Đề tài Các yếu tố xác định tiến bộ công nghệ trong nền kinh tế
I. Khái niệm:
1. Công nghệ:
- Theo tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc UNIDO “công nghệ là việc áp
dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử
lý nó 1 cách có hệ thống và có phương pháp.
- Theo uỷ ban kinh tế-xã hội châu á-thái bình dương “công nghệ là kiến thức có hệ
thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Nó bao
gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong việc tạo
ra hàng hoá và cung cáp dịch vụ.
- Trong luật khoa học và công nghệ việt nam “công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn
lực thành các sản phẩm
ÆCuối cùng “Công nghệ là tất cả những gì biến đổi đầu vào thành đầu ra”
2. R&D và tiến bộ công nghệ:
- R&D là từ viết tắt của research & development - nghiên cứu và phát triển; một
trong những chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới.
Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/ hoặc mua bán các
nghiên cứu, công nghệ mới phục cụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức
mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để
tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.
- Tiến bộ công nghệ (TBCN) theo định nghĩa đơn giản nhất là những tiến bộ trong
kiến thức công nghệ dẫn đến sự dịch chuyển trong hàm sản xuất để với một tập
hợp đầu vào đã cho có thể sản xuất nhiều đầu ra hơn. Điều này có nghĩa là sự dịch
chuyển hàm sản xuất theo thời gian phản ảnh hiệu quả lớn hơn trong việc kết hợpcác đầu vào. Tuy nhiên nếu chúng ta nghĩ đến sản lượng như một tập hợp những
dịch vụ cơ bản đem đến từ những hàng hóa sản xuất ra trong nền kinh tế, thì ta có
thể nghĩ đến tiến bộ công nghệ như việc dẫn đến sự gia tăng sản lượng tương ứng
với những số lượng vốn và lao động cho trước không đổi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Các yếu tố xác định tiến bộ công nghệ trong nền kinh tế
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KINH TẾ ^ ] ĐỀ TÀI KINH TẾ VĨ MÔ 2 CÁC YẾU TÔ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN KINH TẾ Thứ 5, ngày 17 tháng 5 năm 2012 CHƯƠNG 1: TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ I. Khái niệm: 1. Công nghệ: - Theo tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc UNIDO “công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó 1 cách có hệ thống và có phương pháp. - Theo uỷ ban kinh tế-xã hội châu á-thái bình dương “công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cáp dịch vụ. - Trong luật khoa học và công nghệ việt nam “công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành các sản phẩm ÆCuối cùng “Công nghệ là tất cả những gì biến đổi đầu vào thành đầu ra” 2. R&D và tiến bộ công nghệ: - R&D là từ viết tắt của research & development - nghiên cứu và phát triển; một trong những chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/ hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục cụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn. - Tiến bộ công nghệ (TBCN) theo định nghĩa đơn giản nhất là những tiến bộ trong kiến thức công nghệ dẫn đến sự dịch chuyển trong hàm sản xuất để với một tập hợp đầu vào đã cho có thể sản xuất nhiều đầu ra hơn. Điều này có nghĩa là sự dịch chuyển hàm sản xuất theo thời gian phản ảnh hiệu quả lớn hơn trong việc kết hợp các đầu vào. Tuy nhiên nếu chúng ta nghĩ đến sản lượng như một tập hợp những dịch vụ cơ bản đem đến từ những hàng hóa sản xuất ra trong nền kinh tế, thì ta có thể nghĩ đến tiến bộ công nghệ như việc dẫn đến sự gia tăng sản lượng tương ứng với những số lượng vốn và lao động cho trước không đổi. II. Các phương pháp đo lường tiến bộ công nghệ: Theo truyền thống có 2 phương pháp đo lường TBCN ( hay TFP) từ mô hình Solow là: - Phương pháp hạch toán tăng trưởng. - Phương pháp hồi quy tăng trưởng. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là giả thiết rằng quá trình sản xuất là hoàn toàn hiệu quả do đó TBCN (hay TFP) bằng hiệu giữa tăng trưởng đầu ra và đầu vào. Phương pháp mới đo lường TBCN Giả thiết quá trình sản xuất hiệu quả không hoàn toàn chính xác. Để khắc phục nhược điểm đó, các phương pháp sau được đề xuất: - Phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên. - Phương pháp bao dữ liệu. - Phương pháp quy hoạch với ràng buộc ngẫu nhiên. III. Vai trò của R&D và mức chi tiêu cho R&D: 1. Đối với công nghệ: - Việc nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu để cho ra đời sản phẩm (cả cũ lẫn mới) với chất lượng và giá thành tối ưu cũng là một trong những vai trò quan trọng của bộ phận R&D. Ví dụ, công nghệ lên men tự nhiên khác với công nghệ thủy phân bằng a-xít trong sản xuất nước tương, công nghệ sản xuất bia tươi khác với bia “luộc”, công nghệ pha chế hương liệu trong ngành thức uống - Nghiên cứu - phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”, nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ để bắt chước hoặc phát triển công nghệ mới cho mình. 2. Đối với doanh nghiệp: Đối với bên trong doanh nghiệp: 9 Tạo ra sản phẩm mới 9 Cải thiện năng suất 9 Giảm chi phí Đối với bên ngoài: 9 Tăng cường khả năng cạnh tranh của DN 9 Có trách nhiệm với môi trường 9 Đảm bảo an toàn trong tiêu dùng 9 Đáp ứng nhanh chóng trước những thay đổi công nghệ, nguồn lực, chính sách 9 Hỗ trợ cho quản trị chiến lược 3. Mức chi tiêu cho R&D: - Chi tiêu cho R&D công nghiệp chiếm từ 2 đến 3% GDP tại mỗi nước thuộc 5 nước giàu ( Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật và Anh). - Khoảng 75% trong số xấp xỉ 1 triệu nhà khoa học và nhà nghiên cứu Hoa Kỳ làm việc trong lĩnh vực R&D là do các công ty tuyển dụng. - Chi tiêu R&D của các công ty Hoa Kỳ bằng 20% trong chi tiêu của họ cho đầu tư gộp và hơn 60% trong chi tiêu của họ cho đầu tư ròng. IV. Vai trò của TBCN đối với phát triển kinh tế: - Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mức tăng trưởng dường như phụ thuộc cứng nhắc vào khả năng tiếp thu và sử dụng một cách hiệu quả công nghệ. Tiếp thu công nghệ nước ngoài tạo ra một bước rất quan trọng để cải tiến khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, cũng như quốc tế. - Hoàn thiện và phát triển công nghệ đã tăng cường khả năng công nghệ của các nước đang phát triển. Các biện pháp hỗ trợ như khuyến khích tài chính là cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu và phát triển, nâng cao trình độ công nghệ thông qua kiểm tra chất lượng, thử nghiệm và huấn luyện công nghệ. Trong phương diện này, đầu tư đào tạo nhân lực kỹ thuật là quan trọng, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống giáo dục khoa học kết hợp với trương trình huấn luyện thực tế một cách hiệu quả và linh hoạt. - Trong giai đoạn phát triển tương đối cao, tới một thời điểm nào đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc mạnh mẽ vào các tiến bộ khoa học và công nghệ thể hiện qua số các nhà khoa học và kỹ sư, đặc biệt là số các nhà khoa học và kỹ sư trong khu vực sản xuất, cũng như mức chi phí cho nghiên cứu và phát triển có thể đáp ứng được. Ngày nay, các công nghệ mới và ngành mới có hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao phát triển theo hướng sau đây: 9 Tạo ra các loại quy trình sản xuất công nghệ mới được tự động hoá, các hệ thống quản lý tự động hoá trên cơ sở kết hợp thành tựu của ngành điện tử, vi điện tử, chế tạo máy tính điện tử, những phân ngành mới của ngành chế tạo máy, gắn liền với kỹ thuật chế tạo người máy và hệ thống sản xuất tự động hoá linh hoạt, kỹ thuật Laser và các phương tiện liên lạc, viễn thông, tin học và vi tin học. 9 Tạo ra vật liệu mới, các vật liệu chuyên dụng, các vật liệu composit hỗn hợp, vật liệu gốm, vật liệu siêu sạch, vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao. 9 Mở rộng và hoàn thiện cơ sở năng lượng của nền sản xuất trên cơ sở phất triển năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt và năng lượng mặt trời. 9 Trên cơ sở của các thành tựu của kỹ thuật gen, tạo ra các ngành sản xuất, sử dụng kỹ thuật và công nghệ sinh học. ÆNgày nay công nghệ mới làm thay đổi nhiều đến các chỉ số cơ bản của công nghiệp, ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược chung, thay đổi cơ cấu, mô hình thương mại và đầu tư trong sự phát triển công nghiệp của đất nước. Thực tiễn vai trò của TBCN đối với các nước đang phát triển: - Giai đoạn 1970 – 1987, một số nước châu Á tham gia thị trường xuất khẩu sản phẩm chế tạo có hàm lượng khoa học – công nghệ cao của các nước đang phát triển sang các nước phát triển tăng liên tục (trừ dược phẩm và thuốc chữa bệnh). Khối lượng mặt hàng này tham gia thị trường tăng 2,6% trong năm 1970 lên 13,1% trong năm 1987. - Trong những năm gần đây, các tiến bộ công nghệ quan trọng nhất đã đạt được trong lĩnh vực vi điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ và công nghệ hạt nhân. 9 Lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gồm cả tự động hoá viễn thông máy tính hoá các hệ thống quản lý và tự động hoá thiết bị cũng như sản xuất (CAD/CAM). Ở những nước Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan thị trường bán dẫn mở rộng rất nhanh. Ấn Độ đã đạt được thành công nổi bật trong lĩnh vực phát triển phần mềm, trong khoảng thời gian ngắn với giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD và đạt mức tăng hàng năm 40%. 9 Lĩnh vực công nghệ vật liệu mới, bao gồm hợp kim, kim loại phủ chất dẻo, nhựa nhiệt dẻo, thuỷ tinh tấm mỏng, gốm cường hoá bằng sợi. Các vật liệu này đều có ứng dụng trong hầu hết các hoạt động công nghiệp. Ở châu Á, Nhật Bản là nước dẫn đầu về công nghệ nổi bật này với phạm vi thị trường gần 24 tỷ USD vào cuối thế kỷ này. Một loạt các nước Châu Á đã bắt tay vào nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực hợp kim, polime và Composit có những vật liệu xây dựng rẻ tiền, kim loại hiếm và kim loại đất hiếm, vật liệu bán dẫn tổ hợp, chất dẻo và gốm và những vật liệu mà ở đó một số nước châu Á và Thái Bình Dương có những hứa hẹn tốt đẹp. 9 Lĩnh vực công nghệ sinh học, những kết quả mới đã có một loạt ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, năng lượng tái sinh và y học điều trị. Các nước như Thái Lan, Malaixia đã sử dụng công nghệ Sinh học để sản xuất những loại cây dầu cọ và dầu dừa mới. Thái Lan đã đạt được những tiến bộ trong công nghệ lên men, đặc biệt trong hóa chất công nghiệp. ÆTóm lại công nghệ chiếm vai trò quyết định trong việc đưa các nước chậm phát triển đuổi kịp các nước phát triển. V. Xu hướng quốc tế hóa hoạt động R&D công nghệ: - Đi đôi xu thế toàn cầu hóa kinh tế - Tính đa quốc gia các công ty ngày càng tăng (mở rộng đầu tư). y Ưu điểm 9 Chia sẽ tài nguyên (nhân lực, vốn), rủi ro; trong đó có chia sẽ thế mạnh về công nghệ. 9 Tận dụng nguồn lực công nghệ từ các quốc gia đã và đang phát triển (đã phát triển -chuyển giao công nghệ; đang phát triển -nhân lực giá rẻ) y Hạn chế: Giảm tính độc lập về công nghệ và kinh tế. VI. Hạn chế R&D công nghệ tại các nước đang phát triển : - Không gắn nghiên cứu với thực tiễn sản xuất. - Thiếu định hướng thương mại. - Các nhà khoa học quan tâm việc công bố công trình hơn là đóng góp nâng cao trình độ công nghệ. - Thiếu biện pháp khuyến khích R&D. - Hệ thống quản lý cồng kềnh, thiếu hiệu quả . CHỈ SỐ TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ Các số chỉ số được sử dụng phổ biến nhất để đo những thay đổi trong các mức của các biến kinh tế khác nhau. Tuy nhiên hiện nay còn vắng bóng một loại chỉ số đo lường sự tiến bộ công nghệ. Chỉ số tiến bộ công nghệ phản ánh những thay đổi trong mức của tiến bộ công nghệ của một quốc gia, của một tỉnh, của một ngành hay của một doanh nghiệp. Định nghĩa: Chỉ số tiến bộ công nghệ của quốc gia tại một thời điểm được định nghĩa là một số thực bằng với trung bình nhân của tiến bộ công nghệ của một quốc gia trong thời kỳ đó và thời kỳ trước. Các phương pháp đo lường tiến bộ công nghệ: Theo truyền thống thường dùng phương pháp hạch toán tăng trưởng từ mô hình Solow để đo lường tiến bộ công nghệ. Ã Hạch toán tăng trưởng kinh tế Mô hình Solow cho ta một khung hạch toán nguồn gốc tăng trưởng. Lấy vi phân hàm sản xuất Y=F(K, AL) = Kα (AL)1-α với 0<α<1 và biến đổi ta được: Phương trình (21) là phương trình hạch toán tăng trưởng tiêu chuẩn, phương trình này phát biểu rằng tăng trưởng sản lượng là bình quân có trọng số của tăng trưởng các nhập lượng vốn và lao động hiệu ... rồi quy trình sản xuất lại theo một nghiên cứu mới bằng công nghệ sản xuất nuôi tế bào, khác biệt hẳn với công nghệ sản xuất truyền thống (nuôi phôi). Hay một minh chứng rõ ràng trong việc ứng dụng được nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam, đó là việc khử trùng bằng khí ozone. Nắm bắt những lợi ích và đặc trưng của khí ozone, đặc biệt là sát khuẩn, đã được nghiên cứu từ thế kỉ 19, các nhà khoa học tại Việt Nam đã ứng dụng và thành công trong việc chế tạo tủ khử khuẩn dụng cụ y tế bằng khí ozone. Khả năng nảy sinh ý tưởng, sinh sôi trong quá trình nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới là phụ thuộc khá nhiều vào việc áp dụng được những thành tựu nghiên cứu cơ bản đã có vào quá trình nghiên cứu ứng dụng thực tiễn. 2.1.2 Hệ thống giáo dục Hệ thống giáo dục, hay nói cụ thể là giáo dục nhận thức và tư duy cũng đóng vai trò to lớn trong tiến bộ công nghệ. Tư duy trừu tượng Tư duy cụ thể hi Nghiên cứu ứng Người ta thường phân tư duy thành 2 loại chính: ¾ Tư duy trừu tượng: là những suy nghĩ mà chỉ cần một gợi ý, một cái tên thì ta sẽ biết đó là cái gì. ¾ Tư duy cụ thể: là phải có một vật ( người/con vật/ đồ dùng...) trước mắt ta mới hình dung hay nhận biết được. Ngoài ra còn có cách phân loại khác: ¾ Tư duy sáng tạo: Đây là loại tư duy mang tính bẩm sinh, nhưng nếu không có điều kiện thuận lợi thì sẽ dần dần bị lãng quên. Tư duy này được phát triển bởi sự hòa trộn các hình ảnh, các nhận thức trong đầu để nghĩ ra một điều mới lạ mà từ trước đến nay chưa có. ¾ Tư duy logic: (hay tư duy liên tưởng, tư duy nhân - quả) từ điều A nghĩ đến điều B, từ điều B lại nghĩ đến điều C. Thông thường, tư duy trừu tượng, và đặc biệt là tư duy sáng tạo sẽ giúp ích và tác động trực tiếp tới nghiên cứu cơ bản; còn nghiên cứu ứng dụng và triển khai lại dung nhiều tư duy cụ thể hay tư duy logic. Quá trình học tập của mỗi học sinh thường diễn ra theo công thức nổi tiếng của Lê- nin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. Tuy nhiên, trong thực tiễn, do không hiểu đúng công thức, hay do cách đặt mục tiêu khác nhau, dẫn tới cách xây dựng nội dung và sử dụng phương pháp dạy học khác biệt, có thể đề cao vai trò của tính trực quan sinh động mà xem nhẹ vai trò của tư duy logic,tư duy trừu tượng, hay ngược lại. Mỗi hệ thống giáo dục khác nhau tại mỗi quốc gia sẽ quyết định sự thành công riêng, có quốc gia mạnh về nghiên cứu cơ bản nhờ chú trọng tư duy trừu tượng, cũng có quốc gia có thế mạnh về nghiên cứu ứng dụng và phát triển. Trên thế giới, có thể nói hệ thống giáo dục của Pháp chú trọng nhiều đến tư duy trừu tượng, ngay từ phổ thông, học sinh đã được định hướng theo đuổi đào tạo tổng quát (khoa học xã hội) hay đào tạo kỹ thuật (khoa học tự nhiên), nhờ đó đã tạo ra được những nhà nghiên cứu có khả năng giỏi trong việc nghiên cứu cơ bản.Hay như giáo dục Hoa Kỳ cũng phát triển khả năng sáng tạo riêng của từng học sinh phổ thông ở lĩnh vực các môn tự chọn, vì thế, những nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ lại có khả năng cao trong việc phát minh, sáng chế. Tại Việt Nam, cái mạnh là tư duy cụ thể, cái chưa mạnh là tư duy trừu tượng. Ngôn ngữ Việt Nam cũng giàu từ ngữ cụ thể hơn là từ ngữ trừu tượng, hệ thống giáo dục Việt Nam cũng chưa đề cao khả năng trừu tượng, sáng tạo của học sinh, chính vì thế, Việt Nam có thể ứng dụng những thành tựu nghiên cứu cơ bản trên thế giới, nhưng lại rất yếu trong việc tự nghiên cứu những phát minh có sức đột phá lớn. 2.1.3 Nền văn hóa tinh thần kinh doanh Văn hóa tinh thần là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thần, bao gồm khoa học ở mức độ áp dụng của thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh hoạt, trình độ học vấn, tình trạng giáo dục y tế, nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức trong hành vi, trình độ phát triển như cầu con người. Văn hóa tinh thần còn bao gồm những phong tục tập quán, những phương thức giao tiếp ngôn ngữ. Văn hóa tinh thần trong kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa tinh thần vào hoạt động kinh doanh của chủ thể, là văn hóa mà chủ thể kinh doạnh tạo ra trong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù. Các yếu tố văn hóa trong kinh doanh tạo ra sức sống cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, tạo sức mạnh cho cộng đồng phát triển, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Một môi trường kinh doanh ổn định, có những yếu tố văn hóa lành mạnh, có được lãnh đạo biết cách tổ chức, sẽ giảm thiểu áp lực làm việc, kích thích lao động, sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, qua đó nâng cao tiến bộ công nghệ. Trên thế giới, Nhật Bản là một trong những quốc gia có một nền văn hóa kinh doanh đặc sắc. Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp khéo léo, có triết lý vững chắc, biết cách đối nhân xử thế, phát huy tính tích cực của nhân viên. Người Nhật Bản quen với điều: sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến quan trọng không kém gì tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của người khác.. Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn biết tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo, với tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tới khách hàng. Với một môi trường làm việc như thế, không khó để lí giải tại sao Nhật Bản lại là một trong những quốc gia đi đầu về R&D và phát triển tiến bộ công nghệ. Tại Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, sau nhiều lần cải cách, đổi mới, văn hóa kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể. Trình độ chung của quản lý tăng hơn, đội ngũ nhân viên cũng được trẻ hóa và sung sức hơn. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm hoạt động kinh doanh ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tiến trình hội nhập đã mở cửa cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh được mở rộng, sôi động, đã tạo điều kiện cho các doanh nhân Việt Nam có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, nâng cao trình độ kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường. Những công trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ở Việt Nam cũng ngày càng nhiều và có chất lượng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một phần những nhà lãnh đạo bảo thủ, ganh ghét và kìm hãm khả năng sáng tạo ở nhân viên, hay việc chính sách hành chính, trả lương “cào bằng” đã làm cho người lao động “ỷ lại”, “an phận”, không muốn sáng tạo, nghiên cứu. 2.1.4 Quá trình hiện thực hóa nghiên cứu Thông thường, phải mất nhiều năm, thậm chí là hàng thập niên mới có thể hiện thực hóa trọn vẹn được tiềm năng của các khám phá, đặc biệt là những khám phá lớn. Trình tự thông thường là trình tự mà trong đó, một khám phá lớn dẫn đến việc thăm dò khảo sát các ứng dụng tiềm năng, rồi phát triển các sản phẩm mới, rồi ứng dụng đại trà. Tiến bộ công nghệ càng cao khi quá trình hiện thực hóa những nghiên cứu càng nhanh và hiệu quả, chất lượng, khi đó, khả năng sinh sôi những nghiên cứu mới càng lớn, vì những nhà nghiên cứu có thêm thời gian và công nghệ mới phục vụ cho nghiên cứu của mình. Trong khi đó, quá trình hiện thực hóa lại phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực công nghệ và vốn sẵn có của mỗi quốc gia. Thăm dò khảo sát Phát triển sản phẩm mới Ứng dụng đại trà Nghiên cứu cơ bản Khám phá, phát minh lớn Trên thế giới, có những nghiên cứu phải mất vài chục năm mới có thể ứng dụng thực tiễn, chẳng hạn như công trình nghiên cứu công nghệ chế tạo bộ phận giả tương tác được với trí não dành cho người khuyết tật của Todd Kuiken đã mất hơn 20 năm để đưa vào hiện thực. Hay đơn giản hơn là công trình xây dựng sân vận động quốc gia Bắc Kinh – Trung Quốc cũng đã phải mất gần 7 năm từ lúc bắt đầu lên ý tưởng tới khi hoàn thành. Tại Việt Nam, dù lợi thế là nhân lực có thế mạnh trong tư duy cụ thể, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực tiễn, nhưng lại gặp phải rào cản là tiềm lực sẵn có còn non kém. Rất nhiều vấn đề cứ mãi nằm trong tình trạng “đang nghiên cứu” do yếu kém từ nhiều phía, hay nhiều công trình phải dang dở do không được ủng hộ, khuyến khích. Thậm chí, nhiều nhà khoa học của Việt Nam phải bỏ ngành, bỏ nghiên cứu vì không được quan tâm về chế độ, lương bổng. Tài liệu tham khảo Đề án “Văn hóa trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Văn Diễn, 2009. Tạp chí hoạt động khoa học số 550, 03.2005. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, GS.TS Hoàng Kiểm. KẾT LUẬN (i). Không phải các doanh nghiệp có doanh số lớn nhất là doanh nghiệp có tỷ phần đầu tư vào tiến bộ công nghệ cao nhất và cũng không phải các doanh nghiệp có doanh số lớn nhất là doanh nghiệp có tiến bộ cao nhất. (ii) Đầu tư vào tiến bộ công nghệ của các doanh nghiệp có thể vẫn chưa phải là định hướng chiến lược lâu dài. (iii) Có những doanh nghiệp đầu tư vào tiến bộ công nghệ nhưng không đem lại hiệu quả (tiến bộ công nghệ dương nhưng thay đổi hiệu quả lại âm). (iv) Công nghệ lạc hậu, có thể do sự kém hiểu biết hoặc một nguyên nhân nào khác mà dẫn đến việc người nhập công nghệ lại nhập công nghệ lạc hậu lỗi thời. (v) Môi trường cạnh tranh càng cao thì đầu tư vào tiến bộ công nghệ càng nhiều. Nguyên nhân: (i) Sự đầu tư không đồng bộ (ii) Trình độ quả lý yếu kém (iii) Trình độ của người lao động không phù hợp với đòi hỏi của công nghệ mới. (iv) Không phát huy được tính chủ động sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong việc tiếp thu, học hỏi và chủ động sáng tạo trong việc áp dụng công nghệ mới. KIẾN NGHỊ Đối với quản lý nhà nước: 1. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ 2. Cần tạo ra môi trường thể chế lành mạnh để tạo cơ hội bình đẳng trong cạnh tranh. 3. Cần tạo ra môi trường vật chất bình đẳng nghĩa là thay các quyết định trợ cấp cho các DNNN bằng các quyết định đầu tư vào các cơ sở hạ tầng . 4. Cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng khoa học và kỹ thuật. 5. Cần có giải pháp huy động vốn hợp lý (ở dưới) 6. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa trong phân bổ vốn đầu tư và FDI . Đối với các doanh nghiệp: 1. Cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp đáp ứng với sự phát triển khoa học và công nghệ 2. Cần phải hướng vào sản phẩm ngang tầm thế giới 3. Thay đổi cách nhìn của doanh nghiệp về việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, để tạo ra sự chuyển biến mới trong tư duy về việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. 4. Trước mắt nhanh chóng đổi mới những dây chuyền sản xuất lạc hậu, bồi dưỡng cán bộp công nhân viên đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật mới. Giải pháp huy động vốn cho tiến bộ công nghệ 1. Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán và các trung gian tài chính 2. Huy động vốn thông qua phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài TÀI LIỆU THAM KHẢO nghe.35CE4480.html nghiep.html Nam
File đính kèm:
- de_tai_cac_yeu_to_xac_dinh_tien_bo_cong_nghe_trong_nen_kinh.pdf