Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
1. Lý do chọn đề tài
KPC Hà Nội ra đời và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát
triển của Thăng Long - Hà Nội có đặc trưng về hình thái đô thị, góp phần làm
nên bản sắc riêng của cấu trúc không gian đô thị Hà Nội lịch sử.
Trong cấu trúc đô thị Thăng Long - Hà Nội lịch sử, KPC là khu phố thị
có hình thái không gian KTCQ không theo quy tắc đối xứng nghiêm ngặt như
khu vực Hoàng thành. Vẻ tự nhiên của KPC Hà Nội thể hiện ở sự không lặp
lại về hình thái KTCQ, bên cạnh sự đa dạng của các hoạt động của các cư
dân. Từ năm 2004 KPC Hà Nội được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công
nhận là di sản Quốc gia [3]
Những năm gần đây, trước tốc độ đô thị hóa quá nhanh, có thể nói chưa
từng có trong lịch sử đã và đang diễn ra ở nước ta, lại trong điều kiện hệ
thống các văn bản pháp quy về quy hoạch, kiến trúc và bảo tồn di sản chưa
đồng bộ và hoàn chỉnh. Di sản đô thị, trong đó có không gian KTCQ KPC Hà
Nội đang bị biến dạng nghiêm trọng, làm mất đi những giá trị văn hóa kiến
trúc truyền thống. Đó chính là mâu thuẫn thường trực giữa bảo tồn và phát
triển, giữa truyền thống và hiện đại đối với bất kỳ đất nước nào trong giai
đoạn đầu của quá trình phát triển.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị, từ lâu đã được nhiều nước trên
thế giới quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào thực tiến. Quan điểm nghiên
cứu về di sản kiến trúc đô thị đã trải qua nhiều giai đoạn. Nửa đầu thế kỷ XX,
quan điểm phát triển lấn át bảo tồn trong quy hoạch và kiến trúc. Điều đó
được thể hiện trong các Hiến chương của Đại hội quốc tế kiến trúc hiện đại
(CIAM) khi đề cao Chủ nghĩa công năng. [68] Phải đến năm 1964, Hiến2
chương Venice xác định nền tảng của công tác bảo tồn di sản đô thị hiện đại
trên thế giới. [101]
Ở Việt Nam, trong hơn 30 năm tiến hành công cuộc Mở cửa, Đổi mới
nền kinh tế, cách tiếp cận mới về di sản đô thị theo tinh thần của Hiến chương
Venice và các Hiến chương quốc tế khác đã từng bước được vận dụng. Trên
cơ sở đó công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị, trong đó có
quản lý không gian KTCQ KPC Hà Nội đang có những thay đổi căn bản.
Trong nghiên cứu, thiết kế và quản lý KTCQ KPC Hà Nội, đó là sự chuyển
hướng từ tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật và sử dụng viện trợ quốc tế sang phát huy
nội lực trong nước, trong đó có sự hưởng ứng và tham gia trực tiếp của cộng
đồng cư dân. Bởi vì, cộng đồng chính là chủ nhân đích thực của các không
gian KTCQ.
Trên thực tế, công tác quản lý KTCQ KPC Hà Nội những năm gần đây
đã có những thành công bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, trước tốc độ phát
triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, theo đó là các chức năng mới theo hướng
hội nhập kinh tế và văn hóa quốc tế, cùng với sự thay đổi các thành phần của
cộng đồng dân cư, tất cả ảnh hưởng trực tiếp đến không gian KTCQ KPC
Hà Nội. Công tác quản lý KTCQ KPC Hà Nội, vì thế đang đối diện với những
thách thức mới và cần thiết có sự đổi mới để đáp ứng mục tiêu vừa bảo tồn
vừa phát huy hiệu quả nhất giá trị của di sản kiến trúc đô thị trong đời sống
hiện đại. Trong bối cảnh ấy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án để nghiên
cứu là “Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia
của cộng đồng” với mong muốn góp phần nhỏ trong sự nghiệp lớn là phát
triển KPC Hà Nội hiện đại và bản sắc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHẠM TUẤN LONG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Hà Nội,năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHẠM TUẤN LONG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 62.58.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. 1. GS.TS.KTS NGUYỄN QUỐC THÔNG 2. 2. TS. KTS TRẦN QUỐC THÁI Hà Nội, năm 2021 ii LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông và TS. KTS Trần Quốc Thái – những người Thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi trên con đường nghiên cứu khoa học. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Ban quản lý phố cổ Hà Nội và các Chuyên gia, Nhà khoa học đã khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Sau cùng, xin cảm tạ Gia đình, Người thân và Đồng nghiệp luôn đồng hành, ủng hộ và chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này! iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ I LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II MỤC LỤC ................................................................................................................ III DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... VIII DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ VIII DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. XII MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3 4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 6 7. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của đề tài .......................... 7 8. Các khái niệm và thuật ngữ ....................................................................... 7 9. Cấu trúc luận án ........................................................................................ 12 NỘI DUNG ............................................................................................................... 13 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ............................... 13 1.1. Khái quát về khu trung tâm lịch sử trong cấu trúc không gian đô thị ......................................................................................................................... 13 1.1.1. Khu trung tâm lịch sử ở một số nước trên thế giới .................................................. 13 1.1.2. Khu phố cổ trong cấu trúc không gian đô thị Hà Nội ............................................. 17 1.2 Tổng quan về quản lý kiến trúc cảnh quan khu trung tâm lịch sử với sự tham gia của cộng đồng ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam .. 18 iv 1.2.1. Tình hình quản lý kiến trúc cảnh quan khu trung tâm lịch sử ở một số thành phố trên thế giới .............................................................................................................................. 18 1.2.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh quan khu trung tâm lịch sử ở một số thành phố trên thế giới ............................................................................... 20 1.2.3. Tình hình quản lý kiến trúc cảnh quan khu trung tâm lịch sử tại một số thành phố ở Việt Nam ............................................................................................................................... 22 1.3. Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng ................................................................................ 25 1.3.1 Đặc điểm kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội .................................................. 25 1.3.2. Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội qua các giai đoạn .................... 28 1.3.3 Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội .................................. 35 1.4. Công trình nghiên cứu liên quan đến luận án ..................................... 40 1.4.1. Đề tài khoa học ............................................................................................................. 40 1.4.2. Luận án tiến sĩ .............................................................................................................. 44 1.5. Các vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu .................................................. 44 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ..................... 46 2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 46 2.1.1. Lý thuyết chung về quản lý kiến trúc cảnh quan ...................................................... 46 2.1.2. Xu hướng quản lý kiến trúc cảnh quan ..................................................................... 48 2.1.3. Nội dung quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội .................................... 51 2.2 Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đô thị ............ 52 2.2.1 Nhận thức chung về tham gia cộng đồng trong quản lý đô thị ............................... 52 2.2.2 Lý thuyết của Sherry A. Arnstein ................................................................................. 53 2.2.3 Lý thuyết của Samuel Paul .......................................................................................... 55 2.2.4 Lý thuyết Jurgen Habermas ........................................................................................ 57 2.2.5. Phương pháp tham gia cộng đồng trong quy hoạch và quản lý đô thị ................ 57 2.2.6. Sự tham gia cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội 58 v 2.2.7 Nhận xét .......................................................................................................................... 61 2.3. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 62 2.3.1 Văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước .................................................................... 62 2.3.2. Văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố Hà Nội. ........................................... 65 2.4. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 66 2.4.1. Lịch sử tham gia cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội ............................................................................................................................................. 66 2.4.2. Các dự án đã thực hiện tại Khu phố cổ Hà Nội ...................................................... 70 2.5. Yếu tố tác động đến công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội ............................................................................................................. 73 2.5.1. Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng ..................................................................................... 73 2.5.2. Yếu tố xã hội .................................................................................................................. 76 2.5.3. Yếu tố kinh tế ................................................................................................................. 78 2.6. Kinh nghiệm quản lý kiến trúc cảnh quan khu trung tâm lịch sử với sự tham gia cộng đồng .................................................................................. 82 2.6.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong nước:............................................................................ 82 2.6.2. Kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài ............................................................................ 85 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ BÀN LUẬN ............. 90 3.1. Quan điểm quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng ................................................................................ 90 3.1.1 Phù hợp với các chính sách pháp luật của Nhà nước, và sự chỉ đạo của Chính phủ và Thành phố ................................................................................................................... 90 3.1.2 Thích ứng với chính sách mở cửa, hội nhập của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa ..................................................................................................................................... 90 3.1.3 Thích ứng với sự đa dạng về thành phần cộng đồng dân cư khu phố cổ Hà Nội ................................................................................................................................................... 91 3.1.4 Đảm bảo sự phát triển của kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội theo hướng bền vững và có bản sắc. ......................................................................................................... 92 vi 3.1.5 Thích ứng với chiến lược, tầm nhìn phát triển đô thị Hà Nội ................................. 92 3.2. Nguyên tắc quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng. ............................................................................... 93 3.2.1. Nguyên tắc 1: Lấy phát triển con người là trọng tâm ............................................. 93 3.2.2. Nguyên tắc 2: Tham vấn cộng đồng toàn diện. ....................................................... 94 3.2.3. Nguyên tắc 3: Vai trò của chính quyền địa phương ................................................ 95 3.2.4. Nguyên tắc 4: Huy động các nguồn lực. ................................................................... 96 3.3. Đổi mới mô hình quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng ........................................................................... 96 3.3.1. Chuyển đổi phương thức qu ... nh giới Hà Nội để quy hoạch khu phố Tây HN. Năm 1890, người Pháp cho phá nốt phần còn lại của Hoàng Thành, chỉ để lại cổng phía Bắc 1893. Việc phá thành lấp hào và xây dựng khu phố Tây phía nam Hà Nội đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý quy hoạch xây dựng lên khu phố của người bản xứ - tức là khu phố cổ hiện nay. Hà Nội đã được xây dựng một thành phố phương Tây trên nền móng của đô thị phương Đông đã suy tàn. Nhà cửa và kết cấu đường phố thay đổi căn bản và lần đầu tiên những cư dân Hà Nội tập hợp nhau lại để đối mặt với những chính sách quản lý đất đai/xây dựng mới do người Pháp thiết lập và vận hành. Hội đồng kỳ mục tại các làng quanh Thành cũ, các phường hội sản xuất, buôn bán. Ngày 13/10/1902, Hội đồng Thành phố đã nghiên cứu: “Dự án quy hoạch chung cho khu bản xứ của Sở Đô Thị”. Ngày 14/04/1914: Tất cả các công trình xây dựng phải xin phép. Có đến 60-70% nhà gạch được xây mới tại KPC trong thời kỳ này. Như vậy KTCQ khu phố cổ Hà Nội đã có biết đổi rất mạnh mẽ trong 30 năm cuối TK XIX đầu TK XX (1885-1914): hầu hết mạng lưới đường phố trong khu phố cổ đã hình thành, các hồ ao, hào nước đã san lấp, thành trì dỡ bỏ, các công trình lớn. Bóng dáng thành trì phong kiến phương Đông xen lẫn với làng xóm đã biến mất, thay thế vào đó là các đường phố nhỏ theo kiểu châu Âu dần hình thành. [2] Cộng đồng thị dân Hà Nội đã tận dụng tổ chức tự quản truyền thống (Hội đồng kỳ mục) với mục đích tối thượng là bảo vệ lợi ích của từng cá nhân trong cộng đồng. Đồng thời củng cố lợi íchbằng cách chủ động biến đổi KTCQ tại chính đường phố có tài sản nhà, đất của mình: Nhanh chóng xây nhà gạch theo hàng lối, tuân thủ hướng dẫn của Thành phố. Vai trò của Hội đồng kỳ mục được đề cao cùng với PL10 sự tham gia cộng đồng trong việc tạo lập KTCQ khu phố cổ Hà Nội thông qua các công trình sinh hoạt cộng đồng chung trong khu phố, như: đường xá, chợ búa, đình chùa, trường học. Từ làng lên phố: từ lý trưởng đến trưởng phố Trước khi thành lập Sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương (1923) Hà Nội được quy hoạch bởi các kỹ sư công chính. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, để phát triển đô thị, người Pháp quy định: “Chỉ xây dựng căn nhà kiểu Âu,cấm xây nhà kiểu bản xứ. Số người sử dụng mỗi phòng ngủ tối đa 1 người/ 25 m2.Đối với những nhà có sẵn từ trước, cần được sửa chữa cho phù hợp quy định mới “ Bên cạnh các giải pháp quy hoạch, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật đô thị đã được triển khai, người Pháp duy trì bộ máy quản trị cơ sở theo mô hình truyền thống. Bởi ưu thế của của sự tham gia cộng đồng truyền thốngbằng các thiết chế tự quảnthông qua Hương ước. Đó là mô hình tự quản làng xã được cải tiến cho phù hợp với nhu cầu của thời đại mới. Trong tiến trình này, vai trò thủ lĩnh cộng đồng địa phương với tư cách tập thể là “Hội đồng kỳ mục” hay với tư cách cá nhân là Lý trưởng/ xã trưởng đã chuyển hóa thành “Trưởng phố”. Chính quyền Thành phốbỏ qua tầng lớp trung gian đi thẳng từ Hội đồng Thành phố tới trưởng phố. Các thiết chế tự quản như “Hội đồng kỳ mục” hay “Hội đồng tộc biểu” chỉ tồn tại lại các làng ngoại thành giáp ranh hoặc các trường hợp tham vấn. Cộng đồng cư dân Hà Nội không quan tâm nhiều đến các cơ quan Thành phố nhưng họ đặc biệt quan tâm đến việc bầu phố trưởng, họ coi đây là dịp bênh vực hay phê phán – đó cũng là thể hiện cách nghĩ của cộng đồng thị dân: đặt ra một vấn đề nóng bỏng về sự phát triển xã hội dân sự mong muốn tham gia vào đời sống chính trị với những hình thức khác nhau và cất lên tiếng nói của mình.[37] PL11 Ngƣời hàng phố Cùng với làn sóng phát triển kinh tế mạnh mẽ và giao lưu văn hóa Đông,Tây được thúc đẩy, nhiều tổ chức cộng đồngcó ảnh hưởng lớn tới các hoạt động xã hội, trong đó có công tác quản lý KTCQ khu phố cổ. Đó là các cộng đồng làng xóm cũ và mới, cộng đồng hàng phố, cộng đồng phường hội nghề nghiệp, cộng đồng trí thức, công chức, viên chức (Hội Khai trí tiến đức/Nghiệp đoàn báo chí), cộng đồng nhân sĩ tiến bộ (phong trào Nghĩa thục, Hội Bình dân học vụ, hội Ái hữu, Tương tế, phong trào Ngôi nhà ánh sáng của các KTS trường Mỹ thuật Đông Dương), cộng đồng tôn giáo (phong trào chấn hưng Phật giáo, Hội thánh Tin lành, Hòa Hảo với những hoạt động từ thiện tăng cường vệ sinh trong các khu dân cư lao động nghèo). Cộng đồng tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động xã hội, hình thành các thiết chế mới (xây trụ sở, mở nhà in, báo mới, mua đất, gây quỹ để xây dựng cơ sở kinh doanh hoạt động, hình thành các KTCQ mới)[64] Người Hà Nội mới Sau chín năm Kháng chiến gian khổ (1946-1954), ngày 10/10/1954, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trở về tiếp quản Thủ đô. Chính sách quản lý nhà đất thời ấy cũng mới: Mỗi hộ gia đình chỉ được sử dụng không quá một ngôi nhà gạch có diện tích nhỏ hơn 200m2. Những gia đình có nhà đất diện tích lớn hơn được vận động hiến nhà, đất cho nhà nước hoặc hợp tác với nhà nước, để nhà nước quản lý, cho thuê. Người được thuê là cán bộ công nhân, lực lượng vũ trang, miền Nam tập kết, dân ngoài đê chạy lụt vào các nơi ở an toàn hơn trong phố... Trong các dự án quy hoạch mới của thành phố, khu phố cổ không được đề cập. Trong thời gian này, cộng đồng dân cư Hà Nội tham gia xây dựng hàng loạt công trình lớn của Thủ đô: công viên Thống Nhất, đường Thanh Niên, hồ Thành PL12 công, Thanh Nhàn, sông Tô Lịch, kênh mương thủy lợi các xã ngoại thành, đắp đê Sông Hồng... Không gian KTCQ khu phố cổ: Duy trì hiện trạng, biến đổi các cơ sở kinh doanh thương mại/một phần nhà ở tư nhân, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng thành các cơ sở sản xuất thủ công hay trụ sở các cơ quan hành chính địa phương, trường học, nhà trẻ, trạm y tế Quy định pháp lý và biện pháp quản lý: Tập trung, bao cấp. Bộ máy quản lý trực tiếp từ Thành phố đến các tổ dân phố, quận Hoàn Kiếm được gọi là khu Hoàn Kiếm, dưới khu là các tiểu khu có vai trò quản lý mờ nhạt. Các khu phố cũng chia nhỏ thành các tổ dân phố và có các “tổ trưởng dân phố” kiêm nhiệm. Sự tham gia cộng đồng: do cộng đồng mới thực hiện là chính. Có một số hoạt động đơn lẻ, tự phát do cộng đồng truyền thống thực hiện việc duy trì tôn giáo, tín ngưỡng địa phương hay tham gia vào các công tác cứu trợ bão lụt. Giai đoạn 2007-2018, Sau khi ban quản lý phố cổ trực thuộc UBND quậncó sự thử nghiệm trở lại về tham gia cộng đồng trong quản lý, duy tu và khai thác KTCQ khu phố cổ, nhiều hoạt động bảo tồn được triển khai đồng bộ: hàng loạt các đình chùa được phục dựng, dự án chỉnh trang tuyến phố khá thành công. Tổ chức các tuyến phố du lịch, đi bộ thành công đã huy động người dân tham gia bảo tồn, chỉnh trang đường phố một cách tự giáccho thấy sự tham gia công đồng đã làm nên sức sống mới cho khu phố cổ. Hiện tại, cộng đồng dân cư khu phố cổ đang biến đổi mạnhvới sự xuất hiện của các cộng đồng dân cư mới do những biến động kinh tế xã hội, đặc biệt 20 năm trở lại đây. Khu phố cổ đã chuyển đổi mạnh sang dịch vụ thương mại hướng tới du lịch. Các cộng đồng cư dân mới có nguồn lực, có ảnh hưởng xã hội và các mối quan hệ mới làcác tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp, có tính quyết định đến quy hoạch và quản lý KTCQ- khu phố cổ Hà Nội. PL13 PHỤ LỤC II.2 Kế hoạch khung phát triển quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 Ngày 26 tháng 3 năm 2020, UBND Thành phố Hà Nội công bố Kế hoạch 63/KH-UBND về Triển khai công tác chuẩn bị lập “Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nhiệm vụ lập quy hoạch thành phố Hà Nội nhằm sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với việc phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ 2021 – 2030 và những năm tiếp theo.Quy hoạch thành phố Hà Nội được triển khai thực hiện theo phương pháp tích hợp, đa ngành, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ trong định hướng phát triển và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế của ngành, lĩnh vực, các quận, huyện, thị xã nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.Đồng thời, quy hoạch phải thể hiện các dự án cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia; các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạch cấp vùng; định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.UBND thành phố giao SởKế hoạch &Đầu tư chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, triển khai lập quy hoạch thành phố theo đúng quy định; tham mưu cho UBND thành phố xem xét, trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Bản Quy hoạch Thành phố Hà Nội được hình thành từđịa phương, lại nằm trong mối liên hệ các địa phương lân cận, tỉnh thànhvàtrong tổng thể liên kết vùng, quốc gia. Không gian KTCQ –KPC Hà Nội là một phần không tách rời của quận Hoàn Kiếm, do vậy xây dựngQuy chế quản lý CQKT KPC là nội dung thành phầntrong “Kế hoạch khung phát triển Hoàn Kiếm giai đoạn 2021- 2030tầm nhìn 2045”. PL14 PHỤ LỤC III.1 Vốn xã hội Trong thực tiễn phát triển ở nước ta,vốn xã hội và vốn con người đang từng bước tham gia hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong môi trường năng động như của KPC Hà Nội. Trong đó doanh nghiệp xã hội hoạt động phi lợi nhuận là mô hình mới đang từng bước được hình thành.Trong KPC đã có một số đơn vị hoạt động trong các lĩnhvực bảo vệ môi trường, khuyến khích đi bộ, xe đạp, tiết kiệm năng lượng hay tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồngphi lợi nhuận. Những tổ chức cộng đồng mới này được hình thành và hoạt động theo mô hình có tên là Phát triển cộng đồng dựa trên tài sản – ABCD (Asset Based Community Development) – một loại mô hình hoạt động cộng đồng do Jody Kretzmann và John McKnight đề xuất [80] Hình 1. PL3:Mô hình phát triển cộng đồng dựa trên tài sản ABCD [80] PL15 PHỤ LỤC III.2 Quản lý KTCQ trên nền tảng của công nghệ số Tương tự như quản lý đô thị theo hương thông minh, quản lý không gian KTCQ KPC Hà Nội cần những công cụ mới trên nền tảng của công nghệ số. Đó là: - Hệ thống Giao thông thông minh – ITS (lntelligent Transport System); - Hệ thống thông tin địa lý – GIS (Geografic Information System); - Phát triển đô thị định hướng GT – TOD (Transit Oriented Development); - Quản lý cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng – FM (Facility Management); - Mô hình thông tin dự án xây dựng - BIM (Buiding Infomartion Modeling). Hình 2.PL3: Hồ sơ BIM mô tả dự án tổ tại WanChai (Hongkong) [36]. Hình 3.PL3:Tổ hợp ga Metro Bến Thành (TP.HCM). Hà Nội bao gồm Ga ngầm, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe ngầm, và hệ thống xử lý, thoát nước [36].
File đính kèm:
- luan_an_quan_ly_kien_truc_canh_quan_khu_pho_co_ha_noi_voi_su.pdf
- ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LA TIẾNG ANH.pdf
- ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LA TIẾNG VIỆT.pdf
- TOM TAT LA TIENG ANH.pdf
- TOM TAT LA TIENG VIET.pdf