Đề tài Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương trong mối quan hệ với lạm phát - Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam

Lạm phát luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi những ảnh

hưởng sâu rộng của nó đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu

nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội. Cùng với xu hướng hội

nhập toàn cầu là việc nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến

nền kinh tế thế giới, nguy cơ bất ổn gia tăng, từ đó dẫn đến diễn biến lạm phát phức

tạp hơn. Chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam lúc này dần bộc lộ một số hạn chế

mà xuất phát điểm là do những mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ, cũng như sự không nhất

quán trong thực hiện chính sách. Từ đó hiệu quả thực thi chính sách sụt giảm, trong đó

có bình ổn mức giá (lạm phát). Bởi vậy, sự độc lập của NHNN Việt Nam trong việc

thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề cần được quan tâm.

Bài nghiên cứu trình bày tổng quan về tính độc lập của NHTW trong mối quan hệ với

lạm phát, nêu lên thực trạng cũng như chỉ số độc lập của NHNN Việt Nam. Kết quả từ

phương pháp định lượng sử dụng chỉ số độc lập NHTW pháp định (tính dựa trên luật

định), động (theo thời gian), trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ lệ lạm

phát động hàng quý của Việt Nam, đã xác nhận rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều

giữa tính độc lập của NHNN VN với tỷ lệ lạm phát. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực

trạng về tính độc lập của NHNN VN cùng với việc tham khảo mô hình tổ chức các

NHTW trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã rút ra được bài học kinh nghiệm để từ đó đề

xuất những ý kiến về mức độc lập của NHNN Việt Nam thích hợp trong thời điểm

hiện tại, nhằm hướng đến bình ổn mức giá và phát triển kinh tế, bao gồm: độc lập

trong ngân sách, đi đôi với trách nhiệm giải trình và tách bạch chức năng điều hành và

quản trị

pdf 85 trang chauphong 19/08/2022 12800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương trong mối quan hệ với lạm phát - Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương trong mối quan hệ với lạm phát - Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam

Đề tài Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương trong mối quan hệ với lạm phát - Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam
1 
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LẠM PHÁT 
- NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM 
Mã số:........... 
i 
TÓM TẮT ĐỀ TÀI 
Lạm phát luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi những ảnh 
hưởng sâu rộng của nó đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu 
nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội. Cùng với xu hướng hội 
nhập toàn cầu là việc nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến 
nền kinh tế thế giới, nguy cơ bất ổn gia tăng, từ đó dẫn đến diễn biến lạm phát phức 
tạp hơn. Chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam lúc này dần bộc lộ một số hạn chế 
mà xuất phát điểm là do những mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ, cũng như sự không nhất 
quán trong thực hiện chính sách. Từ đó hiệu quả thực thi chính sách sụt giảm, trong đó 
có bình ổn mức giá (lạm phát). Bởi vậy, sự độc lập của NHNN Việt Nam trong việc 
thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề cần được quan tâm. 
Bài nghiên cứu trình bày tổng quan về tính độc lập của NHTW trong mối quan hệ với 
lạm phát, nêu lên thực trạng cũng như chỉ số độc lập của NHNN Việt Nam. Kết quả từ 
phương pháp định lượng sử dụng chỉ số độc lập NHTW pháp định (tính dựa trên luật 
định), động (theo thời gian), trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ lệ lạm 
phát động hàng quý của Việt Nam, đã xác nhận rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều 
giữa tính độc lập của NHNN VN với tỷ lệ lạm phát. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực 
trạng về tính độc lập của NHNN VN cùng với việc tham khảo mô hình tổ chức các 
NHTW trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã rút ra được bài học kinh nghiệm để từ đó đề 
xuất những ý kiến về mức độc lập của NHNN Việt Nam thích hợp trong thời điểm 
hiện tại, nhằm hướng đến bình ổn mức giá và phát triển kinh tế, bao gồm: độc lập 
trong ngân sách, đi đôi với trách nhiệm giải trình và tách bạch chức năng điều hành và 
quản trị. 
ii 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v 
DANH SÁCH BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ vii 
LỜI MỞ ĐẦU 1 
Lý do chọn đề tài 1 
Mục tiêu nghiên cứu 1 
Phương pháp nghiên cứu 2 
Nội dung nghiên cứu 2 
Đóng góp của đề tài 2 
Hướng phát triển của đề tài 3 
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG 
ƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG 
ƯƠNG VỚI LẠM PHÁT 4 
1.1. Tổng quan về ngân hàng Trung ương 4 
1.1.1. Lịch sử hình thành & khái niệm, bản chất của NHTW 4 
1.1.2. Khái niệm, bản chất của NHTW 5 
1.1.3. Mục tiêu, chức năng và công cụ của NHTW 6 
1.1.4. Mô hình tổ chức 7 
1.2. Tính độc lập của NHTW 9 
1.2.1. Cơ sở lý thuyết về tính độc lập của NHTW 9 
1.2.2. Đo lường tính độc lập của NHTW 12 
1.3. Lạm phát 15 
1.3.1. Khái niệm về lạm phát 15 
1.3.2. Phân loại lạm phát 15 
1.3.3. Nguyên nhân của lạm phát 16 
1.3.4. Đo lường lạm phát 16 
1.4. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tính độc lập của 
NHTW và lạm phát 17 
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước 17 
1.4.2. Các nghiên cứu ngoài nước 18 
KẾT LUẬN PHẦN 1 20 
iii 
2. THỰC TRẠNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT 
NAM VÀ LẠM PHÁT QUA CÁC GIAI ĐOẠN 21 
2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 21 
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 21 
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam 23 
2.2. Tính độc lập của NHNN Việt Nam 26 
2.3. Thực trạng lạm phát của Việt Nam 28 
2.3.1. Giai đoạn 1986-1999 28 
2.3.2. Giai đoạn 2000-2007 31 
2.3.3. Giai đoạn 2008-2013 34 
2.3.4. Hiện nay 42 
KẾT LUẬN PHẦN 2 43 
3. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA 
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI LẠM PHÁT 45 
3.1. Phương pháp nghiên cứu 45 
3.2. Dữ liệu nghiên cứu 45 
3.2.1. Chỉ số độc lập của NHTW 45 
3.2.2. Dữ liệu khác 50 
3.3. Mô hình nghiên cứu 51 
3.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị với sự phá vỡ cấu trúc 51 
3.3.2. Mô hình hồi quy 53 
3.4. Kết quả thực nghiệm 55 
3.4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị với những phá vỡ cấu trúc 55 
3.4.2. Mô hình hồi quy 59 
KẾT LUẬN PHẦN 3 60 
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 61 
4.1. Mô hình tổ chức NHTW một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm 
cho Việt Nam 61 
4.1.1. Cục dự trữ liên bang Mỹ 61 
4.1.2. Ngân hàng trung ương châu Âu 65 
4.1.3. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc 68 
4.1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69 
iv 
4.2. Ý kiến đề xuất 71 
4.2.1. Góc nhìn tính độc lập NHNN Việt Nam của nhóm nghiên cứu 71 
4.2.2. Ý kiến đề xuất 72 
KẾT LUẬN PHẦN 4 73 
KẾT LUẬN 75 
TÀI LIỆU THAM KHẢO i 
v 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
CBI Chỉ số độc lập của Ngân hàng Trung ương 
CBIP Chỉ số độc lập chính trị 
CBIE Chỉ số độc lập kinh tế 
CPI Chỉ số giá tiêu dùng 
CSTT Chính sách tiền tệ 
CSTK Chính sách tài khóa 
ECB European Central Bank, Ngân hàng Trung ương Châu Âu 
FED Federal Reserve System, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ 
FOMC Ủy ban thị trường mở liên bang 
GDP Tổng sản phẩm quốc nội 
GMT Chỉ số độc lập của NHTW tính theo phương pháp của Grilli, 
Masciandaro, and Tabellini (1991) 
HĐQT Hội đồng quản trị 
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 
NHNN Ngân hàng Nhà nước 
NHTM Ngân hàng thương mại 
NHTW Ngân hàng Trung ương 
NĐ Nghị định 
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 
OMO Nghiệp vụ thị trường mở 
PCB Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc 
PTA Policy Targets Agreenebt, Cam kết mục tiêu chính sách 
PPI Chỉ số giá hàng sản xuất 
USD Đô la Mỹ 
UNDP United Nations Development Programme, Chương trình Phát triển Liên 
Hợp Quốc 
TK Thế kỷ 
TCTD Tổ chức tín dụng 
TNCN Thu nhập cá nhân 
TNDN Thu nhập doanh nghiệp 
vi 
TOR Chỉ số doanh thu của Thống đốc NHTW 
VAT Thuế giá trị gia tăng 
VND Việt Nam đồng 
vii 
DANH SÁCH BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ 
Hình 1: Mô hình NHTW thuộc chính phủ ...................................................................... 8 
Hình 2: Mô hình NHTW thuộc Quốc hội ....................................................................... 8 
Hình 3: Cơ cấu của NHNN Việt Nam .......................................................................... 25 
Hình 4: Đồ thị tỷ lệ lạm phát bình quân (1986 -1999) ................................................. 31 
Hình 5: Đồ thị tỷ lệ lạm phát bình quân(2000 – 2007) ................................................ 32 
Hình 6: Đồ thị biến động tăng trưởng GDP, lạm phát, tín dụng 2008 -2013 .............. 35 
Hình 7: Biểu đồ CPI năm 2008 .................................................................................... 36 
Hình 9: Biểu đồ lãi suất năm 2008 ............................................................................... 37 
Hình 10: Biểu đồ CPI năm 2011 .................................................................................. 39 
Hình 11: Biểu đồ lạm phát Việt Nam 2011 .................................................................. 40 
Hình 12: Biến động lãi suất trong giai đoạn 2010 - 2013 ............................................ 41 
Hình 13: Bảng tính chỉ số độc lập chính trị của Việt Nam theo thang đo GMT .......... 47 
Hình 14: Bảng tính chỉ số độc lập kinh tế của NHNN Việt Nam theo thang đo của 
GMT ............................................................................................................................. 48 
Hình 15: Đồ thị của kiểm định Zivot and Andrews(1992) .......................................... 56 
Hình 16: Đồ thị của kiểm định Clemente et al. (1998) ................................................ 57 
Hình 17: Đồ thị kiểm định Zivot and Andrews cho chuỗi lạm phát hạn chế 1996 - 
2006 .............................................................................................................................. 58 
Hình 18: Bảng kết quả mô hình hồi quy ....................................................................... 59 
1 
LỜI MỞ ĐẦU 
Lý do chọn đề tài 
Lạm phát luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi lẽ nó có 
những tác động rất lớn không chỉ đến đời sống của người dân mà còn có ảnh hưởng 
sâu rộng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó lạm phát cao còn làm gia 
tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội. 
Trải qua quá trình phát triển, vai trò quan trọng của NHNN Việt Nam trong việc điều 
hành CSTT kiểm soát lạm phát ngày càng thể hiện rõ nét hơn, đưa Việt Nam vượt qua 
được những giai đoạn vô cùng khó khăn, thử thách trong quá trình phát triển. Tuy 
nhiên, đi cùng với sự hội nhập, mở cửa, đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam 
phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến nền kinh tế thế giới, cũng như gia tăng nguy 
cơ bất ổn, từ đó mà diễn biến lạm phát ngày càng phức tạp. Chính sách tiền tệ của 
NHNN Việt Nam lúc này dần bộc lộ một số hạn chế mà xuất phát điểm là do những 
mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ, cũng như sự không nhất quán trong thực hiện chính sách. 
Từ đó hiệu quả thực thi chính sách sụt giảm, trong đó có bình ổn mức giá (lạm phát). 
Bởi vậy, sự độc lập của NHNN Việt Nam trong việc thực thi chính sách tiền tệ là một 
vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh đã có nhiều công trình nghiên cứu 
cho thấy rằng những quốc gia có NHTW độc lập cao thì sẽ duy trì được mức lạm phát 
ở mức hợp lý nhất thông qua việc điều hành các chính sách trở nên linh hoạt hơn, kịp 
thời hơn, bám sát những diễn biến phức tạp của thị trường. Hơn thế nữa, theo tìm hiểu 
của nhóm nghiên cứu, hiện nay chưa có nghiên cứu định lượng nào xác nhận sự tồn 
tại mối quan hệ giữa mức độc lập của NHNN Việt Nam với lạm phát. 
Chính bởi những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài: “Tính độc 
lập của NHTW trong mối quan hệ với lạm phát – Nghiên cứu thực tế tại Việt 
Nam”. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những nhận định về mức độc lập của NHNN 
Việt Nam với lạm phát trong hiện tại và gợi ý những đề xuất trong thời gian sắp tới. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Nhóm nghiên cứu có ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: 
(1) Tìm hiểu về tính độc lập của NHTW và mối quan hệ của tính độc lập của 
NHTW với lạm phát. 
2 
(2) Kiểm tra xem liệu có tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa mức độc lập của 
NHNN Việt Nam và tỷ lệ lạm phát. 
(3) Đề xuất về tính độc lập của NHNN Việt Nam phù hợp thực tiễn hiện tại. 
Phương pháp nghiên cứu 
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tính 
độc lập của NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát. Công việc này được thực hiện qua 
hai bước. Bước một, kiểm tra tác động của cải cách luật NHNN – những cải cách mà 
có ảnh hưởng tới chỉ số độc lập của NHNN, tới tỷ lệ lạm phát thông qua nhận diện 
những sự phá vỡ cấu trúc nội sinh trong chuỗi tỷ lệ lạm phát động1 bằng cách kiểm 
định nghiệm đơn vị, và so sánh các ngày phá vỡ thu được với những năm mà thực 
hiện cải cách. Bước hai, hồi quy2 tỷ lệ lạm phát động3 theo chỉ số độc lập của NHNN 
động để thấy được độ lớn của mối tương quan giữa chúng. 
Sau đó, nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích mô hình NHTW ở những quốc gia trên 
thế giới nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ đó kết hợp 
với phương pháp suy luận để đề xuất những biện pháp nhằm tăng tín ... của Việt Nam. Từ bài học của mô hình tổ chức NHTW các nước Mỹ, 
Châu Âu và Trung Quốc, có thể thấy rõ rằng: 
- Thứ nhất, sự độc lập này không thể đến từ một quyết định thuần tuý, từ văn bản 
giấy tờ mà phải đến từ việc thiết kế hệ thống, thể chế, nội dung của NHNN, cấu 
trúc lại bộ máy của NHNN. 
- Thứ hai, sự độc lập này chỉ có tính chất tương đối. Nói “tương đối” là bởi vì 
trong hệ thống quản lý kinh tế của chúng ta, có những chỉ tiêu kinh tế đan xen 
nhau. Do đó, những chỉ tiêu kinh tế của NHNN còn phải phụ thuộc vào cả nền 
kinh tế. Thế nên điều quan trọng là tạo điều kiện cho NHNN độc lập để nó điều 
hành tốt, thực hiện đúng chức năng của nó. Còn những công việc, vấn đề đòi 
hỏi có sự phối hợp thì cũng không nên đòi hỏi sự độc lập ở đây. 
- Thứ ba, vấn đề của NHNN Việt Nam ta không nằm ở chỗ lựa chọn mô hình 
NHTW nào mà lựa chọn cấp độ độc lập tự chủ nào cho phù hợp với NHNN 
trong bối cảnh hiện nay. 
- Thứ tư, những kinh nghiệm học được từ mô hình NHTW ở các quốc gia trên thế 
giới chưa hẳn là thích hợp để áp dụng cho thực trạng Việt Nam hiện nay. 
Gần đây, Chính phủ đã ban hành nghị định 156/2013/NĐ-CP về Quy định chức năng, 
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nới lỏng 
hơn trong kiểm soát của chính phủ về việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách 
72 
tiền tệ quốc gia của NHNN (Điều 2 – khoản 4: Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm 
để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao 
gồm: Tái cấp vốn,lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và 
các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia). 
Xét tính độc lập của NHNN VN theo thang đo của IMF, sau nghị định 156/2013/NĐ-
CP có hiệu lực từ tháng 12 năm 2013, NHNN Việt Nam đã tăng mức độc lập lên mức 
3 từ mức độ độc lập thấp nhất (mức 4). Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, mức độ 
này là phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay của Việt Nam vì: 
- Cấp độ độc lập thứ nhất “độc lập chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động”. Ngoài 
các lý do về trình độ phát kinh tế và đặc thù về thể chế chính trị, hệ thống pháp 
luật, thì trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính 
nói riêng đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, thì việc dự báo dựa trên các 
biến số kinh tế - tài chính là rất khó khăn. Bên cạnh đó, năng lực thống kê và dự 
báo của chúng ta hiện vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, mức độ độc lập này không 
phù hợp với NHNN Việt Nam ít nhất là trong thời gian trung hạn. 
- Với cấp độ độc lập thứ hai, “độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động”, 
tương tự như lý do vừa nêu ở trên, cấp độ độc lập tự chủ này cũng tỏ ra không 
phù hợp với NHNN Việt Nam trong giai đoạn trước mắt. Tuy nhiên, trong 
tương lai, cấp độ độc lập này có thể được cân nhắc, xem xét khi điều kiện cho 
phép (các biến số kinh tế - tài chính đã trở nên ổn định hơn; năng lực thống kê, 
dự báo được cải thiện). 
4.2.2. Ý kiến đề xuất 
Tuy nhiên, xét theo một số khía cạnh khác nhỏ hơn so với thang đo của IMF, nhóm 
nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm tăng tính độc lập của NHNN VN trong 
thời gian trước mắt như sau: 
Thứ nhất, NHNN cần độc lập hơn trong quan hệ với ngân sách. Để đảm bảo hiệu 
quả của CSTT, những nhiệm vụ khác như tạm ứng chi ngân sách hay tài trợ trực tiếp 
cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ cũng nên được quy định lại để Thống đốc có 
quyền từ chối theo đúng mục tiêu thâm hụt ngân sách được Quốc hội phê duyệt hàng 
73 
năm và chủ động trong việc điều hành cung, cầu tiền trên thị trường. Hơn nữa, cần có 
quy định cụ thể về chức năng “Là ngân hàng của Chính phủ” của NHNN theo hướng 
NHNN sẽ không cho ngân sách vay trực tiếp. NHNN chỉ cấp tín dụng gián tiếp cho 
Chính phủ thông qua việc cho ngân sách vay trên thị trường thứ cấp có hạn mức và 
lấy trái phiếu Chính phủ làm tài sản đảm bảo khi cho các NHTM vay. 
Ngoài ra, về trách nhiệm giải trình: Nâng cao tính độc lập và tự chủ của NHNN đối 
với các mục tiêu và quyết định chính sách phải đi kèm với trách nhiệm giải trình đầy 
đủ và minh bạch. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo đề nghị của Quốc hội phải 
có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về các quyết định chính sách trong giới hạn 
chức năng và thẩm quyền được giao. 
Cuối cùng, tách bạch chức năng điều hành và quản trị. Điều hành NHNN được 
thực hiện bởi Ban điều hành, còn quản trị nên được thực hiện bởi Hội đồng quản trị 
(hoặc Hội đồng quản lý) NHNN. Hội đồng quản trị là cơ quan hoạch định chính sách 
trong lĩnh vực tiền tệ, làm việc theo nguyên tắc tập thể, còn Ban điều hành có trách 
nhiệm đưa các chính sách đó vào cuộc sống. Nếu NHNN được thiết kế theo mô hình 
quản trị này sẽ tạo ra được phương thức quản trị ngân hàng mang tính tổng thể, định 
hướng chiến lược lâu dài, tránh được hiện tượng thụ động, mang nặng tính hành chính 
và mệnh lệnh trong điều hành. Bên cạnh đó, hoạt động của Ban điều hành cũng phải 
bảo đảm tính minh bạch thông qua các hoạt động kiểm toán, kiểm soát nội bộ của 
NHNN. 
KẾT LUẬN PHẦN 4 
Qua phân tích thực nghiệm tại Việt Nam, mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ lạm phát 
và mức độc lập của NHNN VN đã được khẳng định lại bằng những con số cụ thể. Tuy 
nhiên, không phải là NHNN cứ càng độc lập, thì lạm phát càng giảm. Tính độc lập của 
một NHTW ở mức độ nào, về mặt nào là phù hợp thì còn tùy thuộc và thể chế, tình 
hình kinh tế - xã hội riêng của từng quốc gia. Mới đây ở Việt Nam, có hiệu lực từ 
tháng 12/2013, nghị định 156 đã vừa nới lỏng hơn trong việc NHNN VN đã có quyền 
quyết định sử dụng các công cụ chính sách để đạt được mục tiêu. Và sự thay đổi này 
là hết sức phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng 
đề xuất những khía cạnh khác thích hợp để gia tăng mức độc lập của NHNN VN, cũng 
74 
như hướng tới những lợi ích tổng thể của cả nền kinh tế Việt Nam trong thời điểm 
hiện tại. 
75 
KẾT LUẬN 
Bài nghiên cứu đã trình bày tổng quan về tính độc lập của NHTW trong mối quan hệ 
với lạm phát, nêu lên thực trạng cũng như chỉ số độc lập của NHNN Việt Nam. Kết 
quả từ phương pháp định lượng sử dụng chỉ số độc lập NHTW pháp định (tính dựa 
trên luật định), động (theo thời gian), trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ 
lệ lạm phát động hàng quý của Việt Nam, đã xác nhận rằng tồn tại mối quan hệ ngược 
chiều giữa tính độc lập của NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát. 
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng về tính độc lập của NHNN Việt Nam cùng với 
việc tham khảo mô hình tổ chức các NHTW trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã rút ra 
được bài học kinh nghiệm để từ đó đề xuất những ý kiến về mức độc lập của NHNN 
Việt Nam thích hợp trong thời điểm hiện tại, nhằm hướng đến bình ổn mức giá và 
phát triển kinh tế, bao gồm: độc lập trong ngân sách, đi đôi với trách nhiệm giải trình 
và tách bạch chức năng điều hành và quản trị. 
Do hạn chế của việc thu thập số liệu, chỉ số độc lập mà nhóm sử dụng để đánh giá 
mức độ độc lập của NHNN Việt Nam là chỉ số độc lập pháp định. Tuy nhiên, như lập 
luận trong một số các nghiên cứu trước đây ủng hộ chỉ số độc lập thực tế, thì hạn chế 
trong luật pháp cũng như thể chế ở các nước đang phát triển chính là nguyên nhân làm 
chỉ số độc lập pháp địnhkhông diễn tả chính xác mức độ độc lập của NHTW. Bởi vậy, 
khi giải quyết được vấn đề số liệu để đo lường chỉ số độc lập thực tế, thì các nghiên 
cứu tiếp theo nên sử dụng chỉ số độc lập thực tế để xác nhận lại xem liệu kết quả về 
việc tồn tại mối quan hệ này là có còn đúng hay không. 
Hơn nữa, Nghị định 156/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 12/2013, đã vừa nới lỏng 
hơn trong việc NHNN VN có quyền quyết định việc sử dụng các công cụ chính sách 
nào để thực hiện mục tiêu của mình. Đây là một cải tiến hết sức rõ rệt trong mức độc 
lập của NHNN Việt Nam và điều này gợi ý đến việc phát triển nghiên cứu sau vài 
năm nữa, nhằm đánh giá sự thay đổi mức độ độc lập này có tác động tích cực đến tỷ lệ 
lạm phát của Việt Nam hay không. 
i 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Danh mục tài liệu Tiếng Việt 
1. Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương (2011), Trường Đại học kinh tế TP. HCM, 
NXB Phương Đông. 
2. Frederic S. Miskin (1994), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa 
học Kỹ thuật, Hà Nội. 
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996 đến 2011), Báo cáo thường niên. 
4. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (2011), Nguyễn Văn Ngọc, Đại học Kinh 
tế quốc dân Hà Nội. 
5. Lê Xuân Nghĩa (2006), “Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương – một nền tạng 
quan trọng cho hoạt động Ngân hàng Trung ương hiện đại”, Tạp chí Ngân hàng, số 
Chuyên đề năm 2006, truy cập tại 
hang-trung-uong-mot-nen-tang-quan-trong-cho-hoat-dong-ngan-hang-trung-uong-
hien-dai-163079, ngày truy cập 20/3/2014 
6. Đặng Hữu Mẫn (2007), “Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương – Kinh nghiệm 
của NewZealand và một số giải pháp đối với Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và 
Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 19 năm 2007, truy cập tại www.kh-
sdh.udn.vn/zipfiles/So19/11_man_danghuu.doc , ngày truy cập 21/3/2014 
7. Lê Thị Thu Thủy (23/11/2009), “Tính độc lập của ngân hàng trung ương ở Việt 
Nam”, Chính sách công, Pháp luật về Tổ chức tín dụng, 
l%E1%BA%ADp-c%E1%BB%A7a-ngn-hng-trung-%C6%B0%C6%A1ng-
%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam/ truy cập ngày 20/3/2014. 
8. Vũ Thành Tự Anh (2013), “Xây dựng ngân hàng trung ương hiện đại”, truy cập tại 
www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=3423, ngày truy cập 20/3/1013. 
ii 
Danh mục tài liệu Tiếng Anh 
1. Cukierman, A., 1992. “Central Bank Strategy, Credibility, and Independence: 
Theory and Evidence”. The MIT Press, Cambridge, MA. 
2. Cukierman, A., 2008. “Central bank independence and monetary policymaking 
institutions – past, present and future”. European Journal of Political Economy 
24 (4), 722–736. 
3. Cukierman, A., 2011. “Reflections on the crisis and on its lessons for 
regulatory reform and for central bank policies”. Journal of Financial Stability 
7 (1), 26–37. 
4. Cukierman, A., Miller, G.P., Neyapti, B., 2002. “Central bank reform, 
liberalization and inflation in transition economies – an international 
perspective”. Journal of Monetary Economics 49 (2), 237–264. 
5. Cukierman, A., Webb, S.B., Neyapti, B., 1992. “Measuring the independence 
of central banks and its effect on policy outcomes”. The World Bank Economic 
Review 6 (3), 353–398. 
6. de Haan, J., Masciandaro, D., Quintyn, M., 2008. “Does central bank 
independence still matter?” European Journal of Political Economy 24 (4), 
717–721. 
7. Roger, S., 2009. “Inflation targeting at 20: achievements and challenges”. IMF 
Working Papers 09/236. International Monetary Fund. 
8. Zivot, E., Andrews, D.W.K., 1992. “Further evidence on the great crash, the 
oil-price shock, and the unit-root hypothesis”. Journal of Business & Economic 
Statistics10 (3), 251–270. 
9. Marco Arnone and Davide Romelli, 2013. “Dynamic central bank 
independence indices and inflation rate: A new empirical exploration”. 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_tinh_doc_lap_cua_ngan_hang_trung_uong_trong_moi_quan.pdf