Đề tài Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 cho đến nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang dần ổn định, hợp tác cùng phát triển có tác động lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là với một nước đang phát triển như Việt Nam. Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO và tham gia hầu hết những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như FTA, TPP. Đó là một cơ hội tốt để Việt Nam có thể tiến sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Song song với quá trình đó là quá trình đầu tư quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chảy mạnh vào các nước đang phát triển, có nền kinh tế tăng trưởng mạnh, điển hình là các nước Đông Á và Đông Nam Á đang trở thành một khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài, vì đây là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới trong những năm gần đây. Đối với một nền kinh tế còn non trẻ như Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố rất cần thiết trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Với những điều kiện thuận lợi về chính trị, vị trí địa lý, lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng,…Việt Nam đang là một điểm đến, một nơi thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nhiều cường quốc phát triển khác như Nhật Bản,Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nga… Đặc biệt, Theo nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau hơn 25 năm thực hiện các hoạt động đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản và trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất về cả số lượng dự án và tổng vốn đầu tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Vậy thực trạng quá trình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ra sao? Điều gì khiến cho các nhà đầu tư Hàn Quốc lại ồ ạt đến Việt Nam như vậy? Đây là câu hỏi đặt ra đối với nhà nước ta để nhìn nhận lại quá trình tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc, làm sao để thu hút ngày càng nhiều nhưng sử dụng nguồn vốn đó lại phải đạt hiệu quả cao.

Vấn đề Việt Nam tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc đã được quan tâm nhưng vẫn là những nghiên cứu nói chung, trên góc độ lý thuyết, chưa phản ánh được thực trạng quá trình đầu tư và những thay đổi lớn hiện nay.

Vì vậy, mà em chọn đề tài:“Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài nghiên cứu cho đề án môn học chuyên ngành.

docx 51 trang Minh Tâm 31/03/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đề tài Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 
CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM .............................................................................6
1.1. Một số vấn đề chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài ...........................................6
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ..........................................................6
1.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam .......................................8
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam ......9
1.3. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam..............16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN 
QUỐC VÀO VIỆT NAM ..............................................................................................19
2.1. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam....................19
2.1.1. Tình hình chung về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam.....................19
2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam.......................22
2.1.3. Kết quả từ đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam ...................................27
2.2. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt 
Nam................................................................................................................................30
2.2.1. Những mặt thu được ...........................................................................................30
2.2.2. Những hạn chế còn tồn đọng của đầu tư trực tiếp Hàn Quốc vào Việt Nam......31
2.3. Triển vọng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam..................................................32
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ 
TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 
KINH TẾ QUỐC TẾ......................................................................................................35
 1 3.1. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều 
kiện hội nhập kinh tế quốc tế .........................................................................................35
3.2. Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế........................................................................41
KẾT LUẬN....................................................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................52
 2 LỜI MỞ ĐẦU
 1. Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài
 Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 cho đến nay, toàn cầu hóa và 
hội nhập kinh tế quốc tế đang dần ổn định, hợp tác cùng phát triển có tác động lớn đến 
sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là với một nước đang phát triển như Việt Nam. 
Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO và 
tham gia hầu hết những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như FTA, TPP. Đó là 
một cơ hội tốt để Việt Nam có thể tiến sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Song song với 
quá trình đó là quá trình đầu tư quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đầu tư 
trực tiếp nước ngoài FDI.
 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chảy mạnh vào các nước đang phát triển, 
có nền kinh tế tăng trưởng mạnh, điển hình là các nước Đông Á và Đông Nam Á đang 
trở thành một khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài, vì đây là vùng có nền kinh tế phát 
triển năng động nhất thế giới trong những năm gần đây. Đối với một nền kinh tế còn 
non trẻ như Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố rất cần thiết trong 
quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Với những 
điều kiện thuận lợi về chính trị, vị trí địa lý, lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa 
dạng, Việt Nam đang là một điểm đến, một nơi thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực 
tiếp của nhiều cường quốc phát triển khác như Nhật Bản,Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, 
Nga Đặc biệt, Theo nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 
sau hơn 25 năm thực hiện các hoạt động đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đã vượt qua 
Nhật Bản và trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất về cả số lượng dự án và 
tổng vốn đầu tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Vậy thực 
trạng quá trình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ra sao? Điều gì khiến cho các nhà 
đầu tư Hàn Quốc lại ồ ạt đến Việt Nam như vậy? Đây là câu hỏi đặt ra đối với nhà 
 3 nước ta để nhìn nhận lại quá trình tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc, làm sao để 
thu hút ngày càng nhiều nhưng sử dụng nguồn vốn đó lại phải đạt hiệu quả cao.
 Vấn đề Việt Nam tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc đã được 
quan tâm nhưng vẫn là những nghiên cứu nói chung, trên góc độ lý thuyết, chưa phản 
ánh được thực trạng quá trình đầu tư và những thay đổi lớn hiện nay.
 Vì vậy, mà em chọn đề tài:“Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong 
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài nghiên cứu cho đề án môn học chuyên 
ngành.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
 ➢ Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào 
 Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
 ➢ Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu trên, em tập trung 
 một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ và phân tích sâu sắc hơn về nhân tố ảnh hưởng, sự cần thiết của phải 
thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
Thứ hai, nêu rõ thực trạng và tác động của vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt 
Nam trong những năm gần đây.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp 
nước ngoài của Hàn Quốc và định hướng thu hút trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc 
tế.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 ➢ Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào 
 Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
 ➢ Phạm vi nghiên cứu: 
 4 + Không gian: Nghiên cứu dưới góc độ nhà nước
+ Thời gian: Nghiên cứu với chuỗi số liệu từ năm 2006-2015
 4. Phương pháp nghiên cứu
 •-Phương pháp thu thập số liệu : Từ các tạp chí kinh tế, internet, báo chí, và các 
 nguồn khác, 
 •-Phương pháp thống kê, phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp các nhân tố ảnh 
 hưởng, 
 5. Kết cấu đề tài
 Ngoài Lời mở đầu , Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 3 phần 
chính như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt 
Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của 
Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 
TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.1.1.1.Khái niệm
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hoạt 
động di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng 
tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực 
tiếp nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó
1.1.1.2.Nguồn gốc và bản chất của FDI
 Nguồn gốc: FDI là đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập 
kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế, FDI 
trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên 
thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những 
nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao.
 Bản chất của FDI:
- Có sự thiết lập về quyền sở hữu về Tư Bản của công ty một nước ở một nước khác 
- Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư
- Có kèm theo quyền chuyền giao công nghệ và kỹ năng quản lý 
- Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia
- Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế
 6 1.1.1.3.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
 FDI thường được thực hiện thông qua các hình thức tùy theo quy định của Luật 
đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Các hình thức FDI phổ biến trên thế giới hiện nay 
là:
 ✓ Hợp đồng hợp tác kinh doanh – BCC: Business Coperation Contract
 ✓ Doanh nghiệp liên doanh – JV: Joint Venture
 ✓ Hợp đồng cấp giấy phép công nghệ hay quản lý hợp đồng li xăng
 ✓ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
 ✓ Buôn bán đối ứng 
 Các hình thức FDI này có thể được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt có 
yếu tố quốc tế như khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế, kinh tế 
cửa khẩu tùy thuộc điều kiện cụ thể và từng lĩnh vực mà các quốc gia lựa chọn và 
thành lập các khu vực đầu tư nước ngoài phù hợp, để thu hút các hình thức FDI khác 
nhau. Chắc chắn sẽ có nhiều hình thức cụ thể mới ra đời để đáp ứng nhu cầu và khả 
năng thu hút FDI của các quốc gia.
 Động cơ thúc đẩy, lôi cuốn mạnh mẽ các nhà kinh doanh mở rộng hoạt động đầu 
tư ra nước ngoài là: Tiếp cận và sử dụng các nguồn lực ở nước ngoài, trong khi nguồn 
lực trong nước đang có xu hướng khan hiếm; khai thác và sử dụng các nguồn lực đầu 
vào với giới hạn và ổn định hơn; lợi dụng triệt để những ưu ái của nước tiếp nhận đầu 
tư; tránh được những “ rào cản” do nước tiếp nhận đưa ra; phân tán rủi ro ( hạn chế, 
giảm thiểu rủi ro); có điều kiện xâm nhập mạnh vào những thị trường tiềm năng, chưa 
hoặc không độc quyền..v..v.
1.1.1.4.Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
 ▪ Mức vốn đầu tư trực tiếp: Tỉ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn 
 pháp định của dự án phải đạt mức tối thiểu tùy theo Luật đầu tư của từng nước 
 7 quy định, ví dụ: Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 1987, quy đinh chủ 
 đầu tư nước ngòai phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, ở Mỹ quy 
 định 10% và một số nước khác lại quy định 20%
 ▪ Mức độ tham gia quản lý vốn: Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia 
 hoặc tự mình quản lý, điều hành các dự án mà họ bỏ vốn vào đầu tư. Quyền 
 quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp 
 định của dự án. Nếu nhà đầu tư nước ngòai góp 100% vốn trong vốn pháp định, 
 thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư đó và cũng do họ quản 
 lý toàn bộ.
 ▪ Lợi ích của các bên: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được phân chia cho các 
 bên theo tỉ lệ góp vốn vào vốn pháp định, sau khi nộp thuế cho nước sở tại và 
 trả lợi tức cổ phần (nếu có).
1.1.2.Đặc điểm đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
 Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam bắt đầu từ trước khi hai nước thiết 
lập quan hệ ngoại giao, tuy nhiên ban đầu quy mô dự án cũng như khối lượng đầu tư 
rất nhỏ bé . Hàn Quốc chỉ chính thức đầu tư vào Việt Nam từ năm 1992. 
 • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong công 
 nghiệp chế tạo, sử dụng nhiều lao động, sản phẩm được xuất khẩu là chính. Việc 
 tận dụng nguồn lao động rẻ vẫn là mục đích của nhiều nhà đầu tư nước ngòai 
 khi đầu tư vào Việt Nam. FDI của Hàn Quốc vào các ngành sản xuất ô tô, xe 
 máy, thiết bị điện tử, đồ dân dụng và các sản phẩm xuất khẩu.
 • Các nhà đầu tư của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức 
 100% vốn đầu tư đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 80%, tiếp đến là hình thức 
 doanh nghiệp liên doanh chiếm khoảng 15% và còn lại là hợp đồng hợp tác kinh 
 doanh Có thể là nhà đầu tư Hàn Quốc rất cẩn thận khi đầu tư vào đối tác, và 
 8 họ rất cẩn trọng trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh, lĩnh vực đầu tư, địa 
 điểm.
 • Các dự án đầu tư của Hàn Quốc nhìn chung hoạt động tốt, quy mô bình quân 
 vốn lớn, cao hơn mức bình quân chung của cả nước ( khoảng trên 40 triệu USD) 
 và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất.
 • Các dự án đầu tư của Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào những địa bàn có cơ sở 
 hạ tầng tương đối tốt. Tỷ lệ các dự án bị giải thể của Hàn Quốc tương đối thấp 
 (khoảng 10%), do các nhà đầu tư Hàn Quốc rất cẩn trọng trong việc khảo sát, 
 nghiên cứu trước khi quyết định nên đã giảm thiểu được rủi ro trước khi đi vào 
 hoạt động.
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt 
Nam
1.2.1.Chính sách của nhà nước Việt Nam về đầu tư nước ngoài
1.2.1.1.Các văn bản điều chỉnh về đầu tư nước ngoài ( FDI) vào Việt Nam
- Doanh nghiệp được mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại để đáp ứng các 
giao dịch vãng lai
- Đối với các dự án quan trọng nhà nước đảm bảo đủ cân đối ngoại tệ cho doanh 
nghiệp hoạt động 
- Doanh nghiệp được thế chấp tài sản tại các tổ chức tín dụng để vay vốn 
- Luật đất đai mới đã tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản 
với sự tham gia của đầu tư nước ngoài
* Các dự án được khuyến khích đầu tư :
 o Công nghệ cao và công nghệ thông tin
 9 o Công nghiệp chế tạo
 o Vật liệu mới và năng lượng mới
 o Ngành công nghiệp phụ trợ
 o Đầu tư phát triển giống cây trồng và giống vật nuôi mới 
 o Nuôi trồng và chế biến nông, lâm, hải sản
 o Y tế, giáo dục, đào tạo
* Các dự án bị hạn chế đầu tư: 
 o Dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
 o Dự án về tài chính ngân hàng
 o Dự án tác động đến sức khỏe cộng đồng
 o Dự án về lĩnh vực văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản
 o Dự án về dịch vụ giải trí
 o Dự án về kinh doanh bất động sản
 o Dự án về khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, 
 môi trường sinh thái
* Các dự án bị cấm đầu tư: 
 o Các dự án gây hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích công cộng
 o Các dự án gây hại đến di tích lịch sử, văn hóa đạo đức, thuần phong mỹ 
 tục của Việt Nam
 o Các dự án gây hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên thiên 
 nhiên, môi trường
 o Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam
1.2.1.2.Chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư
 • Ưu đãi về thuế : Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp 
 10

File đính kèm:

  • docxde_tai_dau_tu_truc_tiep_cua_han_quoc_vao_viet_nam_trong_dieu.docx