Luận văn Tìm hiểu và xây dựng hệ thống thông tin địa lý - WebGIS

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ra đời và được phát triển mạnh trong những năm

gần đây. Cùng với sự bùng nổ về công nghệ ứng dụng Internet, các phát triển công

nghệ GIS cho phép chia sẻ thông tin thông qua mạng toàn cầu bằng cách kết hợp GIS

và Web hay còn gọi là WebGIS. Bên cạnh đó, xu hướng chia sẻ dữ liệu, phát triển

phần mềm trên công nghệ mã nguồn mở cũng đang được quan tâm ở các nước đang

phát triển vì nhiều lợi ích mà nó mang lại. Vì thế, việc nghiên cứu ứng dụng WebGIS

trên cơ sở mã nguồn mở sẽ mang lại khả năng chia sẻ thông tin địa lý rộng rãi cho các

ngành.

Hơn một thập kỷ trước đây, các thông tin không gian - bản đồ ở Việt Nam chủ

yếu được thành lập và phát hành trên giấy. Trong những năm gần đây, các quy trình

thành lập bản đồ, lưu trữ và phát hành đã dần dần chuyển đổi sang công nghệ số. Các

bản đồ giấy trước kia đã được số hoá và đang nằm trong các ổ cứng máy tính tại các

cơ quan, trường học, cá nhân,. Theo xu thế chung, các thông tin không gian này được

chuyển sang lưu trữ trong các hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin không gian được sử

dụng bởi các đơn vị khác nhau.

Việc chuyển đổi từ công nghệ số sang công nghệ bản đồ giấy đã là một bước tiến

vượt bậc của ngành trắc địa. Tuy nhiên, các hệ cơ sở dữ liệu không gian được lưu trữ

và sử dụng trong một hệ thống riêng biệt đã hạn chế rất nhiều tiềm năng khai thác

thông tin không gian của các hệ thống này. Công nghệ Web-GIS cho phép phát hành,

tiếp cận, truy vấn thông tin không gian trong một môi trường mở như Internet đã cho

phép phát huy các tiềm năng chưa được đánh thức của các hệ thống thông tin địa lý,

không gian và đưa công tác trắc địa bản đồ lên một tầm cao mới.

Ngay khi vừa ra đời từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, công nghệ Web-GIS

đã được đón nhận rât hồ hởi và có nhiều bước phát triển song còn nhiều hạn chế chưa

theo kịp với các nước trên thế giới. Với sự phát triển và phổ cập của Internet tại Việt

Nam như ngày nay, công nghệ Web-GIS đang được chú trọng phát triển bới cả cơ

quan nhà nước và cộng động doanh nghiệp và được kỳ vọng sẽ đem đến một hướng

phát triển mới đầy tiềm năng.

Nội dung chính của đề tài là tìm hiểu về WebGIS, khả năng xây dựng ứng dụng

WebGIS trên cơ sở mã nguồn mở, trên cơ sở đó ứng dụng xây dựng WebGIS phục vụ

phân tích số liệu bản đồ.

12

Khóa luận này trình bày các tìm hiểu lý thuyết về WebGIS bao gồm phân loại

các chiến lược phát triển WebGIS, tìm hiểu phần mềm xây dựng WebGIS trên cơ sở

mã nguồn mở là Mapbuilder và GeoServer và giới thiệu ứng dụng WebGIS phục vụ

phân tích số liệu bản đồ do tôi xây dựng thử nghiệm.

Ngoài phần kết luận khóa luận được chia thành 4 phần lớn như sau:

Chương 1: Hệ thống thông tin địa lý. Trong chương này sẽ cung cấp khái niệm

cơ bản nhất về hệ thống thông tin địa lý, nguồn gốc ra đời, các thành phần chính cấu

thành mộ hệ thống thông tin địa lý. Phần cuối chương sẽ trình bày về các lĩnh vực đã

ứng dụng hệ thống thông tin địa lý.

Chương 2: Hệ thống thông tin đía lý trên Web (WebGIS). Chương này sẽ đi sâu

tìm hiểu về hệ thống thông tin địa lý trên nền Web. Phần đầu của chương sẽ giới thiệu

đặc điểm riêng của hệ thống thông tin địa lý trên nền web. Phần tiếp theo của chương

sẽ trình bày về kiến trúc hệ thông thông tin địa lý trên web và ưu nhược điểm của cái

kiến trúc đó khi triển khai trên thực tế. Phần cuối của chương sẽ trình bày các phương

pháp mô hình hóa dữ liệu bản đồ thành dữ liệu số và ưu nhược điểm của các phương

pháp này.

Chương 3: Một số ứng dụng WebGIS mã nguồn mở. Chương này sẽ trình bày về

cách thức truyền thông của các ứng dựng GIS trên nền Web và một số công nghệ mã

nguồn mở phục vụ cho việc xây dựng hệ thống thông tin đía lý trên web.

Chương 4: Xây dựng ứng dụng WebGiS. Dựa vào kiến thức tìm hiểu ở các phần

trên trong chương này sẽ giới thiệu hệ thống thông tin địa lý trên Web do tôi tự xây

dựng

pdf 71 trang chauphong 20/08/2022 12220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tìm hiểu và xây dựng hệ thống thông tin địa lý - WebGIS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Tìm hiểu và xây dựng hệ thống thông tin địa lý - WebGIS

Luận văn Tìm hiểu và xây dựng hệ thống thông tin địa lý - WebGIS
` 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ 
Trần Văn Hưởng 
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG 
TIN ĐỊA LÝ - WEBGIS 
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY 
Ngành: Công nghệ thông tin 
` 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ 
Trần Văn Hưởng 
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG 
TIN ĐỊA LÝ - WEBGIS 
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY 
Ngành: Công nghệ thông tin 
 Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Xuân Huấn 
` 
LỜI CẢM ƠN 
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại học Công 
nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và thực hiện 
đề tài tốt nghiệp này. 
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Xuân Huấn đã tận tình hướng 
dẫn và chỉ bảo em trong quá trìn thực hiện đề tài 
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa công nghệ thông tin đã tận 
tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa 
qua 
Sau hết, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình bạn bè, người thân đã ủng hộ động viên 
tinh thần để luận văn được hoàn thành. 
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng 
chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô tận tình chỉ 
bảo. 
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và luôn mong nhận được sự đóng góp 
quý báu của tất cả mọi người. 
Xin chân thành cảm ơn tất cả ! 
 Hà Nội, tháng 5/2010 
 Người thực hiện 
 Trần Văn Hưởng 
` 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN 
Trong khóa luận này tôi xin những tìm hiểu về hệ thống thông tin địa lý và cụ thể 
là hệ thống thông tin địa lý trên nền Web – WebGIS. 
Trong phần đầu của khóa luận trình bày những tìm hiểu về hệ thống thông tin địa 
lý nói chung bao gồm: các khái niệm về hệ thống tin địa lý, nguộn gốc ra đời, các 
thành phần cấu thành hệ thống thông tin địa lý và một số lĩnh vực ứng dụng của hệ 
thống thông tin địa lý. 
Trong phần tiếp theo sẽ là phần tìm hiểu về ứng dụng thông tin địa lý trên web từ 
đặc điểm, kiến trúc triển khai hệ thông và cách tổ chức lưu trữ dữ liệu địa lý. 
Trong phần ba của khóa luận trình bày tìm hiểu về các chuẩn trao đổi dữ liệu địa 
lý trên web và một số công nghệ mã nguồn mở giúp xây dựng hệ thống thông tin địa lý 
trên Web. 
Trong phần cuối của khóa luận trình bày về hệ thống thông tin địa lý do tôi tự 
xây dựng dựa trên công nghệ mã nguồn mở.
` 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 7 
Chương 1. Hệ thống thông tin địa lý....................................................................... 3 
1.1. Hệ thống thông tin địa lý là gì ......................................................................... 3 
1.2. Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý .................................................. 4 
1.3. Một số ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý ............................................... 7 
Chương 2. Hệ thống thông tin địa lý trên Web ..................................................... 11 
2.1. Hệ thống thông tin địa lý trên Web và các thách thức ................................... 11 
2.2. Kiến trúc hệ thống thông tin địa lý trên Web................................................. 12 
2.2.1. Kiến trúc chung ...................................................................................... 12 
2.2.2. Các hình thức triển khai ......................................................................... 15 
2.2.2.1. Kiến trúc hướng phục vụ ................................................................. 16 
2.2.2.2. Kiến trúc hướng người dùng ............................................................ 18 
2.2.2.3. Kiến trúc kết hợp ............................................................................. 20 
2.3. Dạng dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý .................................................... 20 
2.3.1. Dữ liệu không gian .................................................................................... 21 
2.3.1.1. Dữ liệu vector .................................................................................. 21 
2.3.1.2. Dữ liệu raster ................................................................................... 28 
2.3.1.3. Chuyển đổi qua lại giữa dữ liệu vector và dữ liệu rastor .................. 32 
2.3.1.4. So sánh dữ liệu vector và dữ liệu rastor ........................................... 33 
2.3.2. Dữ liệu phi không gian .............................................................................. 34 
Chương 3. Một số công nghệ WebGIS nguồn mở ................................................ 37 
3.1. Chuẩn trao đổi dữ liệu địa lý trên Web theo OGC ......................................... 37 
3.1.1. Cơ chế hoạt động ................................................................................... 37 
3.2. Web Map Service và Web Feature Service ................................................... 38 
3.2.1. Web Map Service (WMS) ...................................................................... 39 
3.2.1.1. Phương thức GetMap....................................................................... 39 
3.2.1.2. Phương thức GetCapbilities ............................................................. 40 
3.2.1.3. Phương thức GetFeatureInfo............................................................ 41 
` 
3.2.2. Web Feature Service (WFS) ................................................................... 42 
3.2.2.1. Phương thức GetCapbilities ............................................................. 43 
3.2.2.2. Phương thức DescribeFeatureType .................................................. 44 
3.2.2.3. Phương thức GetFeature .................................................................. 45 
3.3. Một số công nghệ mã nguồn mở ................................................................... 48 
3.3.1. Mapbuider .............................................................................................. 48 
3.3.2. GeoServer .............................................................................................. 50 
3.3.2.1. Lịch sử phát triển ............................................................................. 51 
3.3.2.2. Đặc điểm ......................................................................................... 52 
Chương 4. Xây dựng ứng dụng WebGIS .............................................................. 53 
4.1. Mô tả bài toán ............................................................................................... 53 
4.2. Yêu cầu hệ thống .......................................................................................... 54 
4.3. Thiết kế hệ thống .......................................................................................... 54 
4.3.1. Kiến trúc hệ thống .................................................................................. 54 
4.3.2. Xây dựng mô hình Use-case ................................................................... 56 
4.3.2.1. Xác định Actor và use case .............................................................. 56 
4.3.2.2. Đặc tả use case ................................................................................ 57 
4.3.3. Thiết kế một số màn hình ....................................................................... 61 
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 64 
` 
MỞ ĐẦU 
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ra đời và được phát triển mạnh trong những năm 
gần đây. Cùng với sự bùng nổ về công nghệ ứng dụng Internet, các phát triển công 
nghệ GIS cho phép chia sẻ thông tin thông qua mạng toàn cầu bằng cách kết hợp GIS 
và Web hay còn gọi là WebGIS. Bên cạnh đó, xu hướng chia sẻ dữ liệu, phát triển 
phần mềm trên công nghệ mã nguồn mở cũng đang được quan tâm ở các nước đang 
phát triển vì nhiều lợi ích mà nó mang lại. Vì thế, việc nghiên cứu ứng dụng WebGIS 
trên cơ sở mã nguồn mở sẽ mang lại khả năng chia sẻ thông tin địa lý rộng rãi cho các 
ngành. 
Hơn một thập kỷ trước đây, các thông tin không gian - bản đồ ở Việt Nam chủ 
yếu được thành lập và phát hành trên giấy. Trong những năm gần đây, các quy trình 
thành lập bản đồ, lưu trữ và phát hành đã dần dần chuyển đổi sang công nghệ số. Các 
bản đồ giấy trước kia đã được số hoá và đang nằm trong các ổ cứng máy tính tại các 
cơ quan, trường học, cá nhân,... Theo xu thế chung, các thông tin không gian này được 
chuyển sang lưu trữ trong các hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin không gian được sử 
dụng bởi các đơn vị khác nhau. 
Việc chuyển đổi từ công nghệ số sang công nghệ bản đồ giấy đã là một bước tiến 
vượt bậc của ngành trắc địa. Tuy nhiên, các hệ cơ sở dữ liệu không gian được lưu trữ 
và sử dụng trong một hệ thống riêng biệt đã hạn chế rất nhiều tiềm năng khai thác 
thông tin không gian của các hệ thống này. Công nghệ Web-GIS cho phép phát hành, 
tiếp cận, truy vấn thông tin không gian trong một môi trường mở như Internet đã cho 
phép phát huy các tiềm năng chưa được đánh thức của các hệ thống thông tin địa lý, 
không gian và đưa công tác trắc địa bản đồ lên một tầm cao mới. 
Ngay khi vừa ra đời từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, công nghệ Web-GIS 
đã được đón nhận rât hồ hởi và có nhiều bước phát triển song còn nhiều hạn chế chưa 
theo kịp với các nước trên thế giới. Với sự phát triển và phổ cập của Internet tại Việt 
Nam như ngày nay, công nghệ Web-GIS đang được chú trọng phát triển bới cả cơ 
quan nhà nước và cộng động doanh nghiệp và được kỳ vọng sẽ đem đến một hướng 
phát triển mới đầy tiềm năng. 
Nội dung chính của đề tài là tìm hiểu về WebGIS, khả năng xây dựng ứng dụng 
WebGIS trên cơ sở mã nguồn mở, trên cơ sở đó ứng dụng xây dựng WebGIS phục vụ 
phân tích số liệu bản đồ. 
1 
2 
Khóa luận này trình bày các tìm hiểu lý thuyết về WebGIS bao gồm phân loại 
các chiến lược phát triển WebGIS, tìm hiểu phần mềm xây dựng WebGIS trên cơ sở 
mã nguồn mở là Mapbuilder và GeoServer và giới thiệu ứng dụng WebGIS phục vụ 
phân tích số liệu bản đồ do tôi xây dựng thử nghiệm. 
Ngoài phần kết luận khóa luận được chia thành 4 phần lớn như sau: 
Chương 1: Hệ thống thông tin địa lý. Trong chương này sẽ cung cấp khái niệm 
cơ bản nhất về hệ thống thông tin địa lý, nguồn gốc ra đời, các thành phần chính cấu 
thành mộ hệ thống thông tin địa lý. Phần cuối chương sẽ trình bày về các lĩnh vực đã 
ứng dụng hệ thống thông tin địa lý. 
Chương 2: Hệ thống thông tin đía lý trên Web (WebGIS). Chương này sẽ đi sâu 
tìm hiểu về hệ thống thông tin địa lý trên nền Web. Phần đầu của chương sẽ giới thiệu 
đặc điểm riêng của hệ thống thông tin địa lý trên nền web. Phần tiếp theo của chương 
sẽ trình bày về kiến trúc hệ thông thông tin địa lý trên web và ưu nhược điểm của cái 
kiến trúc đó khi triển khai trên thực tế. Phần cuối của chương sẽ trình bày các phương 
pháp mô hình hóa dữ liệu bản đồ thành dữ liệu số và ưu nhược điểm của các phương 
pháp này. 
 ... hoảng trên 50000 ha 
Vị trí địa lý năm trong khoảng: 
- Từ 18o15’00” đến 18o 33’45” vĩ độ Bắc. 
- Từ 105o05’37.5” đến 105o24’22.5” kinh độ Đông. 
Dữ liệu địa lý được cung cấp bởi phòng đo đạc bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và 
Môi trường. Dữ liệu gồm 28 lớp các lớp thông tin sau: 
1) Ao hồ 
2) Bến đò phà 
3) Bến lội 
4) Bình độ cái 
5) Bình độ cơ bản 
6) Bờ cạp 
7) Cầu 
8) Cống giao thông 
9) Đập 
10) Địa danh 
11) Địa giới huyện 
12) Địa giới tỉnh 
13) Địa giới xã 
14) Địa vật dạng điểm 
15) Địa vật dạng đường 
16) Địa vật dạng vùng 
17) Đường dây điện 
54 
18) Đường địa giới 
19) Hướng dòng chảy 
20) Mốc giới 
21) Nhà dạng điểm 
22) Nhà dạng vùng 
23) Ranh giới quy hoạch khu kinh tế 
24) Ranh giới sử dụng đất 
25) Phủ bề mặt 
26) Thuộc thủy hệ 
27) Tim đường bộ 
28) Tim dòng chảy 
b. Các công nghệ sử dụng 
- Mapbuilder 
- GeoServer 
- PostgreSQL 
- Apache Tomcat 
4.2. Yêu cầu hệ thống 
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý trên web đáp ứng các yêu cầu sau: 
a. Chức năng hiển thị 
 Hiển thị toàn bộ tất cả các lớp bản đồ. 
 Hiển thị các lớp bản đồ theo tùy chọn. 
 Thay đổi tỉ lệ hiển thị bản đồ(phóng to, thu nhỏ). 
 Di chuyển khu vực hiển thị. 
 Hiển thị thông tin về đối tượng cụ thể. 
 Đo khoảng cách bản đồ 
b. Chức năng phân tích 
 Thực hiện việc tìm kiếm các dữ liệu phù hợp với yêu cầu. 
 Chỉnh sửa đối tượng sẵn có thông tin về màu sắc thông qua 1 chuẩn bản đồ. 
 Tạo bản đồ chuyên đề. 
4.3. Thiết kế hệ thống 
4.3.1. Kiến trúc hệ thống 
Hệ thống thiết kế với 3 tầng khác nhau như sau: 
55 
 Tầng trình bày : được xây dựng bằng Javascirpt, HTML và DHTML, thực 
hiện nhiệm vụ xử l ý các thao tác, lưu trữ thông tin ứng với từng người sử dụng, đảm 
nhận vai trò trung gian, truyền nhận dữ liệu, giữa người sử dụng với web server. 
 Tầng ứng dụng : chia làm 2 thành phần : Mapbuilder và GeoServer. Cả 2 
đều được phát triển dựa trên công nghệ Java 
o Mapbuilder : đảm nhận trách nhiệm phát sinh giao diện và các đoạn 
script để tương tác với client, đóng vai trò trung gian giữa client và GeoServer, 
nó sẽ gửi yêu cầu của client tới GeoServer và nhận dữ liệu trả về để gửi ngược 
cho client. 
o GeoServer : xử lý các thao tác về phát sinh bản đồ, phóng to, thu 
nhỏ,dịch chuyển, tra cứu thông tin trên bản đồ. Nó là thành phần trung gian giữa 
Mapbuilder và tầng cơ sở dữ liệu, tiếp nhận yêu cầu từ Mapbuilder rồi gọi xuống 
tầng cơ sở dữ liệu để rút trích thông tin sau đó tiến hành xử l ý rồi trả kết quả về 
cho Mapbuilder. 
 Tầng cơ sở dữ liệu : đóng vai trò trung gian giữa tầng ứng dụng với cơ sở 
dữ liệu. 
56 
Hình 4.1 Kiến trúc hệ thống triển khai 
4.3.2. Xây dựng mô hình Use-case 
4.3.2.1. Xác định Actor và use case 
 Actor 
User: Tra cứu thông tin, duyệt bản đồ 
 Use case 
 Duyệt bản đồ 
o Phóng to, thu nhỏ bản đồ 
o Di chuyển bản đồ 
o Chọn lớp thông tin hiển thị 
 Tra cứu thông tin 
Client layer 
 Application layer 
Data layer 
Máy tính cá nhân 
Webbrowser 
(Javascript & HTML) 
Web server 
Mapbuilder & GEOServer 
Database 
PostgresSQL 
57 
o Tìm kiếm thông tin các địa danh, địa vật trên bản đồ 
 Đo khoảng cách 
o Tính khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ 
4.3.2.2. Đặc tả use case 
a. Mô hình use case 
Hình 4.2: Mô hình use case 
b. Đặc tả use case 
i. Di chuyển bản đồ 
 Tóm tắt 
Use-case này mô tả cách thức người dùng di chuyển bản đồ để xem vùng 
không gian khác trên bản đồ 
 Luồng các sự kiện 
o Luồng sự kiện chính 
Use-case này bắt đầu khi người dùng muốn dịch chuyển bản đồ để 
xem vùng không gian khác trên bản đồ 
Phóng to, thu 
nhỏ bản đồ 
Tính khoảng 
cách 
Truy vấn thông 
tin bản đồ 
Tùy chọn lớp 
thông hiển thị 
Di chuyển bản 
đồ 
58 
1. Người dùng kích chuột lên nút 
2. Hệ thống ghi nhận tình trạng kích chuột,thay đổi trạng thái nút 
sang trạng thái đậm . Chuyển trạng thái các nút nào đang ở trạng 
thái đậm vì được kích chuột trước đó về trạng thái bình thường 
3. Người dùng kích chuột lên bản đồ 
4. Hệ thống xác định vị trí kích chuột trên bản đồ, dịch chuyển bản đồ 
theo chiều ngược lại (kích chuột càng ở mép ngoài bản đồ chừng 
nào thì dịch chuyển càng xa và ngược lại ) 
o Các luồng sự kiện khác 
Không có 
 Các yêu cầu đặt biệt 
Không có 
 Điều kiện tiên quyết 
 Không có 
 Post-conditions 
Nếu use case thực hiện thành công, hệ thống sẽ hiện thị vùng không gian bản 
đồ mới ra cho người dùng ngược lại trạng thái bản đồ không thay đổi 
 Điểm mở rộng 
Không có 
ii. Phóng to, thu nhỏ bản đồ 
 Tóm tắt 
Use-case này mô tả cách thức người dùng phóng to hay thu nhỏ bản đồ hiển thị. 
 Luồng các sự kiện 
o Luồng sự kiện chính 
Use case này bắt đầu khi có người dùng muốn phóng to hay thu nhỏ 
bản đồ hiển thị 
1. Người dùng kích chuột lên nút ZoomIn hay nút ZoomOut 
2. Hệ thống xác định loại nút đang chọn, tô đậm nút này để người 
dùng biết nút đã được chọn (ZoomIn , ZoomOut ). 
3. Người dùng kích chuột lên trên bản đồ 
4. Hệ thống xác định vị trí kích chuột, sau đó tuỳ theo nút được chọn 
là ZoomIn hay ZoomOut mà hệ thống sẽ phóng to hay thu nhỏ bản 
đồ tại vị trí được kích chuột 
59 
5. Người dùng tiếp tục kích chuột lên bản đồ để tiếp tục phóng to hay 
thu nhỏ bản đồ. 
o Các luồng sự kiện khác 
Không có 
 Các yêu cầu đặt biệt 
Không có 
 Điều kiện tiên quyết 
Không có 
 Post-conditions 
Nếu use case thực hiện thành công hệ thống sẽ hiển thị vùng khung gian bản 
đồ được phóng to hay thu nhỏ ra cho người dùng, ngược lại trạng thái bản đồ 
không thay đổi. 
 Điểm mở rộng 
Không có 
iii. Tính khoảng cách 
 Tóm tắt 
Use case này mô tả cách người dùng muốn tính khoảng cách trên bản đồ 
 Luồng các sự kiện 
o Luồng sự kiện chính 
Use case này bắt đầu khi người dùng muốn tính khoảng cách trên bản 
đồ 
1. Người dùng kích chuột lên nút bấm 
2. Hệ thống xác định loại nút đang chọn, tô đậm nút này để người 
dùng biết nút đã được chọn 
3. Người dụng kích chuột lên bản đồ 
4. Hệ thống xác định vị trí kích chuột để đánh dấu các điểm đầu cuối 
để tính khoảng cách trên bản đồ. Kết quả được hiện ra trên góc trên 
bên phải bản đồ 
5. Người dùng tiếp tục kích chuột, chiều dài các đoạn thẳng mới sẽ 
được cộng thêm vào kết quả 
o Các luồng sự kiện khác 
Không có 
 Các yêu cầu đặt biệt 
60 
Không có 
 Điều kiện tiên quyết 
Không có 
 Post-conditions 
Nếu như use case thực hiện thành công kết quả sẽ được hiển thị 
 Điểm mở rộng 
Không có 
iv. Tùy chọn lớp thông tin hiển thị 
 Tóm tắt 
Use case này mô tả cách người dùng chọn lớp thông tin hiển thị trong bản đồ 
 Luồng các sự kiện 
o Luồng sự kiện chính 
Use case bắt đầu khi người sử dụng thay đổi các lớp thông tin hiển thị 
trên bản đồ 
1. Người dùng chọn chọn lớp thông tin cần hiện thị trong danh sách lớp 
thông tin hệ thống cung cấp 
2. Hệ thống hiện xuống danh sách lớp thông tin người sử dụng theo thứ 
tự từ sau tới trước 
3. Người dùng kích chuột vào nút “Hiển thị bản đồ” 
4. Hệ thống sẽ sinh lại bản đồ theo danh sách người dùng đã chọn. Tại 
đây người dùng có thể tiếp tục thực hiện các thao tác khác như 
phóng to, thu nhỏ  
o Các luồng sự kiện khác 
Không có 
 Các yêu cầu đặt biệt 
Không có 
 Điều kiện tiên quyết 
Không có 
 Post-conditions 
Nếu use case thực hiện thành công hệ thống sẽ hiển thị bản đồ mới, ngược lại 
trạng thái bản đồ không thay đổi. 
 Điểm mở rộng 
Không có 
v. Truy vấn thông tin bản đồ 
61 
 Tóm tắt 
Use case này mô tả cách người dùng tìm kiếm thông tin trên bản đồ 
 Luồng các sự kiện 
o Luồng sự kiện chính 
1. Người dùng nhập tên thuộc tính cần tìm kiếm vào ô tìm kiếm 
2. Chọn lớp thông tin chứa nội dung tìm kiếm 
3. Chọn thuộc tính tìm kiếm. Tùy vào lớp thông tin chọn ở trên mà 
thuộc tính cũng khác nhau 
4. Người dùng kích vào nút “Tìm kiếm” 
5. Hệ thống sẽ tìm và trả lại kết quả ở khung bên dưới nút tìm kiếm 
nếu tìm thấy hoặc không trả lại gì nếu không tìm thấy kết quả nào 
6. Nếu kết quả tìm thấy, người dùng kích chuật vào kết quả 
7. Kết quả tìm kiếm hiện lên bản đồ 
o Các luồng sự kiện khác 
Không có 
 Các yêu cầu đặt biệt 
Không có 
 Điều kiện tiên quyết 
Không có 
 Điểm mở rộng 
Không có 
4.3.3. Thiết kế một số màn hình 
62 
Hình 4.1 Màn hình chính chương trình 
PTùy chọn lớp 
thông tin hiển thị 
CCác phím chức 
năng 
CBản đồ 
63 
Hình 4.2: Màn hình tìm kiếm
Vùng tìm kiếm 
Kết quả tìm kiếm 
64 
KẾT LUẬN 
Trên đây tôi đã trình bày các tìm hiểu của tôi về WebGIS và ứng dụng xây dựng 
mô phỏng một hệ thống thông tin địa lý trên Web 
Những công việc đã làm được 
+ Tìm hiểu được mô hình hệ thống thông tin địa lý, các thành phần của hệ thống 
thông tin địa lý và một số lĩnh vực ứng dụng rất thành công hệ thống thông tin địa lý 
mang lại nhiều giá trị cho con người 
+ Tìm hiểu được đặc điểm của hệ thống thông tin địa lý trên Web, các kiến trúc 
triển khai một hệ thống thông tin địa lý trên web và ưu nhược điểm của nó với từng bài 
toán áp dụng. 
+ Tìm hiểu được hai hình thức mô tả dữ liệu bản đồ là Vector và Raster. Ưu điểm 
và nhước điểm của hai cách thức, cách chuyển đổi giữa hai hình thức này. 
+ Xây dựng thành công một hệ thống thông tin địa lý trên Web cho phép hiển thị 
các lớp thông tin bản đồ dựa trên hai công nghệ mã nguồn mở là Mapbuilder và 
GeoServer. 
Hướng phát triển của đề tài 
Do thời gian có hạn nên khóa luận chưa đi sâu tìm hiểu các vấn đề đưa ra. Nếu 
được phát triển tiếp tôi sẽ nghiên cứu thêm về các hệ thống thông tin địa lý trên nền 
Web và các công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu năng hệ thống cung cấp tiện ích hơn 
nữa cho người sử dụng. Và đặc biệt là xây dựng được hệ thống thông tin địa lý có ý 
nghĩa thiết thực hơn nữa. 
65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] AA. Alesheikh, H. Helali, HA. Behroz. Web GIS: Technologies and Its 
Applications. ISPRS, 2004 
[2] Aleksandar Milosavljević, Leonid Stoimenov, Slobodanka Djordjević-Kajan. An 
architecture for open and scalable WebGIS. CG&GIS Lab, Department of Computer 
Science. AGILE Conference 8th, 2005 
[3] David J. Maguire, Michael F Goodchild, and David W Rhind (eds). Geographic 
information systems : Principles and application. Volume 1 : Principle. Longman 
sciencetific & technical.. John Wiley & Sons, 1991 
[4] D.R. Green, D. Rix, and J. Cadoux Hudson (eds). Geographic Information. The 
source book for GIS. Association for geographic information AGI. Taylor & Francis, 
1994 
[5] Đặng văn Đức. Hệ thống thông tin địa lý. NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2001 
[6] F. Rinaudo, E. Agosto, P. Ardissone. Gis and web-gis, commercial and open 
source platforms: general rules for cultural heritage documentation.CIPA, 2007 
[7] Merri P. Skrdla. Introduction to GIS. MicroImages, 2005 
[8] M. A Brovelli, D. Magni. An archaeological web gis application based on 
mapserver and postgis. ISPRS, 2005 
[9] Scott Davis. GIS for Web Developers: Adding Where to Your Web Applications. 
Pragmatic Bookshelf, 2007 
[10] William Lalonde. Styled Layer Descriptor Implementation Specification. Open 
Geospatial Consortium, 2009 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tim_hieu_va_xay_dung_he_thong_thong_tin_dia_ly_webg.pdf