Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo mặt hàng của doanh nghiệp

Trong xã hội thời mở của hiện nay, rất nhiều các công ty, doanh nghiệp được thành lập và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì tất cả các doanh nghiệp đều phải hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Và muốn hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có những chiến lược về quản lý, về điều hành,về sản xuất đúng đắn, kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển tốt.

Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp diễn ra hết sức phức tạp. Các doanh nghiệp hoạt động vì một mục tiêu duy nhất là lợi nhuận , để đạt được điều này thì công tác phân tích tình hình sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh ngiệp là điều cần thiết bởi vì : Thông qua việc phân tích các nhà quản lý mới có cơ sở để đưa ra được những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp mới thấy được hết các tiềm năng trong doanh nghiệp từ đó có biện pháp để khai thác có hiệu quả và những mặt hạn chế cần khắc phục.

Ngày nay công tác phân tích là không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, để làm tốt được điều này đòi hỏi người phân tích phải có một trình độ nhất định, phải có một cái nhìn bao quát, tổng thể, phát hiện ra những nguyên nhân chủ yếu làm biến động các chỉ tiêu kinh tế đồng thời phải đề ra được những biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quá trình hoạt động đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

doc 58 trang Minh Tâm 31/03/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo mặt hàng của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo mặt hàng của doanh nghiệp

Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo mặt hàng của doanh nghiệp
 LỜI MỞ ĐẦU
 Trong xã hội thời mở của hiện nay, rất nhiều các công ty, doanh nghiệp 
được thành lập và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, muốn tồn tại và phát triển 
trong nền kinh tế thị trường thì tất cả các doanh nghiệp đều phải hoạt động một 
cách có hiệu quả nhất. Và muốn hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có 
những chiến lược về quản lý, về điều hành,về sản xuất đúng đắn, kịp thời điều 
chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển tốt. 
 Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp diễn ra 
hết sức phức tạp. Các doanh nghiệp hoạt động vì một mục tiêu duy nhất là lợi 
nhuận , để đạt được điều này thì công tác phân tích tình hình sản xuất kinh 
doanh trong mỗi doanh ngiệp là điều cần thiết bởi vì : Thông qua việc phân tích 
các nhà quản lý mới có cơ sở để đưa ra được những quyết định đúng đắn cho 
doanh nghiệp mới thấy được hết các tiềm năng trong doanh nghiệp từ đó có 
biện pháp để khai thác có hiệu quả và những mặt hạn chế cần khắc phục. 
 Ngày nay công tác phân tích là không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, để 
làm tốt được điều này đòi hỏi người phân tích phải có một trình độ nhất định, 
phải có một cái nhìn bao quát, tổng thể, phát hiện ra những nguyên nhân chủ yếu 
làm biến động các chỉ tiêu kinh tế đồng thời phải đề ra được những biện pháp 
khắc phục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quá trình 
hoạt động đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. 
 1 MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
1. Mục đích chung, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế ............................ 3
2. Đối tượng phân tích.......................................................................................... 4
3. Nguyên tắc phân tích ....................................................................................... 5
4.Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài.................................................. 5
 4.1. Nhóm 1: Phương pháp chi tiết ................................................................ 5
 4.2. Nhóm 2: Phương pháp so sánh ............................................................... 6
 4.3. Nhóm 3: Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ..... 7
PHẦN II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH
Chương I: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo mặt 
hàng của doanh nghiệp.
1. Mục đích, ý nghĩa ......................................................................................... 27
2. Nội dung phân tích
3. Tiểu kết chương II ........................................................................................ 44
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ........................................................................................................ 44
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 45
 2 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH 
 TẾ
 1: Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế.
 a. Mục đích của phân tích kinh tế
 Tùy từng trường hợp cụ thể của phân tích mà xác định mục đích phân tích 
một cách cụ thể.
 Mục đích thường gặp của tất cả các trường hợp phân tích bao gồm:
 + Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông 
qua việc đánh giá về các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp.
 + Xác định các thành phần, bộ phận, nhân tố cấu thành chỉ tiêu phân tích 
và tính toán mức độ ảnh hưởng cụ thể của chúng.
 + Phân tích các nhân tố, qua đó xác định các nguyên nhân, nguyên nhân 
cơ bản gây biến động và ảnh hưởng đến các nhân tố, đồng thời thông qua tính 
chất của chúng mà nhận thức về năng lực và tiềm năng của doanh nghiệp trong 
quá trình sản xuất kinh doanh.
 + Đề suất phương hướng và biện pháp nhằm khai thác triệt để và hiệu quả 
các tiềm năng của doanh nghiệp trong thời gian tới. Qua đó đảm bảo sự phát 
triển bền vững , hiệu qua cho doanh nghiệp.
 + Làm cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn các phương án kinh daonh cũng 
như xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai. 
 b. Ý nghĩa của phân tích kinh tế
 Là một nhà quản lý doanh nghiệp, bao giờ bạn cũng muốn doanh nghiệp 
mình hoạt động một cách liên tục, nhịp nhàng, hiệu quả và không ngừng phát 
triển. Muốn vậy, bạn phải thường xuyên, kịp thời đưa ra được các quyết định 
nhằm quản lý, điều hành các vấn đề của doanh nghiệp. Để có được những quyết 
định chất lượng cao như vậy bạn cần có sự hiểu biết toàn diện, sâu sắc và triệt để 
về các yếu tố, các điều kiện của sản xuất ở doanh nghiệp cũng như các vấn đề về 
 3 kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên có liên quan. Phân tích kinh tế doanh nghiệp là 
quá trình phân chia, phân giải. Qua đó mà nhận thức về sản xuất kinh doanh của 
doanh nghiệp. Nó được xem là công cụ về nhận thức của doanh nghiệp. Như 
vậy, phân tích kinh tế doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong lý 
luận lẫn thực tiễn và không chỉ đối với sự tồn tại , phát triển hiệu quả của doanh 
nghiệp mà còn có ý nghĩa lớn đối với vai trò, tầm quan trọng, uy tín của lãnh 
đạo doanh nghiệp.
 2. ĐỐI TƯỢNG CỦA PHÂN TÍCH KINH TẾ
 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế là các chỉ tiêu kinh tế trong 
mối quan hệ biện chứng với các nhân tố và nguyên nhân .
 a. Chỉ tiêu kinh tế :
 Chỉ tiêu kinh tế là khái niệm dùng để chỉ đặc điểm về mặt kinh tế của các 
doanh nghiệp trong điều kiện không gian và thời gian xác định
 Các chỉ tiêu kinh tế có thể phản ánh các điều kiện sản xuất hay kết quả, 
hiệu quả của sản xuất kinh doanh, có thể phản ánh điều kiện và kết quả của một 
bộ phận doanh nghiệp, cũng có thể của toàn bộ doanh nghiệp, có thể phản ánh 
kết quả, hiệu quả của từng giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng có 
thể phản ánh kết quả hiệu quả cuối cùng .
 b. Nhân tố :
 Nhân tố là khái niệm dùng để chỉ cái “nhỏ” hơn chỉ tiêu, cấu thành nên 
chỉ tiêu. Việc phân chia các chỉ tiêu kinh tế được bắt đầu từ việc phân chia theo 
các thành phần, bộ phận nhân tố cấu thành và phân tích chỉ tiêu được thực hiện 
thông qua việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành đó. Do đó khái niệm cũng như 
đặc điểm các nhân tố trong phân tích là rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp 
giữa chỉ tiêu và nhân tố phân tích không có ranh giới rõ ràng.
 Có thể phân loại thành nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan; nhân tố tích 
cực, nhân tố tiêu cực; nhân tố chủ yếu, nhân tố thứ yếu .
 c. Nguyên nhân :
 4 Nguyên nhân là những hành động hoặc những nhóm hành động diễn ra 
trong doanh nghiệp có vai trò hình thành các nhân tố, do vậy nguyên nhân nhỏ 
hơn các nhân tố, cấu thành nên nhân tố. Như vậy việc nghiên cứu các nhân tố sẽ 
được nghiên cứu thông qua các nguyên nhân cấu thành. Trong phân tích cần 
phân biệt các cấp độ nguyên nhân và người ta thường tìm đến những nguyên 
nhân nguyên thuỷ - đó là những nguyên nhân không thể hoặc không nhất thiết 
phải chia nhỏ hơn nữa. Nó thường phản ánh hành động hoặc nhóm hành động cá 
biệt.
 3.NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH 
 _ Phân tích bao giờ cũng phải bắt đầu từ việc phân tích chung, đánh giá 
chung rồi mới phân tích chi tiết cụ thể 
 _ Phân tích phải đảm bảo tính khách quan, phải tôn trọng sự thật khách 
quan. 
 _ Phân tích phải đảm bảo tính toàn diện, sâu sấc và triệt để. 
 _ Phân tích phải đặt hiên tượng trong trạng thái vận động không ngừng 
của nó, cũng như phải đặt nó trong mối quan hệ mật thiết với các hiện tượng và 
quá trình khác.
 _ Phân tích phải linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp phân tích, 
xác định quy mô, mức độ phân tích phù hợp.
 4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
 4.1. Nhóm các phương pháp chi tiết
4.1.1. Phương pháp chi tiết theo thời gian
 + Phương pháp này nhằm đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu qua các 
giai đoạn thời gian. Nhận thức về tính chắc chắn ổn định trong thực hiện chỉ tiêu 
cũng như vai trò trong mỗi giai đoạn
 5 + Phân tích chi tiết để thấy được thực trạng tiềm năng trong mỗi giai đoạn cụ 
thể trong đó đặc biệt chú trọng đến nguyên nhân và sự tác động có tính quy luật 
khách quan ở mỗi giai đoạn.
 + Để áp dụng phương pháp cụ thể cho mỗi giai đoạn để phát huy tiềm năng, 
phù hợp và thích nghi hơn với các quy luật khách quan, tập trung mọi nguồn lực 
cho giai đoạn có tính chất mùa vụ. Tận dụng các giai đoạn sản xuất kinh doanh 
ít căng thẳng để củng cố nâng cao nguồn lực và các điều kiện sản xuất.
4.1.2. Phương pháp chi tiết theo không gian
 _ Hình thức biểu hiện của phương pháp: Theo phương pháp này để phân 
tích về một chỉ tiêu kinh tế nào đó của toàn bộ doanh nghiệp, trước hết người ta 
chia nhỏ chỉ tiêu ấy thành các bộ phận nhỏ hơn về mặt không gian. Sau đó việc 
phân tích chi tiết sẽ được tiến hành trên các bộ phận nhỏ hơn về mặt không gian 
ấy.
 _ Cơ sở lý luận của phương pháp: Có nhiều chỉ tiêu kinh tế của doanh 
nghiệp được hình thành là do có sự tích lũy về lượng về chỉ tiêu qua các bộ phận 
không gian nhỏ hơn trong doanh nghiệp. Do vậy cần chi tiết phân tích theo 
không gian để nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về chỉ tiêu về doanh nghiệp.
4.1.3. Phương pháp chi tiết theo các nhân tố cấu thành: 
 _ Hình thức biểu hiện của phương pháp: Theo phương pháp này để phân 
tích về một chỉ tiêu kinh tế nào đó của doanh nghiệp, trước hết người ta biểu 
hiện chỉ tiêu ấy bằng một phương trình kinh tế có mối quan hệ phức tạp của 
nhiều nhân tố khác hẳn nhau, sau đó việc phân tích chi tiết sẽ được tiến hành 
trên các nhân tố khác nhau ấy.
 4.2. Nhóm các phương pháp so sánh
 Các phương pháp so sánh dùng trong phân tích nhằm phản ánh biến động 
của chỉ tiêu phân tích và của các thành phần, bộ phận nhân tố cấu thành.
4.2.1. Phương pháp so sánh tuyệt đối
 6 Trong phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy giá trị của chỉ tiêu 
hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ giá trị tương ứng của chúng ở kỳ gốc. Kết quả 
so sánh được gọi là chênh lệch, nó phản ánh xu hướng và mức độ biến động của 
chỉ tiêu và nhân tố.
4.2.3. Phương pháp so sánh tương đối
 So sánh tương đối nhằm xác định xu hướng và tốc độ biến động. Được 
thực hiện bằng cách lấy giá trị của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu chia 
cho giá trị tương ứng rồi nhân 100%. Kết quả gọi tắt là so sánh, nó phản ánh xu 
hướng và tốc độ biến động của chỉ tiêu hoặc nhân tố.
 So sánh tương đối nhằm phản ánh kết cấu hiện tượng. Được thực hiện 
bằng cách lấy mức độ bộ phận chỉ tiêu chia cho mức độ của chỉ tiêu rồi nhân với 
100%. Kết quả so sánh được gội là tỉ trọng của bộ phận.
 So sánh tương đối nhằm xác định xu hướng độ biến động tương đối của 
các thành phần bộ phận. Được thực hiện bằng cách lấy mức độ của chỉ tiêu hoặc 
nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ giá trị tương ứng ở kỳ gốc đã nhân với chỉ số của 
một chỉ tiêu khác có liên quan theo hướng quyết định quy mô của nó.
 4.3. Nhóm các phương pháp tính toán xác định mức độ ảnh hưởng 
của các thành phần, bộ phận, nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
4.3.1 phương pháp cân đối:
- Điều kiện vận dụng: phương pháp này dùng để tính toán, xác định mức độ 
ảnh hưởng của các thành phần, bộ phận đến chỉ tiêu phân tích khi giữa chúng có 
mối quan hệ tổng số (tổng đại số)
-Nội dung phương pháp: Trong quan hệ tổng số (tổng đại số), mức độ ảnh 
hưởng tuyệt đối của một thành phần, bộ phận nào đó đến chỉ tiêu phân tích được 
xác định về mặt giá trị bằng chính chênh lệch tuyệt đối của thành phần, bộ phận ấy.
 Giả sử có phương trình kinh tế: y = a + b + c 
 Ta có: Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc: y0 = a0 + b0 + c0
 Giá trị chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 + c1
 7 Xác định đối tượng phân tích: Δy = y1 – y0 = (a1 + b1 + c1) – (a0 + b0 + c0)
 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
 • Ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
 ∆ya = a1 – a0
 ∆yb = b1 – b0
 ∆yc = c1 – c0
 • Ảnh hưởng tương đối của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
 δya = (∆ya * 100)/y0 (%)
 δy b = (∆yb * 100)/y0 (%)
 δyc = (∆yc * 100)/y0 (%)
 Tổng ảnh hưởng của các nhân tố: ∆y = ∆ya + ∆yb + ∆yc
 δy = δya + δyb + δyc = (∆y * 100)/y0 
(%)
 Lập bảng phân tích
 Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
 So MĐAH 
 Tỷ Tỷ Chênh 
STT Chỉ tiêu Quy Quy sánh → y 
 trọng trọng lệch
 mô mô (%) (%)
 (%) (%)
 1 Nhân tố 1 a0 da0 a1 da1 δa ∆a δya
 2 Nhân tố 2 b0 db0 b1 db1 δb ∆b δyb
 3 Nhân tố 3 c0 dc0 c1 dc1 δc ∆c δyc
 Tổng thể δy
 y0 100 y1 100 ∆y -
 (y)
 8 4.3.2, Phương pháp thay thế liên hoàn:
-Điều kiện vận dụng: dùng để tính toán xác định mức độ ảnh hưởng của các 
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giữa chúng có mối quan hệ phức tạp (quan hệ 
tích số; thương số hoặc tích số thương số kết hợp với tổng số hiệu số)
-Nội dung phương pháp: 
 + Viết phương trình kinh tế biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với 
các nhân tố cấu thành trong đó cần đặc biệt chú trọng đến trật tự sắp xếp các nhân 
tố. Chúng phải đước sắp xếp theo nguyên tắc nhân tố số lượng đứng trước; nhân tố 
chất lượng đứng sau các nhân tố đứng liền kề nhau có mối liên hệ mật thiết với 
nhau cùng nhau phản ánh về 1 nội dung kinh tế nhất định theo quan hệ nhân quả.
 + Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nói trên. Nhân tố 
nào được thay thế rồi lấy giá trị thực tế từ đó. Nhân tố chưa đước thay thế phải giữ 
nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố phải tính ra 
kết quả cụ thể của lần thay thế đó. Sau đó lấy kết quả này so với kết quả của bước 
trước. Chênh lệch tính được chính là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố được thay 
thế.
 + Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Cuối cùng ảnh hưởng ổng 
hợp của các nhân tố so với chênh lệch của chỉ tiêu nghiên cứu.
 Phương trình kinh tế: y = abc
 Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: y0 = a0b0c0
 Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu: y1 = a1b1c1
 Xác định đối tượng phân tích: Δy = y1 – y0 = a1b1c1 - a0b0c0
 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
 • Ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
 ∆ya = a1b0c0 - a0b0c0
 ∆yb = a1b1c0 - a1b0c0
 ∆yc = a1b1c1 - a1b1c0
 • Ảnh hưởng tương đối của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
 9 δya = (∆ya * 100)/y0 (%)
 δy b = (∆yb * 100)/y0 (%)
 δyc = (∆yc * 100)/y0 (%)
 Tổng ảnh hưởng của các nhân tố: ∆y = ∆ya + ∆yb + ∆yc
 δy = δya + δyb + δyc = (∆y * 100)/y0 
 (%)
 Lập bảng phân tích:
 So MĐAH →y
 Ký Đơ Kỳ Kỳ Chênh 
STT Chỉ tiêu sánh 
 hiệu n vị gốc ng/c lệch Tuyệt Tương 
 (%) đối đối (%)
 1 Nhân tố 1 A a0 a1 δa ∆a ∆ya δya
 2 Nhân tố 2 B b0 b1 δb ∆b ∆yb δyb
 3 Nhân tố 3 C c0 c1 δc ∆c ∆yc δyc
 Tổng thể Y y0 y1 δy ∆y - -
 c, Phương pháp số chênh lệch:
 -Điều kiện vận dụng:giống phương pháp thay thế lien hoàn, chỉ khác nhau ở 
 chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch 
 giữa giá trị kỳ nghiên cứu và kỳ gốc của nhân tố đó.
 -Nội dung phương pháp
 Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: y0 = a0b0c0
 Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu: y1 = a1b1c1
 Xác định đối tượng phân tích: Δy = y1 – y0 = a1b1c1 - a0b0c0
 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
 10

File đính kèm:

  • docphan_tich_tinh_hinh_thuc_hien_chi_tieu_gia_tri_san_xuat_theo.doc