiệp 
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập, các nguyên tắc trong khuôn khổ 
hiệp định về dịch vụ của WTO, hỏi đáp về APEC, ASEAN. Các nghiên cứu của 
dự án hiện đang tập trung vào nâng cao năng lực cho cán bộ Việt Nam, thiết lập 
các điểm hỏi đáp về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và các biện 
pháp kiểm dịch (SPS). 
Tuy nhiên, MUTRAP không ưu tiên giải quyết các vấn đề về phối hợp hoàn 
thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh 
tế quốc tế. 
Trung tâm Kinh tế quốc tế của Úc (CIE) thực hiện nghiên cứu về các công 
cụ của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam cũng như các quy định 
về thương mại , chính sách xuất khẩu. Nghiên cứu này [114] hoàn thành năm 
1998. Ngoài ra, tại Việt Nam đã có nhiều công trình, sách tham khảo về hội nhập 
kinh tế quốc tế. Một số công trình tiêu biểu như sách tham khảo “Toàn cầu hoá 
và Hội nhập kinh tế của Việt Nam” do Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại 
giao chủ biên năm 1999, tài liệu bồi dưỡng “Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế 
quốc tế” do Bộ Thương mại thực hiện năm 2004, công trình “Hội nhập kinh tế: Áp 
lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước” 
do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Cơ quan Phát triển Quốc 
tế Thuỵ Điển phối hợp thực hiện vào năm 2003, tài liệu tham khảo “Những vấn 
đề cơ bản về thể chế hội nhập kinh tế quốc tế” do PGS.TS. Nguyễn Như Bình chủ 
biên năm 2004. Các công trình này giới thiệu những vấn đề cốt lõi 
6 
của hội nhập kinh tế quốc tế song không tập trung xem xét việc điều chỉnh 
chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. 
Việc tính toán lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) của Việt Nam được thực hiện ở 
một số công trình như công trình của Mutrap [139], công trình của 
Nguyễn Tiến Trung [152], công trình của Fukase và Martin [109]. Các công 
trình này đều được hoàn thành vào năm 2002. Tuy nhiên, các công trình này chưa 
diễn giải, ứng dụng lợi thế so sánh hiện hữu vào việc hoàn thiện chính sách 
thương mại quốc tế của Việt Nam. 
Đối với các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá, phát triển ngành 
công nghiệp chế tạo là một trong những hoạt động trọng tâm như 
nghiên cứu của Krugman và Obstfeld [50], nghiên cứu của Ohno [58]. Khu vực 
kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem xét dưới nhiều khía cạnh 
trong đó có vai trò của nó đối với hoạt động thương mại quốc tế của các quốc gia 
như các nghiên cứu của Banga [107], Goldberd và Klein vào năm 1997 
[120], Lipsey vào năm 1999 [131], Zhang vào năm 2001 [166], Weiss 
và Jalilian vào năm 2003 [160], Lemi vào năm 2004 [130], Kishor vào năm 2000 
[126], Mortimore vào năm 2003 [137], Krugman và Obstfeld vào năm 1996 
[50], Yilmaz vào năm 2004 [159]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa xem 
xét việc thúc đẩy xuất khẩu thông qua khu vực FDI ở Việt Nam. 
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về xuất khẩu của khu vực FDI đã được thực hiện 
như nghiên cứu của Nguyễn Như Bình và Haughton vào năm 2002 
[111]; nghiên cứu của Mutrap vào năm 2004 [138]; nghiên cứu của Martin và 
cộng sự vào năm 2003 [51]. Ba công trình này đã xem xét sự hiện diện của FDI 
theo ngành và tỷ trọng xuất khẩu của FDI trong các ngành này. Tuy 
nhiên, việc xem xét tăng cường xuất khẩu của khu vực FDI như một nội dung 
7 
của chính sách thương mại quốc tế chưa được thực hiện. 
Một số luận án tiến sỹ cũng đã thực hiện các nghiên cứu về thúc đẩy xuất khẩu hay 
chính sách ngoại thương như luận án tiến sỹ “Những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy 
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước khu vực mậu dịch tự do 
ASEAN (AFTA) trong giai đoạn đến 2010 của Nguyễn Thanh 
Hà thực hiện năm 2003 [47]; luận án tiến sỹ “Tăng trưởng của nền kinh tế Việt 
Nam theo con đường thúc đẩy xuất khẩu: Những điều kiện cần thiết và những giải 
pháp” của Trần Văn Hoè thực hiện năm 2002 [48]; luận án tiến sỹ “Hoàn thiện 
chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 
và hội nhập với khu vực và thế giới” của Từ Thanh Thuỷ thực hiện năm 2003 
[89]. Đặc điểm của các luận án này là hoặc chỉ tập trung vào một khu vực, hoặc 
chỉ xem xét vấn đề thúc đẩy xuất khẩu, hoặc xem xét dưới góc độ chính sách ngoại 
thương chứ chưa hệ thống hoá các nội dung liên quan của chính sách thương mại 
quốc tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 
Tóm lại, hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống chính 
sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vì 
vậy, đề tài được lựa chọn nghiên cứu của luận án là mới và cần thiết cả về phương 
pháp luận và nội dung nghiên cứu. 
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 
Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách hệ thống chính sách thương mại quốc 
tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan 
điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách này ở Việt Nam. Để đạt được mục đích 
này, luận án thực hiện hệ thống hoá các vấn đề lý luận trong 
đó chú trọng việc xây dựng một khung phân tích thống nhất; nghiên cứu thực trạng 
hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam; xem xét kinh 
8 
nghiệm hoàn thiện chính sách này ở một số quốc gia trước khi đề xuất các quan 
điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều 
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 
“Hội nhập quốc tế” có phạm vi rộng lớn hơn “hội nhập kinh tế quốc tế” song đối 
tượng nghiên cứu của luận án là chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam 
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án xem xét chính sách thương 
mại quốc tế của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến nay, ưu tiên 
xem xét giai đoạn từ năm 2001 đến nay. Đây là giai đoạn mà Việt Nam tăng tốc 
hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập về thương mại nói riêng. Luận án 
chỉ tập trung xem xét các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hoá chứ không 
xem xét các vấn đề về thương mại dịch vụ và các khía cạnh liên quan đến thương 
mại của quyền sở hữu trí tuệ. Luận án cũng không tập trung nghiên cứu các 
vấn đề thường được nghiên cứu cùng với chính sách thương mại quốc tế như 
tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã 
hội bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, 
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp. 
Luận án sử dụng các số liệu thống kê phù hợp trong quá trình phân tích và tổng hợp 
thực tiễn vận dụng và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam; 
phân tích và tổng hợp kinh nghiệm quốc tế (Hoa Kỳ, Thái Lan, Malaysia, 
Trung Quốc) trong việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Luận án tổng 
hợp lý luận về ch ... ng mại quốc tế bao 
gồm sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất4 qua biên giới giữa các 
quốc gia [132, tr.4]. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) xem xét thương mại 
quốc tế bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và 
thương mại quyền sở hữu trí tuệ [164]. Các biện pháp đầu tư liên quan đến 
thương mại là một nội dung trong các hiệp định đa biên về thương mại hàng hoá. 
Trong các tài liệu tiếng Anh, khái niệm về chính sách thương mại quốc tế được viết 
ngắn gọn là chính sách thương mại (trade policy). Mạng lưới điện toán của nước 
Anh định nghĩa chính sách thương mại quốc tế là “chính sách của chính phủ nhằm 
kiểm soát hoạt động ngoại thương5”. 
Chính sách thương mại quốc tế là “những chính sách mà các chính phủ 
thông qua về thương mại quốc tế” [50, tr.315]. 
Theo Trung tâm Kinh tế quốc tế của Úc (CIE), hệ thống các chính sách thương 
mại quốc tế có thể được phân chia bao gồm các quy định về thương mại, chính 
sách xuất khẩu, hệ thống thuế và các chính sách hỗ trợ khác [114]. Các quy định 
về thương mại bao gồm hệ thống các quy định liên quan đến thương mại (hệ 
thống pháp quy); hệ thống giấy phép, chính sách đối với doanh nghiệp 
trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kiểm soát doanh nghiệp); 
việc kiểm soát hàng hoá theo các quy định cấm xuất, cấm nhập; kiểm soát khối 
lượng; kiểm soát xuất nhập khẩu theo chuyên ngành (kiểm soát hàng 
hoá). Chính sách xuất nhập khẩu của một nước có thể là khuyến khích 
xuất khẩu hay nhập khẩu và cũng có thể là hạn chế xuất khẩu 
hay nhập khẩu tuỳ theo các giai đoạn và mặt hàng. Để khuyến khích 
xuất 
3  (Từ điển Wikipedia) 
4 Các yếu tố sản xuất ở đây được hiểu là lao động và vốn. 
5 Định nghĩa này có thể xem trực tiếp trên mạng tại www.cogsci.princeton.edu/cgi-bin/webwn 
15 
khẩu, các chính phủ áp dụng các biện pháp như miễn thuế, hoàn thuế, 
tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế 
xuất. Để hạn chế xuất khẩu, các chính phủ có thể áp dụng các lệnh cấm xuất, cấm 
nhập, hệ thống giấy phép, các quy định kiểm soát khối lượng hay quy định về 
cơ quan xuất khẩu và các quy định về thuế đối với xuất khẩu. Các chính sách hỗ 
trợ khác được áp dụng bao gồm khuyến khích khu vực kinh tế 
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các ngành hướng vào xuất khẩu (miễn 
thuế và ưu đãi thuế) hay khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bằng các khoản 
tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, đảm bảo tín dụng xuất khẩu 
và cho phép khấu hao nhanh, hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức xúc tiến thương mại. 
Trong luận án này, chính sách thương mại quốc tế được hiểu là những quy 
định của chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, được thiết 
lập thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) 
tác 
động tới các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động thương mại quốc 
tế được xem xét chủ yếu bao gồm thương mại hàng hoá (và cũng đề cập tới các 
nội dung liên quan đến đầu tư6). 
1.1.2. Nội dung các công cụ của chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện 
hội nhập kinh tế quốc tế 
Phần này sẽ trình bày khái quát hệ thống công cụ của chính sách thương mại quốc 
tế trên bình diện nội dung và mục đích sử dụng. 
Theo Krugman và Obstfeld, các công cụ của chính sách thương mại quốc 
tế có thể được phân chia thành các công cụ thuế quan và phi thuế quan [50]. 
6 Vấn đề thương mại có liên quan đến đầu tư là một vấn đề trong khuôn khổ của WTO. Đối với 
các nước công nghiệp hoá muộn như Việt Nam, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng 
cường xuất khẩu của khu vực này được coi là một biện pháp quan trọng. 
16 
Hệ thống thuế được xem xét thường bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp. Các 
vấn đề được xem xét thường bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu theo dòng 
thuế, mức thuế, cơ cấu tính thuế, thuế theo các ngành, lịch trình cắt giảm thuế 
theo các chương trình hội nhập. Thuế quan trực tiếp là thuế đánh vào hàng 
hoá nhập khẩu hay xuất khẩu. Các loại thuế này bao gồm thuế theo số lượng, thuế 
giá trị và thuế hỗn hợp. Thuế gián tiếp tác động tới thương mại như thuế doanh thu, 
thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. 
Các hàng rào phi thuế quan bao gồm trợ cấp xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, 
hạn chế xuất khẩu tự nguyện, các yêu cầu về nội địa hoá, trợ cấp tín dụng xuất 
khẩu, quy định về mua sắm của chính phủ, các hàng rào hành chính, 
khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất khẩu, khu 
chế xuất, khu công nghiệp, các quy định về chống bán phá giá và 
trợ cấp7. 
Trợ cấp xuất khẩu là khoản tiền trả cho một công ty hay một cá nhân đưa hàng ra 
bán ở nước ngoài. Trợ cấp xuất khẩu có thể theo khối lượng hay theo 
giá trị. 
Hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế trực tiếp số lượng hoặc giá trị một số hàng hoá 
có thể được nhập khẩu. Thông thường những hạn chế này được áp dụng bằng cách 
cấp giấy phép cho một số công ty hay cá nhân. Hạn ngạch có 
tác dụng hạn chế tiêu dùng trong nước giống như thuế song nó không mang 
lại nguồn thu cho chính phủ. Hạn ngạch xuất khẩu thường áp dụng ít hơn hạn ngạch 
nhập khẩu và thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng. 
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biến thể của hạn ngạch nhập khẩu. 
Nó là một hạn ngạch thương mại do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước 
7 Trong khuôn khổ các hiệp định của WTO, các biện pháp phi thuế quan bao gồm các hạn chế 
định lượng; 
hàng rào kỹ thuật; các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời; các biện pháp quản lý về giá; các 
biện pháp 
17 
nhập khẩu. 
Các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá là một quy định đòi hỏi một số bộ phận của hàng 
hoá cuối cùng phải được sản xuất trong nước. Bộ phận này được cụ 
thể hoá dưới dạng các đơn vị vật chất hoặc các điều kiện về giá trị. 
Trợ cấp tín dụng xuất khẩu cũng giống như trợ cấp xuất khẩu nhưng dưới hình thức 
một khoản vay có tính chất trợ cấp dành cho người mua. 
Quy định về mua sắm của chính phủ hay doanh nghiệp có thể hướng việc mua sắm 
trực tiếp vào các hàng hoá được sản xuất trong nước ngay cả khi những hàng hoá 
đó đắt hơn hàng nhập khẩu. 
Các hàng rào hành chính và kỹ thuật là việc các chính phủ sử dụng các điều 
kiện về tiêu chuẩn y tế, kỹ thuật, an toàn và các thủ tục hải quan để tạo nên những 
cản trở thương mại. 
Các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp là các thủ tục, biện pháp áp dụng đối 
với các hàng hoá bị coi là bán phá giá hay trợ cấp. 
Các khu công nghiệp và khu chế xuất tạo điều kiện cho các nhà sản xuất 
vì nó có những ưu đãi như tiền thuê đất, hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, nước, viễn 
thông) hiệu quả và đáng tin cậy, thủ tục hành chính thuận lợi. 
1.2. Nội dung của việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong 
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các nền kinh tế gia nhập, tham gia và 
trở thành một bộ phận trong một tổng thể [14, tr.34]. Trên bình diện quốc gia, biểu 
hiện của hội nhập kinh tế quốc tế là việc một quốc gia gia nhập và tham 
gia vào nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia vào các tổ chức khu vực, 
quốc tế và ký kết các hiệp định kinh tế song phương và đa phương. Quá trình 
liên quan đến đầu tư; các biện pháp quản lý hành chính; các biện pháp mới [14]. 
18 
hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới hoạt động thương mại quốc tế 
theo hướng giảm hay loại bỏ các rào cản thương mại. 
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, khi hoàn thiện chính 
sách thương mại quốc tế, các quốc gia phải tuân thủ những nguyên tắc và quy định 
của các thể chế quốc tế và khu vực, của các hiệp định song phương và 
đa phương đã và sẽ ký kết. Các quốc gia khó có thể đưa ra một chính sách “chỉ 
vì lợi ích của mình” mà không tính đến phản ứng của các quốc gia bạn hàng. Tuỳ 
thuộc vào thể chế và cam kết hội nhập, hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu 
cầu khác nhau khi hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế như những yêu cầu 
về lộ trình và nội dung mở cửa nền kinh tế trong nước và thâm nhập thị trường thế 
giới (việc cắt giảm và điều chỉnh các ưu đãi cho phù hợp với cam kết; thay đổi 
và ban hành mới các luật và bộ luật; hỗ trợ xuất khẩu, nâng cao tính cạnh tranh 
của các doanh nghiệp; phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế). 
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các nước 
đang phát triển (như Việt Nam) đang thực hiện và hoàn thiện chính sách thương 
mại quốc tế trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hoá và phải gia nhập 
có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế. Trong điều kiện này, các 
nước đang phát triển phải giải quyết các vấn đề từ nhận thức về việc giải quyết mối 
quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch, cách thức sử dụng 
các công cụ của chính sách đến phối hợp hoàn thiện chính 
sách..Khung phân tích chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện 
hội nhập được diễn tả như ở Hình 1.1. Trước hết, các quốc gia cần làm rõ nhận 
thức về việc giải quyết vấn đề tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch. Tiếp theo, 
việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế được phân tích. Cuối cùng, 
hệ thống các công cụ được xem xét theo thời gian để làm rõ ba vấn đề: (i) tính 
phù hợp với hội nhập khu vực và quốc tế và mục tiêu công 
19 
nghiệp hoá; (ii) việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế; (iii) 
tác động tới hoạt động thương mại quốc tế (xuất khẩu và nhập khẩu). Mặc dù 
có xem xét tác động của chính sách thương mại quốc tế tới hoạt động thương mại 
quốc tế và nền kinh tế (như phần ứng dụng GTAP để tính toán về tác động 
của Chương trình thu hoạch sớm) song luận án này không tập trung vào 
nội dung này. 
1.2.1. Hoàn thiện nhận thức về giải quyết mối quan hệ giữa tự do 
hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch 
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chính phủ các nước có lý do khác 
nhau khi lựa chọn tự do hoá thương mại hay bảo hộ thị trường trong nước. 
Câu hỏi về việc nên hay không thực hiện tự do hoá không còn phù hợp nữa. Thay 
vào đó, các quốc gia phải thực hiện tự do hoá theo một lộ trình nhất định dựa 
trên cơ sở những phân tích lợi ích – chi phí và kết hợp với những phân 
tích khác. Tại sao thực hiện tự do hoá ngành này theo lộ trình này và thực hiện 
tự do hoá ngành khác theo lộ trình khác là câu hỏi cần được giải quyết. 
Các nhà kinh tế học thường đưa ra khuyến nghị dựa trên phân tích về lợi 
ích – chi phí thông thường song Chính phủ không hoàn toàn đưa ra chính sách dựa 
trên những phân tích như vậy [50, tr.370]. Các chính phủ có thể đưa ra các lý do 
sau khi thực hiện tự do hoá thương mại ở một ngành: 
Một là, theo những phân tích về lợi ích – chi phí thông thường, một môi trường 
thương mại tự do không bị bóp méo sẽ không tạo ra tổn thất ròng của 
xã hội do những lệch lạc trong sản xuất và tiêu dùng mang lại. 
Hai là, những tính toán nằm bên ngoài phân tích lợi ích – chi phí thông thường 
bao gồm lợi ích đạt được nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô thông qua sự 
gia nhập ngành của nhiều doanh nghiệp ở những thị trường được bảo hộ và 
20 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_thuong_mai_quoc_te_cua_viet_nam_trong_dieu_kien_hoi_n.pdf