Đề tài Phát triển bền vững - Lý thyết và thực tiễn phát triển kinh tế bền vững ở Thái Lan

I/ Lí do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đôi khi vì mục tiêu phát triển kinh tế một cách nhanh

chóng mà chúng ta quên đi bảo vệ môi trường,đảm bảo công bằng,ổn định giữ gìn bản sắc văn

hóa .Nhận thấy rõ điều đó,càng ngày chúng ta càng quan tâm làm thế nào để vừa phát triển

kinh tế mà vừa đảm bảo được môi trường bền vững, xã hội bền vững.Và mục tiêu phát triển

bền vững được nêu ra bàn luận.

Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên

tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên

mọi lĩnh vực,là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính

công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên.

Phát Triển Bền Vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực khi

xã hôi bước vào thế kỉ 21.

Trong hai thập kỷ qua, trên bình diện quốc tế, vấn đề phát triển bền vững ngày càng được đặc

biệt quan tâm, trở thành yêu cầu phát triển của toàn cầu. Đã có không ít hội nghị thượng đỉnh

thảo luận về chủ đề này và đưa ra nhiều văn kiện, quyết sách quan trọng. nhiều nước đã bắt đầu

vào việc phát triển bền vững.Trong số đó là mô hình “phát triển nền kinh tế vừa đủ” của Thái

Lan do Hoàng thân Bhumibol Adulyadej đề ra và Thái Lan đã áp dụng trong nhiều năm qua có

những nét đặc sắc và thành công bước đầu.

Nhận thấy được tầm quan trọng của phát triển bền vững đối với sự phát triển của một

đất nước,và những gì Thái Lan đã làm để chúng ta có thể học hỏi thêm nên nhóm chúng em

quyết định thực hiện đề tài “Phát triển bền vững - Lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế

bền vững ở Thái Lan”

pdf 46 trang chauphong 14960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phát triển bền vững - Lý thyết và thực tiễn phát triển kinh tế bền vững ở Thái Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Phát triển bền vững - Lý thyết và thực tiễn phát triển kinh tế bền vững ở Thái Lan

Đề tài Phát triển bền vững - Lý thyết và thực tiễn phát triển kinh tế bền vững ở Thái Lan
ĐỀ TÀI: 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - LÝ THYẾT VÀ THỰC TIỄN 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở THÁI LAN 
 TP.Hố Chí Minh, ngày 13 tháng 03 năm 2012 
 I/ Lí do chọn đề tài 
 Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đôi khi vì mục tiêu phát triển kinh tế một cách nhanh 
chóng mà chúng ta quên đi bảo vệ môi trường,đảm bảo công bằng,ổn định giữ gìn bản sắc văn 
hóa .Nhận thấy rõ điều đó,càng ngày chúng ta càng quan tâm làm thế nào để vừa phát triển 
kinh tế mà vừa đảm bảo được môi trường bền vững, xã hội bền vững.Và mục tiêu phát triển 
bền vững được nêu ra bàn luận. 
 Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên 
tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên 
mọi lĩnh vực,là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính 
công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên. 
 Phát Triển Bền Vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực khi 
xã hôi bước vào thế kỉ 21. 
 Trong hai thập kỷ qua, trên bình diện quốc tế, vấn đề phát triển bền vững ngày càng được đặc 
biệt quan tâm, trở thành yêu cầu phát triển của toàn cầu. Đã có không ít hội nghị thượng đỉnh 
thảo luận về chủ đề này và đưa ra nhiều văn kiện, quyết sách quan trọng. nhiều nước đã bắt đầu 
vào việc phát triển bền vững.Trong số đó là mô hình “phát triển nền kinh tế vừa đủ” của Thái 
Lan do Hoàng thân Bhumibol Adulyadej đề ra và Thái Lan đã áp dụng trong nhiều năm qua có 
những nét đặc sắc và thành công bước đầu. 
 Nhận thấy được tầm quan trọng của phát triển bền vững đối với sự phát triển của một 
đất nước,và những gì Thái Lan đã làm để chúng ta có thể học hỏi thêm nên nhóm chúng em 
quyết định thực hiện đề tài “Phát triển bền vững - Lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế 
bền vững ở Thái Lan” 
II.Đối tượng nghiên cứu: - Lý thuyết phát triển bền vững 
 - Phát triển bền vững ở Thái Lan. 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
1.1. Những thách thức về môi trường, kinh tế - xã hội và phát triển 
1.2. Quá trình nhận thức và lý thuyết về phát triển bền vững 
 1.2.1 Khái niệm phát triển 
 1.2.2.Quá trình phát triển bền vững 
1.2.3 Lý thuyết về phát triển bền vững. 
 1.2.3.1 Các thành phần cơ bản 
 1.2.3.2 Thước đo về phát triển bền vững 
1.3 Phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay 
 1.3.1 Xã hội cacbon thấp( Kỷ nguyên năng lượng – khí hậu) 
 1.3.2 Xã hội tái tạo tài nguyên 
 1.3.3 Xã hội hài hòa với tự nhiên 
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở THÁI LAN. 
 2.1 Tổng quan đất nước Thái lan 
 2.1.1 Khái quát 
 2.1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 
 2.1.3 Lịch sử 
 2.1.4 Thể chế chính trị 
 2.1.5 Kinh tế 
 2.1.6 Đối ngoại 
 2.2 Phát triển kinh tế bền vững ở Thái Lan 
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
1.1 Những thách thức về môi trường,kinh tế - xã hội và phát triển 
 Ngay nay vấn đề phát triển kinh tế luôn là tâm điểm được các Tổ chức quốc tế (IMF, 
WB, UNDP, WEF) và các quốc gia, trông đó nổi trội lên là mục tiêu phát triển kinh tế bền 
vững .Nhưng con đường tiến đến phát triển kinh tế bền vững lại không dễ dàng, vì điều này yêu 
cầu quốc gia phải có được một chiến lược phát triển đúng đắn dựa trên các nguồn lực có thể sử 
dụng, đồng thời một cơ chế quản trị vận hành, phản hồi và giám sát hiệu quả sự thực thi chiến 
lược, nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng đều trong dài hạn, tránh được các cú “sốc” của môi 
trường toàn cầu, bảo vệ được môi trường tài nguyên thiên nhiên phát triển ổn định, cũng như 
chi phí nguồn lực bỏ ra cho phát triển ở mức cho phép, điều này đòi hỏi năng suất chung của 
nền kinh tế ngày càng cao (hệ số ICOR hợp lý, yếu tố năng suất tổng hợp cao (TFP)), đồng thời 
thành quả của sự phát triển đất nước được phân phối càng công bằng càng tốt cho mọi phân 
vùng của đất nước, tầng lớp nhân dân (hiệu quả phân phối, sự phát triển công bằng thể hiện bởi 
chỉ số GINI), đồng thời sự tăng trưởng kinh tế phải đem lại mức sống tinh thần, vật chất, 
phúc lợi ngày càng cao cho nhân dân (chỉ số phát triển con người HDI). Hiện nay với cuộc 
cách mạng khoa học – công nghệ (KHCN)hiện đại của thế giới (đặc biệt là 4 cuộc cách mạng: 
Công nghệ sinh học, Tự động hóa,Công nghệ thông tin và Công nghệ nano) đang tiếp tục phát 
triển với nhịp điệu ngày một nhanh, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi 
nhanh chóng, sâu sắc và quyết định đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội và bản thân con 
người, thì loài người cũng đang đối mặt với những thách thức to lớn về chính trị, văn hóa, xã 
hội và đặc biệt là môi trường 
Bảng 1.1. Các thách thức về môi trường, văn hóa-xã hội cho sự phát triển 
Các thách thức về môi trường Các thách thức trong các lĩnh vực khác 
+ Biến đổi khí hậu toàn cầu 
+ Suy giảm tầng ôzôn 
+ Suy thoái ĐDSH 
+ Suy thoái tài nguyên đất và hoang 
mạc hóa 
+ Suy thái tài nguyên nước ngọt 
+ Ô nhiễm bởi các chất thải nguy hại 
+ Suy thoái môi trường và tài nguyên 
biển 
+ Tăng dân số 
+ Bất bình đẳng về thu nhập 
+ Nghèo đói 
+ Thất học 
+ Dịch bệnh 
+ Đô thị hóa và sự hình thành các siêu 
đô thị 
+ Nạn tham nhũng 
1.2 Quá trình nhận thức phát triển bền vững và lý thuyết về phát triển bền vững 
1.2.1 Khái niệm phát triển 
 Phát triển được định nghĩa khái quát trong Từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của một 
sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn...” (The gradual grow of sth. so that it becomes more 
advanced, stronger...). Trong Từ điển Bách khoa của Việt Nam, phát triển được định nghĩa là: 
“Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới”. Con người 
và mọi sự vật đều thay đổi theo thời gian, nhưng sự phát triển được bao hàm cả khía cạnh thay 
đổi theo hướng đi lên, hướng tốt hơn tương đối. (Sự phát triển theo hướng đi lên như vậy, trong 
Sinh học được gọi đó là phát triển tiến bộ hay tiến hóa, và ngược lại là phát triển thoái bộ - 
thoái hóa).Phát triển học hay Khoa học phát triển là một khoa học mới, ra đời khoảng những 
năm40-50 và phát triển mạnh trong thập kỷ 60. Trong quá trình phát triển, Phát triển học có 
những thay đổi về nội hàm. 
 Ở giai đoạn đầu, nội dung chủ yếu là Kinh tế học phát triển và sau đó càng ngày càng phát 
triển theo hướng liên ngành. Ở mức cao hơn, môn Xã hội học phát triển và Quản trị học phát 
triển ra đời, nhấn mạnh sự hài hòa giữa sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có phần can 
thiệp của thể chế, chính trị. 
 Ở giai đoạn cao hơn nữa hiện nay, với sự bùng nổ của dân số và sự phát triển mạnh mẽ của 
các nền kinh tế, con người đã khai thác tài nguyên và hủy hoại môi trường một cách tàn bạo, đe 
dọa sự tồn tại của Trái đất, của nhân loại. Hàng loạt các vấn đề môi trường bức xúc như biến 
đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học (ĐDSH), suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng 
ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa và ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy, v.v... 
đang thách thức sự phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Chiến lược Phát triển bền vững ra đời 
(1992) và trở thành Chiến lượcphát triển của toàn cầu trong thế kỷ XXI. 
Bảng 1.2. Từ phát triển đến phát triển bền vững 
Tiêu chí Từ phát triển Đến phát triển bền vững 
Trụ cột 
 Kinh tế (xã hội) 
Hài hòa kinh tế-xã hội-môi 
trường 
Trung tâm Của cải vật chất Con người 
Điều kiện cơ bản Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên môi trường 
Chủ thể quản lý Một chủ thể (nhà nước) Nhiều chủ thể 
Quan hệ với tự nhiên 
 Khai thác/cải tạo tự nhiên 
Bảo tồn/sử dụng hợp lý tự 
nhiên 
Tính chất 
 Kinh tế truyền thống 
Kinh tế tri thức 
Cách tiếp cận 
 Đơn ngành/liên ngành thấp Liên ngành cao 
1.2.2. Quá trình nhận thức phát triển bền vững 
 Đã có một lịch sử phát triển tương đối dài để hình thành khái niệm phát triển bền vững 
Năm 1963: Phát hành cuốn sách Mùa xuân câm lặng (Silent Spring): Cuốn sách“Mùa xuân 
câm lặng” của nữ văn sĩ Rachel Carson, được xuất bản năm 1962, với những tiết lộ về những 
hiểm họa của thuốc trừ sâu DDT, đã hoài nghi một cách biện chứng niềm tin của nhân loại vào 
tiến bộ khoa học kỹ thuật này và giúp tạo ra một sân khấu cho các phong trào môi trường. 
DDT, thuốc trừ sâu mạnh nhất từng được biết đến trên thế giới, đã làm tổn thương tới các hệ tự 
nhiên. Chỉ một lần phun DDT để diệt một loài sâu hại cây trồng, nó không chỉ diệt được loài 
sâu bệnh trong nhiều tuần hoặcnhiều tháng, mà đồng thời cũng tiêu diệt luôn nhiều loài côn 
trùng có lợi khác và tồn lưu như một độc chất trong môi trường. "Mùa xuân câm lặng" đã làm 
thay đổi nhận thức của người dân Mỹ về môi trường, góp phần thúc đẩy các chính sách về môi 
trường của đất nước này. 
Tháng 4 năm 1968: Câu lạc bộ Rome được thành lập: Đây là một tổ chức phi chính phủ, hỗ 
trợ cho việc nghiên cứu “Những vấn đề của thế giới” – một cụm từ được đặt ra nhằm diễn tả 
những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và công nghệ trêntoàn cầu với tầm nhìn lâu 
dài. Tổ chức này đã tập hợp những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh cũng như 
các nhà lãnh đão của các quốc gia trên thế giới (baogồm cả Tổng thống Liên xô Mikhail 
Sergeyevich Gorbachyov và Rigoberta MenchusTum). Trong nhiều năm, Câu lạc bộ Rome đã 
công bố một số lượng lớn các báo cáo, bao gồm cả bản báo cáo Giới hạn của sự tăng trưởng – 
được xuất bản năm 1972 – đề cập tới hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn của 
các nguồn tài nguyên... 
Năm 1970: Thành lập Chương trình Con người và Sinh quyển: Năm 1970, UNESCO thành lập 
Chương trình Con người và Sinh quyển, với mục tiêu là phát triển cơ sở khoa học cho việc sử 
dụng hợp lý và bảo tồn các tài nguyên của sinh quyển và cải thiện quan hệ toàn cầu giữa loài 
người và môi trường. 
Tháng 6 năm 1972: Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Con người và Môi trường: Hội nghị của 
Liên Hợp Quốc về Con người và Môi trường được tổ chức tại Stockhom,Thụy Điển được đánh 
giá là là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại, nhằm giải quyết 
các vấn đề về môi trường. Hội nghị có 113 quốc gia tham dự và đã đạt được những kết quả 
chính sau: (i) Khởi động các cuộc đối thoại Bắc– Nam; (ii) Khởi động chương trình “Viễn cảnh 
toàn cầu”; (iii) Khởi động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong giám sát và bảo vệ 
môi trường; (iv) Thành lập Chương trình Môi trường của LHQ (UNEP); (v) Đề nghị Đại hội 
đồng LHQ lấy ngày tháng 6 làm Ngày Môi trường Thế giới và quyết định rằng vào ngày này 
hàng năm các tổ chức thuộc LHQ và tất cả chính phủ các nước tiến hành các hoạt động trên 
phạm vi toàn thế giới để tái khẳng định mối quan tâm của cả thế giới đối với việc gìn giữ và cải 
thiện môi trường sống cho nhân loại. Hội nghị đã có một tuyên bố về môi trường con người, 
thỏa thuận về một chương trình hành động quốc tế rộng lớn, thành lập Chương trình Môi 
trường của LHQ (UNEP), Ban thư ký thường trực về môi trường đặt tại Kenya và thành lập 
Quỹ Môi trường.  ... TỪ THÁI LAN 
VÀ THẾ GIỚI 
3.1.PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIÊT NAM 
Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm với nội dung 
ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều 
hành tiến trình phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua. Nhà nước ta cũng đã có những 
cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của 
Đảng. Ngay từ Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “tiến 
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội VII thông qua Chiến lược Phát 
triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000, nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và 
công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường”. Đại hội VIII nêu bài học “Tăng 
trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, 
bảo vệ môi trường sinh thái”. Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại 
Đại hội IX khẳng định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với 
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. 
a.Những thành tựu trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 
Trong mười năm qua, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. 
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng 
trưởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.200 USD, vượt 
qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực 
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của 
nền kinh tế được giữ vững, thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia được kiểm soát trong giới hạn 
an toàn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện tốt hơn. Thu nhập thực tế 
bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều 
thành tựu nổi bật, được quốc tế đánh giá cao. Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn 
giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuống còn 2 lần năm 2008. Trẻ em được quan tâm bảo vệ, chăm sóc; 
tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 33,8% xuống còn dưới 18%. Tuổi thọ bình quân 
tăng từ 67 lên 72 tuổi. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chỉ số phát 
triển con người (HDI) không ngừng tăng lên, năm 2008 là 0,733, thuộc nhóm nước trung bình 
cao trên thế giới. Mức hưởng thụ văn hoá, điều kiện tiếp cận thông tin của người dân được 
nâng lên rõ rệt. Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng. 
Cùng với những kết quả to lớn trong việc xã hội hoá phát triển các lĩnh vực xã hội, ngân sách 
nhà nước chi cho các lĩnh vực này không ngừng tăng lên; bảo hiểm y tế được mở rộng từ 
13,4% dân số năm 2000 lên khoảng 62% năm 2010. Bình đẳng giới có nhiều tiến bộ, tỷ lệ phụ 
nữ tham gia Quốc hội và giữ các trọng trách trong hệ thống chính trị ngày càng cao. Năm 2008, 
nước ta đã hoàn thành hầu hết các Mục tiêu Thiên niên kỷ đặt ra cho năm 2015. 
Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm và có mặt được cải thiện. Dân chủ trong xã hội tiếp 
tục được mở rộng, xã hội cởi mở và đồng thuận hơn. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. 
Chính trị - xã hội ổn định. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi; thế và lực của nước ta 
vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; tạo ra những 
tiền đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân 
dân. 
b. .Những hạn chế trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010: 
Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong sự phát triển cũng còn nhiều yếu kém, bất cập. Những 
thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh 
tranh của nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển 
theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Huy động và hiệu quả sử dụng 
các nguồn lực còn hạn chế; lãng phí, thất thoát còn nhiều; hiệu quả đầu tư thấp. Tiêu hao 
nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa thật hợp lý và 
tiết kiệm. Các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân 
thương mại còn lớn, lạm phát còn cao. Môi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. 
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt vẫn còn bức xúc; tệ nạn xã hội có 
chiều hướng gia tăng; ùn tắc và tai nạn giao thông còn nghiêm trọng; tham nhũng chưa bị đẩy 
lùi; chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề còn yếu kém và chậm 
được cải thiện; các bệnh viện bị quá tải, chất lượng dịch vụ y tế còn thấp. 
Những hạn chế, yếu kém trên đây có phần do nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân 
chủ quan vẫn là chủ yếu, nổi lên là: Quan điểm phát triển bền vững chưa được nhận thức sâu 
sắc và thể hiện một cách cụ thể, nhất quán trong hệ thống chính sách, quy hoạch, kế hoạch và 
các công cụ điều tiết. Trong quản lý, điều hành còn thiên về tốc độ tăng trưởng mà chưa coi 
trọng đúng mức đến chất lượng tăng trưởng và tính bền vững của sự phát triển; chưa tạo được 
chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Quá trình lập quy hoạch, 
kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường 
chưa có sự kết hợp chặt chẽ, lồng ghép hợp lý. Cơ chế quản lý và giám sát sự phát triển bền 
vững chưa được thiết lập rõ ràng và có hiệu quả. Quyền làm chủ của nhân dân, nhất là dân chủ 
trực tiếp chưa được phát huy đầy đủ. 
3.2.MỘT SỐ BÀI HOC CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 
Qua việc phân tích phát triển bền vũng ở Thái Lan và thực tế phát triển bền vững ở nước ta 
hiện,chúng em rút ra một số bài học cho Việt Nam 
- lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với hoàn cảnh đất nước như mô hình kinh tế vừa 
đủ của Thái Lan 
- khả năng phản ứng trước các cuộc khủng hoảng :cơ cấu lại nền kinh tế,khuyến khích đầu tư 
-Nên áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt :Cơ chế tỷ giá của Việt Nam rất tiếc đã không đảm nhiệm 
được chức năng điều hoà cán cân thương mại. Do tỷ giá chính thức về cơ bản là cố định nên 
trong hầu hết quãng thời gian các năm 2006, 2007 và 2009 tốc độ nhập siêu ngày càng tăng 
mạnh nhưng tỷ giá thì hầu như không thay đổi; ngược lại, trong giai đoạn nửa cuối năm 2008, 
bất chấp tốc độ nhập siêu giảm dần, VND lại vẫn mất giá rất nhanh (hình 4). Có thể nói, cơ chế 
tỷ giá chính thức áp đặt cho nền kinh tế đã làm cho các chủ thể kinh tế “tê liệt cảm giác” về giá 
trị tương đối của hàng hoá trong nước và ngoài nước cũng như giá trị tương đối của ngoại tệ và 
bản tệ. Nó là tác nhân chính gây ra tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng của Việt Nam. 
khi Thái Lan có xu hướng xuất siêu lớn, giá trị đồng baht đã tăng rất nhanh, khi nền kinh tế 
Thái Lan có xu hướng nhập siêu, đồng baht mất giá trở lại. Chính nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi như 
vậy nên cán cân thương mại hàng tháng của Thái Lan luôn dao động trong trạng thái khá cân 
bằng trong biên độ +/– 2 tỉ 
- Việt Nam nên sử dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp,Thái lan là một 
nước nông nghiệp nên đã chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp Qua nhiều báo 
cáo, giai đoạn những năm 50 – 60, Thái Lan cùng một số quốc gia Đông Nam Á như 
Indonesia, Malaysia,đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. 
Đây là một tiền đề quan trọng, là bước đệm để các nước tiến vào giai đoạn CNH-HĐH sau 
đó nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước một cách vượt trội. Để đạt được những thành 
quả ấy, chính sách phù hợp của nhà nước để điều tiết nền kinh tế, chú trọng phát triển nông 
nghiệp đã có tác động tích cực, hiệu quả. Đây là những bài học kinh nghiệm giá quý giá mà 
Việt Nam đã và đang học ứng dụng vào nền kinh tế nông nghiệp nước nhà. 
- Kết hợp giữa chiến lược thay thế nhập khẩu với chiến lược hướng vào xuất khẩu 
 Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất của các nước trên đối với Việt Nam là ở chỗ biết kết 
hợp khéo léo, thay thế lẫn nhau giữa các chiến lược công nghiệp hóa bằng chính sách bổ sung, 
tương hỗ nhau giữa hướng vào xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, trong đó hướng về xuất khẩu 
là trọng tâm; Công nghiệp hóa đi từ bước nhỏ đến bước lớn; từ thị trường trong nước đến thị 
trường khu vực rồi ra thị trường thế giới 
- Tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA). 
- Xúc tiến một loạt biện pháp điều chỉnh cơ cấu nhằm lành mạnh hóa các thể chế tài chính, bao 
gồm: thanh lọc, sắp xếp và loại bỏ những doanh nghiệp tài chính đang “có vấn đề”, hỗ trợ để 
làm tăng năng lực tài chính của một số doanh nghiệp đang hoạt động bằng cách bảo lãnh thanh 
toán, mua cổ phần, giảm nợ, quản lý nợ nước ngoài đi đôi với việc tự do hóa tài chính hơn nữa 
đối với tư bản nước ngoài. bảo đảm độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định 
chính trị - xã hội, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển 
đất nước. 
- Phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc 
với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất 
nước. 
- Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định 
kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng. 
-Bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực 
quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. 
-Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. phủ đã khuyến 
khích các công ty tư nhân phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường như nhiên liệu 
sinh học, nhiên liệu thay thế và hoàn toàn không chất thải, phát triển bển vững đòi hỏi sự quán 
triệt và thực thi của toàn bộ người dân cho đến mọi tầng lớp trong xã hội. 
Tài liệu tham khảo: 
 1. Giáo trình:”Chiến lược phát triển của các nước Đông Nam Á”, Tập 1, Chủ biên: TS. Nguyễn 
Thu Mỹ. 
2. “Phát triển bền vững – chiến lược phát triển toàn cầu của thế kỷ XXI”, tác giả GS.TSKH. 
Trương Quang Học, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà 
Nội. 
2.Đề tài công nghiệp hóa hiện đại hóa ở các nước đông nam á_Bùi Thị Tơ.lớp cao 
học_ngành châu á học.ĐHKHXHNV 
3.
5/20122/124439.vnplus 
6.  
7.  
8.  
9.  
10.  
11.  
12. 
13. 
th-i-c-hoa-r-ng-1.331642 
14.  
Bảng phân công công việc: 
stt Họ và tên Mssv Công việc Đánh giá 
1 Lê Thị Vân Anh k09401 0004 
2 Nguyễn Thị Dung k09401 0010 A 
3 Đoàn Thụy Ngọc Hà k09401 0024 
4 Nguyễn Thị Tuyết Hồng k09401 0041 
5 Nguyễn Thị Hương k09401 0050 
6 Phạm Thị Liên k09401 0058 
7 Nguyễn Thị Lý k09401 0064 
8 Bùi Thị Thúy Nga k09401 0070 
9 Nguyễn Thị Hồng Thọ k09401 0096 
10 Nguyễn Huỳnh Thị 
Đoan Trang 
k09401 0105 
11 Lê Thị Hồng Trang k09401 0106 
12 Biện Thanh Trúc k09401 0115 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_ben_vung_ly_thyet_va_thuc_tien_phat_trien.pdf