Đề tài Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động tại công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển mình, hối hả cho hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề lao động và việc quản lý, sử dụng nguồn lao động một cách có hiệu quả để có chất lượng cao, hơn bao giờ hết đang là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước và xã hội. Con người là tài sản quan trọng nhất mà một doanh nghiệp có. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của cách “quản lý và sử dụng con người” của chính doanh nghiệp bao gồm cả cách quản lý chính bản thân mình, quản lý nhân viên.

Theo số liệu của trung tâm thương mại thế giới, Việt Nam đứng thứ 7 trong TOP 10 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng Dệt may. Các sản phẩm của ngành Dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao nhất qua các năm. Sản phẩm của dệt may đã được thiết lập và có vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên hình thức sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn theo hợp đồng gia công, nguồn nguyên liệu theo chỉ định và do đối tác đặt hàng may cung cấp, phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nên hạn chế cơ hội cải thiện lợi nhuận của các DN trong ngành. Hiện nay, hàng Dệt may Việt Nam đang chủ yếu dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ, được thừa nhận là có kỹ năng và tay nghề khá tốt . Mức thu nhập bình quân của lao động Việt Nam hiện nay thấp hơn một chú so với con số tương đương của Trung Quốc. Điều này đã góp phần làm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Dệt may Việt Nam.

Nhận thấy rằng nhân sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty, việc quản lý và sử dụng tốt đội ngũ lao động sẽ giúp doanh nghiệp phát triển một cách vững chắc và theo kịp với sự thay đổi của thị trường. Công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam với kinh nghiệm dày dặn của đội ngủ quản lý đã vạch ra và áp dụng các phương sách quản lý nguồn nhân lực đạt được những kết quả nhất định. Song việc quản lý và sử dụng nhân lực này không hề đơn giản, chính vì vậy tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động tại công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam”

doc 130 trang Minh Tâm 31/03/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động tại công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động tại công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam

Đề tài Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động tại công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam
 LỜI CAM ĐOAN
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và 
kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ 
luận văn nào.
 Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này 
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ 
nguồn gốc. 
 Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
 Sinh viên
 Phạm Thị Hồng
 i LỜI CẢM ƠN
 Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng của 
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể. Trước 
hết, cho tôi gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế 
& PTNT - Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi 
những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như 
trong tu dưỡng đạo đức.
 Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS 
Nguyễn Mậu Dũng– giảng viên bộ môn Kinh tế tài nguyên – Khoa Kinh tế & 
PTNT – Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian 
trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
 Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các cô chú, anh chị 
trong công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận 
lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại công ty.
 Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và 
người thân, những người luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời 
gian học tập và thực hiện khóa luận này.
 Do kinh nghiệm và năng lực bản thân còn hạn chế nên không tránh 
khỏi những thiếu sót cả về nội dung và hình thức. Vì vậy, tôi rất mong nhận 
được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
 Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
 Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
 Sinh viên
 Phạm Thị Hồng
 ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI
 Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển mình, hối hả cho hội nhập kinh 
tế quốc tế thì vấn đề lao động và việc quản lý, sử dụng nguồn lao động một 
cách có hiệu quả để có chất lượng cao, hơn bao giờ hết đang là mối quan tâm 
hàng đầu của nhà nước và xã hội. Con người là tài sản quan trọng nhất mà 
một doanh nghiệp có. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính 
hiệu quả của cách “quản lý và sử dụng con người” của chính doanh nghiệp 
bao gồm cả cách quản lý chính bản thân mình, quản lý nhân viên.
 Theo số liệu của trung tâm thương mại thế giới, Việt Nam đứng thứ 
7 trong TOP 10 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng Dệt 
may. Các sản phẩm của ngành Dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng 
đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao nhất qua các năm. Sản 
phẩm của dệt may đã được thiết lập và có vị thế trên các thị trường khó 
tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên hình thức sản xuất của các doanh 
nghiệp Việt Nam vẫn theo hợp đồng gia công, nguồn nguyên liệu theo chỉ 
định và do đối tác đặt hàng may cung cấp, phụ thuộc lớn vào nhập khẩu 
nên hạn chế cơ hội cải thiện lợi nhuận của các DN trong ngành. Hiện nay, 
hàng Dệt may Việt Nam đang chủ yếu dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ, 
được thừa nhận là có kỹ năng và tay nghề khá tốt . Mức thu nhập bình quân 
của lao động Việt Nam hiện nay thấp hơn một chú so với con số tương 
đương của Trung Quốc. Điều này đã góp phần làm nâng cao sức cạnh tranh 
của sản phẩm Dệt may Việt Nam.
 Nhận thấy rằng nhân sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của 
công ty, việc quản lý và sử dụng tốt đội ngũ lao động sẽ giúp doanh nghiệp 
phát triển một cách vững chắc và theo kịp với sự thay đổi của thị trường. 
Công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam với kinh nghiệm dày dặn của 
đội ngủ quản lý đã vạch ra và áp dụng các phương sách quản lý nguồn nhân 
 iii lực đạt được những kết quả nhất định. Song việc quản lý và sử dụng nhân lực 
này không hề đơn giản, chính vì vậy tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài 
“Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động tại công ty TNHH Fine 
Land Apparel Việt Nam”.
 Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng 
lao động tại công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam trong những năm 
gần đây (2012-2014); trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công 
tác quản lý và sử dụng lao động, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao 
kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Để làm rõ mục tiêu 
nghiên cứu thì tôi đã sử dụng một số phương pháp là: Phương pháp thu thập 
số liệu, phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh 
 Để phục vụ nghiên cứu, qua tìm hiểu tổng quan cơ sở lý luận và thực 
tiễn về lao động, quản lý, sử dụng lao động tại một số doanh nghiệp ở Việt 
Nam và trên thế giới.
 Kết quả nghiên cứu về công tác quản lý và sử dụng lao động tại công ty 
TNHH Fine Land Apparel Việt Nam đã chỉ rõ:
 Thực trạng quản lý và sử dụng lao động tại công ty trong thời gian qua 
như sau: 
 - Số lượng lao động của công ty những năm qua có sự thay đổi không 
đáng kể, góp phần ổn định cho sản xuất, cụ thể năm 2012 là 600 người thì 
năm 2013 tăng lên 650 người, tăng 50 người tương ứng với 8,33%. Nhưng 
đến năm 2014 số lượng lao động chỉ tăng 23 người so với năm 2013, tức tăng 
3,54%. Năm 2014 lao động lại có xu hướng tăng chậm là do thu nhập trong 
ngành may mặc nói chung những năm qua là thấp không đảm bảo cuộc sống 
cho người lao động nên người lao động có xu hướng nhảy việc để tìm việc 
làm khác với mức thu nhập cao hơn. Và do tính chất của ngành nên số lượng 
lao động nữ nhiều, do vậy gặp phải các vấn đề thai sản, nuôi con làm cho hiện 
tượng nghỉ việc một thời gian.
 iv - Cơ cấu lao động của công ty hoàn toàn hợp lý: Trong tổng số 673 lao 
động hiện có của công ty thì lực lượng lao động nam có 105 người tương ứng 
với 15,60% còn lao động nữ có tới 568 người chiếm tới 84,40%. Điều này 
phù hợp với ngành nghề mà công ty sản xuất đó là ngành may mặc đòi hỏi sự 
khéo léo, sự tỉ mỉ mà không quá nặng nhọc.
 - Trình độ lao động của công ty chỉ ở mức trung bình: Lao động trực 
tiếp sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông và công nhân có trình độ lành 
nghề bậc 4, bậc 5 chiếm tỷ lệ ít. Còn về lao động gián tiếp thì cơ cấu trình độ 
là hợp lý, trong tổng số 42 lao động thì số người có trình độ cao đẳng chiếm 
38,09%, đại học chiếm tỷ lệ cao với 45,24% và số người có trình độ trên đại 
học chiếm tỷ lệ 16,67%.
 - Công ty đang duy trì một đội ngũ lao động trẻ, số lượng lao động 
trong nhóm tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,69% và sau đó là nhóm 
tuổi từ 31-43 là 33,88%. Chỉ có khoảng 7,43% lao động có độ tuổi trên 44.
 - Các hình thức tuyển dụng của công ty chủ yếu là thi sát hạch và thử 
việc. Sau khi lao động được tuyển dụng thì công ty sẽ tiến hành kí hợp đồng 
lao động. Công ty có các loại hợp đồng sau: HĐLĐ không xác định thời hạn, 
HĐLĐ xác định thời hạn, và HĐLĐ theo thời vụ. Thực hiện chiến lược con 
người, trong những năm qua công ty đã chú ý tốt hơn đến công tác đào tạo, 
năm 2014 đã có 295 CBCNV đã và đang theo học tại các trường đào tạo.
 -Tại công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam hiện nay đang áp 
dụng hai hình thức trả lương chủ yếu là trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá 
nhân và trả lương theo thời gian có cải tiến. Bên cạnh lương, thưởng công ty 
còn áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần khác cho 
nhân viên. 
 - Công ty đã sử dụng nhiều biện pháp quản lý và sử dụng lao động 
làm cho hiệu quả quản lý và sử dụng lao động của công ty trong những năm 
qua cũng tăng lên đáng kể. Tạo việc làm cho gần 700 lao động trong xã hội. 
 v Tăng thu nhập bình quân cho người lao động 37,70% năm 2013 so với năm 
2012, năm 2014 tăng 15,47% so với năm 2013. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn 
chế là năng suất lao động của công ty và thu nhập bình quân người lao động 
so với mặt bằng chung xã hội vẫn còn thấp. 
 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng lao động của 
công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam bao gồm cả yếu tố bên trong và 
bên ngoài doanh nghiệp. Yếu tố bên trong là do số lượng lao động của công ty 
những năm qua có xu hướng tăng chậm, cơ sở hạ tầng của công ty còn kém, 
trình độ lao động của công ty còn thấp Yếu tố bên ngoài là do tình hình 
kinh tế thế giới những năm qua bị khủng hoảng ảnh hưởng không nhỏ tới nền 
kinh tế trong nước nói chung và ngành may mặc nói riêng.
 Từ thực trạng công tác quản lý và sử dụng lao động của công ty tôi xin 
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý và sử dụng 
lao động của doanh nghiệp như sau: quan tâm hơn nữa công tác tiền lương, 
tiền thưởng góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động, tăng cường đào 
tạo nâng cao tay nghề cho người lao động đặc biệt là lao động trực tiếp, tổ 
chức tốt kỷ luật lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động 
 Để thực hiện các giải pháp trên, tôi cũng đưa một số kiến nghị như sau:
 -Đối với Nhà nước: nên cân nhắc tăng lương cho người lao động bởi 
mức lương mà người lao động hiện nay được hưởng là rất thấp, đi kèm với 
tăng lương cần có biện pháp kiềm chế lạm phát.
 -Đối với doanh nghiệp: cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo cho 
người lao động, có chế độ lương, thưởng rõ ràng, đảm bảo công bằng.
 -Đối với người lao động: cần phấn đấu hơn nữa cho sự nghiệp phát 
triển chung của công ty.
 vi MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI..........................................................................................iii
MỤC LỤC ......................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU..........................................................................................xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................xi
DANH MỤC HỘP...........................................................................................xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................xii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................3
1.4 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................3
1.5 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................4
1.5.1 Phạm vi về nội dung.................................................................................4
1.5.2 Phạm vi về không gian.............................................................................4
1.5.3 Phạm vi về thời gian ................................................................................4
PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN 
LÝ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY.................................5
2.1 Cơ sở lí luận về công tác quản lý và sử dụng lao động Dệt may................5
2.1.1 Một số khái niệm......................................................................................5
2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của quản lý và sử dụng lao động..................................13
2.1.3 Phân loại lao động trong các doanh nghiệp ...........................................16
2.1.4 Nội dung của quản lý và sử dụng lao động............................................17
2.2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý và sử dụng lao động Dệt may ở Việt Nam.34
 vii 2.2.3 Bài học kinh nghiệm ..............................................................................41
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
.........................................................................................................................44
3.1 Tình hình cơ bản của công ty....................................................................44
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Fine Land Apparel Việt 
Nam.................................................................................................................44
3.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty .........................................................44
3.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................54
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin .............................................................54
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu ........................................................54
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin ...........................................................55
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá .....................................................................55
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................57
4.1 Khái quát tình hình lao động của công ty TNHH Fine Land....................57
4.1.1 Lực lượng lao động................................................................................57
4.1.2 Cơ cấu lao động .....................................................................................58
4.2.2 Tình hình quản lý lao động của công ty.................................................64
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng lao động ...........88
4.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .......................................................89
4.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp........................................................91
4.3.3 Các yếu tố thuộc về người lao động và người quản lí ...........................95
4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng ................96
4.4.1 Hoàn thiện công tác tuyển dụng.............................................................96
4.4.2 Đào tạo nâng cao chất lượng lao động...................................................97
4.4.3 Hòan thiện công tác định mức lao động.................................................98
4.4.4 Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc...........................................................98
4.4.5 Tăng cường công tác quản lý sử dụng thời gian lao động .....................99
4.4.6 Tăng cường kỉ luật lao động ................................................................100
 viii 4.4.7 Xây dựng chế độ đãi ngộ lao động hợp lý ...........................................101
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................103
5.1 Kết luận ...................................................................................................103
5.2.2 Với công ty...........................................................................................104
5.2.3 Với người lao động ..............................................................................105
PHẦN VI: TÀI LIỆU KHAM KHẢO.......................................................106
PHỤ LỤC 01.................................................................................................109
PHỤ LỤC 02.................................................................................................113
 ix DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Nguồn lao động của công ty qua các năm 2012-2014......................49
Bảng 3.2 Số lượng máy móc thiết bị công ty đang sử dụng năm 2014 ...........51
Bảng 3.3: Kết quả họat động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Fine...53
Bảng 4.1 Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty năm 2012-2014 ..............60
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng lao động theo trình độ ........................................61
Bảng 4.4 Các loại hợp đồng lao động của công ty ..........................................66
Bảng 4.5 Kết quả tuyển dụng lao động qua 3 năm (2012-2014) .....................67
Bảng 4.6 Đánh giá của người lao động về công tác tuyển dụng của công ty ..68
Bảng 4.7 Số lượng lao động được đào tạo trong 3 năm (2012-2014)..............70
Bảng 4.8 Kết quả điều tra người lao động về công tác đào tạo và phát triển ..71
Bảng 4.9 Định mức thời gian chế tạo chi tiết 1 sản phẩm tính.......................74
Bảng 4.10: Kết quả điều tra và đánh giá của người lao động về thời gian .....76
Bảng 4.11 Tình hình cấp phát bảo hộ lao động cho công nhân qua 3 năm .....78
Bảng 4.12 Kết quả thực hiện kỷ luật lao động trong công ty qua 3 năm...............79
Bảng 4.13 Tỷ trọng lao động tiền lương theo hình thức năm 2014.................80
Bảng 4.14 Tiền lương sản phẩm của tổ may 1 tháng 12/2014.........................82
Bảng 4.15 Quy chế thưởng để khuyến khích người lao động..........................85
Bảng 4.16 Chế độ bảo hiểm của người lao động qua 3 năm (2012-2014) ......85
Bảng 4.17 Đánh giá của người lao động về công tác trả lương và chế độ.......87
phúc lợi của công ty.........................................................................................87
 x

File đính kèm:

  • docde_tai_danh_gia_tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_lao_dong_tai_co.doc