Tiểu luận Dự án mua bán đồ cũ

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

I. Khởi nguồn ý tưởng

Hiện nay nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những

biến động lớn tác động tới thu nhập và tiêu dùng của mỗi người dân mà đáng chú ý

nhất là sự tăng giá của các mặt hàng và dịch vụ dẫn đến người tiêu dùng bắt đầu thắt

chặt chi tiêu hơn. Sinh viên là một nguồn nhân lực tiềm năng trong tương lai của đất

nước nên nhà nước ta đã có nhiều chính sách để đầu tư cho đối tượng này nhưng đa số

các bạn vẫn có cuộc sống rất khó khăn, số tiền chi tiêu hàng tháng chủ yếu là từ sự

chu cấp từ gia đình, để theo đuổi việc học đòi hỏi các bạn phải tiết kiệm và ước tính

trong chi tiêu rất nhiều. Bởi vậy thì trường trao đổi, mua bán đồ cũ đang phát triển rất

mạnh mẽ và có một tiềm năng khai thác rất lớn ở hiện tại và cả trong tương lai.

II. Lý do lựa chọn

1. Lý do khách quan

Hiện nay trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chúng tôi nhận thấy nhu cầu mua sắm lại

đồ cũ của các bạn sinh viên rất nhiều với nhiều mặt hàng đa dạng để tiết kiệm chi tiêu.

Bên cạnh đó khi di chuyển chỗ ở các bạn sinh viên không có điều kiện để đem theo

các vật dụng như rổ, thau chậu, quạt máy, kệ sách gây lãng phí trong khi có rất

nhiều bạn sinh viên có nhu cầu sử dụng lại những vật dụng ấy vì chắc chắn sẽ có giá

cả mềm hơn đồ mới mà chất lượng cũng tương đương.

2. Lý do chủ quan

Chúng tôi hiện đều là những sinh viên nên có khả năng nắm bắt tâm lý chung và am

hiểu về mảng thị trường này. Đồng thời các thành viên trong nhóm là những thành

viên tích cưc, năng động và ham thích kinh doanh, có đam mê để đưa dự án này thành

công và có giá trị ứng dụng vào thực tiễn cao.

pdf 24 trang chauphong 19/08/2022 8020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Dự án mua bán đồ cũ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Dự án mua bán đồ cũ

Tiểu luận Dự án mua bán đồ cũ
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   1 
TIỂU LUẬN 
DỰ ÁN MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   2 
Muc lục 
A.  GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ...................................................................................3 
I.  Khởi nguồn ý tưởng ..................................................................................................................3 
II.  Lý do lựa chọn .......................................................................................................................3 
III.  Nét độc đáo của ý tưởng .......................................................................................................3 
IV.  Giá trị của ý tưởng ................................................................................................................4 
V. Slogan : “TIẾT KIỆM HIỆN TẠI, ĐẦU TƯ TƯƠNG LAI” ...........................................4 
VI. Tóm tắt dự án :.........................................................................................................................4 
VII.  Mục tiêu của dự án................................................................................................................4 
B.  NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ...................................................................................................5 
C.  PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ............................................................................................................7 
I.  Mô tả sản phẩm của dự án : .....................................................................................................7 
II.  Nghiên cứu chi phí ban đầu của dự án : .............................................................................8 
III.  Nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án : .............................................................................10 
D.  TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN .........................................................................................12 
E.  PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ..................................................................................13 
F.  PHÂN TÍCH LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ....................................................17 
I.  Phân tích ưu, nhược điểm bằng SWOT ................................................................................17 
II.  Hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án mang lại.....................................................................18 
G.  PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY VÀ RỦI RO CỦA DỰ ÁN ...........................................................20 
I.  Phân tích độ nhạy của dự án..................................................................................................20 
II.  Phân tích dự án trong trường hợp còn nhiều khả năng và rủi ro ..................................21 
H.  KẾT LUẬN..............................................................................................................................23 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   3 
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 
I. Khởi nguồn ý tưởng 
Hiện nay nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những 
biến động lớn tác động tới thu nhập và tiêu dùng của mỗi người dân mà đáng chú ý 
nhất là sự tăng giá của các mặt hàng và dịch vụ dẫn đến người tiêu dùng bắt đầu thắt 
chặt chi tiêu hơn. Sinh viên là một nguồn nhân lực tiềm năng trong tương lai của đất 
nước nên nhà nước ta đã có nhiều chính sách để đầu tư cho đối tượng này nhưng đa số 
các bạn vẫn có cuộc sống rất khó khăn, số tiền chi tiêu hàng tháng chủ yếu là từ sự 
chu cấp từ gia đình, để theo đuổi việc học đòi hỏi các bạn phải tiết kiệm và ước tính 
trong chi tiêu rất nhiều. Bởi vậy thì trường trao đổi, mua bán đồ cũ đang phát triển rất 
mạnh mẽ và có một tiềm năng khai thác rất lớn ở hiện tại và cả trong tương lai. 
II. Lý do lựa chọn 
1. Lý do khách quan 
Hiện nay trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chúng tôi nhận thấy nhu cầu mua sắm lại 
đồ cũ của các bạn sinh viên rất nhiều với nhiều mặt hàng đa dạng để tiết kiệm chi tiêu. 
Bên cạnh đó khi di chuyển chỗ ở các bạn sinh viên không có điều kiện để đem theo 
các vật dụng như rổ, thau chậu, quạt máy, kệ sáchgây lãng phí trong khi có rất 
nhiều bạn sinh viên có nhu cầu sử dụng lại những vật dụng ấy vì chắc chắn sẽ có giá 
cả mềm hơn đồ mới mà chất lượng cũng tương đương. 
2. Lý do chủ quan 
 Chúng tôi hiện đều là những sinh viên nên có khả năng nắm bắt tâm lý chung và am 
hiểu về mảng thị trường này. Đồng thời các thành viên trong nhóm là những thành 
viên tích cưc, năng động và ham thích kinh doanh, có đam mê để đưa dự án này thành 
công và có giá trị ứng dụng vào thực tiễn cao. 
III. Nét độc đáo của ý tưởng 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   4 
Các thành viên xây dựng nên ý tưởng này đều là sinh viên nên cửa hàng của chúng tôi 
được thành lập để phục vụ cho sinh viên và lấy sinh viên làm động lực phát triển cho 
hiện tại và cả tương lai. Đồng thời cửa hàng là sự tương tác giữa người bán và người 
mua khi tạo ra một địa điểm để các bạn có thể trao đổi với nhau các mặt hàng cần thiết 
mà không phải vận chuyển xa và bị ép giá như sử dụng hình thức trao đổi qua ve chai. 
IV. Giá trị của ý tưởng 
Tạo ra lợi nhuận và thỏa mãn ham muốn kinh doanh của các thành viên trong nhóm 
đồng thời chúng tôi mong có thể giúp các bạn sinh viên khắc phục được phần nào khó 
khăn của các bạn trong lúc nền kinh tế khó khăn hiện nay. 
V. Slogan : “TIẾT KIỆM HIỆN TẠI, ĐẦU TƯ TƯƠNG LAI” 
VI. Tóm tắt dự án : 
Tên dự án : cửa hàng mua bán đồ dùng cũ cho sinh viên làng đại học thủ đức. 
Địa điểm đầu tư: Nhà thuê địa chỉ 192 đường số 8 Khu phố 6 Phường Linh Trung 
Chủ đầu tư : Nhóm 13, Lớp K09401, Trường Đại Học Kinh Tế - Luật 
Lĩnh vực hoạt động : Mua bán đồ dùng thiết yếu 
Tổng vốn đầu tư: 115,000,000 đồng 
Trong đó: 
- Vốn tự có: 35,000,000 đồng 
- Vốn góp: 60,000,000 đồng 
- Vốn vay: 20,000,000 
Quy mô: cửa hàng có diện tích khoảng 30m2 với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng 
động và sáng tạo không chỉ phục vụ nhu cầu mua và bán đồ cũ của các bạn sinh viên 
trong làng đại học mà chúng tôi mong muốn hướng tới xây dựng nhiều của hàng hơn 
nữa ở gần các trường đại học nhằm phục vụ tốt nhất cho các bạn sinh viên. 
Chức năng, nhiệm vụ: Phục vụ cho tất cả các bạn sinh viên có nhu cầu mua và bán đồ 
cũ. Đồng thời trong tương lai với mục tiêu phát triển thêm nhiều của hàng chúng tôi 
mong muốn có thể tạo ra nhiều việc làm thêm cho các bạn sinh viên. 
VII. Mục tiêu của dự án 
1. Mục tiêu ngắn hạn 
- Xây dựng một cửa hàng tại làng đại học Quốc Gia HCM để các bạn sinh viên 
tới mua và bán các đồ cũ như thau chậu, kệ sách, quạt, rổ..với mục đích đem đến 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   5 
cho khách hàng một dịch vụ nhanh chóng, thuận tiện với giá cả hợp lí cho mọi đối 
tượng là sinh viên. 
- Với khoản đầu tư vừa phải, khả năng thu hồi vốn và phát triển cao. 
2. Mục tiêu trung hạn 
- Xây dựng và phát triển một chuỗi cửa hàng trên thành phố Hồ Chí Minh với 
phương châm “ Ở đâu có sinh viên ở đó có chúng tôi” . Bên cạnh đó, tìm kiếm và mở 
rộng đối tượng khách hàng tiềm năng “ Công nhân và người có thu nhập thấp”. 
3. Mục tiêu dài hạn 
- Nhân rộng mô hình này về cả quy mô và các sản phẩm. Đưa mô hình này ra 
toàn quốc bên cạnh đó đa dạng hơn các sản phẩm và hình thức mua bán cũng như đối 
tượng hướng tới. 
B. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 
I. Nghiên cứu nguồn cung và nhu cầu của dự án 
Sau thời gian thu thập, khảo sát và xử lý thông tin. Những phân tích, đánh giá tổng 
hợp về thị trường như sau : 
1. Bạn có nhu cầu bán những đồ dùng trên khi không còn sử dụng không? 
Với 143/200 số phiếu chọn là có nhu cầu bán những đồ dùng khi không còn sử dụng 
chiếm 72%, đây là một con số khá lớn chứng tỏ nhu cầu bán không những là có mà 
còn rất đông. Điều này sẽ làm cho nguồn cung của cửa hàng vô cùng phong phú và đa 
dạng cả về chủng loại, số lượng và chất lượng. 
2. Bạn thường có nhu cầu mua các loại đồ dùng như trên hay không? 
Có 143 72% 
Không 57 28% 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   6 
Với 127/200 số phiếu chọn là có nhu cầu mua những đồ dùng khi không còn sử dụng 
chiếm 64%, đây là một con số khá lớn và xấp xỉ tương đương với nhu cầu bán chứng 
tỏ nhu cầu mua cũng rất đông. Điều này sẽ làm cho lượng cung và lượng cầu trên thị 
trường mua bán đồ cũ của cửa hàng trở nên cân bằng hơn. 
Bên cạnh nhu cầu rất cao đó, các bạn sinh viên chú ý rất nhiều đến chất lượng sản 
phẩm (66%), tiếp đó là giá cả (21%)Vậy nên, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan 
trọng mà chúng ta nên đưa lên hàng đầu nếu muốn tiến hành dự án và phát triển dự án 
đi lên bền vững. 
3. Hình thức xử lý đồ dùng cũ của các bạn như thế nào? 
Về hình thức xử lý đồ dùng cũ, 44% các bạn sẽ bán đồng nát, 37% sẽ cho lại người 
khác, còn lại là bỏ đi và các cách xử lý khác. 44% không phải là con số quá cao nhưng 
nó đủ để tạo niềm tin để chúng ta cho ra đời của hàng mua bán đồ cũ này, và hi vọng 
với sự phát triển của cửa hàng thì số người bán đồ dùng cũ sẽ cao hơn thay thế cho 
việc cho lại người khác hoặc bỏ đi. 
Có 127 64% 
Không 73 37% 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   7 
Qua khảo sát, nhận thấy nguồn cung _ cầu sản phẩm của dự án mang tính khả quan . 
Và “cửa hàng thu mua đồ cũ” ra đời như một nhu cầu bất thiết và có thể sinh lợi 
nhuận . 
4. Nghiên Cứu Về Đối Thủ Cạnh Tranh 
Hiện tại, dự án “mua bán đồ cũ” bên làng đại học thủ đức không có đối thủ cạnh tranh 
trực tiếp. Tuy vậy, vẫn tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh gián tiếp làm sẻ nhỏ kênh 
phân phối sản phẩm của dự án. Đó là những người thu mua đồng nát, các cửa hàng 
vẫn mua lại đồ cũ( chỉ mua kệ sách). 
Những đối thủ cạnh tranh của cửa hàng đưa ra giá mua lại sản phẩm khá thấp, giới 
hạn sản phẩm, đây có thể là một lợi thế cho cửa hàng có tiềm năng nhận được sự ủng 
hộ của các bạn sinh viên. 
Và qua khảo sát, có thể nhận thấy được sự ủng hộ và tính cần thiết của cửa hàng . 
5. Cửa hàng này có cần thiết cho các bạn sinh viên hay không ? 
Với các có số trên, ta có thể thấy việc cho ra đời một của hàng mua bán đồ cũ là một 
điều vô cùng cần thiết 
C. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 
I. Mô tả sản phẩm của dự án : 
Dự án kinh doanh “ mua bán các sản phẩm, đồ dùng đã qua sử dụng” như : Thau,chậu, 
bàn học, kệ sách,bếpvẫn còn sử dụng được. Các sản phẩm được mua lại và định giá 
tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm hiện có, phụ thuộc vào tình trạng cung cầu của sản 
phẩm lúc kinh doanh, điều kiện ràng buộc là mua các loại sản phẩm này với mức giá 
tối đa bằng 50% giá hàng mới. 
Có 169 85% 
Không 31 16% 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   8 
Bảng 1. Bảng giá trên thị trường của các sản phẩm mới theo khảo sát ngày 
11/12/2012 theo kh ... i làng đại học hiện rất lớn nên dự án này là rất cần thiết. Bên 
cạnh đó, loại hình kinh doanh này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh và có 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   19 
thể dùng số tiền đó chi tiêu cho những việc làm cần thiết khác, giảm được những rắc 
rối khi phải vận chuyển chỗ ở đến nơi khác, nhất là những sinh viên không mấy khá 
giả. 
- Tác động dây chuyền đến các ngành liên quan: do loại hình kinh doanh đồ cũ 
đã qua sử dụng có liên quan đến ngành thu mua phế liệu và các cửa hàng bán đồ dùng 
mới, nên khi loại hình này hoạt động sẽ tác động một phần đến hiệu quả kinh doanh 
của các cửa hàng thuộc nhóm ngành này trong cùng khu vực. Ví dụ như, làm giảm 
năng suất mua vào của các cửa hàng thu mua phế liệu do thay vì bán phế liệu người ta 
sẽ bán cho cửa hàng đồ cũ với mức giá cao hơn và chấp nhận được; người ta sẽ ít lựa 
chọn mua đồ dùng tại các cửa hàng bán đồ mới thay vào đó sẽ đến mua tại cửa hàng 
đồ cũ để tiết kiệm chi tiêu. Do đó, mô hình kinh doanh này rất có thể làm giảm doanh 
thu của các cửa hàng thu mua phế liệu và bán đồ mới. 
- Giải quyết việc làm cho một số sinh viên để giúp các bạn cải thiện cuộc sống 
với mức lương 2.100.000 đồng/tháng/sinh viên. Đây là con số đáng kể so với mức 
sống của các bạn sinh viên hiện nay. 
- Qua 5 năm vận hành kết quả đầu tư, sau khi hoàn trả vốn vay, dự án sẽ đem lại 
lợi nhuận là 227.6731 triệu đồng. Và đây là bước khởi đầu cho các thành viên thực 
hiện dự án có những bước tiến xa hơn cho công việc kinh doanh sau này như việc sử 
dụng lợi nhuận thu được từ dự án này để phát triển một dự án với sự mở rộng hơn về 
quy mô lẫn đối tượng hướng tới. 
- Việc thực hiện dự án sẽ giúp các bạn sinh viên trong nhóm phát huy vai trò của 
các kến thức lý thuyết trên trên ghế nhà trường vào cuộc sống thực tế để nhận ra 
những khó khăn khi thực hiện một dự án kinh doanh từ đó rút ra rất nhiều kinh 
nghiệm cho những bước khởi nghiệp kinh doanh sau này. Đây là mục tiêu của Bộ 
Giáo Dục & Đào Tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực tài năng cho xã hội. 
2. Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô 
Dưới đây sẽ phân tích chi phí và lợi ích của dự án đứng từ góc độ vĩ mô, đó được xác 
định bằng tỷ số lợi ích – chi phí (kí hiệu là B/C) 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   20 
 = = 
Trong đó: 
- Lợi ích ở đây bao gồm lợi ích của nhà đầu tư, của người lao động, của sinh 
viên có được (từ việc giảm được chi phí, gia tăng tiết kiệm), lợi ích cho người dân địa 
phương,... 
- Chi phí ở đây bao gồm: chi phí của nhà đầu tư bỏ ra trong suốt quá trình hoạt 
động kinh doanh, chi phí của các cửa hàng kinh doanh cạnh tranh có sản phẩm tương 
tự, chi phí của địa phương,... 
 Do quy mô hoạt động kinh doanh của cửa hàng tương đối nhỏ, mục đích kinh doanh 
chủ yếu là để tìm kiếm lợi nhuận của cá nhân nhà đầu tư nên tác động của loại hình 
kinh doanh này đến kinh tế xã hội đứng trên góc độ vĩ mô là rất nhỏ và không đáng 
kể, có thể không tính đến. 
G. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY VÀ RỦI RO CỦA DỰ ÁN 
I. Phân tích độ nhạy của dự án 
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính 
của dự án như lợi nhuận thuần, NPV, IRR, T khi các yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu 
đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy của dự án hay các chỉ tiêu 
hiệu quả tài chính của dự án với sự biến động các yếu tố liên quan. 
Phân tích độ nhạy giúp nhà đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào. Hay 
nói các khác yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả tài chính 
để từ đó có các biện pháp quản lí chúng trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra 
phân tích độ nhạy của dự án cho phép nhà đầu tư chọn được những dự án có kết quả 
an toàn cao. Dự án có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt hiệu quả khi những yếu 
tố tác động đến nó thay đổi theo chiều không thuận lợi. 
Quan sát sự thay đổi IRR của dự án do sự thay đổi các yếu tố giảm chi phí mua hàng 
hóa 10%, doanh thu bằng 1.8 lần ( giảm 10%) 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   21 
Như vậy, IRR của dự án nhạy nhiều nhất đối với với giảm chi phí mua hàng hóa. Khi 
chi phí mua hàng hóa giảm 10% thì tỉ suất sinh lời nội bộ IRR giảm từ 51.2% xuống 
33.65%. Đây là tác động rất lớn đến lợi nhuận của dự án, vì vậy cần có biện pháp lẫn 
kế hoạch để tạo nguồn đầu vào ổn định. 
Sau đây sẽ phân tích yếu tố chi phí mua hàng hóa thay đổi tác động đến tỷ suất sinh 
lời nội bộ (IRR) như thế nào theo các chiều hướng hướng bất lợi trong giới hạn -
10%, -20%, -25%. 
 Độ nhạy Mức thay đổi của nguyên vật hàng hóa đầu vào 
Chỉ tiêu -25% -20% -10% 0 
NPV 
(triệu 
đồng) 
107 137 196 255 
IRR(%) 12.3 19.957 33.65 51.187 
Tỷ suất chiết khấu của dự án là 9% 
Qua bảng tính trên, chúng ta thấy rằng khi chi phí mua hàng giảm trong các phạm vi 
10%, 20% và 25% nhưng NPV vẫn dương và vẫn ở mức cao lần lượt là 33.65%, 
19.957% và 12.3%, vẫn lớn hơn lãi suất chiết khấu 9%. Từ phân tích trên ta rút ra 
nhận xét rằng dự án này có mức độ an toàn cao. 
II. Phân tích dự án trong trường hợp còn nhiều khả năng và rủi ro 
Khi dự án được thực hiện, trong quá trình hoạt động kinh doanh có thể sẽ gặp phải 
một số rủi ro tạo ra chiều hướng bất lợi cho nhà đầu tư. Rủi ro ở đây có thể là: rủi ro 
STT Các yếu tố thay đổi IRR 
1 Không đổi 51.20% 
2 Giảm chi phí phí mua hàng hóa 10% 33.65% 
3 
Doanh thu = 1.8 lần chi phí mua hàng hóa (giảm 
10%) 
39.89% 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   22 
do cạnh tranh của các ngành có sản phẩm tương đương trên thị trường, rủi ro do chi 
phí gia tăng,... 
Do dự án này kinh doanh với quy mô nhỏ, cần ít vốn ban đầu gồm vốn tự có và vốn 
vay nên rủi ro hoạt động ở mức độ thấp, thời gian hoàn vốn hơn hai năm và thu về 
một khoảng lợi nhuận cho nhà đầu tư. 
Dưới đây sẽ phân tích sơ qua về một số yếu tố rủi ro có thể sẽ gây tác động bất lợi đến 
dự án. 
Rủi ro do sự cạnh tranh của các ngành liên quan: các ngành liên quan có thể gây 
tác động đến hoạt động của dự án như đã phân tích ở các phần trên là các cửa hàng thu 
mua phế liệu và các cửa hàng bán đồ mới. 
Đầu tiên là đối với các cửa hàng thu mua phế liệu: Rủi ro gặp phải có thể là giá mà 
chúng ta mua không cao hơn nhiều so với giá mua của các cửa hàng mua phế liệu, vì 
số lượng các cửa hàng trong cùng khu vực nhiều, phân bố tương đối đều so với phạm 
vi sinh sống của sinh viên nên tiện hơn cho sinh viên đi bán đồ cũ khi không sử dụng 
nữa. Do đó sẽ hạn chế số lượng khách hàng đến bán đồ tại cửa hàng do có phần bất 
tiện, đều này sẽ gây sụt giảm vể cung hàng hóa đầu vào cho cửa hàng. Vì thế, thách 
thức đặt ra để hạn chế rủi ro trong trường hợp này là phải có chính sách giá mua hợp lí 
để thu hút khách hàng, nhằm làm cho khách hàng chủ động tìm đến cửa hàng mình 
nhờ sự khác biệt giá cao. 
Sự cạnh tranh thứ hai đến từ các cửa hàng bán đồ mới, do dựa án cần tính toán giá 
bán đầu ra làm sao để có thể đem lại lợi nhuận phù hợp, giá của các sản phẩm mới cao 
hơn giá sản phẩm đã sử dụng vì khác biệt chất lượng, nhiều khách hàng có thể vẫn ưa 
chuộn đến các cửa hàng đồ mới hơn nếu chênh lệch giá bán ở hai nơi không cao, họ 
sẵn sàng bỏ thêm chút ít tiền để có được sản phẩm mới có độ tin cậy về chất lượng. 
Do đó các công việc để có thể thu hút nhu cầu của khách hàng với mức giá hợp lí, 
cạnh tranh với giá các sản phẩm còn mới cần được chú trọng tới. 
Tuy nhiên, theo đánh giá và nhận thấy rằng, các rủi ro trên sẽ không cao vì trong quá 
trình lập dự án, chúng tôi đã khảo sát kỹ giá cả các hàng hóa cũ trên thị trường, tham 
khảo giá mua từ các cửa hàng mua phế liệu, giá thu và bán đồ cũ của một số nhà mua 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   23 
đi bán lại một số loại hàng hóa nhất định, vì thế mức độ chính xác trong việc định giá 
sản phẩm sẽ rất cao, rủi ro trong trường hợp này là thấp, nếu có thì tỷ suất sinh lợi sẽ 
không thay đổi nhiều. 
Tóm lại, dự án này sẽ gặp phải sự cạnh tranh của hai ngành liên quan trên, nó có thể 
sẽ gây tác động ít nhiều đến nguồn đầu vào và đầu ra của cửa hàng. Vì thế, chính sách 
sách giá cả sẽ được quan tâm kỹ hơn, định giá đầu vào và đầu ra hợp lí để có thu hút 
nhiều khách hàng và đem lại lợi nhuận tối ưu cho hoạt động kinh doanh. 
Rủi ro từ đánh giá sai chất lượng sản phẩm: do khó đánh giá được chất lượng và 
tuổi thọ sản phẩm thông qua bề ngoài của chúng, dẫn đến nhiều trường hợp đánh giá 
sai trong quá trình thu mua hàng nên hàng mua về sẽ khó bán được với giá có thể sinh 
lời. Rủi ro này sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động kinh doanh của cửa hàng. 
Tuy nhiên, trước khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tìm hiểu qua các phương 
pháp kỹ thuật để có thể xác định được chất lượng sản phẩm cũ thông qua các biện 
pháp chạy thử, so sánh xuất xứ bên ngoài của các sản phẩm khác nhau,... để tìm ra đặc 
điểm chung để nhận dạng khi phân loại sản phẩm. Vì thế, có thể đảm bảo rằng, trong 
quá trình mua bán sản phẩm sẽ đánh giá hợp lí chất lượng của sản phẩm nhằm hạn chế 
tối đa khoản lỗ và đạt được lợi nhuận tối ưu cho dự án. 
H. KẾT LUẬN 
Qua kết quả phân tích trên ta thấy, dự án “Cửa hàng mua bán đồ cũ” là dự án kinh 
doanh có hiệu quả, có thị trường đầu vào và đầu ra ổn định nếu chúng ta biết cách tìm 
lượng cung và lượng cầu hợp lý bằng các phương thức marketing quảng cáo như phát 
tờ rơi, thông báo trên các phương tiện truyền thông, internet hay truyền miệng qua bạn 
bè và những người xung quanhDự án đơn giản, dễ thực hiện, chi phí đầu tư không 
lớn so với các dự án kinh doanh khác vì thế nên rủi ro hoạt động ở mức độ thấp, thời 
gian hoàn vốn khoảng hai năm là đã hoàn vốn và thu về một khoảng lợi nhuận cho 
nhà đầu tư. 
Thêm vào đó, việc mở một của hàng mua bán đồ cũ giúp mọi người mà trong đó bộ 
phận lớn là sinh viên có thể tìm được nguồn hàng tiêu dùng cần thiết hàng ngày với 
Lập & thầm định dự án đầu tư DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ 
Nhóm 13 – K09401   24 
chất lượng khá tốt và giá cả hợp túi tiền, không những thế còn có thể tận dụng được 
nguồn hàng hóa cũ đã qua sử dụng, tránh lãng phí, tiết kiệm được nguồn chi tiêu hạn 
hẹp của sinh viênTuy nhiên, khi dự án được thực hiện, trong quá trình hoạt động 
kinh doanh có thể sẽ gặp phải một số rủi ro tạo ra chiều hướng bất lợi cho nhà đầu tư. 
Rủi ro ở đây có thể là: rủi ro do cạnh tranh của các ngành có sản phẩm tương đương 
trên thị trường, rủi ro do chi phí gia tăng,...Vì thế, chính sách giá cả sẽ được quan tâm 
kỹ hơn, định giá đầu vào và đầu ra hợp lí để có thu hút nhiều khách hàng và đem lại 
lợi nhuận tối ưu cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, cần phải phân bổ thời gian hoạt 
động cửa hàng sao cho hợp lý, tránh hiện tượng nguồn cung đồ cũ chỉ tập trung vào 
một thời gian cao điểm nào đấy, gây thời gian nhàn rỗi cho cửa hàng trong những thời 
gian còn lại trong năm. 
WWWW	XXXX 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_du_an_mua_ban_do_cu.pdf