Tiểu luận Tỷ giá hối đoái tác động lên xuất nhập khẩu

1.1 Tỷ giá hối đoái

1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái được phân ra hai loại:

- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này tương ứng với số

lượng đơn vị tiền tệ nước khác. Trong cuộc sống hay phân tích kinh tế, khi nói đến tỷ

giá hối đoái giữa nước này với nước kia là ám chỉ đến tỷ giá hối đoái.

- Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ trao đổi giữa hàng hóa nước này với hàng hóa nước

khác.

Trong bài tiểu luận này xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế và

xuất, nhập khẩu ròng dưới các chính sách của Nhà nước.

1.1.2 Phương pháp biểu thị tỷ giá

Xét từ thị trường giao dịch, đồng tiền quốc gia của thị trường này được coi là

chủ thể, thì yết giá được thực hiện bằng hai cách sau:

- Yết giá trực tiếp: là phương pháp lấy ngoại tệ làm đồng tiền yết giá, còn nội tệ là đồng

tiền định giá. Ví dụ: tại Hà Nội 1USD = 17.620 VND (yết giá kiểu Châu Âu).

- Yết giá gián tiếp: là phương pháp lấy nội tệ làm đồng tiền yết giá, còn ngoại tệ là đồng

tiền định giá. Ví dụ: tại New York 1USD = 0,6235 GBP (yết giá kiểu Mỹ).

Hiện nay hầu hết các quốc gia đều sử dụng cách yết giá trực tiếp, chỉ có một số ít

các quốc gia có đồng tiền mạnh áp dụng yết giá gián tiếp.

Yết giá trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ là những phương pháp nêu tỷ giá tùy thuộc

vào mục đích và tập quán của từng thị trường, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến giá

trị trao đổi và phương thức chuyển giao giữa các đồng tiền.

Về cách yết giá trực tiếp hay gián tiếp, chưa có một văn bản nào quy định. Trên

thực tế cũng không thể có một tổ chức nào quy định áp đặt vấn đề này, vì đó là việc làm

hoàn toàn mang tính độc lập của mỗi quốc gia. Nhưng trong lịch sử trao đổi tiền tệ thì

những đồng tiền mạnh như : USD, EUR, GBP đã và đang là đồng tiền yết giá. Đồngthời, những đồng tiền quốc tế SDRs luôn luôn giữ vị trí đồng tiền yết giá vì chúng là

ngoại tệ của các quốc gia thành viên.

1.1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái

- Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá chính thức và tỷ giá thị

trường

• Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên

cơ sở của tỷ giá này các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn

định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kì hạn, hoán đổi.

• Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị

trường hối đoái.

- Căn cứ vào kì hạn thanh toán, có thể chia làm tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kì hạn

• Tỷ giá giao ngay (SPOT) là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao

dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do Ngân

hàng Nhà nước qui định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong

vòng 2 ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán.

• Tỷ giá giao dịch kì hạn (FORWARDS) là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự

tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ qui định về

tỷ giá kì hạn hiện hành của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm kí hợp đồng.

- Căn cứ vào giá trị của tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực.

• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá

hiện tại, không tính đến bất kì ảnh hưởng nào của lạm phát.

• Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong

một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài

và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc

tế của nước đó.

pdf 19 trang chauphong 6680
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tỷ giá hối đoái tác động lên xuất nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tỷ giá hối đoái tác động lên xuất nhập khẩu

Tiểu luận Tỷ giá hối đoái tác động lên xuất nhập khẩu
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH 
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG LÊN XUẤT NHẬP KHẨU 
Họ và tên: TRẦN TRUNG THU 
Năm sinh: 1990 
Nghề nghiệp: Sinh viên năm 4 – Trường Đại học Kinh tế - luật 
Số điện thoại: (+84) 168.994.2447 
Địa chỉ email: thutrungtran90@gmail.com 
TIỂU LUẬN 
MỞ ĐẦU 
1. Mục đích nghiên cứu 
Tiểu luận được tạo ra để hoàn thành quá trình nghiên cứu môn học Kinh tế vĩ mô 
2. 
Tiểu luận được nghiên cứu với mục đích phân tích tác động của tỷ giá hối đoái 
lên xuất nhập khẩu, để thấy được mối quan hệ đồng thời giải thích hiện tượng và có thể 
dự báo tác động của chính sách tỷ giá lên xuất nhập khẩu trên một thị trường mở cửa. 
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Đối tượng của tiểu luận là nghiên cứu việc hình thành tỷ giá hối đoái và tác động 
của tỷ giá đến xuất nhập khẩu. 
Phạm vi nghiên cứu là việc sử dụng lý thuyết để giải thích hiện tượng đã diễn ra 
trong thực tế. 
3. Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp định tính như 
mô tả, diễn giải, quy nạp vấn đề kết hợp việc tổng hợp các số liệu thực tế. 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG LÊN XUẤT 
NHẬP KHẨU 
1.1 Tỷ giá hối đoái 
1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái 
Tỷ giá hối đoái được phân ra hai loại: 
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này tương ứng với số 
lượng đơn vị tiền tệ nước khác. Trong cuộc sống hay phân tích kinh tế, khi nói đến tỷ 
giá hối đoái giữa nước này với nước kia là ám chỉ đến tỷ giá hối đoái. 
- Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ trao đổi giữa hàng hóa nước này với hàng hóa nước 
khác. 
Trong bài tiểu luận này xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế và 
xuất, nhập khẩu ròng dưới các chính sách của Nhà nước. 
1.1.2 Phương pháp biểu thị tỷ giá 
Xét từ thị trường giao dịch, đồng tiền quốc gia của thị trường này được coi là 
chủ thể, thì yết giá được thực hiện bằng hai cách sau: 
- Yết giá trực tiếp: là phương pháp lấy ngoại tệ làm đồng tiền yết giá, còn nội tệ là đồng 
tiền định giá. Ví dụ: tại Hà Nội 1USD = 17.620 VND (yết giá kiểu Châu Âu). 
- Yết giá gián tiếp: là phương pháp lấy nội tệ làm đồng tiền yết giá, còn ngoại tệ là đồng 
tiền định giá. Ví dụ: tại New York 1USD = 0,6235 GBP (yết giá kiểu Mỹ). 
Hiện nay hầu hết các quốc gia đều sử dụng cách yết giá trực tiếp, chỉ có một số ít 
các quốc gia có đồng tiền mạnh áp dụng yết giá gián tiếp. 
Yết giá trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ là những phương pháp nêu tỷ giá tùy thuộc 
vào mục đích và tập quán của từng thị trường, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến giá 
trị trao đổi và phương thức chuyển giao giữa các đồng tiền. 
Về cách yết giá trực tiếp hay gián tiếp, chưa có một văn bản nào quy định. Trên 
thực tế cũng không thể có một tổ chức nào quy định áp đặt vấn đề này, vì đó là việc làm 
hoàn toàn mang tính độc lập của mỗi quốc gia. Nhưng trong lịch sử trao đổi tiền tệ thì 
những đồng tiền mạnh như : USD, EUR, GBP đã và đang là đồng tiền yết giá. Đồng 
thời, những đồng tiền quốc tế SDRs luôn luôn giữ vị trí đồng tiền yết giá vì chúng là 
ngoại tệ của các quốc gia thành viên. 
1.1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái 
- Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá chính thức và tỷ giá thị 
trường 
• Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên 
cơ sở của tỷ giá này các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn 
định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kì hạn, hoán đổi. 
• Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị 
trường hối đoái. 
- Căn cứ vào kì hạn thanh toán, có thể chia làm tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kì hạn 
• Tỷ giá giao ngay (SPOT) là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao 
dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do Ngân 
hàng Nhà nước qui định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong 
vòng 2 ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán. 
• Tỷ giá giao dịch kì hạn (FORWARDS) là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự 
tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ qui định về 
tỷ giá kì hạn hiện hành của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm kí hợp đồng. 
- Căn cứ vào giá trị của tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. 
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá 
hiện tại, không tính đến bất kì ảnh hưởng nào của lạm phát. 
• Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong 
một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài 
và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc 
tế của nước đó. 
 - Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối, có thể chia làm tỷ giá điện hối và tỷ giá 
thư hối 
• Tỷ giá điện hối là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá 
chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các loại 
tỷ giá khác. 
• Tỷ giá thư hối tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường 
cao hơn tỷ giá thư hối. 
- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối có thể phân biệt tỷ giá mua và tỷ giá bán 
của ngân hàng. 
• Tỷ giá mua là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào. 
• Tỷ giá bán là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra. 
Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoản chênh lệch đó là lợi 
nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. 
Thông thường thì ngân hàng không công bố tất cả tỷ giá của các hợp đồng đã kí 
kết trong môt ngày mà chỉ công bố tỷ giá của hợp đồng kí kết cuối cùng trong ngày đó, 
người ta gọi đó là tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa được coi là chỉ tiêu chủ yếu về tình 
hình biến động của tỷ giá trong ngày hôm đó. Tỷ giá được công bố vào đầu giờ của đầu 
ngày giao dịch được gọi là tỷ giá mở cửa. 
Trong nghiệp vụ mua bán ngoại hối của ngân hàng còn chia ra tỷ giá tiền mặt và 
tỷ giá chuyển khoản. Tỷ giá chuyển khoản bao giờ cũng cao hơn tỷ giá tiền mặt . 
1.1.4 Cách xác định tỷ giá hối đoái thực 
Công thức của tỷ giá hối đoái thực: 
ER = E.P*/P 
ER > 1 đồng nội tệ định gía thực thấp 
ER <1 nhập nhiều hơn 
ER = 1 ngang giá sức mua PPP 
1.1.5 Ý nghĩa sự thay đổi tỷ giá thực 
- Tỷ giá thực tăng, làm cho sức mua đối ngoại của đồng nội tế giảm, nên ta nói là nội tệ 
giảm giá thực. Như vậy, một đồng tiền giảm giá thực khi sức mua đối ngoại của nó 
giảm từ thời điểm này sang thời điểm khác (sức mua đối ngoại là số lượng hàng hóa 
mua được ở nước ngoài khi chuyển một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ. Đồng tiền giảm giá 
thực có tác dụng làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này). 
- Tỷ giá thực giảm, làm cho sức mua đối ngoại của đồng nội tệ tăng nên ta nói là nội tệ 
lên giá thực. Như vậy, một đồng tiền lên giá thực khi sức mua đối ngoại của nó tăng từ 
thời diểm này sang thời điểm khác. Đồng tiền lên giá thực có tác đụng làm xói mòn sức 
cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này. 
- Tỷ giá thực không đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranh thương mại quốc tế. 
Ứng dụng với các nhân tố khác không đổi, tỷ giá danh nghĩa tăng, làm cho tỷ giá thực 
tăng. Điều này hàm ý, do giá hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn, nên khi phá giá 
nội tệ sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Đây là một trong những nội 
dung quan trọng của chính sách tỷ giá. 
1.1.6 Các chức năng của tỷ giá 
1.1.6.1 Chức năng so sánh sức mua giữa các loại tiền tệ với nhau 
Tất cả các hoạt động và tính toán trong ngoại thương, như tính toán hiệu quả của 
các quan hệ kinh tế với nước ngoài, quyết định tham gia hợp tác kinh tế, phân công lao 
đọng với các nước khác, nhận các nguồn đầu tư của nước ngoài hay đầu tư liên doanh 
với nước ngoài, đều thể hiện qua đơn vị tiền tệ, qua việc so sánh giá trị đồng tiền 
trong nước với nước ngoài. Mà việc đó, tức so sánh giá cả sẽ thể hiện được sự so sánh 
về sức mua. 
Để đảm bảo được tính ngang giá sức mua thì phải thông qua tỷ giá. Vì thế tỷ giá 
phải phản ánh thật khách quan và đúng chức năng thước đo giá trị của tiền tệ. 
1.1.6.2 Chức năng kích thích 
Tỷ giá hối đoái cao hay tỷ giá hối đoái thấp đều có ảnh hưởng lớn đến doanh thu 
và thu nhập của nhà xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái cao tức nội tệ giảm giá và ngoại tệ 
tăng giá, nghĩa là nội tệ rẻ một cách tương đối so với ngoại tệ, kích thích người nước 
ngoài mua hàng hóa trong nước nên nó kích thích sản xuất nhằm tăng xuất khẩu ra 
nước ngoài. Ngược lại, tỷ giá hối đoái thấp tức nội tệ tăng giá và ngoại tệ giảm giá làm 
cho hàng hóa trong nước đắt hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài nên nó kích 
thích gia tăng nhập khẩu hàng hóa nước ngoài. 
Nhờ thông qua tỷ giá mà nhà nước có thể kiểm soát, tác động đến cơ cấu xuất 
nhập khẩu. Các nước đều dùng tỷ giá để kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng 
hóa nước ngoài, nâng năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nhằm điều tiết cán 
cân thanh toán, ngoài ra có thể làm tăng thu nhập ngoại tệ và hạn chế chi tiêu ngoại tệ 
ra nước ngoài. 
1.1.6.3 Chức năng phân phối: 
Tỷ giá không chỉ có khả năng phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành 
kinh tế trong một nước, mà còn có khả năng phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các 
nước có quan hệ kinh tế với nhau. 
Khi một nước phá giá nội tệ với một tỷ lệ lớn làm tăng khả năng xuất khẩu và 
trợ cấp cho các nhà xuất khẩu, phân phối lại một phần thu nhập của nhà nhập khẩu. 
Khi một nước nâng giá nội lệ, làm hàng hóa trong nước đắt hơn tương đối so với 
nước ngoài, tức là làm giảm đi phần thu nhập của nhà xuất khẩu và làm tăng thêm thu 
nhập cho nhà nhập khẩu. 
Trong ba chức năng trên thì chức năng so sánh sức mua giữa các loại tiền tệ là 
quan trọng nhất. 
1.1.7 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu 
 1.1.7.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá 
- Lạm phát: 
Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một 
nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó 
giảm do xuất khẩu giảm vì giá cao hơn so với nước kia. Ngoài ra, người tiêu dùng và 
các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Cả hai yếu 
tố này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát thường 
khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp 
ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái. 
- Lãi suất: 
Lãi suất là một trong những công cụ được các chính phủ sử dụng trong quản lý 
vĩ mô nền kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường, nó kích thích tập trung nguồn lực tài 
chính và phân bổ nguồn lực đó một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, 
ổn định mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Đặc biệt, lãi suất còn là công cụ được 
sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của 
nôi tệ. Ví dụ nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất 
ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy và trong nước làm tăng cung ngoại tệ v ... tăng giá cả quốc tế 
về loại hàng đó và dẫn đến sự xuất khẩu sẽ đem lại nhiều lợi nhuận. Điều này lại tiếp 
tục khuyến khích tăng cường việc sản xuất xuất khẩu. 
1.4 Phá giá 
Phá giá là việc nâng cao hay giảm thấp sức mua của đồng tiền đối với các ngoại 
tệ và có thể xem là một sự điều chỉnh tỷ giá mạnh, cực đoan (khác với điều chỉnh tỷ giá 
bình thường ở điểm cơ bản là điều chỉnh tỷ giá bình thường là một việc làm thường 
xuyên với mức độ nhỏ về thay đổi tỷ giá, không gây ra sự biến động lớn cho sự phát 
triển kinh tế - xã hội). Về nguyên lý, mục đích của phá giá là để tăng khả năng cạnh 
trnah quốc tế và cải thiện tình hình cán cân thương mại trong tài khoản vãng lai. Lập 
luận được nêu ra là phá giá sẽ giúp tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất 
khẩu. Tuy nhiên, để thực hiện việc phá giá thành công cũng cần phải có hàng loạt các 
điều kiện đi kèm. 
1.5 mối quan hệ giữa tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu 
1.5.1 Ý nghĩa của tăng trưởng xuất khẩu và các biện pháp để đánh giá 
Các nước đang phát triển cần mở rộng xuất khẩu đẻ gia tăng khả năng nhập khẩu 
máy móc thiết bị và các nguyên liệu để hiện đại hóa đất nước. Tăng trưởng xuất khẩu 
có thể đo được bởi sự thay đổi tỷ trọng xuất khẩu trong tổng sản lượng quốc gia. Biện 
pháp thứ nhất thì dễ dàng so sánh giữa các thời kỳ của các nước nhưng thường bị ảnh 
hưởng bởi vị trí xuất phát xuất khẩu thấp. 
1.5.2 Đặc trưng xuất khẩu của các nước đang phát triển 
Xuất khẩu hàng sơ cấp chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc xuất khẩu của hầu hết 
các nước đang phát triển và xuất khẩu hàng chế tạo sử dụng chủ yếu lao động không có 
tay nghề từ nông thôn được phát triển trong giai đoạn đầu của phát triển sản xuất. Giá 
của các hàng sơ cấp thường bị biến động mạnh trong thị trường thế giới và có khuynh 
hướng giảm. Vì vậy các nước đang phát triển tập trung cao đầu tư của họ vào việc sản 
xuất hàng chế tạo để duy trì tăng trưởng xuất khẩu ổn định. 
1.5.3 Tỷ giá hối đoái với ngành công nghiệp non trẻ và hàng xuất khẩu sơ 
cấp 
Đồng nội tệ thường được giữ giá cao như là một công cụ chính sách khuyến 
khích phát triển các ngành công nghiệp non trẻ bởi vì chúng chủ yếu nhập máy móc 
thiết bị và nguyên vật liệu từ nước ngoài. Chính sách này sẽ gây thiệt hại cho khu vực 
xuất khẩu và đến lượt nó xuất khẩu yếu kém sẽ không ủng hộ cho việc phát triển thành 
công của các ngành công nghiệp non trẻ. 
Trợ cấp cho xuất khẩu để bù đắp mất mát trong xuất khẩu hàng sơ cấp bị ảnh 
hưởng từ sự lên giá của đồng nội tệ hiếm khi có hiệu ứng lợi ích trên khu vực xuất khẩu 
hàng sơ cấp và thường trợ giúp cho các ngành công nghiệp xuất khẩu không hiệu quả 
và chỉ gây ra gánh nặng ngân sách như kinh nghiệm của các nước Châu Á. Vì vậy để có 
thể phát triển xuất khẩu cho cả hàng sơ cấp và hàng công nghiệp cần có một tỷ giá hối 
đoái thuận lợi. 
1.6 Phương pháp tiếp cận đối với Chính sách TGHĐ 
1.6.1 Phương pháp tiếp cận của trường phái tiền tệ 
TGHĐ là biến nội sinh trong các mô hình kinh tế và được dùng như một công cụ 
chống lạm phát. Khi có các biến động mạnh về tiền tệ trong nước, TGHĐ thương được 
chốt lại để duy trì ổn đinh kinh tế vĩ mô. Vì thế các nhà tiền tệ thương không thích phá 
giá. Vì giá trị thực của đồng nội tệ sẽ giảm và dẫn đến mở rộng cung tiền mà điều này 
cũng với sự gia tăng trong giá nhập khẩu sẽ đẩy mặt bằng giá cả chung lên. Đồng thời 
chi phí sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tăng cùng một tỷ lệ với mức phá giá. Cuối cùng 
không có sự thay đổi nào trong giá nội tệ của hàng xuất khẩu và đôi khi hoạt động xuất 
khẩu còn bị tổn thương từ sự bất ổn của kinh tế vĩ mô. 
Giá trị đồng nội tệ giảm có thể làm mất đi niềm tin của các nhà đầu tư nước 
ngoài và làm giảm đi lợi tức thực. Những điều này dẫn đến giảm đầu tư cho toàn bộ nền 
kinh tế kể cả xuất khẩu. Phá giá cũng làm gia tăng nợ và chi phí trả nợ nước ngoài bằng 
đồng nội tệ mà điều này có thể tác động đến khu vực xuất khẩu. 
1.6.2 Phương pháp tiến cận của trường phái mục tiêu thực 
Chính sách tỷ giá phải ủng hộ cán cân thanh toán và mở rộng xuất khẩu. Có 
nghĩa là, đồng nội tệ nên duy trì ở mức giảm giá. Sự lên giá của đồng nội tệ sẽ càng 
ngày càng thu hẹp sức cung của hàng hóa xuất khẩu cũng như hàng hóa thay thế giá của 
TGHĐ còn có thể đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu bởi vì hàng hóa phi mậu dịch có 
thể được phát triển để xuất khẩu. Nền kinh tế nên duy trì TGHĐ hiện hành khi có bất cứ 
thay đổi có lợi nào trong giá thế giới. Phá giá đồng nội tệ phối hợp tự do hóa thương 
mại, các chính sách giảm và chuyển đổi chi tiêu và các chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ 
giảm đi áp lực lạm phát, vẫn duy trì được mức đầu tư cho khu vực xuất khẩu, không 
làm giảm đầu tư nước ngoài và tăng khả năng trả nợ nền kinh tế. 
Hàng hóa xuất khẩu có thể thay thế cao trong các nước đang phát triển. Nếu sự 
lên giá kéo dài của đồng nội tệ, thị trường thế giới có thể thay thế xuất khẩu của nước 
nhà và các xí nghiệp trong nước sẽ có khuynh hướng thay thế nguyên liệu nhập cho 
nguyên liệu và lao động trong nước. Cán cân thương mại có thể được cải tiến sau năm 
đầu tiên phá giá. 
1.7 Thị trường nhỏ và mở cửa 
Nền kinh tế mở cửa hay nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế mà người mua 
và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số 
lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. 
Một nền kinh tế nhỏ là nền kinh tế chỉ chiếm một phần nhỏ trong nền kinh tế thế 
giới. Do đó, lãi suất của nền kinh tế này có ảnh hưởng không đáng kể với lãi suất thế 
giới. Mà nền kinh tế nhỏ và mở cửa có tính cơ động hoàn hảo về vốn, tức công dân trên 
nước đó được tự do gia nhập thị trường tài chính quốc tế, mà Chính phủ không ngăn 
cản hoạt động vay hoặc cho vay quốc tế. Vì thế, tỷ lệ lãi suất trong nền kinh tế đó bằng 
mức tỷ lệ lãi suất quốc tế i* hay tỷ lệ lãi suất phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế. 
Nền kinh tế nhỏ và mở cửa chấp nhận lãi suất thực tế thế giới và coi đó là một 
con số ngoại sinh. 
Trạng thái cân bằng của tiết kiệm và đầu tư trên bình diện thế giới quyết định 
mức lãi suất thực tế trên thế giới. Còn nền kinh tế nhỏ và mở cửa có tác động rất ít đến 
trạng thái cân bằng này. 
 CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ VÀ XUẤT NHẬP KHẢU CỦA VIỆT NAM 
NĂM 2010 
 Năm 2008, cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra, tác động trực tiếp đến hàng loạt 
nước lớn trên thế giới. Việc này gây tê liệt kinh tế toàn cầu, một bức tranh ảm đạm 
khắp nơi, thị trường chứng khoán sụp đổ. Trong khoảng thời gian đó, Việt Nam có vẻ 
hoàn toàn vô sự, vì Việt Nam là một nước nhỏ, chưa có được tác động lớn đến các nền 
kinh tế khác hay chịu sự khủng hoảng gián tiếp từ các nước có quan hệ kinh tế. Và thực 
tế, chỉ một, hai năm sau đó, tình hình nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến xấu.
Năm 2010, theo tình hình thế giới, việc phá giá VND có thể dự đoán trước. 
Tháng 2/2010 VND bị phá 3,4% giá đồng tiền. Rồi đến tháng 8-2010 lại tiếp tục phá 
giá thêm một lần nữa với tỷ lệ 2,9%. Việc phá giá đồng tiền theo lý thuyết sẽ làm giá 
hàng hóa trong nước có vẻ rẻ hơn và tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu; đồng thời các 
nhà đầu tư sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam. 
 Song ở Việt Nam, năm 2010 tình hình không cải thiện nhiều. Điều này xuất phát 
từ nhiều lý do như về tình trạng sản xuất và khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, 
cơ cấu hàng hóa xuất khẩu,  
Cũng như các quốc gia đang phát triển cùng giai đoạn, nền kinh tế Việt Nam có 
nhu cầu về nhập khẩu thiết bị máy móc để đổi mới công nghệ và nhập khẩu các nguyên, 
vật liệu sản xuất các sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mà theo số liệu của 
Tổng cục Thống kê là khoảng 90% tổng giá trị hàng nhập khẩu. Nhiều mặt hàng sản 
xuất trong nước lại cần nhiều nguyên vật liệu nhập khẩu, bị phụ thuộc vào nhà cung 
ứng nước ngoài. Do đó, khi giá nhiên, nguyên liệu thế giới tăng đều ảnh hưởng trực tiếp 
để việc sản xuất. 
Nói về xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông 
thủy sản, sản phẩm tài nguyên, như cao su, dầu thô, trong các mặt hàng xuất khẩu thì 
tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu lại chiếm 70%, chưa kể các yếu tố khác như: thuế xuất 
khẩu, năng suất lao động của ngành hàng xuất khẩu, chất lượng và mức độ đa dạng hóa 
chủng loại, tiếp thị, xúc tiến thương mại.. Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này dựa 
phần nhiều vào hoạt động sản xuất và chiếm lấy thị trường hơn là tỷ giá hối đoái. Trong 
thực tế việc giảm giá VND đã không làm xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, mà cán cân 
vẫn thâm hụt. 
Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam 
 2005 2006 2007 2008 2009 9 - 2010 
Thủy sản 8.50% 8.49% 7.84% 7.25% 7.43% 6.66% 
Gạo 4.34% 3.30% 3.00% 4.61% 4.70% 5.03% 
Dầu thô 22.92% 21.02% 17.52% 16.61% 10.97% 7.14% 
Cao su 2.44% 3.21% 2.89% 2.54% 2.12% 2.76% 
Gỗ và sản phẩm 
gỗ 4.71% 4.81% 4.89% 4.42% 4.51% 4.68% 
Dệt, may 14.91% 14.65% 16.09% 14.48% 15.91% 15.61% 
Giày dép 9.32% 8.98% 8.19% 7.47% 7.10% 7.02% 
Điện tử, máy tính 4.47% 4.47% 4.50% 4.30% 4.90% 4.84% 
 Nguồn: Tổng cục Thống kê 
 Vậy, những ai là người được lợi? Đầu tiên có thể kể đến các nhà xuất khẩu việc 
phá giá VND khuyến khích bán ngoại tệ cho ngân hàng, làm tăng lợi nhận của các đơn 
vị xuất khẩu. Đối với các cá nhân, đơn vị nhập khẩu thì việc phá giá tiền không ảnh 
hưởng nhiều vì họ đang giao dịch với tỷ giá chợ đen cao hơn tỷ giá được niêm yết tại 
các ngân hàng. Còn các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài thì đây là một cơ hội tốt 
khi việc quy đổi giúp họ có thể mua được nhiều cổ phiếu hơn. Các ngân hàng và thị 
trường ngoại hối nói chung sẽ bớt được căng thẳng do kém thanh khoản vì sự chênh 
lệch giữa tỷ giá chợ đen và niêm yết. 
 Về lý thuyết, có vẻ nhiều người đều được lợi. Song cái lợi từ việc phá giá đồng 
tiền lại ẩn chứa nguy cơ suy thoái tiềm tàng. Giữa lúc kinh tế thế giới suy thoái, việc 
phá giá có thể giúp tăng xuất khẩu trong ngắn hạn cho đến khi đạt được cân bằng mới. 
Song động thái này, rõ ràng đang khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn khi các nước 
đều co cụm lại, bảo đảm cho nền kinh tế của chính họ hơn và cuộc chiến phá giá đồng 
nội tệ diễn ra. Mà hàng hóa Việt Nam trên thực tế là khó cạnh tranh được với nước 
ngoài, ngay cả khi phá giá. Do đó, Việt Nam vẫn nhập siêu. 
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ 
- Nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu 
- Coi tỷ giá thực tế hiệu quả là trung tâm để điều hành chính sách tỷ giá hối đoái. 
- Chính sách tỷ giá phải giữ vững thế cân bằng nội và cân bằng ngoại. 
- Ổn định tỷ giá trong mối tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị trường xuất khẩu kích 
thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ 
ngoại tệ. 
- Từng bước nâng cao uy tín của VNĐ, tạo điều kiện VNĐ trở thành đồng tiền tự do 
chuyển đổi. 
- Phối hợp với chính sách ngoại hối để chống hiện tượng đô la hóa. 
- Xác định giỏ các đồng ngoại tệ, thay đổi tập quán thanh toán xuất khẩu bằng đồng Đô 
la Mỹ bằng các đồng ngoại tệ mạnh khác. 
- Kiềm chế lạm phát - ổn định kinh tế vĩ mô. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_ty_gia_hoi_doai_tac_dong_len_xuat_nhap_khau.pdf