Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam từ năm 2008 tới năm 2015
Cơ cấu kinh tế :là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau,tác động qua lại với nhau trong không gian và thời gian nhất định trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng,cả về số lượng lẫn chất lượng phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế gồm cơ cấu ngành kinh tế,cơ cấu vùng kinh tế,cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế,thể hiện mối quan hệ hữa cơ và sự tác động qua lại về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau.
Phân ngành kinh tế ở Việt Nam chia thành ba khu vực khu vực I : nông lâm ngư ngiệp;khu vực II : công nghiệp ; khu vực III dịch vụ.
Trong chuyển dịch ngành kinh tế có các biểu hiện là :
+thay đổi tỷ trọng các ngành trong tổng thể nền kinh tế
+thay đổi tỷ trọng trong nội bộ ngành
+thay đổi vị trí mối quan hệ giữa các ngành
+thay đổi số lượng ngành.
Yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
+Do yêu cầu tất yếu của việc nâng cao sức cạnh tranh chủ động hội nhập kinh tế khu vực quốc tế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam từ năm 2008 tới năm 2015

MỤC LỤC I Lý thuyết chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .......................................2 II Xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế ở Việt Nam ............................................3 1.Tốc độ tăng trưởng theo GDP và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế....3 2. Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế ........................................................4 3.Cơ cấu lực lượng lao động phân theo ngành kinh tế ......................................9 4.Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo ngành kinh tế...........................11 5.Xu thế mở của nền kinh tế Việt Nam ............................................................13 5.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến 2015 ............13 5.2 Các nhóm hàng hóa trong xuất –nhập khẩu của Việt Nam......................14 5.2.1 Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chính ................................................14 5.2.2 Các nhóm mặt hàng nhập khẩu chính ...............................................15 6. So sánh với các nước trên thế giới................................................................17 6.1 So sánh về GDP theo ngành kinh tế của một số nước .............................17 6.2 So sánh về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế .......................................18 6.3 Giải pháp..................................................................................................19 III Chuyển dịch trong nội bộ ngành .....................................................................20 1. Khu vực I ......................................................................................................20 1.1 Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 2008-2015...........................20 1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị sản xuất..................22 1.2.1 Chuyển dịch giữa ba nhóm ngành : nông nghiệp thuần,Lâm nghiệp,thủy sản.....................................................................................................22 1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành nông nghiệp thuần..........25 1.2.3 Chuyển dịch trong nội bộ ngành lâm nghiệp ....................................28 1.2.4 Chuyển dịch trong nội bộ ngành thủy sản.........................................29 2. Khu vực II.....................................................................................................29 2.1 Tăng trưởng kinh tế ngành công nghiệp.................................................29 2.2 Chuyển dịch nội bộ ngành công nghiệp theo giá trị sản xuất.................31 3. Chuyển dịch nội bộ ngành dịch vụ năm 2008-2015.....................................32 3.1 Tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ.........................................................32 3.2 Chuyển dịch nội bộ ngành dịch vụ theo giá trị sản xuất.........................35 III Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta .......................37 IIII Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam...........................38 1 I Lý thuyết chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu kinh tế :là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau,tác động qua lại với nhau trong không gian và thời gian nhất định trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng,cả về số lượng lẫn chất lượng phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế gồm cơ cấu ngành kinh tế,cơ cấu vùng kinh tế,cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế,thể hiện mối quan hệ hữa cơ và sự tác động qua lại về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Phân ngành kinh tế ở Việt Nam chia thành ba khu vực khu vực I : nông lâm ngư ngiệp;khu vực II : công nghiệp ; khu vực III dịch vụ. Trong chuyển dịch ngành kinh tế có các biểu hiện là : +thay đổi tỷ trọng các ngành trong tổng thể nền kinh tế +thay đổi tỷ trọng trong nội bộ ngành +thay đổi vị trí mối quan hệ giữa các ngành +thay đổi số lượng ngành. Yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế +Do yêu cầu tất yếu của việc nâng cao sức cạnh tranh chủ động hội nhập kinh tế khu vực quốc tế. +yêu cầu của việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa +yêu cầu tất yếu của sự ngiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. 2 II Xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế ở Việt Nam Năm 2008 là năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu việt nam không nằm khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của nó.Từ năm 2008 tới nay bước qua khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nền kinh tế ta có những chuyển dịch rõ rệt.Bài luận sẽ bàn về sự chuyển dịch ngành kinh tế ở Việt Nam từ năm 2008 tới nay Sự chuyển dịch ngành kinh tế ở việt nam từ năm 2008 tới năm 2015 có sự chuyển biến với 4 xu hướng chuyển dịch là : • Giảm tỷ trọng NN, tăng tỷ trọng CNvà DV • Tốc độ tăng của ngành DVcó xu thế nhanh hơn tốc độ tăng của CN • Tăng dần tỷ trọng các ngành sản phẩm có dung lượng vốn cao • Xu thế “mở” của cơ cấu kinh tế Chúng ta sẽ làm rõ các xu hướng qua các số liệu về cơ cấu kinh tế việt nam theo nhóm ngành số liệu từ năm 2008 tới nay; độ tăng trưởng theo GDP và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế;số liệu về lao động và vốn theo các ngành kinh tế,số liệu về xuất nhập khẩu của Việt Nam và so sánh với các nước trên thế giới. 1.Tốc độ tăng trưởng theo GDP và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng theo GDP và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế (Đơn vị %) (Nguồn tổng cục thống kê) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GDP 6,31 5,23 6,78 5,89 5,25 5,42 5,98 6,68 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,07 1,83 2,78 4,01 2,68 2,64 3.49 2,41 Công nghiệp và xây dựng 6,33 5,52 7,70 5,53 5.75 5,43 7,14 9,64 Dịch vụ 7,18 6,63 7,52 6,99 5.9 6,57 5,96 6,33 3 Tc đ tăng trưng theo GDP và cu 12 trúc tăng trưng theo ngành kinh t 10 9.64 8 7.527.7 7.18 6.78 6.99 7.14 6.336.31 6.63 6.57 6.686.33 6 5.89 5.755.9 5.985.96 5.235.52 5.53 5.25 5.425.43 4.07 4.01 4 3.49 2.78 2.68 2.64 2.41 2 1.83 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nông,lâm nghip và thy sn Công nghip và xây dng Dch v GDP Nhận xét: Tăng trưởng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm nhanh qua từng năm.Năm 2008 là 4.07%,năm 2009 giảm mạnh xuống còn 1.83% sau đó tăng trong 2 năm tiếp theo 2010 1,83%,năm 2011 4,01%.tăng trưởng nông nghiệp trong năm 2012,2013 giảm mạnh xuống còn 2.68%(2012) và 2.64%(năm 2013) nhưng 2014 tăng lên 3.49% và giảm xuống 2.41% năm 2015.Tăng trưởng ngành nông nghiệp không ổn định hìn chung có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng không ổn định năm 2009 giảm từ 6,33% năm 2008 xuống 5,52% nhưng 2010 tăng lên 7,7% và giảm trong năm 2011 (5.53%),tăng nhẹ trong năm 2012(5.75%) giảm xuống trong năm tiếp theo 2013(5.43%),2014 và 2015 có sự tăng mạnh trở lại năm 2014 là 5,96% năm 2015 là 6.33%. Tăng trưởng ngành dịch vụ cũng không ổn định,bị sụt giảm nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với sự sụt giảm từ các hoạt động tài chính ngân hàng năm 2009 giảm từ 7.18 năm 2008 xuống còn 6.63 năm 2009 và tăng lên trong năm 2010 (7.52%) đặc biệt giảm mạnh trong năm 2011(6.99%) và năm 2012 còn 5.9% 4 năm 2012.Ngành dịch vụ được phục hồi tăng lên trong năm tiếp 6.57% năm 2013,giảm trong năm 2014 còn 5.96% và 2015 tăng lên 6.33%. Trong khoảng thời gian từ năm 2008 tới năm 2015 nền kinh tế thế giới nói chung và việt nam nói riêng có sự biến động mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.Giá trị gia tăng của ba ngành kinh tế cơ bản là ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ trong những năm qua còn quá thấp so với chỉ tiêu đề ra: Giá trị gia tăng bình quân trong 4 năm của ngành Công nghiệp, Xây dựng đạt 5,99%/năm, trong khi chỉ tiêu kế hoạch là 7,8 – 8%/năm. Cùng với đó, ngành dịch vụ tăng bình quân là 6,53%/năm so với chỉ tiêu kế hoạch là 7,8 – 8%/năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 là 5,25%, không những thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch mà còn là năm có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 14 năm qu 2. cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế Bảng 2: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế Đơn vị: % Khu vực 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 kinh tế Nông-lâm- thủy hản 21,99 20,91 20,58 22,01 19.7 18.38 18.12 17 sản Công 41,09 40,2 38.6 38.31 38.5 39.6 nghiệp 39,91 40,24 Dịch vụ 38,33 37,79 41.7 43.31 43.38 43.4 38.1 38,85 (Nguồn tổng cục thống kê) 5 T trng cơ cu kinh t phân theo ngành kinh t 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nông-lâm-thy hn sn Công nghip Dch v Nhận xét: - Kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay được thể hiện trên một số điểm. Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp đi lên, do vậy, sự chuyển dịch rõ nhất trong thời gian qua là tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm xuống còn là tỷ trọng của 2 nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên. - Tỷ trọng nghành công nghiệp,dịch vụ luôn cao hơn ngành nông nghiệp - Trong giai đoạn này nền kinh tế có sự chuyển dịch nhưng khá chậm. - Tỷ trọng ngành Nông nghiệp liên tục giảm qua các năm 2008,2009,2010.tới năm 2011 tăng trở lại sau đó liên tục giảm.năm 2008 là 21.99 năm 2009 là 20.91 năm 2010 là 20.58 .năm 2011 tăng lên 22.01năm tỷ trọng khu vực I giảm liên tục trong 3 năm tiếp theo 2012 là 19.7%,2013 là 18.38%,năm 2014 là 18.12%,năm 2015 là 17%. - Tỷ trọng ngành công nghiệp có sự biến động nhẹ qua các năm.Tăng tỷ trọng công nghiệp trong hai năm từ 39.91% năm 2008 tới năm 2009 (40.24%),2010 (41.09%) và giảm và biến động nhẹ trong các năm tiếp 2011 là 40.2%,2012 giảm còn 38.6%,năm 2013 38.31%,năm 2012 tăng lên là 38.5%,năm 2015 là 39.6%. 6 - Tỷ trọng ngành dịch vụ biến động trong các năm 2008 tới 2011 và tăng nhanh trong năm 2012,2013.tăng chậm trong năm 2014,2015.năm 2008 là 38.1 năm 2009 tăng chậm lên 38.85 và giảm trong năm 2010(38.33%) ,2011(37.79) năm 2012 tăng nhanh lên 41.7 tăng liên tục tới năm 2015 là 43.4 - Tốc độ tăng của ngành dịch vụ có xu thế nhanh hơn công nghiệp xây dựng.nhìn vào số liệu trong bảng ta có thể thấy rõ điều ấy.Độ tăng lớn nhất của tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế là 1.6%(năm 2011 tới 2012) ,của dịch vụ là 3.91(năm 2011 tới 2012). - Trong giai đoạn này ta thấy được sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I tăng tỷ trọng khu vực II,III nhưng sự chuyển dịch còn khá chậm và so với thế giới thì tỷ trọng ngành dịch vụ vẫn còn khá thấp,nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Thành tựu: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam có thể nói là đã đi đúng xu hướng phát triển của thế giới: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ - Nhóm ngành nông nghiệp vẫn đảm bảo tăng trưởng trong GDP, nhưng trong cơ cấu ngành kinh tế thì đã dần giảm bớt - Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên phù hợp với tư duy chiến lược.. Công nghiệp - xây dựng nhờ đó đã có sự phát triển liên tục với tốc độ cao, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, trở thành động lực và đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. - Thời gian qua, do phải tập trung cao vào việc thực hiện mục tiêu ưu tiên, nên việc triển khai thực hiện việc tái cơ cấu chưa được nhiều, cần phải đẩy mạnh trong thời gian tới - Tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ trong GDP đã tăng lên và đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 nhóm ngành. Việc gia tăng tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ 7 như trên phù hợp với chủ trương mở cửa sâu rộng hơn theo cam kết hội nhập với các nước trong khu vực cũng như thế giới Hạn chế: - Tuy rằng đạt được những thành tựu nhất định trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhưng trong khu vực tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP của Việt Nam khá thấp, đứng thứ 6/11 nước. So với thế giới thì còn thấp hơn rất nhiều. - Mặc dù định hướng đúng xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam rất chậm chạp, chưa tạo ra được nhiều ảnh hưởng tích cực sâu sắc đến nền kinh tế. Sự chuyển dịch nhanh hay chậm của cơ cấu nhóm ngành trong GDP phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Trong đó ảnh hưởng không nhỏ là cơ cấu lao động và cơ cấu vốn đầu tư. - Thời gian qua do còn tập trung vào nhiều mục tiêu kinh tế khác, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Chuyển dịch cơ cấu chưa tạo được nền tảng vững chắc cho kinh tế vĩ mô và phát triển trong dài hạn. Nguyên nhân: - Cơ cấu đầu tư bất hợp lý, không chú trọng đầu tư theo chiều sâu - Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành chưa diễn ra theo 1 quy hoạch - Trình độ công nghệ thấp - Môi trường ngành dịch vụ thiếu tính cạnh tranh lành mạnh - Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển - Thiếu đội ngũ lao động có chuyên môn, trình độ, tay nghề cao. 8 3. cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế Bảng 3 cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế (đơn vị %) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Quý II 2015 Khu vực 100 100 100 100 100 100 100 100 kinh tế Nông, lâm 52.3 51.5 49.5 48.4 47.4 46.8 46.3 44.7 nghiệp và thủy sản Công nghiệp 19.3 20 20.9 21.3 21.2 21.2 21.4 22.1 và xây dựng Dịch vụ 28.4 28.4 29.6 30.3 31.4 32 32.2 33.2 ( Nguồn niên giám thống kê bộ kế hoạch đầu tư) 9 Cơ cu lc lưng lao đng theo ngành kinh t 60 52.3 51.5 49.5 48.4 47.4 46.8 50 46.3 44.7 40 31.4 32 32.2 33.2 28.4 28.4 29.6 30.3 30 21.4 22.1 19.3 20 20.9 21.3 21.2 21.2 20 10 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nông lâm ngư nghip công nghip xây dng Dch v Nhận xét Có sự di chuyển lực lượng lao động từ khu vực I sang khu vực II,III -lực lượng lao động trong nhóm ngành nông nghiệp vẫn chiếm nhiều nhất bình quân 8 năm này là 48.36% nhưng có xu hương giảm qua các năm.năm 2008 là 52.3% năm 2014 còn 46.3%. Lực lượng lao động ở khu vực dịch vụ có xu hướng tăng chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu lao động bình quân 8 năm là 30.69%.Tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ liên tục tăng nhưng tăng chậm. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp có xu hướng tăng nhẹ chỉ giảm nhẹ trong năm 2012 và 2013 từ 21.3%(2011) xuống 21,2%.nói chung sự di chuyển lao động còn khá chậm chạp. Nhìn vào cơ cấu lao động ta thấy nền kinh tế nước ta vẫn còn lạc hậu và phụ thuộc vào nông nghiệp khi mà gần một nửa lao động làm trong khu vực I và sự di chuyển lao động còn khá chậm chạp chưa theo kịp xu thế hiện đại. 10
File đính kèm:
chuyen_dich_co_cau_kinh_te_viet_nam_tu_nam_2008_toi_nam_2015.docx