Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định các thông số kỹ thuật hợp lý của máy đóng cọc hộ lan đường ô tô do Việt Nam chế tạo
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông đường ô tô đã
phát triển rất nhanh chóng, đòi hỏi việc bảo đảm an toàn chạy xe là một vấn đề đặc
biệt phải quan tâm; trong đó có công tác xây dựng hệ thống lan can phòng hộ (hay còn
gọi là hệ thống hộ lan) hai bên lề đường. Qua tính toán sơ bộ đối với các tuyến quốc lộ
chính trong cả nước thì nhu cầu khối lượng hệ thống hộ lan là rất lớn. Nếu kể cả thi
công hệ thống mới và thay thế hệ thống cũ thì tổng chiều dài của hệ thống cọc hộ lan ở
nước ta hiện nay đã lên tới hàng ngàn km.
Trước đây, cọc hộ lan được thi công bằng cách đổ móng bê tông cho từng cọc.
Nhưng hiện nay các nhà thầu đã áp dụng công nghệ mới, sử dụng các thiết bị cơ giới
để đóng cọc trực tiếp xuống nền lề đường. Công nghệ này đã làm tăng năng suất thi
công cọc, giảm giá thành (vì không cần chi phí vật liệu cho bê tông chân cọc) và đặc
biệt là không làm cản trở giao thông trong quá trình thi công. Tuy vậy, các thiết bị thi
công cọc hộ lan ở Việt Nam hiện nay đang phải nhập từ nước ngoài với giá thành đắt
và không chủ động được trong thi công.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, hiện nay một số cơ sở sản xuất ở Việt Nam đã
nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy đóng cọc hộ lan (ĐCHL) cho đường ô tô. Tuy
nhiên, việc thiết kế chế tạo máy hiện tại chỉ dựa trên kinh nghiệm chép hình theo mẫu
máy nước ngoài, chưa có cơ sở khoa học để xác định được những giá trị hợp lý của
các thông số kỹ thuật máy. Chính vì vậy, việc nghiên cứu động lực học (ĐLH) của
máy ĐCHL làm cơ sở cho việc xác định các thông số kỹ thuật hợp lý của máy là một
vấn đề rất đáng được quan tâm. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định
các thông số kỹ thuật hợp lý của máy đóng cọc hộ lan đường ô tô do Việt Nam
chế tạo” có tính cấp thiết, tính thời sự và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận án
Xây dựng được cơ sở khoa học xác định các thông số kỹ thuật hợp lý theo quan
điểm ĐLH của máy ĐCHL đường ô tô do Việt Nam chế tạo. Khuyến nghị một số
thông số kỹ thuật hợp lý của máy ĐCHL, nhằm hoàn thiện kết cấu, nâng cao hiệu quả
của quá trình khai thác và sử dụng máy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Máy ĐCHL đường ô tô do Việt Nam chế tạo, cọc hộ lan, nền đất để thi công cọc
hộ lan.2
b. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ĐLH của máy ĐCHL đường ô tô MHP-01 do Việt Nam chế tạo
hiện đang được sử dụng trong thi công cọc hộ lan và có các thông số kỹ thuật như
trong bảng 1.8.
- Cọc ống thép hở tiết diện nhỏ, có kích thước cho trước.
- Nền đất mà máy đóng cọc ở trên đó, cụ thể là nền đất cấp phối (nền đắp) ở lề
đường Quốc lộ thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, có độ chặt tiêu chuẩn K 0,95 0,98 = .
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng các phương pháp: nghiên cứu lý thuyết kết hợp với nghiên
cứu thực nghiệm và khảo sát.
a. Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu ĐLH hệ thống TĐTL của máy: Xây dựng sơ đồ các mạch thủy lực
và mô hình ĐLH hệ thống TĐTL của máy tương ứng với các trạng thái làm việc; thiết
lập các hệ phương trình vi phân dựa trên phương trình cân bằng lưu lượng và phương
trình cân bằng lực, giải các hệ phương trình vi phân bằng Matlab Simulink để xác định
các thông số ĐLH của hệ TĐTL.
- Nghiên cứu ĐLH hệ khung sàn của máy: Xây dựng mô hình ĐLH hệ khung sàn
của máy; thiết lập các phương trình chuyển động của hệ khung sàn của máy dựa trên
phương trình Lagrange loại II và tiến hành giải hệ phương trình chuyển động bằng
Matlab để xác định các thông số ĐLH của hệ khung sàn máy.
b. Nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu thực nghiệm bằng cách tiến hành đo đạc trên máy ĐCHL đang làm
việc tại hiện trường để kiểm chứng độ tin cậy, độ chính xác của mô hình lý thuyết và
các kết quả tính toán lý thuyết, đồng thời xác định một số thông số đầu vào cho việc
giải mô hình ĐLH.
c. Phương pháp khảo sát
Sử dụng phần mềm Matlab và các mô hình toán học đã xây dựng từ nghiên cứu lý
thuyết để khảo sát sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến các thông số ĐLH, làm cơ sở
để xác định các thông số hợp lý của máy ĐCHL theo quan điểm ĐLH (hệ số động lực
là nhỏ nhất và thỏa mãn điều kiện là nhỏ hơn hệ số động lực cho phép).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định các thông số kỹ thuật hợp lý của máy đóng cọc hộ lan đường ô tô do Việt Nam chế tạo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI -------------------------**------------------------ NGUYỄN ANH NGỌC NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỢP LÝ CỦA MÁY ĐÓNG CỌC HỘ LAN ĐƯỜNG Ô TÔ DO VIỆT NAM CHẾ TẠO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hà Nội, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI -------------------------**------------------------ NGUYỄN ANH NGỌC NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỢP LÝ CỦA MÁY ĐÓNG CỌC HỘ LAN ĐƯỜNG Ô TÔ DO VIỆT NAM CHẾ TẠO Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG NÂNG CHUYỂN Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC Mã số: 9520116 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hà Nội, 2021 i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. NGƯT Nguyễn Văn Vịnh và PGS. TS. NGƯT Nguyễn Bính, những người Thầy đã luôn định hướng, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo tại Bộ môn Máy xây dựng - Xếp dỡ, các nhà khoa học của Trường Đại học Giao thông Vận tải, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Đại học Xây dựng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Công nghệ Giao thông, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải đã giúp đỡ và góp ý cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Giao thông Vận tải, phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Cơ khí, Phòng Khoa học công nghệ, Trung tâm Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải, Trung tâm đào tạo thực hành và chuyển giao công nghệ Giao thông Vận tải cùng các phòng ban chức năng trong Nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để đạt được kết quả mong muốn. Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Linh Hà cùng Công ty Cổ phần Xây dựng và quản lý bảo trì đường bộ Sông Hồng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện đo đạc thực nghiệm thiết bị tại hiện trường để hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt thời gian, cũng như ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần để giúp tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Nguyễn Anh Ngọc ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định các thông số kỹ thuật hợp lý của máy đóng cọc hộ lan đường ô tô do Việt Nam chế tạo” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Tất cả những nội dung tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tác giả luận án Nguyễn Anh Ngọc iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ........................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ẢNH ........................................................................... xii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu của luận án ................................................................................................ 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .............................................................. 2 6. Điểm mới của luận án .............................................................................................. 3 7. Bố cục và nội dung nghiên cứu của luận án ............................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 6 1.1. Tổng quan về hệ thống hộ lan đường ô tô ............................................................ 6 1.1.1. Vai trò của hệ thống hộ lan............................................................................ 6 1.1.2. Tổng quan về cấu tạo của hệ thống hộ lan .................................................... 6 1.1.3. Nhu cầu về hệ thống hộ lan đường ô tô ở Việt Nam ..................................... 8 1.2. Tổng quan về đặc điểm địa chất và các thông số địa kỹ thuật thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ........................................................................................................ 8 1.2.1. Đặc điểm địa chất thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ ........................................ 8 1.2.2. Các thông số kỹ thuật của đất ........................................................................ 9 1.3. Tổng quan về công tác cơ giới hóa thi công cọc hộ lan ..................................... 11 1.4. Tổng quan về máy đóng cọc hộ lan MHP-01 được chế tạo tại Việt Nam ......... 14 1.4.1. Sơ đồ cấu tạo tổng thể của máy ................................................................... 14 1.4.2. Đặc tính kỹ thuật của máy ........................................................................... 15 1.4.3. Nguyên lý làm việc của máy MHP-01 ........................................................ 15 1.5. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến luận án ................................................................................................................. 19 1.5.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về động lực học hệ thống truyền động thủy lực .............................................................................................. 19 1.5.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về động lực học máy ....................... 25 1.5.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về máy đóng cọc hộ lan .................. 33 iv 1.5.4. Phân tích và nhận xét về các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận án .................................................................................................... 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 39 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC HỌC CỦA MÁY ĐÓNG CỌC HỘ LAN ĐƯỜNG Ô TÔ DO VIỆT NAM CHẾ TẠO ...................................... 40 2.1. Nghiên cứu động lực học hệ khung sàn máy trong quá trình làm việc .............. 40 2.1.1. Nghiên cứu động lực học hệ khung sàn máy khi đóng cọc ......................... 40 2.1.2. Nghiên cứu động lực học hệ khung sàn máy khi nhổ cọc ........................... 54 2.2. Nghiên cứu động lực học hệ thống truyền động thủy lực của máy đóng cọc hộ lan trong quá trình làm việc .................................................................................. 62 2.2.1. Sơ đồ hệ thống truyền động thủy lực của máy MHP-01 ............................. 62 2.2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động thủy lực của máy MHP-01 ................................................................................................................. 63 2.2.3. Nghiên cứu động lực học xi lanh thủy lực nâng hạ cần treo búa trong các quá trình làm việc ............................................................................................ 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 80 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG LỰC HỌC CỦA MÁY ĐÓNG CỌC HỘ LAN ĐƯỜNG Ô TÔ DO VIỆT NAM CHẾ TẠO ...................................................................................... 82 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................ 82 3.2. Các thông số thực nghiệm .................................................................................. 82 3.3. Địa điểm tiến hành thực nghiệm ........................................................................ 82 3.4. Đối tượng thực nghiệm và các thiết bị đo .......................................................... 82 3.4.1. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................ 82 3.4.2. Lựa chọn đầu đo và thiết bị đo .................................................................... 83 3.5. Sơ đồ khối tiến hành thực nghiệm ...................................................................... 85 3.6. Bố trí đầu đo và thiết bị đo ................................................................................. 85 3.7. Kết quả thực nghiệm và xử lý số liệu ................................................................. 88 3.7.1. Xử lý kết quả đo thực nghiệm ..................................................................... 88 3.7.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................... 88 3.8. Phân tích và so sánh kết quả thực nghiệm với kết quả lý thuyết ........................ 93 3.8.1. Áp suất dầu trong xi lanh thủy lực nâng hạ cần treo búa ............................ 94 3.8.2. Chuyển vị và chuyển vị góc của khung sàn máy ........................................ 96 3.8.3. Lực tác dụng lên nền tại hai bánh xe ........................................................... 99 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 103 v CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÔNG SỐ ĐỘNG LỰC HỌC VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HỢP LÝ CỦA MÁY ĐÓNG CỌC HỘ LAN ĐƯỜNG Ô TÔ DO VIỆT NAM CHẾ TẠO .............. 104 4.1. Khảo sát ảnh hưởng của thông số làm việc của máy đến các thông số động lực học của xi lanh thủy lực nâng hạ cần treo búa khi đóng cọc ............................. 104 4.1.1. Ảnh hưởng của đường kính xi lanh đến các thông số động lực học của xi lanh thủy lực nâng hạ cần treo búa khi đóng cọc ..................................... 104 4.1.2. Ảnh hưởng của mô đun đàn hồi của dầu thủy lực đến các thông số động lực học của xi lanh thủy lực nâng hạ cần treo búa khi đóng cọc ................ 106 4.2. Khảo sát ảnh hưởng của thông số làm việc của máy và thông số của nền đất đến các thông số động lực học củ ... ng và nhổ cọc hộ lan đường ô tô, Tạp chí Cơ khí Việt Nam (ISSN 0866 - 7056), tr. 70-78. 4. ThS. Nguyễn Anh Ngọc, PGS. TS. Nguyễn Văn Vịnh, PGS. TS. Nguyễn Bính (2019), Nghiên cứu động lực học động cơ thủy lực dẫn động cơ cấu di chuyển của máy đóng cọc hộ lan đường ô tô, Tạp chí Cơ khí Việt Nam (ISSN 0866 - 7056), tr. 39-47. 5. ThS. Nguyễn Anh Ngọc, PGS. TS. Nguyễn Văn Vịnh (2021), Nghiên cứu động lực học kết cấu khung sàn của máy đóng cọc hộ lan đường ô tô, Tạp chí Cơ khí Việt Nam (ISSN 0866 - 7056), tr. 101-112. 6. ThS. Nguyễn Anh Ngọc, PGS. TS. Nguyễn Văn Vịnh, PGS. TS. Nguyễn Bính (2021), Nghiên cứu thực nghiệm xác định các thông số động lực học của máy đóng cọc hộ lan đường ô tô, Tạp chí Giao thông Vận tải (ISSN 2354-0818), tr. 126-131. 7. ThS. Nguyễn Anh Ngọc (2019), Đề tài NCKH cấp trường ĐH Giao thông Vận tải, mã số T2018-CK-005, Nghiên cứu động lực học hệ thống truyền động thủy lực của máy đóng cọc hộ lan đường ô tô do Việt Nam chế tạo. 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO A- Các tài liệu tiếng Việt [1]- Nguyễn Thúc An (2003), Lý thuyết về dao động, NXB Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội. [2]- Vũ Thanh Bình, Nguyễn Đăng Điệm (1999), Truyền động máy xây dựng xếp dỡ, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. [3]- Nguyễn Bính (1994), Nghiên cứu khai thác hợp lý đội máy thi công đường ô tô ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội. [4]- Nguyễn Bính ( 2004), Kinh tế máy xây dựng và xếp dỡ, NXB Xây dựng, Hà Nội. [5]- Nguyễn Bính (2005), Máy thi công chuyên dùng, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. [6]- Nguyễn Bính (2015), Đề tài NCKH cấp Bộ GTVT “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy búa thủy lực MHP-01 đóng cọc hộ lan đường ôtô”, mã số DTDN LH- CMC01, Hà Nội. [7]- Vũ Liêm Chính, Phạm Quang Dũng, Trương Quốc Thành (2002), Cơ sở thiết kế máy xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội. [8]- Nguyễn Văn Chọn (1998), Kinh tế trong đầu tư, trang bị và sử dụng máy xây dựng. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [9]- Đỗ Bá Chương (1998), Thiết kế đường ô tô, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. [10]- Bùi Thanh Danh (2017), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho tính toán kết cấu thép cổng trục chuyên dùng do Việt Nam chế tạo phục vụ lao lắp dầm bê tông trên xà mũ trụ cầu, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Giao thông vận tải. [11]- Chu Văn Đạt và các cộng sự (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất và lưu lượng của dầu tới vận tốc và tần số đập trong búa đập thủy lực, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, Số 9-2013, tr. 76-81. [12]- Nguyễn Đăng Điệm, Nguyễn Anh Ngọc (2012), Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về khai thác máy xây dựng, Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, Số 3-2012, tr.10-14. [13]- Nguyễn Đăng Điệm, Nguyễn Văn Vịnh (2014), Truyền động máy xây dựng. NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. [14]- Nguyễn Đăng Điệm (chủ biên) và các tác giả khác ( 2015), Máy xây dựng, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. [15]- Bùi Anh Định, Nguyễn Sỹ Ngọc (2003), Nền và móng công trình cầu đường, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. [16]- Vũ Đình Hiền (2011), Sửa chữa đường ô tô, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. [17]- Võ Văn Hường và các cộng sự (2014), Động lực học ô tô, NXB Giáo dục, Hà Nội. 131 [18]- Nguyễn Văn Hợp, Phạm Thị Nghĩa (1996), Kết cấu thép máy xây dựng, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. [19]- Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Hoàng Minh (2016), Nghiên cứu dao động của xe cơ sở lắp pháo phòng không khi bắn hành tiến, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số 5- 2016, tr 195-199. [20]- Trần Quang Hùng, Phạm Duy Hải (2009), Động lực học và mô phỏng van SERVO điều khiển bơm thủy lực linh hoạt theo tải, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, Số 5-2009, tr 20-22. [21]- Trần Quang Hùng, Phạm Duy Hải, Lưu Minh Hùng (2015), Động lực học bơm linh hoạt theo tải sử dụng trong hệ thống thủy lực, Tạp chí Cơ khí Việt nam, Số 5-2015, tr. 80-84. [22]- Lê Hồng Pương, Lê Anh Sơn (2014), Động lực học thiết bị công tác máy xúc thủy lực tích hợp đĩa cắt bê tông cốt thép, Tạp chí Cơ khí Việt nam, Số 9-2014. [23]- Trần Quang Hùng, Lê Anh Sơn (2014), Xác định chuyển động của các khâu dẫn khi định trước quỹ đạo chuyển động đĩa cắt trong tổ hợp máy xúc thủy lực - thiết bị cắt bê tông cốt thép, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, Số 11-2014. [24]- Nguyễn Văn Khang (2007), Động lực học hệ nhiều vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [25]- Vũ Đức Lập và các cộng sự (2013), Lựa chọn phương án bố trí chung pháo phòng không lên xe bánh lốp có xét tới ảnh hưởng của dao động thân xe, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số 1-2013, tr 105-108. [26]- Nguyễn Thành Long và các tác giả khác (1998), Nền đường đắp trên nền đất yếu trong điều kiện Việt nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. [27]- Vũ Thế Lộc, Nguyễn Đăng Điệm và các tác giả khác (2007), Sổ tay máy xây dựng, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. [28]- Vũ Thế Lộc, Vũ Thanh Bình (1997), Máy làm đất, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. [29]- Nguyễn Thành Lương (2007), Nguyên lý động cơ đốt trong, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [30]- Nguyễn Sỹ Ngọc, Trần Văn Dương (2006), Địa chất công trình, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. [31]- Phạm Văn Nghệ, Đỗ Đức Phúc (2003), Máy búa và máy ép thủy lực, NXB Giáo dục, Hà Nội. [32]- Đinh Văn Phong (2010), Mô phỏng số và điều khiển các hệ cơ học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [33]- Nguyễn Phùng Quang (2005), Matlab & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 132 [34]- Đỗ Sanh (2008), Ổn định của hệ động lực và các áp dụng kỹ thuật, NXB Bách khoa, Hà Nội. [35]- Đinh Gia Tường (1995), Động lực học máy, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [36]- Nguyễn Ngọc Trung (2018), Nghiên cứu động lực học của máy ép cọc thủy lực di chuyển bước trong thi công các công trình xây dựng ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Giao thông vận tải. [37]- Nguyễn Văn Vịnh (2004), Động lực học máy xây dựng xếp dỡ, Tài liệu giảng dạy Cao học chuyên ngành Máy xây dựng xếp dỡ, trường Đại học GTVT, Hà Nội. [38]- Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Thị Hiếu Thảo, Nguyễn Văn Thuyên (2015), Nghiên cứu động lực học hệ thống truyền động thủy lực dẫn động bộ công tác của máy khoan đá kiểu tuần hoàn ngược, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, Số 5-2015. [39]- Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Thị Hiếu Thảo (2015), Nghiên cứu động lực học hệ xi lanh thủy lực điều khiển cần khoan của máy khoan đá kiểu tuần hoàn ngược, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, Số 9-2015. [40]- Nguyễn Văn Vịnh và các cộng sự (2014-2015), Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy khoan đá bộ gầu xoay đường kính lớn phục vụ công tác thi công cọc khoan nhồi Đề tài NCKH cấp Bộ. [41]- Nguyễn Thiệu Xuân (2014), Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm máy xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội. [42]- Nguyễn Doãn Ý (2009), Xử lý số liệu thực nghiệm trong kỹ thuật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [43]- Bộ Giao thông Vận tải (2002), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2025, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. [44]- Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (2000), Vỏ phong hóa và trầm tích địa tứ Việt Nam, Cục Địa chất, Hà Nội. [45]- TCVN 4244:2005 (2005), Thiết bị nâng- Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật [46]- TCVN 10304:2014 (2014), Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế [47]- TCVN 12681:2019 (2019), Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng B- Các tài liệu tiếng nước ngoài 1- Tiếng Anh [48]- Kuang Hao (2001), Dynamics performance numerical simulation of hydraulic pile driver and electro - hydraulic control system design, Master thesis, Xi’an Construction technology University, China. 133 [49]- Song Yonggang (2004), Research on electro – hydraulic system of hydraulic drop type piling machine, Master thesis, Chang’an University, Xi’an, China. [50]- Song Yonggang, Huang Shanjing (2006), Efficiency study for hydraulic system of drop hammer type pile driver, Construction Machinery - Hydrostatics and Hydrodynamics, No37, 55-60. [51]- Shi Jijiang (2009), The electro – hydraulic design of hydraulichammer for highway guardrail, A dissertation submitted for the Degree of Master, Chang’an University, Xi’an, China. [52]- Yao Qingchang, Meng Fanrong, Wang Jinxing, Gao Fei (2014), Model ZGY60 crawler type hydraulic pile driver, Products and Structures Vol.45, No5, 18-21. [53]- Hassan Mohammed Yousif, Kothapalli Ganesh (2012), Interval Type-2 fuzzy position control of electro-hydraulic actuated, International Journal of Science and Technology, No22-2012. [54]- Stefan Chwastek (2016), Montion stabiliti modal shaping for wheeled unsprung construction mashinery, Journal Automation in Construction, No71-2016. [55]- P. Casoli, A. Gambarotta, N. Pompini, L. Ricco (2016), Hybridization methodo- logy based on DP algorithm for hydraulic mobile machinery – Application to a middle size excavator, Journal Automation in Construction, No61-2016. [56]- Gang Wang, Yuwan Cen (2011), Simulation on the Regulating Characteristics of the Pulse Modulation Hydraulic hammer, Avanced Materials Research Vol 422 (2012), pp 176 – 183. [57]- Zishan Xu, Guoping Yang (2016), Modeling and simulation of hydraulic hammer for sleeve valve. [58]- Zishan Xu, Guoping Yang, Hanghang Wei, Shutao Ni (2015), Dynamic performance analysis of gas-liquyd united hydraulic hammer. [59]- Hongjun Liu, Shuya Zhi (2013), The application research of the hydraulic breaking hammer. [60]- Huang Lei, Yuan Genfu, Chen Xuehui (2012), Simulation analysis of certain hydraulic lifting appliance under different working condition. 2- Tiếng Hungary [61]- Furesz Ferenc, Latranyi Jeno, Zalka Andras (1987), Hidraulikus rendszerek felepitese II, Budapesti muszaki egyetem mernoki tovabbkepzo intezet, Budapest. 3- Tiếng Nga [62]- И.П. Бородачев (1975), Справочник конструктора дорожных машин, Изда- тельство Машностроение, Москва. [63]- С.К. Полянский (1995), Техническая эксплуатация машин в строитель- стве, Издательство Будивельник, Киев. 134 [64]- Ю.П. Майоров и другие (2005), Определение показательлей процеса изме- нения гидравлического привода с регулированием скорости обьемным способом, Издатель-ство МИМИТ, Москва. [65]- Л.А. Фейгин (2001), Эксплуатация строительных машин и оборудования, Издательство Строительство, Москва. [66]- РД22-313-89 (1991), Методическое указание по определению экономической эффективности новой строительной, дорожной и мелиоративной техники, Москва. [67]- И.Я. Хархута (1990), Дорожные машины, Издательство Машиностроение, Ленинград. PHỤ LỤC Các tài liệu kèm theo luận án được đóng thành 02 tập: 1. Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 2. Phụ lục luận án, gồm các phần: - Phụ lục 1: Nghiên cứu tổng quan về hệ thống hộ lan và máy ĐCHL đường ô tô - Phụ lục 2: Thông số kỹ thuật của máy ĐCHL MHP-01 dùng để tính toán ĐLH - Phụ lục 3: Nghiên cứu ĐLH máy ĐCHL đường ô tô do Việt Nam chế tạo - Phụ lục 4: Nghiên cứu thực nghiệm máy ĐCHL đường ô tô do Việt Nam chế tạo
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_xac_dinh_cac_thong_so_ky_t.pdf
- Phụ lục Luận án.pdf
- Thông tin Luận án - ENG.pdf
- Thông tin Luận án - VIE.pdf
- Tóm tắt Luận án - ENG.pdf
- Tóm tắt Luận án - VIE.pdf