Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục và ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây dựng nền văn hóa giáo dục nước ta hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hoá của dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng tạo. Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người thì tư tưởng về văn hoá chiếm một vị trí quan trọng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hoá và xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hoá phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, trong đó cốt lõi là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với tinh hoa và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

Khi phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và cơ sở hạ tầng, văn hoá với kinh tế -chính trị, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được và có đủ điều kiện để phát triển, có thực mới vực được đạo, xã hội thế nào thì văn hoá thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hoá là động lực của sự phát triển xã hội và "văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi".

Đối với nước ta hiện nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân,song đó phải là sự phát triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế và văn hoá. Vì vậy, chúng ta không chỉ xây dựng nền kinh tế mới mà còn phải xây dựng nền văn hoá “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".

Năm 1945, cùng với thắng lợi chính trị, nhân dân ta đã xóa đi một nên giáo dục đồi bại, xảo trá của thực dân Pháp: Chỉ dạy cho nhân dân sùng bái những kẻ mạnh hơn mình; dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình; dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình…Đó là một nền giáo dục nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Chế độ mới ra đời, cùng với việc thiết lập nền cộng hòa dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là một tronh những nhiệm vụ cấp bách. Bởi vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Yếu thì dại, dại thì hèn”. Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải làm cho nhân dân biết đọc, biết viết, từng bước nâng cao dân trí. Bởi vì nước ta là một nước dân chủ, dân là chủ và dân làm chủ. Công việc kháng chiến kiến quốc, đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Chúng ta phải đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân. Muốn làm được điều đó, cần phải có giáo dục và giáo dục lại nhân dân.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng em đã chọn đề tài : “Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục và ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây dựng nền văn hóa giáo dục nước ta hiện nay” làm đề tài thảo luận của nhóm 8 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

pdf 27 trang Minh Tâm 28/03/2025 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục và ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây dựng nền văn hóa giáo dục nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục và ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây dựng nền văn hóa giáo dục nước ta hiện nay

Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục và ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây dựng nền văn hóa giáo dục nước ta hiện nay
 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
 TIỂU LUẬN
 MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO DỤC
 VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG
 NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY
 GIẢNG VIÊN : TS. NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
 NHÓM LỚP : 53 CA 2 THỨ 2 
 HÀ NỘI – 2013 DANH SÁCH NHÓM 8 :
 1. Nguyễn Thị Giang (nhóm trưởng)
 2. Hoàng Thị Thu
 3. Trần Thùy Linh
 4. Chu Thị Thu Hiền
 5. Nguyễn Minh Tú
 6. Lê Thị Hạnh
 7. Phan Thị Kim Anh
 8. Cao Quỳnh Anh.
 2 MỤC LỤC
Mục lục...............................................................................................................................3
Phần A : MỞ ĐẦU............................................................................................................4
 I. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................4
 II. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu..................................................................5
 III. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................................5
 IV. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................6
Phần B: Nội dung...............................................................................................................7
 I. Khái quát Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.............................................................7
 1. Định nghĩa về văn hóa.............................................................................................7
 2. Vị trí và vai trò của văn hóa....................................................................................7
 3. Tính chất của nền văn hóa.......................................................................................7
 4. Chức năng của văn hóa............................................................................................8
 II. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục........................................................8
 1. Mục tiêu của văn hóa giáo dục................................................................................9
 2. Nội dung giáo dục.................................................................................................13
 3. Phương châm, phương pháp giáo dục...................................................................15
 3.1. Phương châm giáo dục...................................................................................15
 3.2. Phương pháp giáo dục....................................................................................16
 4. Đội ngũ giáo viên..................................................................................................18
 III. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam
 hiện nay.........................................................................................................................19
 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong việc vận dụng sang tạo tư tưởng Hồ Chí
 Minh trong việc đổi mới tư tưởng trong thời đại mới...............................................19
 2.Những thành tựu đã đạt được của giáo dục............................................................20
 3. Những hạnh chế,yếu kém......................................................................................22
 4. Nguyên nhân..........................................................................................................24
 5. Giải pháp...............................................................................................................24
Phần C : Kết luận............................................................................................................26
 I. Kết luận......................................................................................................................26
 II. Học sinh, sinh viên đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục.................27
 3 Phần A : MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
 Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận thiên tài của cách
mạng Việt Nam. Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hoá của
dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng
tạo. Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người thì tư tưởng về văn hoá chiếm
một vị trí quan trọng.
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một hệ thống các quan điểm lý luận
mang tính khoa học và cách mạng về văn hoá và xây dựng nền văn hoá Việt Nam.
Nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hoá phương Đông và phương
Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, trong đó cốt lõi là sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với tinh hoa và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. 
 Khi phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và cơ sở hạ tầng, văn hoá
với kinh tế -chính trị, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Văn hoá là một kiến
trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới
kiến thiết được và có đủ điều kiện để phát triển, có thực mới vực được đạo, xã hội
thế nào thì văn hoá thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hoá là động
lực của sự phát triển xã hội và "văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi".
 Đối với nước ta hiện nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm,
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân,song đó phải là sự phát
triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế và văn hoá. Vì vậy, chúng ta không chỉ xây
dựng nền kinh tế mới mà còn phải xây dựng nền văn hoá “tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc". 
 Năm 1945, cùng với thắng lợi chính trị, nhân dân ta đã xóa đi một nên giáo 
 dục đồi bại, xảo trá của thực dân Pháp: Chỉ dạy cho nhân dân sùng bái những
kẻ mạnh hơn mình; dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc
của mình; dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình Đó là một
nền giáo dục nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Chế độ mới ra đời, cùng với việc thiết
lập nền cộng hòa dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là
 4 một tronh những nhiệm vụ cấp bách. Bởi vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”,
“Yếu thì dại, dại thì hèn”. Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải làm cho nhân dân
biết đọc, biết viết, từng bước nâng cao dân trí. Bởi vì nước ta là một nước dân chủ,
dân là chủ và dân làm chủ. Công việc kháng chiến kiến quốc, đổi mới, xây dựng là
trách nhiệm của dân. Chúng ta phải đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho
dân. Muốn làm được điều đó, cần phải có giáo dục và giáo dục lại nhân dân.
 Xuất phát từ những lí do trên, chúng em đã chọn đề tài : “Quan điểm của Hồ
Chí Minh về văn hóa giáo dục và ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây
dựng nền văn hóa giáo dục nước ta hiện nay” làm đề tài thảo luận của nhóm 8
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
 1. Mục đích
 Làm rõ quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục qua đó thấy
được ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây dựng nền văn hóa giáo dục Việt
Nam hiện nay.
 2. Nhiệm vụ
 Để đạt được mục đích nêu trên, bài thảo luận cần tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau: 
 - Trình bày khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
 - Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục.
 - Nêu ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục trong việc xây
dựng nền văn hóa giáo dục Việt Nam hiện nay.
 3. Phạm vi nghiên cứu
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá có phạm vi rất rộng, trong bài thảo luận
này, chúng em chủ yếu tập trung nghiên cứu : Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn
hóa giáo dục và ý nghĩa của văn hóa giáo dục trong việc xây dựng nền giáo dục
nước ta hiện nay.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Cơ sở lý luận
 Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên lập trường, quan điểm, phương
pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
 5 Việt Nam
 Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên các quan điểm: quan điểm thực
tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn, quan điểm lịch sử cụ thể, quan
điểm toàn diện và hệ thống, quan điểm kế thừa và phát triển 
 2. Phương pháp nghiên cứu
 Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp khái quát, tổng hợp, phân
tích, so sánh, phương pháp logic 
IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con
người vĩ đại Hồ Chí Minh, đồng thời nâng cao năng lực, tư duy lý luận và
phương pháp công tác trong thời đại hiện nay. Cụ thể việc nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về văn hóa giáo dục giúp chúng ta nắm được những quan điểm của
người về văn hóa giáo dục qua đó đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và
phát triển nền giáo dục nước ta hiện nay.
 6 PHẦN B: NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1. Định nghĩa về văn hóa
 Trước năm 1945, Hồ Chí Minh định nghĩa văn hóa ở phạm vi rộng:
 “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự tồn tại”.
 Sau CMT8 Hồ Chí Minh quan điểm văn hóa ở phạm vi hẹp: Văn hóa được Hồ
Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng
tầng của xã hội. Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo
thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Bốn vấn đề đó có quan hệ mật thiết
với nhau, cùng tác động lẫn nhau.
 Cùng với định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh còn đưa ra năm điểm lớn định
hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc mới là:
 +Xây dựng tâm lý: là xây dựng tinh thần độc lập tự cường.
 +Xây dựng luận lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
 +Xây dựng xã hội :mọi sự nghiệp phải liên quan đến phúc lợi của nhân dân
trong xã hội.
 +Xây dựng chính trị: dân quyền.
 +Xây dựng kinh tế: phát triển kinh tế để đảm bảo đời sống cho nhân dân, xây
dựng lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
2. Vị trí và vai trò của văn hóa
 Thứ nhất : Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội thuộc kiến trúc thượng
tầng, văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội tạo thành bốn vấn
đề chủ yếu của đời sống xã hội và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
 Thứ hai : văn hóa không thể đứng ngoài mà đứng trong kinh tế và chính trị.
3. Tính chất của nền văn hóa
 Tính dân tộc : là cốt cách dân tộc làm nên bản chất đặc trưng của nền văn hóa
 7 dân tộc.
 Tính khoa học : nền văn hóa phải thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại là
hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
 Tính đại chúng: nền văn hóa phụ thuộc nhân dân do nhân dân xây dựng nên.
4. Chức năng của văn hóa
 Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.
 Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.
 Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh,
hướng con người đến chân thiện mỹ để hoàn thiện bản thân.
II. TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO DỤC
 Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn
và quý giá của Đảng và dân tộc ta, trong đó có tư tưởng về văn hóa giáo dục - bộ
phận quan trọng trong vấn đề xây dựng nhân tố con người.
 Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức
phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và thực dân, chuẩn bị tư tưởng cho việc
xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau này. 
 Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến: tầm chương,
kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ .; và nền giáo dục
thực dân: ngu dốt, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả là sự dốt nát.
 Nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập được Hồ Chí Minh chuẩn bị từ
những lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng trong những năm của thế kí XX, thực sự
ra đời sau thắng lợi của cách mạng Tháng Tám và phát triển cùng với sự nghiệp
cách mạng của cả dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng một nền giáo dục
của nước Việt Nam mới phải được coi là một mặt trận quan trọng, nhiệm vụ cấp
bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Nền giáo dục đó sẽ “ làm cho
dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân
tộc xứng đáng vs nước Việt Nam độc lập”.
 Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và toàn diện, định hướng cho nền
giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.
 8 1. Mục tiêu của văn hóa giáo dục
 Để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằng giáo dục là : Giáo dục để mở
mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp,
những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho nhân dân; Giáo dục để
đào tạo con người có ích cho xã hội. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Giáo
dục để đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có tài, những công dân biết làm
chủ để đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Giáo dục còn là
để “cải tạo trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”, thực hiện “công nông tri thức hóa”,
xây dựng đổi ngũ tri thức ngày càng đông đảo và có trình độ ngày càng cao. Nền văn
hóa giáo dục còn phải đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất
nước giàu mạnh sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
 Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thấy chính sách
ngu dân hết sức thâm độc của thực dân Pháp. Người cũng sớm có thực tế cụ thể và
nhận thức sâu sắc về loại trường tiểu học Pháp - Việt do thực dân Pháp mở nhỏ
giọt từ năm 1905 ở các thành phố và tỉnh lớn nhằm đào tạo “những tay hợp tác,
những công dân bản xứ trả lương ít tốn hơn cho ngân sách thuộc địa , huấn
luyện quen việc các nhà cầm quyền bản xứ”. Vì vậy, ngay trong những năm đầu
hoạt động ở nước ngoài, Người đã lên án mạnh mẽ chính sách đó của thực dân
Pháp và đòi quyền lợi cho dân tộc mình. Năm 1919, trong bản Yêu sách mà
Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người yêu nước Việt Nam gửi tới Hội nghị Véc-
xây có điều khoản 6 đòi hỏi: “Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên
nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh”. Đến năm 1920, tại Đại hội thành lập
Đảng Cộng sản Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã không quên lưu ý tình trạng:
“Chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm, vì chúng tôi không có quyền tự
do học tập”. Đặc biệt trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái
Quốc đã dành hẳn một chương để vạch trần chính sách ngu dân, một tội ác ngang
với sự áp bức chính trị và bóc lột kinh tế tàn khốc, ngang với sự đầu độc bằng
rượu cồn và thuốc phiện đối với nhân dân Việt Nam của thực dân Pháp.
 Trong sự nghiệp cách mạng thì việc “xây dựng con người” là một chiến
lược quyết định; trong sự nghiệp “xây dựng con người” thì chiến lược giáo dục
đứng ở vị trí hàng đầu; trung tâm chiến lược giáo dục là xây dựng và hoàn thiện
 9 con người. Sự phát triển phồn vinh của đất nước, sự thành công của sự nghiệp xây
dựng CNXH là tiền đồ của dân tộc đòi hỏi phải xây dựng một nền giáo dục có
chất lượng và đạt hiệu quả cao. Hồ Chí Minh sáng lập nền giáo dục mới nhằm đào
tạo các em trở thành những công dân hữu ích cho đất nước Việt Nam, và làm phát
triển năng lưc sẵn có của các em, chuẩn bị cho thế hệ trẻ đảm nhiệm tốt trọng
trách, nhiệm vụ của mỗi công dân, người cán bộ, chiến sĩ trong quá trình xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc.
 Như vậy, coi trọng, đề cao dân trí với mong muốn tột bậc “nhân dân ai
cũng được học hành” và quyết tâm xây dựng một nền giáo dục mới, hướng tới con
người, vì con người là một trong những mục tiêu cách mạng trong quá trình tìm
đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
 Cùng với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã khai sinh ra
nền giáo dục mới, nền giáo dục nhân dân: Khoa học, dân tộc và đại chúng 
Trong bối cảnh vận mệnh quốc gia, dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, Hồ Chí
Minh vẫn khẳng định vị trí, vai trò của nền giáo dục. Ngay trong khoá họp đầu
tiên của Chính phủ (3/9/1945), Người đã nêu lên nhiệm vụ diệt “giặc dốt”, “giặc
đói”, giặc ngoại xâm”, Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi
đồng ý mở chiến dịch chống nạn mù chữ”. Tư tưởng đó đã trở thành một phong
trào sôi nổi, mạnh mẽ, phát triển trong nhân dân. Phong trào Bình dân học vụ mở
đầu cho việc xây dựng và hoàn thiện con người mới.
 Mục tiêu đó đã được Người xác định trong lưu bút ở trang đầu cuốn sổ
vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc tháng 9 năm 1940 là: “Học để Làm việc – Làm
người – Làm cán bộ”. Học để phụng sự đoàn thể - Phụng sự giai cấp công nhân và
nhân dân - Phụng sự giai cấp và nhân loại”.
 Năm 1952, trong “Thư gửi giáo sư và sinh viên trường dự bị đại học ở Thanh
Hóa, Bác Hồ đã nêu rõ mục đích của giáo dục. Với phong cách ngắn gọn, ngay sau
lời cảm ơn và thăm hỏi thân mật, Bác đã viết: “Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và
vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục cần nhằm vào mục đích là thật
thà phụng sự nhân dân.Các cháu (học sinh) thì học tập cần gắn liền với thực hành để
mai sau thực hiện mục đích cao quý: thật thà phụng sự nhân dân”.
 Toàn bộ mục đích này gói gọn trong 6 chữ. Hai hoạt động cơ bản và bao trùm
 10

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_quan_diem_cua_ho_chi_minh_ve_van_hoa_giao_duc_va_y.pdf