Đề tài Quá trình hình thành và phương pháp suy diễn lý luận hình thái kinh tế xã hội với những giá trị khoa học của nó

Lý luận hình thái kinh tế – xã hội là lý luận cơ bản và giữ một vị trí

hết sức quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử do K.Marx xây dựng nên.

Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã đợc thừa nhận là lý luận khoa học và là

phơng pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực học. Nhờ có lý luận

hính thaí kinh tế – xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử xã hội học K. Marx đã

chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ

đợc bản chất của từng chế độ xã hội. Nh vậy qua lý luận hình thái kinh tế

– xã hội giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học vận hành

của xã hội trong mỗi giai đoạn nhất định.

Nhng ngày nay, đứng trớc những sự kiện lớn nh sự sụp đổ của các

nớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô - ngọn cờ đầu của chủ

nghĩa xã hội, lý luận hình thái kinh tế xã hội bị phê phán từ rất nhiều phía sự

phê phán không chỉ từ phía đối lập của chủ nghĩa Marx- Lênin mà còn cả

một số ngời đã từng đi theo con đờng của chủ nghĩa Marx – Lênin. Nói

chung họ cho rằng: lý luận hình thái kinh tế xã hội đã lỗi thời, lạc hậu không

thể áp dụng vào điều kiện hiện nay mà phải thay thế bằng một lý luận khác.

Trớc tình hình đó buộc chúng ta làm rõ thực chất của lý luận hình thái kinh

tế xã hội và giá trị về mặt khoa học, tính thời đại của nó là rất cần thiết ; về

thực tiễn nớc ta đang trong quá trình xây dựng đất nớc theo định hớng xã

hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó rất nhiều vấn đề khó khăn đợc đặt ra đòi

hỏi phải nghiên cứu giải quyết

 

pdf 30 trang chauphong 20/08/2022 14300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Quá trình hình thành và phương pháp suy diễn lý luận hình thái kinh tế xã hội với những giá trị khoa học của nó", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Quá trình hình thành và phương pháp suy diễn lý luận hình thái kinh tế xã hội với những giá trị khoa học của nó

Đề tài Quá trình hình thành và phương pháp suy diễn lý luận hình thái kinh tế xã hội với những giá trị khoa học của nó
Đề tài: 
Quỏ trỡnh hỡnh thành và phương phỏp suy 
diễn lý luận hỡnh thỏi kinh tế xó hội với những 
giỏ trị khoa học của nú 
Lời mở đầu 
 Lý luận hình thái kinh tế – xã hội là lý luận cơ bản và giữ một vị trí 
hết sức quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử do K.Marx xây dựng nên. 
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã được thừa nhận là lý luận khoa học và là 
phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực học. Nhờ có lý luận 
hính thaí kinh tế – xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử xã hội học K. Marx đã 
chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ 
được bản chất của từng chế độ xã hội. Như vậy qua lý luận hình thái kinh tế 
– xã hội giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học vận hành 
của xã hội trong mỗi giai đoạn nhất định. 
Nhưng ngày nay, đứng trước những sự kiện lớn như sự sụp đổ của các 
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô - ngọn cờ đầu của chủ 
nghĩa xã hội, lý luận hình thái kinh tế xã hội bị phê phán từ rất nhiều phía sự 
phê phán không chỉ từ phía đối lập của chủ nghĩa Marx- Lênin mà còn cả 
một số người đã từng đi theo con đường của chủ nghĩa Marx – Lênin. Nói 
chung họ cho rằng: lý luận hình thái kinh tế xã hội đã lỗi thời, lạc hậu không 
thể áp dụng vào điều kiện hiện nay mà phải thay thế bằng một lý luận khác. 
Trước tình hình đó buộc chúng ta làm rõ thực chất của lý luận hình thái kinh 
tế xã hội và giá trị về mặt khoa học, tính thời đại của nó là rất cần thiết ; về 
thực tiễn nước ta đang trong quá trình xây dựng đất nước theo định hướng xã 
hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó rất nhiều vấn đề khó khăn được đặt ra đòi 
hỏi phải nghiên cứu giải quyết. 
Để góp phần làm rõ hơn về lý luận hình thái kinh tế – xã hội với những 
giá trị khoa học của nó, em xin có một vài phân tích về vấn đề trên nhằm hiểu 
thêm về tính đúng đắn của nó. 
2 
Phần I 
Nội dung của hình thái kinh tế - xã hội 
1) Khái niệm. 
Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử 
dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những 
quan hệ sản xuất của nó thích ứng với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất 
định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những quan hệ 
sản xuất đó. 
Kết cấu và chức năng của các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế – xã 
hội. 
Xã hội không phải là tổng số những hiện tượng, sự kiện rời rạc những cá 
nhân riêng lẻ. Xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp. Trong đó 
có những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc 
thượng tầng. Mỗi mặt có vai trò nhất định và tác động đến mặt khác tạo nên sự 
vận động của cơ thể xã hội. Chính tính toàn vẹn của nó được phản ánh bằng 
khái niệm hình thái kinh tế – xã hội. 
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế 
– xã hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế – xã hội xét 
đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển 
qua các hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau từ thấp lên cao thể hiện tính 
liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người. 
Quan hệ sản xuất – quan hệ giữa người và người trong quá trình sản 
xuất – là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mối quan hệ xã 
hội khác, không có mối quan hệ đó thì không thành xã hội và quy luật xã hội. 
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội lại có một kiểu quan hệ sản xuất của nó tương 
3 
ứng với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất, đó là tiêu 
chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng 
thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. 
Những quan hệ sản xuất là bộ xương của ơ thể xã hội hợp thành cơ sở hạ 
tầng. Trên cơ sở những quan hệ sản xuất đó hình thành nên những quan điểm 
về chính trị, pháp lý, đạo đức, triết học v.v...và những thiết chế tương ứng hợp 
thành kiến trúc thượng tầng xã hội mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy 
trì và phát triển cơ sơ hạ tầng sinh ra nó. 
Ngoài những mặt cơ bản của xã hội đã đề cập ở trên – lực lượng sản 
xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng – thì còn có những quan hệ 
dân tộc quan hệ gia đình và các sinh hoạt xã hội khác. 
2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự 
nhiên. 
Lịch sử phát triển của xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ 
thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế – xã hội. 
Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử 
đều do tác động của quy luật khách quan, đó là quá trình lịch sử tự nhiên của 
xã hội. Marx viết : “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội 
là một quá trình lịch sử tự nhiên ”. 
Các mặt cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế – xã hội: lực lượng sản 
xuất quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng không tách rời nhau, mà liên 
hệ biện chứng với nhau hình thành nên những quy luật phổ biến của xã hội. 
Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ 
của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng 
tầng và các quy luật xã hội khác. Chính do tác động của quy luật khách quan 
đó, mà các hình thái kinh tế – xã hội vận động và phát triển thay thế nhau từ 
4 
thấp lên cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên không phụ thuộc 
vào ý trí, nguyện vọng chủ quan của con người. 
Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa ở sự 
phát triển của lực lượng sản xuất. 
Những lực lượng sản xuất được tạo ra bằng năng thực tiễn của con người xong 
không phải con người làm ra theo ý muốn chủ quan. Bản thân năng lực thực tiễn 
của con người cũng bị quy định bởi nhiều điều kiện khách quan nhất định. 
5 
Ngươì ta làm ra lực lượng sản xuất của mình dựa trên những lực lượng sản 
6 
xuất đã đạt được trong một hình thái kinh tế – xã hội đã có sẵn do thế hệ trước 
tạo ra. Chính tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã quy định một 
cách khách quan tính chất và trình độ quan hệ sản xuất, do đó, xét đến cùng 
lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái 
kinh tế – xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên. 
7 
Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động phát triển của các hình 
8 
thái kinh tế – xã hội thì quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất có vai 
trò quyết định nhất. Lực lượng sản xuất, một mặt của phương thức sản xuất, là 
yếu tố bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển lên của xã hội quy định 
khuynh hướng phát triển từ thấp. Quan hệ sản xuất là mặt thứ hai của phương 
thức sản xuất biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển củ lịch sử. Những 
quan hệ sản xuất lỗi thời được xoá bỏ và được thay thế bằng những kiểu quan 
hệ sản xuất mới cao hơn và hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn ra đời. 
Như vậy, sự xuất hiện, sự phát triển của hình thái kinh tế – xã hội, sự chuyển 
biến từ hình thái đó lên hình thái cao hơn được giải thích trước hết bằng sự tác 
động của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình 
độ của lực lượng sản xuất. Quy luật đó là khuynh hướng tự tìm đường cho 
mình trong sự phát triển thay thế các hình thái kinh tế - xã hội. Nghiên cứu 
con đường tổng quát của sự phát triển lịch sử được quy định bởi quy luật 
chung của sự vận động của nền sản xuất vật chất chúng ta nhìn thấy logic của 
lịch sử thế giới. 
Vạch ra con đường tổng quát của lịch sử, điều đó không có nghĩa là giải 
thích được rõ ràng sự phát triển xã hội trong mỗi thời điểm của quá trình lịch 
sử. Lịch sử cụ thể vô cùng phong phú, có hàng loạt những yếu tố làm cho quá 
trình lịch sử đa dạng và thường xuyên biến đổi, không thể xem xét quá trình 
lịch sử như một đường thẳng. 
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhân tố quyết định quá 
trình lịch sử, xét đến cùng là nền sản xuất đời sống hiện thực. Nhưng nhân tố 
kinh tế không phải là nhân tố duy nhất quyết định các nhân tố khác nhau của 
kiến trúc thượng tầng đều có ảnh hưởng đến quá trình lịch sử. Nếu không tính 
đến sự tác động lẫn nhau của các nhân tố đó thì không thấy hàng loạt những 
sự ngẫu nhiên mà tính tất yếu kinh tế xuyên qua để tự vạch ra đường đi cho 
mình. Vì vậy để hiểu lịch sử cụ thể thì cần thiết phải tính đến tất cả các nhân 
tố bản chất có tham gia trong quá trình tác động lẫn nhau đó. 
9 
Có nhiều ngyuên nhân làm cho quá trình chung của lịch thế giới có tính 
đa dạng: điều kiện của môi trường địa lý có ảnh hưởng nhất định đến sự phát 
triển xã hội. Đặc biệt ở buổi ban đầu của sự phát triển xã hội, thhì điều kiện 
cuả môi trường địa lý là một trong những nguyên nhân quy định quá trình 
không đồng đều của lịch sử thế giới, có dân tộc đi lên, có dân tộc trì trệ lạc 
hậu. Cũng không thể không tính đến sự tác động của những yếu tố như nhà 
nước, tính độc đáo của nền văn hoá của truyền thống của hệ tư tưởng và tâm lý 
xã hội v.v...đối với tiến trình lịch sử. 
Điều quan trọng trong lịch sử là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc. 
Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra dưới những hình thức rất khác nhau tử chiến 
tranh và cướp đoạt đến việc trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hoá. Nó có thể 
được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, khoa 
học – kỹ thuật đến hệ tư tưởng. Trong điều kiện của thời đại ngày nay, có 
những nước phát triển kỹ thuật rát nhanh chóng, nhờ nắm vững và sử dụng 
những thành tựu khoa học- kỹ thuật của các nước khác. ảnh hưởng của ý thức 
hệ đã có một ý nghĩa lơn lao trong lịch sử. 
Không thể hiểu được tính độc đáo của các nước riêng biệt nếu không tính 
đến sự phát triển không đồng đều của sự phát triển lịch sử thế giới một dân tộc 
này tiến lên phía trước, một số dân tộc khác lại ngừng trệ, một số nước do 
hàng loạt những nguyên nhân cụ thể lại bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội 
nào đó. Điều đó chứng tỏ là sự kế tục thay thế các hình thái kinh tế – xã hội 
không giống nhau ở tất cả các dân tộc. 
Tuy nhiên, trong toàn bộ tính đa dạng của lịch sử của các dân tộc khác 
nhau thì trong mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể vẫn có khuynh hướng chủ đạo nhất 
định của sự phát triển xã hội. Để xác định đặc trưng của giai đoạn này hay giai 
đoạn khác của lịch sử thế giới phù hợp với khuynh hướng lịch sử chủ đạo, đó 
là khái niệm thời đại lịch sử. 
10 
Khái niệm thời đại lịch sử có thể gắn liền với thời gian mà một hình thái 
kinh tế- xã hội nhất định thống trị. Thí dụ, khi chúng ta nói về thời đại xã hội 
chiếm hữu nô lệ hay thời đại phong kiến là gắn chúng vào thời gian mà những 
hình thái kinh tế- xã hội đó thống trị. Khái niệm thời đại cũng có thể gắn với 
những giai đoạn nhất định của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. 
Để vạch rõ được xu hướng của thời đại, theo Lênin, cần phải khẳng định 
xem giai cấp nào là trung tâm của thời đại, quy định nội dung chủ yếu của 
thời đại đó. 
Khác với khái niệm hình thái kinh tế-xã hội xác định đặc trưng của một 
bước phát triển nhất định của  ... ch Hồ Chí Minh và Đảng ta nêu ra là sự vận 
dụng sáng tạo hình thái kinh tế - xã hội vào điều kiện Việt nam. Đảng ta đã 
khẳng định rằng sau khi Việt nam tiến hành công việc cách mạng dân chủ 
nhân dân sẽ tiến lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
Đây là sự lựa chọn đúng hướng đi và xác định mục tiêu của sự phát triển. 
CHúng ta đều biết, đối với Đảng ta, việc lựa chọn và xác định này đặt ra ngay 
từ năm 1930 và luôn luôn đúng với mọi sự biến động trong thực tiễn phát triển 
của cách mạng Việt nam, trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và của 
dân tộc chính cương, sách lược vắn tắt do Nguyễn ái Quốc khởi thảo và luận 
văn chính trị của Đảng năm 1930 đã ghi rõ Cách mạng Việt nam sẽ đi theo 
con đường “là tư sản dân quyền cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” bỏ qua 
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sự lựa chọn này là kết quả trực tiếp nảy 
sinh từ sự giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học ở lãnh tụ 
Nguyễn ái Quốc sau một thập niên (1911-1920) đi tìm đường cứu nước và đã 
tìm thấy chủ nghĩa Lênin, đã nhận thức rõ cách mạng Việt nam sẽ đi theo con 
đường Cách mạng tháng Mười “Đường cách mệnh” (1927) là tác phẩm lý luận 
macxít đầu tiên được xây dựng trên nền móng của tư tưởng đó. Trong tác 
phẩm quan trọng này Nguyễn ái Quốc đã chỉ rõ: 
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành 
công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái tự do hạnh phúc, bình đẳng 
thật, chứ không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc Pháp khoe 
khoang bên Nam An” Người khẳng định, chỉ có chủ nghĩa Lênin là chân 
23 
chính nhất, chắc chắn nhất và cách mệnh nhất mà chúng ta sẽ đi theo. Từ bước 
ngoặt năm 1920, khi Nguyễn ái Quốc trở thành người cộgn sản và cho đến 
những năm sau này. NGười đều nhất quán khẳng định, giải phóng giai cấp, 
giải phóng dân tộc chỉ có thể thực hiện được bằng con đường cách mạng vô 
sản, bằng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa. 
Khi miền Bắc đã được giải phóng nhưng miền Nam còn phải tiếp tục 
chiến đầu vì độc lập tự do của Tổ Quốc, tình hình lúc đó đặt ra câu hỏi: Miền 
Bắc có nên bước ngay vào thời kỳ quá độ để xây dựng chủ nghĩa xã hội hay 
không khi khi mục tiêu độc lạap dân tộc chưa được giải quyết xong ở miền 
Nam? Đảng ta khẳng định là phải đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ cách 
mạng: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và tiến hành xây 
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Sự lựa chọn này đã được thực tiễn xác 
nhận là hoàn toàn đúng đắn. Không có sự hậu thuẫn của chủ nghĩa xã hội ở 
miền Bắc, cách mạng miền Nam sẽ không có những đảm bảo vật chất và tinh 
thần cần thiết cho thắng lợi. 
Khi miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất, một vấn đề cũng 
được đặt ra là miền Nam sẽ cùng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội hay tạm 
thời dừng lại một thời gian để phục hồi sau chiến tranh? Có thể nói, sự lựa 
chọn này là một thử thách không kém phần phức tạp. Đảng quyết định cả 
nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Quyết định này đã được thực tiễn xác nhận 
hoàn toàn đúng đắn. 
 Vào giữa những năm 80, kinh tế xã hội nước ta lâm vào cuộc khủng 
hoảng trầm trọng, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đang chao 
đảo. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, Đảng ta đã quyết định đường lối đổi mới, 
chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo 
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ 
nghĩa, hội nhập và mở cửa với bên ngoài. Một lần nữa sự khẳng định của 
24 
Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được thực tiễn xác nhận là 
đúng đắn. 
 Vào giữa những năm 80, kinh tế – xã hội nước ta lâm vào cuộc khủng 
hoảng trầm trọng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đang chao 
đảo. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, Đảng ta đã quyết định đường lối đổi mới, 
chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo 
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ 
nghĩa, hội nhập và mở cửa với bên ngoài. Một lần nữa sự khẳng định của 
Đảng ra về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được thực tiễn xác nhận là 
đúng đắn. 
Có thể nói, những quyết sách của Đảng ta ở thời kỳ này thể hiện sự năng 
động về tư duy lý luận gắn liền với sự mẫn cảm về thực tiễn cùng bản lĩnh 
chính trị vững vàng. Đó là sự khẳng định tính tất yếu của sự đổi mới theo định 
hướng xã hội chủ nghĩa: đổi mới để phát triển, để thoát khỏi tình trạng khủng 
hoảng, để vượt qua những kìm hãm của mô hình cũ – mô hình hành chính 
bao cấp, để giải phóng và khai thác mọi tiềm năng phát triển của xã hội nhằm 
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Đổi mới 
không phải là từ bỏ chủ nghĩa xã hội, mà là khẳng định tính quy luật của con 
đường phát triển đó làm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội công bằng 
văn minh. đúng với quy luật khách quan hơn phù hợp với hoang cảnh, điều 
kiện thực tế của đất nước với xu thế, đặc điểm của thế giới hiện đại. Đổi mới 
là để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiệu quả hơn làm cho chủ nghĩa xã hội bộc lộ 
và khẳng định bản chất ưu việt của nó, từng bước định hình và phát triển trong 
thực tế, làm cho “đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày 
càng tốt, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ” để cho nhân dân ta có cuộc sống 
ấm no, hạnh phúcđược học hành tiến bộ và phát triển mọi khả năng sáng tạo 
của mình” để cho “dân thực sự là chủ và làm chủ lấy xã hội và cuộc sống của 
mình? Như Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh. 
25 
 Như vậy, đi lên xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, và nó được thể 
hiện trong công cuộc đổi mới của Đảng ta, đổi mới để xác lập một sự ổn định 
mới nhằm làm cho đất nước đạt tới sự phát triển bền vững. Điều đó có ngiã là 
chúng ta phải xác định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với sự năng 
động hơn nữa tichs cực hơn nữa, và phù hợp hơn nữa với tình hình thế giới 
hiện đại. Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng sẽ là chế độ 
phát hiện và sử dụng tốt nhất những nguồn lực của chính mình, trong đó sức 
mạnh quyết định chính là nguồn lực con người. Đó là mục tiêu quan trọng 
nhất của chủ nghĩa xã hội. 
2. Những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ 
Thời kỳ quá độ là thời kỳ tạo cơ sở vật chất và con người cho chủ nghĩa 
xã hội trong quá trình thực hiện này, với điều kiện và hoàn cảnh của Việt nam, 
đã đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ sau: 
Thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để xây dựng 
cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại. Công cuộc này đặt ra 
những nhiệm vụ lớn mà chúng ta cần giải quyết: Cụ thể là: tạo ra những điều 
kiện thiết yếu về vật chất, kỹ thuật, con người và khoa học công nghệ, huy 
động mọi người vốn, nguồn lực lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng 
nhanh nhưng bền vững và trên cơ sở nâng cao mọi mặt của đời sống xã hội. 
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải thực hiện ngay 
một số nội dung cơ bản sau; 
+ Tăng thêm tốc độ và tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế 
quốc dân 
+Dựa trên sự thay đổi về công nghệ chúng ta phải chuyển dịch cơ cấu 
nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng nhanh và lâu bền. 
26 
+ Khuyến khích và đào tạo những tài năng trẻ nhằm tạo ra đội ngũ cán 
bộ kỹ thuật có trình độ cao. 
+ Thực hiện chuyển giao công nghệ kết hợp với năng lực sáng tạo của 
quần chúng. Muốn vậy phải nắm bắt đầy đủ chính xác các thông tin cần thiết 
thông qua, các công ty tư vấn trong và ngoài nước để đảm bảo lựa chọn công 
nghệ chính xác. Mở rộng liên kết liên doanh với nước ngoài để có thể khai 
thác công nghệ tiên tiến một cách trực tiếp. 
- Xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo 
định hướng chủ nghĩa xã hội vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý 
của nhà nước. Muốn vậy cần phải chấn chỉnh đổi mới và phát triển có hiệu 
quả khu vực doanh nghiệp nhà nước để làm tốt vai trò hỗ trợ và thúc đẩy các 
thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Tạo điều kiện để các thành phần kinh 
tế khác phát triển theo đúng pháp luật và quan trọng nhất là phải từng bước 
hướng vào con đường tư bản nhà nước. 
- Phải thận trọng trong sự phát triển xã hội, mở rộng giao lưu văn hoá 
với nước ngoài, phải có biện pháp hữu hiệu chống lại sự thâm nhập của các 
loại văn hoá độc hại. Kế thừa và phát triển các truyền thống văn hoá tốt đẹp 
của dân tộc. 
- Cần phải tiếp tục đổi mới bộ máy nhà nước theo hướng tiến bộ dựa 
trên những cơ sở sau: 
+ Chống quan liêu chuyên quyền độc đoán trong bộ máy nhà nước. 
+ Phải phân biệt rõ chức năng cảu các cấp các ngành. 
+ Phải đưa ra một hệ thống pháp luật chặt chẽ đồng bộ và có tính khả 
thi. Phải đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh mọi luật pháp đề ra. 
27 
+ Phải có chính sách va quy mô đào tạo bồi dưỡng những cán bộ có năng 
lực phù hợp với yêu cầu đổi mới và phát triển đất nước. Đòng thời phải sử 
dụng hợp lý nguồn nhân lực cho phù hợp với từng giai đoạn. 
28 
Kết luận 
Tóm lại hình thái kinh tế – xã hội là một trong những thành tựu khoa 
học mà Cmác đã để lại cho nhân loại. Lý luận đó đã chỉ ra: xã hội là một hệ 
thống mà trong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của 
lực lượng sản xuất, và các quan hệ sản xuất nhất định mà trên đó dựng lên một 
kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị cũng như các hình thái xã hội tương 
ứng. Đồng thời lý luận cũng chỉ ra rằng sự vận động và phát triển của các hình 
thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Thông qua cách mạng 
xã hội, các hình thái kinh tế – xã hội thay thế nhau từ thấp lên cao. Tuy nhiên 
sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội vừa bị chi phối 
bởi các quy định chung, vừa bị tác động bởi điều kiện lịch sử cụ thể của các 
quốc gia. 
Ngày nay, xã hội loài người đã có những phát triển mạnh mẽ hơn rất 
nhiều ra với thời Cmác. Nhưng sự phát triển đó vẫn dựa trên cơ sở lýý luận 
hình thái kinh tế chính trị xã hội vẫn giữ nguyên giá trị của nó trong mọi giai 
đoạn. Tuy nhiên lý luạn hình thái kinh tế – xã hội không có tham vọng giải 
thích tất cả các hiện tượng của đời sống xã hội mà nó đòi hỏi được bổ sung 
bằng các phương pháp tiếp cận mới về xã hội, không phải vì thế mà lý luận 
hình thái kinh tế – xã hội trở nên lỗi thời. 
 Lý luận về hình thái kinh tế – xã hội đã chỉ ra con đường đi lên chủ 
nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan và chính nó đã đề ra những hướng đi 
đúng đắn và từ đó đưa ra những giải pháp cho công cuộc xây dựng đất nước ta 
ngày càng phát triển tới một đỉnh cao mới. 
 Như vậy ta có thể chắc chắn để khẳng định rằng: hình thái kinh tế – xã 
hội vẫn còn dữ nguyên giá trị khoa học và tính thời đại của nó. Nó thật sự là 
phương pháp luận khoa học để phân tích thời đại hiện nay nói chung và công 
cuộc xây dựng đất nước ở Việt nam nói riêng. 
29 
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng do sự hạn chế về chủ quan 
cũng như khách quan nên chắc chắn rằng tiểu luận này chưa thể hoàn hảo như 
mong đợi. Tác giả xin mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_qua_trinh_hinh_thanh_va_phuong_phap_suy_dien_ly_luan.pdf