Đặc điểm tâm lý và văn hóa giao tiếp của người pháp
Văn hóa gia đình đặc trưng của người Pháp
Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình, đây cũng là nét văn hóa đặc trưng của người Pháp. Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như làm cơm, rửa bát, giặt đồ…
Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được báo trước. Ai cũng có quyền có không gian riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái không được phép vào. Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi vào phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái;
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm tâm lý và văn hóa giao tiếp của người pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm tâm lý và văn hóa giao tiếp của người pháp

NHÓM 3 ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI PHÁP 1 Mục lục I. Giới thiệu chung về thị trường Pháp 1.1 Địa lý, lịch sử, văn hóa Pháp 1.2 Tổng quan về thị trường khách II. Đặc điểm tâm lý của du khách Pháp 2.1 Sở thích tiêu dùng của khách du lịch Pháp 2.2 Hành vi tiêu dùng của người Pháp III. Văn hóa giao tiếp của người Pháp 3.1 Các nghi thức cơ bản trong giao tiếp 3.2 Những điều nên làm, nên tránh đối với người Pháp 2 ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI PHÁP I. Giới thiệu chung về thị trường Pháp 1.1 Địa lí, lịch sử, văn hóa Pháp 1.1.1. Địa lý ST Đặc điểm Nội dung T 1 Tên nước Cộng hoà Pháp 2 Thủ đô Pari 3 Hình Hexagone: Hình lục lăng dáng 3 4 Vị trí địa -Pháp nằm ở Tây Âu, giáp với Đại Tây Dương (Vịnh lý Biscay), và biển Manche giữa Bỉ và Tây Ban Nha; nằm về phía đông nam của Anh, giáp Địa Trung Hải giữa Ý và Tây Ban Nha. -Là quốc gia có diện tích lớn nhất Tây Âu. -Có vị trí giao thông trung tâm của châu Âu, tiếp giáp với nhiều quốc gia có nền phát triển: Đức, Tây Ban Nha, 5 Địa hình -Địa hình đa dạng: đồng bằng và cao nguyên chiếm đa số. +2/3 là đồng bằng, đồi và cao nguyên thấp. +1/3 là núi. -Những dãy núi chính: dãy Alpes (nơi có đỉnh núi Mont- Blanc là đỉnh núi cao nhất phía tây Âu - 4807m),dãy Pyrénées, Jura, Ardennes, vùng Massif central et Vosges. -Bờ biển : Pháp sở hữu 5500km bờ biển nhờ có 4 mặt giáp biển ( biển bắc, biển Manche, Đại tây dương và Địa trung hải). 6 Khí hậu Nước Pháp có khí hậu ôn hoà hơn những nơi ở cùng vĩ độ do chịu ảnh hưởng kết hợp của khí hậu Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và khí hậu lục địa. -Miền Tây nước pháp có gió từ Đại Tây Dương thổi vào đem mưa đến. Mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình 7°C.Mùa hè thì ôn hòa mát mẻ, nhiệt độ trung bình 16°C. -Ở sâu trong đất liền khí hậu chia mùa rõ rệt hơn, mùa hè nóng hơn, còn mùa đông thì lạnh hơn. Hiện tượng khô hạn và ẩm ướt cũng phân biệt rõ ràng hơn. Ở vùng thung lũng Paris, nhiệt độ trong năm giao động từ 0°C đến 24°C. -Vùng miền Đông nước Pháp và các vùng miền núi phải trải qua những mùa đông khắc nghiệt và những mùa hè nhiều mưa bão hơn. Dãy núi Vosges ảnh hưởng đến khí hậu của vùng Alsace nên mùa đông thì lạnh như cắt da còn mùa hè lại nóng nực. Những đỉnh núi cao nhất thường phủ tuyết quanh năm và trên dãy núi Alpes xuất hiện những dòng sông băng. Các dãy núi cũng thường có mưa nhiều, lượng mưa lên tới 1.400mm mỗi năm. Nhưng ven bờ biển Địa Trung Hải 4 lượng mưa trung bình chỉ khoảng 640mm mỗi năm. -Vùng ven biển Địa Trung Hải có khí hậu khô và ấm áp nhờ được dãy núi Alpes bảo vệ cho khỏi cái giá rét mùa đông. Mùa hè ở đây nóng và khô, nhiệt độ lên tới 32°C. Ngoài ra, những cơn gió phương Bắc lạnh lẽo, gọi là gió Mistral, thỉnh thoảng lại thổi về miền Nam nước Pháp với vận tốc lên tới hơn 100 km/giờ đủ để gây nên những thiệt hại trầm trọng cho mùa màng. 7 Sông Hệ thống sông ngòi dày đặc tạo nên hàng ngàn nhánh sông ngòi lớn nhỏ, phân bố đều khắp đất nước, và phần lớn đổ ra Đại Tây Dương. - Các dòng sông lớn: + Sông Loire (sông Loa) dài 1010km +Sông Seine (sông Xen) dài 776km, con sông phẳng lặng và thơ mộng. Đây còn được xem là đường thuỷ chính của Pháp. Bắt nguồn từ núi Tátsơlơ ở độ cao 470m, chảy qua vùng kinh tế sầm uất, là đường giao thông quan trọng từ xưa đến nay. Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Pháp nằm trên bờ sông này +Sông Garonne dài 650km, con sông với những vực xoáy nguy hiểm. +Sông Rhône, dòng sông chảy qua Đông Nam nước Pháp với chiều dài 520km - Sông ngòi của nước Pháp có giá trị về giao thông, nông nghiệp, thuỷ điện, du lịch, góp phần nuôi dưỡng và phát triển nền văn hoá Pháp. 8 Tài -Than, quặng sắt, boxit, kẽm, urani, antimony, arsen, nguyên kalicacbonat khô, khoáng chất penspat, plorit, thạch cao, gỗ, thiên cá, trữ vàng, dầu, cao lanh, niobium, tantalum, đất sét. nhiên -Rừng rậm chiếm 26% lãnh thổ Pháp. 1.1.2. Văn hoá: - Văn hóa gia đình đặc trưng của người Pháp 5 Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình, đây cũng là nét văn hóa đặc trưng của người Pháp. Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như làm cơm, rửa bát, giặt đồ Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được báo trước. Ai cũng có quyền có không gian riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái không được phép vào. Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi vào phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái. - Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp được thể hiện khi đi thang bộ, phụ nữ và người già luôn được đi bên có tay vịn. Đàn ông đi sau và xuống trước để có thể giúp đỡ khi cần thiết. Còn khi đi thang máy thì trẻ em, người già và phụ nữ và người khuyết tật đi trước. Kèm với đó người đứng gần cửa thang máy sẽ hỏi những người còn lại xem họ muốn đến tầng nào. Pháp cũng như các đất nước văn minh khác, các công trình hay phương tiện công cộng đều rất chú ý đến người khuyết tật. Trên đường phố phải đi đều bước theo nhịp của dòng người qua lại. Khi đi trên vỉa hè, người ta sẽ vượt người đằng trước bằng cách nhẹ nhàng lách qua bên trái, đồng thời xoay ngang người để hạn chế tối đa không gian chiếm lĩnh, đây là nét văn hóa tế nhị đặc trưng thường thấy của người Pháp. Người đàn đàn ông luôn là người đi gần nhất với lề đường để bảo về cho những người già, phụ nữ và trẻ em. Sự lôi thôi khi đi ra ngoài đường như mặc đồ ngủ hay đi dép trong nhà bị coi là hành vi đáng trách và thiếu tôn trọng mọi người. Trong rạp chiếu phim hay rạp hát, sự đúng giờ là điều lưu ý trước tiên. Người Pháp không thích sự bàn tàn trong khi đang thưởng thức các ca khúc hay các vở kịch, bởi sẽ ảnh hưởng tới người khác. Người ta vỗ tay tán thưởng khi kết thúc phần biểu diễn. Và thường thì 2 nam giới sẽ ngồi ở 2 đầu của hàng ghế. Xếp hàng cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Pháp, mọi lúc mọi nơi người Pháp đều rất tôn trọng trật tự khi xếp hàng. Khi mua vé, khi vào cửa , nhất là những khu có đông khách du lịch thì thời gian xếp hàng là khá dài, họ thường 6 có biển thông báo thời gian còn lại mà chúng ta phải đợi. Thông thường có hai hình thức 1 là đứng xếp hàng hoặc là rút số thứ tự từ máy tự động. - Văn hóa giao tiếp đặc trưng của người Pháp Nụ hôn má chính là nét văn hóa đặc trưng thú vị của người Pháp, họ thường ôm và hôn vào má nhau khi gặp và chia tay nhau, hay khi cảm ơn mỗi khi nhận được quà. Thường thì những người trong gia đình, bạn bè thân thiết sẽ “Bisous” còn những người chưa thân hoặc đồng nghiệp cơ quan, đối tác thì bắt tay lịch sự. Và ở mỗi thành phố, mỗi vùng thì số lượng nụ hôn và má cũng khác nhau, thường thì là 1 cái vào má phải, 1 vào má trái, tuy nhiên cũng có nơi họ hôn 3 cái, hoặc 4 cái. Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đó thể hiện họ rất thiện cảm và muốn gần gũi hơn với bạn. - Văn hóa trên bàn ăn của người Pháp Mọi người ngồi ngay ngắn và những hành động như chống khủy tay hay đặt mạnh tay lên bàn là những hành động của kẻ thiếu văn hóa - điểm đặc biệt của văn hóa trên bàn ăn đặc trưng của người Pháp. Khăn ăn được trải dọc trên 2 đầu gối. Ăn uống từ tốn và sau vài ba miếng, người Pháp lại lấy khăn lau miệng bằng 2 tay.. Không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn theo tiến độ chung của bàn ăn. Người ta thường gợi chuyện bằng những câu chuyện thường ngày, không mang sắc thái riêng tư. Không xoay đĩa thức ăn về phía mình hay múc đến thìa cuối cùng. Đặc biệt không nên rời bàn ăn khi rượu của bạn còn trên nửa ly. Cuối bữa, nếu là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu là khách mời họ sẽ tung khăn ra để ở bên phải đĩa ăn. Dao và dĩa để mũi nhọn quay xuống dưới, thể hiện rằng mình đã dùng xong. Người Pháp dành nhiều thời gian trò truyện trên bàn ăn. Đôi khi kéo dài đến 4 hay 5 tiếng. Văn hóa đặc trưng của người Pháp còn được thể hiện khi người Pháp mời bạn đến nhà ăn, bạn nên đến cùng với 1 chai rượu vang cùng hoa, hoặc 1 món quả nhỏ, và ngược lại khi người Pháp mang rượu đến tặng bạn thường thì bạn sẽ sử dụng luôn chai rượu đó. Người Pháp sẽ đánh giá cao việc làm đó của bạn. 1.1.3 Lịch sử 7 Lịch sử Pháp bắt đầu từ thời kỳ những thành viên của Chi Người đầu tiên di cư tới khu vực này hàng nghìn năm trước, trong khi người Cro-Magnons, đến vào khoảng 40.000 năm trước. Cách mạng Pháp năm 1789 là cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn tới thế giới, nó xóa bỏ xã hội phong kiến tại nước Pháp, khởi đầu cho những năm tháng tiếp theo qua những thăng trầm của lịch sử để có một nước Pháp là cường quốc trên thế giới ngày nay. Ba màu Xanh - Trắng - Đỏ được ghi dấu ấn trên mũ của những người lính cách mạnh Pháp năm 1789 thể hiện cho Tự do - Bình đẳng - Bác ái và đã được chọn làm quốc kỳ của Pháp từ những ngày đó. Ngày quốc khánh Pháp 14 tháng 7 là ngày nhân dân Pháp phá ngục Bastille (1789), một hành động hùng hồn tượng trưng cho sự phá bỏ cường quyền áp bức của chế độ phong kiến. Chế độ quân chủ tồn tại cho tới khi cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789. Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette, bị giết cùng hàng nghìn công dân Pháp khác. Sau thời gian của một loạt những chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa năm 1799, tự phong mình làm Tổng tài, và sau này là Hoàng đế của cái hiện được gọi là Đế chế Pháp thứ nhất (1804–1814). Trong thời của các cuộc chiến tranh, ông đã chinh phục hầu hết lục địa Châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ định làm vua tại các vương quốc mới được thành lập. Vào năm 1813, quân đội tinh nhuệ của Napoléon bị liên quân Phổ - Nga - Áo - Thụy Điển đập cho tan nát trong trận đánh kịch liệt tại Leipzig. Sau khi Napoléon bị đánh bại năm 1815 tại Trận Waterloo, nền quân chủ cũ Pháp được tái lập. Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa dân sự đã thành lập ra Quân chủ tháng 7 lập hiến, tồn tại tới năm 1848. Nền Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi chấm dứt năm 1852 khi Louis-Napoléon Bonaparte tuyên bố thành lập Đế chế Pháp thứ hai. Louis-Napoléon bị hất cẳng sau khi đại bại trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba. Pháp phải cống cho nước Phổ thắng trận một khoảng chiến phí lớn, lại còn bị kiệt quệ và suy thoái nghiêm trọng. Vào năm 1873, người lính Phổ cuối cùng đã rút khỏi đất Pháp. Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính phủ Mặt trận Bình dân đưa ra. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một trận đánh 8 ngắn, dữ dội và mang tính sai lầm chiến lược, Pháp đại bại, giới lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng người Đức vào năm 1940. Chính sách hợp tác với người Đức, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực lượng Pháp Tự do bên ngoài nước Pháp và Kháng chiến Pháp ở bên trong. Pháp được quân Đồng Minh giải phóng năm 1944. Nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và đấu tranh nhằm lấy lại vị thế kinh tế, chính trị của một cường quốc. Pháp đã nỗ lực giữ vững đế chế thuộc địa của mình nhưng nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. Nỗ lực miễn cưỡng năm 1946 nhằm giành lại quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp dẫn tới cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, chấm dứt với thất bại và việc rút quân của họ năm 1954. Chỉ vài tháng sau, Pháp phải đối mặt với một cuộc xung đột mới và ác liệt hơn cuộc chiến tại nước thuộc địa chính và lâu đời nhất của họ, Algérie. Cuộc tranh luận việc có nên giữ quyền kiểm soát Algeria hay không sau này đã khiến hơn 1 triệu người định cư Châu Âu tại đây trở về nước, gây ra sự bất đồng và hầu như đã dẫn tới nội chiến. Năm 1958, nền Đệ tứ Cộng hòa ốm yếu và bất ổn phải nhường chỗ cho nền Đệ Ngũ Cộng hoà, với việc mở rộng quyền lực tổng thống; trong vai trò này, Charles de Gaulle đã tìm cách củng cố đất nước và tiến hành những bước đi nhằm chấm dứt chiến tranh. Chiến tranh giành Độc lập Algeria chấm dứt với các cuộc đàm phán hòa bình năm 1962 với việc Algeria giành lại độc lập. Trong những thập kỷ gần đây, sự hòa giải và hợp tác của Pháp với Đức đóng vai trò trung tâm của họ trong việc hội nhập chính trị và kinh tế của Liên minh Châu Âu, gồm việc phát hành đồng tiền chung Châu Âu euro tháng 1, 1999. Pháp luôn là nước đứng đầu trong số các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu tìm cách khai thác lợi thế của một đồng tiền chung nhằm tạo ra một Liên minh Châu Âu với quan điểm thống nhất, đồng nhất chính trị, quốc phòng và an ninh ở mức cao hơn. Tuy nhiên, cử tri Pháp bỏ phiếu phản đối Hiệp ước thành lập một Hiến pháp chung Châu Âu tháng 5 năm 2005. 1.2 Tổng quan về thị trường khách 1.2.1. Số lượng Pháp được đánh giá là một trong những thị trường khách du lịch quan trọng của Việt Nam tại Tây Âu nói riêng và thế giới nói chung, luôn đứng đầu trong 9 top 10 nước có lượng khách đến Việt Nam lớn nhất. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều khách Pháp lựa chọn Việt Nam là một điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn để khám phá. Số lượng khách Pháp đến Việt Nam tăng ổn định qua các năm: năm 2013 Việt Nam đón 7,5 triệu lượt khách quốc tế, Đông Bắc Á chiếm 50% thị trường, thị trường châu Âu có 750.000 người, trong đó du khách Pháp có 210.000 người. Trong năm 2014, Việt Nam, đã đón được 213.745 lượt khách Pháp, đứng đầu khu vực châu Âu. Mười tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã đón được 172.791 lượt khách Pháp còn trong tháng 2/2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 1.199.421 lượt, tăng 19,1% so với tháng 1/2017 và tăng 42,2% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung 2 tháng năm 2017 ước đạt 2.206.659 lượt khách, tăng 33,0% so với cùng kỳ năm 2016. Có thể nói đây là thị trường có đóng góp rất lớn đối với ngành du lịch Việt Nam vì khách Pháp thường đi du lịch dài ngày và có khả năng chi trả cao. 1.2.2 Đặc điểm của thị trường Trước hết về cơ cấu theo hình thức tổ chức đi du lịch, kết quả điều tra năm 2013 cho thấy, trong tổng số du khách Pháp đến Việt Nam được điều tra có khoảng 50,6% du khách đi theo tour do các cơ sở kinh doanh du lịch lữ hành tổ chức và 49,4% du khách tự sắp xếp đi. Có thể nói tỷ lệ về cơ cấu tổ chức đi du lịch của du khách Pháp là khá đồng đều nhau, có sự chênh lệch không đáng kể bởi mỗi hình thức lại có những nét đặc sắc, phù hợp riêng với từng kiểu khách: hình thức đi du lịch theo tour phù hợp cho những khách đi với mục đích thuần túy là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Còn du khách tự sắp xếp đi là hình thức du lịch mang tính chủ động,linh hoạt,có thể thỏa mãn được nhiều mục đích riêng kết hợp trong chuyến đi của khách, đồng thời cũng có thể tiết kiệm hơn về một số khoản chi phí. Cơ cấu theo số lần đến Việt Nam của du khách Pháp năm 2009, kết quả điều tra cho thấy, số khách đến Việt Nam lần đầu tiên là đông nhất, chiếm đến 58,2% tổng số khách, trong khi đó số khách đến lần hai là 27,7%, và lần thứ ba chỉ chiếm 14,2%. Kết quả điều tra đã chỉ ra rằng khách du lịch Pháp đến Việt Nam rất đông nhưng tỷ lệ người quay trở lại lần thứ hai, thứ ba lại rất thấp, giảm đi một cách rõ rệt, từ đó cần phải có một sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, khách 10
File đính kèm:
dac_diem_tam_ly_va_van_hoa_giao_tiep_cua_nguoi_phap.pdf