Đề tài So sánh bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động với bộ luật lao động Việt Nam hiện nay
Sau hơn 30 năm thống nhất đất nước và 25 năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đã đi từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay với xu thế hội nhập kinh tế, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa tới những nước có sức tiêu thụ mạnh.
Quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập này đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của nước ta. Một trong những yêu cầu của thị trường tiêu dùng các nước này đối với hàng hóa chính là tổ chức sản xuất cần phải đáp ứng những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và con người. Đó cũng chính là lý do các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động như ngành dệt, may, sản xuất giày cần phải xây dựng cho mình hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA8000. Đây cũng chính là lý do, em chọn đề tài “SO SÁNH BỘ TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ LAO ĐỘNG VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài So sánh bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động với bộ luật lao động Việt Nam hiện nay

GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn Lớp: ĐHLT10NL2 SO SÁNH BỘ TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ LAO ĐỘNG VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn nghiên cứu đề tài: Sau hơn 30 năm thống nhất đất nước và 25 năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đã đi từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay với xu thế hội nhập kinh tế, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa tới những nước có sức tiêu thụ mạnh. Quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập này đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của nước ta. Một trong những yêu cầu của thị trường tiêu dùng các nước này đối với hàng hóa chính là tổ chức sản xuất cần phải đáp ứng những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và con người. Đó cũng chính là lý do các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động như ngành dệt, may, sản xuất giày cần phải xây dựng cho mình hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA8000. Đây cũng chính là lý do, em chọn đề tài “SO SÁNH BỘ TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ LAO ĐỘNG VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY ” 2.Mục đích nghiên cứu: - So sánh sự khác biệt giữa bộ luật lao hiện nay với bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động (SA 8000) 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tầm quan trọng của Bộ Luật lao động Việt Nam hiện nay và Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động SA 8000. Nghiên cứu thực trạng Bộ luật lao động cũng như bộ tiêu chuẩn nhiệm xã hội về lao động SA 8000 có gì giống và khác nhau, hoàn chỉnh hơn. Nâng cao năng xuất sản xuất cũng như lợi ích của người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. b.Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu Bộ luật lao động hiện nay Việt Nam, Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động SA 8000. SV: Lê Thị Bạch Tuyết trang 1 GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn Lớp: ĐHLT10NL2 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh làm phương pháp luận chung trong nghiên cứu. 5. Mục tiêu nghiên cứu: Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩu sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Kế thừa và phát triển pháp luật lao động của nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, Bộ Luật Lao động đã thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 về lao động, về sử dụng và quản lý lao động. Bộ luật Lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động SA 8000 là một tiêu chuẩn quốc tế khuyến khích các công ty sản xuất và các tổ chức khác xây dựng, duy trì và áp dụng các việc thực hành tại nơi làm việc mà xã hội có thể chấp nhận. Tiêu chuẩn SA 8000 do Tổ chức Trách nhiệm Xã hội Quốc tế (SAI) - là một thành viên của Hội đồng về Quyền ưu tiên Kinh tế- xây dựng năm 1998. Tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn về nơi làm việc có thể được chấp nhận toàn cầu nhất và có thể được đánh giá ở tất cả các công ty, ở mỗi quốc gia trên thế giới và bất kỳ các ngành có liên quan đến bộ tiêu chuẩn này. 6. Nguồn số liệu: - Thu thập trên mạng Internet và Bộ luật lao động Việt Nam, Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động SA 8000. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN SV: Lê Thị Bạch Tuyết trang 2 GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn Lớp: ĐHLT10NL2 I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM: 1/ Trách nhiệm của xã hội học: Xã hội học coi trách nhiệm xã hội như một sự cam kết về tinh thần, đạo đức, văn hóa đối với gia đình, cộng đồng địa phương và toàn xã hội, nhân viên, môi trường. Trong nền kinh tế thị trường, mọi cá nhân và doanh nghiệp đều hành xử sao cho có lợi nhất cho mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Kinh tế thị trường được mô tả trong tư bản của Các Mác không có trách nhiệm xã hội, ở đó người ta thấy người chủ tư bản được mô tả là một kẻ bóc lột tàn bạo, mù quáng, mất nhân tính, vô văn hoá, vắt đến kiệt sức người lao động nhằm tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn. Sự mô tả chính xác đó đã giúp kinh tế thị trường tự hoàn thiện trong quá trình đấu tranh của nhân dân cùng với tiến bộ trong nhận thức của khoa học kinh tế. Chẳng hạn như kinh tế học về thông tin đã chỉ rõ bản chất của sự lừa đảo là bất đối xứng thông tin, giải pháp là công khai, minh bạch, giám sát nhằm giảm bớt sự bất đối xứng thông tin đó chứ không phải gán ghép lừa đảo như một bản chất của kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dưới sự thống trị của một Đảng đã không đem lại giải pháp thực chất và bền vững cho tăng trưởng, không đem lại hệ thống động lực cho người lao động, không phát huy sức sáng tạo, sáng kiến của mỗi một cá nhân, nên nó đã không vượt qua được thử thách của lịch sử. Trong một chế độ như vậy, khái niệm trách nhiệm xã hội chỉ thuộc về những người có quyền quyết định, người dân chỉ biết tuân thủ các quy định và được thụ hưởng trong phần họ được cho phép. Các hiện tượng lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ém nhẹm các tai hoạ là những ví dụ về thiếu trách nhiệm xã hội trong quá trình quyết định và điều hành nền kinh tế theo mô hình này. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay đã hình thành một hệ thống các quy định pháp luật chi tiết nhằm chế định hành vi của các bên tham gia và bảo vệ lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Các quy định đó đã giảm bớt đáng kể những hành vi vô trách nhiệm một cách thái quá của những người có quyền lực trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp. Chính trị gia không được lòng dân sẽ bị hệ thống bầu cử dân chủ thay thế. Doanh nhân mà hành xử tư lợi, thiếu hiệu quả, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế khi doanh nghiệp thua lỗ hay phá sản. Như ta đã thấy, cuộc khủng hỏang tài chính năm 2011 đã cho thấy mô hình hiện nay của kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước không những không hoàn hảo mà còn có những khiếm khuyết nghiêm trọng, rất cần được phát hiện và chỉnh sửa. Việc đóng gói những món nợ hay thế chấp thành những sản phẩm phái sinh điên loạn đem bán trên thị trường chứng khoán, việc nới lỏng trần tín dụng để đẩy việc xây nhà và tiêu dùng lên cao, che dấu và lừa dối khách hàng, việc cho phép lòng tham vô hạn độ của những người điều hành hệ thống tài chính ngân hàng SV: Lê Thị Bạch Tuyết trang 3 GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn Lớp: ĐHLT10NL2 hoành hành, v. v. đều cần phải điều chỉnh và xem xét trách nhiệm của từng bên tham gia và có quy định pháp luật chặt chẽ để khắc phục. 2/ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility CSR) có thể được định nghĩa ngắn gọn như một sự cam kết của công ty trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, môi trường. Theo đó, trách nhiệm xã hội được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh (Business Ethics), có liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ở thế kỷ thứ XXI, trong nền kinh tế toàn cầu hoá, khi ý thức của loài người về các nguy cơ đối với môi trường sống ngày càng cao thì các đòi hỏi về trách nhiệm xã hội cũng ngày càng tăng lên, như đòi hỏi phải kiểm soát khí thải của xe hơi lưu hành trên đường phố, kiểm soát mức độ khói bụi trong các khu dân cư, v.v.. Như vậy, có thể thấy, ít nhất đã có bốn nhóm đối tượng mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong ứng xử đối với các đối tượng sau đây: - Thị trường và người tiêu dùng, bao gồm cả nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung ứng và hợp tác. - Người lao động. - Cộng đồng trong khu vực và xã hội trong nước và thế giới ( như việc trong sửa tắm em bé có chất gây ung thư) - Môi trường sống bị ô nhiễm. - Đối với thị trường và người tiêu dùng, doanh nghiệp phải bảo đảm chữ “tín”, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các cam kết dịch vụ sau khi bán như đã bảo đảm với khách hàng, không quảng cáo quá sự thật. Pháp luật không thể quy định và tiết chế tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp phải bảo đảm thương hiệu của mình bằng cách duy trì chất lượng, tính ổn định của chất lượng sản phẩm, dịch vụ không vượt ra khỏi các quy định của pháp luật. Trong kinh doanh, doanh nghiệp có quan hệ không chỉ với khách hàng, mà còn quan hệ với các nhà đầu tư ngân hàng, nhà cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trợ giúp, các viện khoa học, trường đại học thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, giảng dạy, thiết kế, v.v.. Trong tất cả các mối quan hệ đó, doanh nghiệp không chỉ thực hiện đúng các cam kết theo Luật Dân sự, Luật Hợp đồng, mà còn phải từ bỏ tham vọng làm “giàu nhanh” một cách bất chính bằng cách lừa đảo khách hàng và đối tác. Việc làm giàu của doanh nghiệp không những phải phù hợp với pháp luật, mà còn phải bảo đảm và tôn trọng lợi ích chính đáng và hợp pháp của khách hàng và đối tác. Như vậy, cách làm giàu SV: Lê Thị Bạch Tuyết trang 4 GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn Lớp: ĐHLT10NL2 “ nhanh chóng” là không quan tâm đến trách nhiệm xã hội. Không thể chỉ trông đợi vào sự tự nguyện hay kêu gọi đạo đức, luật pháp, người tiêu dùng, xã hội phải phát hiện, ngăn chặn và trừng phạt các hành động gian trá, lừa đảo, đồng thời khuyến khích, ủng hộ các doanh nghiệp làm ăn chính đáng. 3/ Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: - Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là phương pháp tiến hành tự nguyện có tầm nhìn về phát triển bền vững, kết hợp xã hội và khả năng cạnh tranh. Khái niệm này bao gồm những tác động liên quan đến xã hội, môi trường và kinh tế. - Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. 4/ Khái niệm Luật Lao động: - Luật lao động là tổng thể những quy phạm pháp lật do nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động, người công ăn lương và người sữ dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. 5/ Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động SA 8000 là gì: SA 8000 giúp các doanh nghiệp đạt được những gì tốt đẹp nhất: đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo lợi nhuận liên tục. Công việc chỉ có thể được thực hiện tốt khi có một môi trường thuận lợi, và sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 chính là để tạo ra môi trường đó. 1. SA 8000 là gì? 2. Các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000 3. Lợi ích của SA 8000 4. Tình hình áp dụng SA 8000 1. SA 8000 là gì? SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tế ban hành năm 1997, đưa các yêu cầu về Quản trị trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu. SA 8000 được Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế thuộc Hội đồng ưu tiên kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế là một tổ chức Phi chính phủ, chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, có trụ sở đặt tại NewYork. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô lớn, nhỏ ở cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với SV: Lê Thị Bạch Tuyết trang 5 GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn Lớp: ĐHLT10NL2 các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc. SA 8000 giúp các doanh nghiệp đạt được những gì tốt đẹp nhất: đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo lợi nhuận liên tục. Công việc chỉ có thể được thực hiện tốt khi có một môi trường thuận lợi, và sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 chính là để tạo ra môi trường đó. Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội” trong tiêu chuẩn SA 8000 đề cập đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan như: Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức; An toàn sức khoẻ; Tự do hội họp và thoả ước lao động tập thể; Kỷ luật; thời gian làm việc; sự đền bù và hệ thống quản lý. 2. Các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000 SA 8000 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc làm việc trong các công ước của ILO và Tuyên bố toàn cầu của Liên Hợp Quốc về Quyền con người và Công ước về Quyền của Trẻ em. Các yêu cầu của tiêu chuẩn bao gồm: 1. Lao động trẻ em : Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻ em nào. 2. Lao động bắt buộc : Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào. 3. Sức khỏe và an tòan: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống họp vệ sinh. 4. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể:Phản ảnh quyền thành lập và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động. 5. Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị. 6. Kỷ luật: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói. 7. Giờ làm việc:Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức. 8. Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng đựoc với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ SV: Lê Thị Bạch Tuyết trang 6 GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn Lớp: ĐHLT10NL2 bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương. 9. Hệ thống quản lý:Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình 3. Lợi ích của SA 8000 Việc thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn SA 8000 mang lại lợi ích cho từ người lao động đến công ty và các bên hữu quan khác có thể phân loại như sau: Lợi ích đứng trên quan điểm của người lao động, các tổ chức công đòan và tổ chức phi chính phủ Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đòan và thương lượng tập thể. Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động. Nhận thức của công ty về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an tòan, sức khỏe và môi trường. Lới ích đứng trên quan điểm của khách hàng: có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng; giảm thiểu chi phí giám sát; các hành động cải tiến liên tục và đánh giá định kỳ của bên thứ ba là cơ sở để chứng tỏ uy tín của công ty. Lợi ích đứng trên quan điểm của chính doanh nghiệp: - Cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới có yêu cầu cao. - Nâng cao hình ảnh công ty, tạo niềm tin cho các bên trong "Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội". - Giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau - Có vị thế tốt hơn trong thị trường lao động và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho công ty dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kỹ năng. Đây là yếu tố được xem là "Chìa khoá cho sự thành công" trong thời đại mới. - Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đối với công ty. - Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lý. - Có được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành. 4. Tình hình áp dụng SA 8000 Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, công ty và tổ chức trên thế giới áp dụng Hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp áp dụng SA 8000 đã tạo được hình ảnh tốt đẹp về cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tạo sự yên tâm cho các khách hàng rằng: họ đang mua các sản phẩm: đồ chơi, mỹ phẩm, quần áo giày dép,... được sản xuất trong điều kiện đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000. SV: Lê Thị Bạch Tuyết trang 7 GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn Lớp: ĐHLT10NL2 Hiện nay trên thế giới có 285 công ty và tổ chức trên 36 quốc gia và đại diện cho 36 ngành công nghiệp đã được chứng chỉ SA 8000, trong đó Việt nam có 23 tổ chức đạt được chứng chỉ chủ yếu là các công ty thuộc các ngành công nghiệp: giày dép, dệt may, mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc lá, dược phẩm... SA 8000 là hệ thống trách nhiệm xã hội đầu tiên được phát triển bới SAI (tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế). Đây là một cách tiếp cận đển các nhà bán lẻ, các công ty sản xuất, các nhà cung cấp và các tổ chức khác duy trì được những điều kiện làm việc công bằng và tốt trong suốt chuỗi cung ứng. SA 8000 bao gồm: + Một tiêu chuẩn với những quyền của người lao động được thừa nhận một cách rộng rãi. + Các yêu cầu với một hệ thống quản lý ở mức độ nhà máy để duy trì được sự tuân thủ và cải tiến. SA 8000 có thể áp dụng cho tất các các tổ chức thuộc các loại hình, quy mô và sản phẩm /dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn đang thu hút được sự chú ý của ngành công nghiệp nhẹ yêu cầu nhiều lao động. II/ CÁC QUAN ĐIỂM, LỢI ÍCH VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 1/ SA 8000: tiêu chuẩn cần thiết cho doanh nghiệp: SA 8000 là một trong 03 tiêu chuẩn bắt buộc đối với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Câu Lạc bộ ISO Việt Nam, trên cả nước hiện có 3 đơn vị đạt tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội đối với người lao động (SA-8000). Đây là một thực tế đáng ngại vì hiện nay tiêu chuẩn SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn bắt buộc bao gồm ISO 9000; ISO 14.000 và SA 8000) để các doanh nghiệp xuất khẩu được hàng sang thị trường Mỹ và Châu Âu. 2/ Lợi ích của việc áp dụng SA 8000: Theo đánh giá của các chuyên gia, áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của DN thông qua các tác động cụ thể như: Thu hút sự nhìn nhận, tin tưởng và trung thành của khách hàng; Đưa ra được tiêu chuẩn chung trên quy mô toàn cầu về ứng xử của DN nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh công bằng; Tăng cường khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu và tiếp cận những khách hàng đòi hỏi cao về giá trị đạo đức của sản phẩm và giúp DN đỡ mất thời gian phiền hà vì không phải trải qua các đợt kiểm tra liên ngành, kiểm tra chéo và các cuộc thanh tra về lao động. 3/ Những khó khăn trong việc áp dụng SA 8000 tại Việt Nam: Theo ông Ngô Văn Nhơn, Phó Giám đốc câu lạc bộ ISO Việt Nam, khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh SV: Lê Thị Bạch Tuyết trang 8 GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn Lớp: ĐHLT10NL2 nghiệp Việt Nam là vấn đề tài chính. Doanh nghiệp áp dụng SA 8000 kéo theo rất nhiều khoản chi phí như chi phí đánh giá, chi phí để thực hiện những thay đổi trong công ty. Có trường hợp công ty có thể trả chi phí giám định nhưng không thể gánh chịu các chi phí thay đổi áp dụng SA 8000. Đây là điều khá dễ hiểu vì phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong tìm nguồn vốn để sản xuất nói chi đến kinh phí thay đổi dây chuyền máy móc là điều khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn. Mặt khác, việc áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 đòi hỏi doanh nghiệp phải công khai tài chính, đối với các doanh nghiệp nước ngoài đây là việc phải làm trong khi đối với doanh nghiệp Việt Nam điều này hoàn toàn rất "khó" triển khai vì nhiều lý do như: nhận thức về SA 8000 của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao, doanh nghiệp chưa thấy hết lợi ích do SA 8000 đem lại nhằm tăng lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, việc thực hiện đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống đội ngũ giám sát đạt tiêu chuẩn, việc này đôi khi đi ngoài khả năng chi trả tài chính của doanh nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thử thách th ức sức căn go trong việc tìm kiếm và thực hiện những chính sách phát triển nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và tiến tới hội nhập toàn cầu. Một trong những phương thức hữu hiệu luôn được các nhà sản xuất và người bán lẻ áp dụng và ghi nhớ là chú trọng bảo vệ uy tín và giá trị của các thương hiệu nhằm giữ vững thế cạnh tranh. Trên các thị trường lớn như Mỹ, Canada và EU, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì... màå ngày càng quan tâm hơn đến điều kiện làm việc của công nhân tạo ra các sản phẩm này và luôn bị lôi kéo vào các chiến dịch quảng cáo nhằm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em. Do vậy, SA 8000 được xem là tiêu chuẩn "khẳng định giá trị đạo đức" của sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải trang bị cho "hành trang" hội nhập của mình. 4/ Nhận thức về “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua SV: Lê Thị Bạch Tuyết trang 9 GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn Lớp: ĐHLT10NL2 việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000, Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, rào cản và thách thức cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: nhận thức về khái niệm trách nhiệm xã hội còn hạn chế; năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử; thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ); sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của bộ quy tắc ứng xử và Bộ Luật Lao động; và những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử. Như vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề không dễ dàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải quan tâm và thực hiện trách nhiệm xã hội, vì người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường. Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với SV: Lê Thị Bạch Tuyết trang 10
File đính kèm:
de_tai_so_sanh_bo_tieu_chuan_trach_nhiem_xa_hoi_ve_lao_dong.doc