Luận án Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi giữa mô hình mức khái niệm và ontology

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Ngành công nghệ phần mềm đã có nhiều đột phá quan trọng trong việc thiết kế các mô hình cơ sở dữ liệu, đặc biệt là mô hình ở mức khái niệm. Về cơ bản, thiết kế các mô hình cơ sở dữ liệu dựa trên ý tưởng của kiến trúc hướng mô hình (MDA). Các chức năng hệ thống sẽ được định nghĩa như là một mô hình nền độc lập bằng cách sử dụng ngôn ngữ đặc tả thích hợp, sau đó chuyển đổi sang các mô hình cuối để thực hiện việc cài đặt.

Mô hình dữ liệu mức khái niệm được sử dụng để biểu diễn các đối tượng trong thế giới thực và mối quan hệ giữa các đối tượng đó. Do đặc điểm phản ảnh tốt thế giới thực, mô hình thực thể - mối quan hệ (mô hình ER) và các mở rộng của nó được xem là các mô hình dữ liệu ở mức khái niệm. Ngoài ra, để mô hình hóa các hệ thống thông tin bằng tập các thuộc tính và các phương thức nhằm phản ảnh cấu trúc dữ liệu của lớp, thì biểu đồ lớp UML cũng là một trong những mô hình dữ liệu ở mức khái niệm được sử dụng để mô tả và phản ảnh tốt thế giới thực của các hệ thống thông tin.

Theo W3C, thông tin được cung cấp bởi các trang web chiếm gần 70% lượng thông tin trao đổi trên toàn thế giới. Web đã trở thành một hệ thống dữ liệu khổng lồ và là một môi trường chuyển tải thông tin không thể thiếu được trong thời đại ngày nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác được thông tin trên Web một cách hiệu quả, mà cụ thể là làm sao để máy tính có thể hiểu và hỗ trợ con người xử lý tự động được các thông tin đó. Chính vì vậy, Web ngữ nghĩa đã ra đời, trong đó thông tin được định nghĩa rõ ràng, từ đó giúp cho con người và máy tính có thể cùng làm việc với nhau một cách hiệu quả.

Ontology là một thuật ngữ khoa học dùng để mô tả các loại thực thể trong thế giới thực và mối quan hệ giữa các thực thể đó như thế nào. Ontology cung cấp cách thức để con người và máy đều có thể nhận biết được các thông tin, nhờ đó cải thiện hệ thống tương tác hai chiều và chia sẻ kiến thức, từ đó giúp con người và máy tính có thể cùng làm việc, giúp máy tính “hiểu” và có khả năng xử lý thông tin hiệu quả. Một lợi ích quan trọng của việc sử dụng ontology là khả năng tìm kiếm ngữ nghĩa. Vì vậy, W3C thiết kế OWL là một ngôn ngữ mô tả các lớp, các thuộc tính và các mối quan hệ giữa các đối tượng theo cách mà máy có thể hiểu được nội dung web.

Tuy nhiên, hầu hết dữ liệu đã được mô hình hóa và lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu truyền thống (CSDL quan hệ, đối tượng), nên các dữ liệu đó nằm ngoài khả năng của nhiều ứng dụng của web ngữ nghĩa. Với sự phát triển của web ngữ nghĩa như hiện nay, việc tích hợp các ứng dụng web hiện tại vào web ngữ nghĩa đang trở nên là vấn đề cấp thiết. Ngoài ra, việc thiết kế cơ sở dữ liệu cho các ứng dụng hiện tại thường được thiết kế từ mô hình dữ liệu mức khái niệm, trong khi web ngữ nghĩa lại chủ yếu được xây dựng trên các ontology được biểu diễn bằng OWL. Vì thế, việc nâng cấp một hệ thống thông tin bằng cách chuyển đổi các mô hình cơ sở dữ liệu mức khái niệm sang ontology cho phép kế thừa các cấu trúc dữ liệu trên các hệ thống cũ nhằm giảm chi phí trong việc thiết kế là có ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn.

2. Động lực nghiên cứu

Web ngữ nghĩa là một lĩnh vực đang phát triển rất nhanh và nhận được sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu trong thời gian qua. Để nâng cấp các hệ thống thông tin trước đây trên nền web ngữ nghĩa nhằm kế thừa các kiến trúc dữ liệu trên các hệ thống cũ, giải pháp ít tốn kém chi phí nhất là chuyển đổi mô hình cơ sở dữ liệu mức khái niệm đã có sang ontology.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề xuất việc chuyển đổi giữa mô hình cơ sở dữ liệu mức khái niệm và ontology như: chuyển đổi mô hình ER sang OWL ontology, chuyển đổi biểu đồ lớp UML sang OWL ontology, chuyển đổi từ OWL ontology sang mô hình ER. Trong các nghiên cứu đã công bố, các tác giả chỉ mới đề xuất chuyển đổi các trường hợp chung của mô hình mức khái niệm và OWL ontology. Nhưng thực tế, nhiều hệ thống thông tin được thiết kế để đảm bảo phản ảnh đúng bản chất của thế giới thực, với nhiều thành phần mở rộng. Nếu áp dụng các quy tắc chuyển đổi của các nghiên cứu trước đây sẽ không chuyển đổi đầy đủ các mô hình. Vì vậy, chúng ta nhận thấy rằng, đề xuất bộ quy tắc đầy đủ để chuyển đổi các thành phần của mô hình mức khái niệm và OWL ontology là một vấn đề quan trọng trong việc nâng cấp các hệ thống thông tin cũ.

 

docx 155 trang chauphong 16/08/2022 12500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi giữa mô hình mức khái niệm và ontology", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi giữa mô hình mức khái niệm và ontology

Luận án Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi giữa mô hình mức khái niệm và ontology
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
VÕ HOÀNG LIÊN MINH
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI GIỮA MÔ HÌNH MỨC KHÁI NIỆM VÀ ONTOLOGY 
NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH
MÃ NGÀNH: 9.48.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Người hướng dẫn khoa học: 
PGS. TS. HOÀNG QUANG
PGS. TS. HOÀNG HỮU HẠNH
HUẾ - NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Nội dung tham khảo từ các công trình khác đều được trích dẫn rõ ràng. Các kết quả viết chung với các tác giả khác đều được sự đồng ý trước khi đưa vào luận án. Các kết quả của luận án là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác ngoài các công trình của tác giả.
	Nghiên cứu sinh
	Võ Hoàng Liên Minh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ, tôi đã nhận được sự hỗ trợ quý báu từ nhiều cá nhân, cơ quan và đơn vị. 
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hoàng Quang và PGS. TS. Hoàng Hữu Hạnh đã hướng dẫn tận tình cho tôi các phương pháp nghiên cứu, phương pháp viết bài báo khoa học và phương pháp tổng hợp tri thức trong quá trình học tập, nghiên cứu. 
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Khoa học – Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án, xin cảm ơn tập thể thầy cô giáo Khoa Công nghệ thông tin của Trường đã giúp đỡ và động viên, đóng góp các ý kiến quí giá để hoàn thiện công trình nghiên cứu này. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan công tác, tất cả người thân, bạn bè và những người xung quanh luôn chia sẻ, động viên trong những lúc khó khăn. 
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha mẹ và gia đình đã luôn ủng hộ, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận án.
	Nghiên cứu sinh
	Võ Hoàng Liên Minh
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nội dung viết tắt tiếng Anh
Diễn giải tiếng Việt
BT
BiTemporal
Thời gian hợp lệ và thời gian giao tác
CSDL
Cơ sở dữ liệu
LS
LifeSpan
Thời gian sống là thời gian mà một thực thể tồn tại trong thực tế.
Lse
LifeSpan end
Thời gian sống kết thúc
LSs
LifeSpan start
Thời gian sống bắt đầu
LT
Lifespan and Transaction time
Thời gian sống và thời gian giao tác
MDA
Model Driven Architecture
Kiến trúc hướng mô hình
OCL
Object Constraint Language
Ngôn ngữ ràng buộc đối tượng
Ngôn ngữ xây dựng mô hình phần mềm được định nghĩa như một chuẩn thêm vào UML cho phân tích và thiết kế hướng đối tượng.
ODM
Ontology Definition Metamodel
Đặc tả của Object Management Group (OMG) để tạo ra các khái niệm về kiến trúc hướng mô hình có thể áp dụng cho việc xây dựng ontology.
OWL
Web Ontology Language
Ngôn ngữ ontology
QVT
OMG's Query/View/Transformation
Bộ ngôn ngữ tiêu chuẩn để chuyển đổi mô hình được xác định bởi Object Management Group.
SASD
Structured Analysis and Structured Design
Phân tích và thiết kế cấu trúc
TT
Transaction Time
Thời gian giao tác là thời gian mà một thực thể/sự kiện là hiện thời trong CSDL
TTe
Transaction Time end
Thời gian kết thúc giao tác 
TTs
Transaction Time start
Thời gian bắt đầu giao tác 
UML
Unified Modeling Language
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
VT
Valid Time
Thời gian hợp lệ là thời gian mà một sự kiện được xem là đúng trong thực tế.
VTe
Valid Time end
Thời gian kết thúc hợp lệ
VTs
Valid Time start
Thời gian bắt đầu hợp lệ 
W3C
World Wide Web Consortium
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế về World Wide Web.
XMI
XML Metadata Interchange
Một chuẩn OMG cho việc trao đổi siêu dữ liệu metadata giữa các công cụ, kho dữ liệu và các ứng dụng, cho phép người dùng mô tả đối tượng bằng XML.
DANH MỤC THUẬT NGỮ
Thuật ngữ
Diễn giải tiếng Việt
Close World Assumption
Giả thiết thế giới đóng
CSDL
Cơ sở dữ liệu
Data property
Thuộc tính dữ liệu
disjoint
Phân ly
Domain
Miền xác định (của thuộc tính)
Miền của một thuộc tính chỉ định tập hợp các đối tượng có thể liên quan đến các giá trị khác với thuộc tính. 
Object property
Thuộc tính đối tượng
Open World Assumption
Giả thiết thế giới mở
overlap
Chồng lấp
Range
Phạm vi (của thuộc tính)
Phạm vi của thuộc tính chỉ định tập hợp các đối tượng hoặc giá trị dữ liệu có thể liên quan đến từ các đối tượng khác với thuộc tính.
DANH MỤC KÝ HIỆU
Ký hiệu
Diễn giải tiếng Việt
attE
Thuộc tính đơn trị attE của tập thực thể E.
attU
Thuộc tính attU của lớp U trong biểu đồ lớp UML.
C(E)
Lớp C(E) trong OWL, được chuyển đổi từ tập thực thể E của mô hình ER.
C(U)
Lớp C(U) trong OWL, được chuyển đổi từ lớp U của biểu đồ lớp UML.
COWL
Tập các lớp trong OWL
DP(attE)
Thuộc tính dữ liệu DP(attE) trong OWL, được chuyển đổi từ thuộc tính đơn trị attE của mô hình ER.
DP(attU)
Thuộc tính dữ liệu DP(attU) trong OWL, được chuyển đổi từ thuộc tính attU của biểu đồ lớp UML.
DP_attEOWL
Tập các thuộc tính dữ liệu trong OWL.
E
Tập thực thể mạnh E của mô hình ER.
ER
Mô hình ER mở rộng để thực hiện chuyển đổi (đầu vào của thuật toán).
fileER, fileUML, fileOWL
Là các file xml mô tả cho các mô hình EER, biểu đồ lớp UML và OWL ontology
keyE
Thuộc tính khóa keyE của tập thực thể E.
OP_attEOWL
Tập các thuộc tính đối tượng trong OWL
OWL
OWL ontology (đầu ra của thuật toán).
Q
Yếu tố hạn định Q trong quan hệ kết hợp giữa lớp tổng thể A với lớp bộ phận F
R
Mối quan hệ nhị nguyên R của mô hình ER.
R
Quan hệ R trong biểu đồ lớp UML.
role 
Vai trò của quan hệ trong biểu đồ lớp UML
sub_attU
Thuộc tính thuộc tính thành phần sub_attU là con thuộc tính attU của lớp U trong biểu đồ lớp UML.
sub_E
Tập thực thể sub_E kế thừa từ tập thực thể E
TimeER
Mô hình có yếu tố thời gian TimeER để thực hiện chuyển đổi (đầu vào của thuật toán).
U
Lớp U của biểu đồ lớp UML.
UML
Biểu đồ lớp UML để thực hiện chuyển đổi (đầu vào của thuật toán).
UML
Biểu đồ lớp UML để thực hiện chuyển đổi (đầu vào của thuật toán).
W
Tập thực thể yếu W.
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Biểu diễn lớp cha và lớp con trong mô hình EER	9
Hình 1.2 Ký hiệu chuyên biệt hóa và các lớp con trong mô hình EER	10
Hình 1.3 Ví dụ hai tập thực thể CAR và TRUCK	11
Hình 1.4 Ví dụ tổng quát hoá	12
Hình 1.5 Ví dụ về vai trò trong quan hệ	15
Hình 1.6 Ví dụ về quan hệ tổng quát hóa	15
Hình 1.7 Ví dụ về quan hệ kết hợp	16
Hình 1.8 Ví dụ về quan hệ kết tập thông thường	16
Hình 1.9 Ví dụ về quan hệ kết tập chia sẻ	16
Hình 1.10 Biểu diễn thuộc tính kiểu dữ liệu name của lớp StaffMember	22
Hình 1.11 Biểu diễn thuộc tính đối tượng isTaughtBy	22
Hình 2.1 Kiến trúc các bước chuyển đổi từ mô hình CSDL mức khái niệm sang OWL	38
Hình 2.2 Chuyển đổi tập thực thể con trong mối quan hệ kế thừa.	39
Hình 2.3 Chuyển đổi ràng buộc phân ly trong cấu trúc chuyên biệt hóa/tổng quát hóa	40
Hình 2.4 Chuyển đổi tập thực thể con trong ràng buộc phân ly trong cấu trúc Chuyên biệt hóa/Tổng quát hóa	40
Hình 2.5 Chuyển đổi tập thực thể con trong ràng buộc chồng lấp trong cấu trúc Chuyên biệt hóa/Tổng quát hóa	41
Hình 2.6 Ví dụ chuyển đổi ràng buộc chồng lấp trong cấu trúc Chuyên biệt hóa/Tổng quát hóa	41
Hình 2.7 Chuyển đổi tập thực thể Employee và thuộc tính.	44
Hình 2.8 Ví dụ chuyển đổi thuộc tính đa trị	45
Hình 2.9 Ví dụ chuyển đổi thuộc tính phức hợp	45
Hình 2.10 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ không có thuộc tính	46
Hình 2.11 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ nhị nguyên có thuộc tính.	48
Hình 2.12 Chuyển đổi tập thực thể yếu và mối quan hệ định danh.	50
Hình 2.13 Ví dụ thuộc tính đa trị phức hợp lồng nhau	51
Hình 2.14 Kết quả chuyển đổi thuộc tính đa trị phức hợp lồng nhau sang OWL	53
Hình 2.15 Ví dụ biểu diễn mối quan hệ phản xạ đối xứng bằng đồ thị có hướng G	55
Hình 2.16 Các loại mối quan hệ phản xạ và ví dụ các kiểu mối quan hệ phản xạ trên tập thực thể Employee	55
Hình 2.17 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ phản xạ đối xứng không có thuộc tính	57
Hình 2.18 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ phản xạ đối xứng có thuộc tính	58
Hình 2.19 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ phản xạ bất đối xứng không có thuộc tính.	59
Hình 2.20 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ phản xạ bất đối xứng có thuộc tính	60
Hình 2.21 Ví dụ mô hình TimeER	63
Hình 2.22 Ontology biểu diễn yếu tố thời gian	64
Hình 2.23 Chuyển đổi yếu tố thời gian của tập thực thể	65
Hình 2.24 Chuyển đổi thuộc tính có yếu tố thời gian của tập thực thể	66
Hình 2.25 Chuyển đổi mối quan hệ có yếu tố thời gian	68
Hình 2.26 Chuyển đổi thuộc tính có yếu tố thời gian của mối quan hệ	69
Hình 2.27 So sánh hiệu suất chuyển đổi giữa các phương pháp trên mô hình thư mục trích dẫn	73
Hình 2.28 So sánh hiệu suất chuyển đổi giữa các phương pháp trên mô hình Elmasri	73
Hình 2.29 Mô hình EER của Elmasri	75
Hình 2.30 Mô hình OWL chuyển đổi từ Hình 2.29	76
Hình 2.31 Giao diện ứng dụng chuyển đổi mô hình Elmasri sang OWL ontology	77
Hình 3.1 Ví dụ biểu đồ lớp UML	80
Hình 3.2 Ví dụ chuyển đổi thuộc tính và thuộc tính có cấu trúc của lớp đối tượng	81
Hình 3.3 Ví dụ chuyển đổi kiểu dữ liệu liệt kê	82
Hình 3.4 Ví dụ chuyển đổi quan hệ kết hợp và thuộc tính có kiểu dữ liệu là lớp	84
Hình 3.5 Ví dụ chuyển đổi quan hệ kết hợp có lớp kết hợp	85
Hình 3.6 Ví dụ kết tập thông thường	86
Hình 3.7 Chuyển đổi quan hệ phụ thuộc	87
Hình 3.8 Ví dụ chuyển đổi quan hệ tổng quát hóa/chuyên biệt hóa	89
Hình 3.9 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ phản xạ đối xứng	91
Hình 3.10 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ đệ quy bất đối xứng	91
Hình 3.11 Ví dụ chuyển đổi quan hệ kết tập chia sẻ	93
Hình 3.12 Ví dụ chuyển đổi quan hệ kết hợp có yếu tố hạn định	94
Hình 3.13 So sánh hiệu suất chuyển đổi trên biểu đồ lớp UML Purchase Order Application	97
Hình 3.14 So sánh hiệu suất chuyển đổi trên biểu đồ lớp UML Elmasri	98
Hình 3.15 Kết quả chuyển đổi trên OntoGraf	98
Hình 3.16 Mô hình OWL chuyển đổi từ Hình 3.1	99
Hình 3.17 Một phần kết quả OWL2 chuyển đổi từ biểu đồ lớp ở Hình 3.1	100
Hình 4.1. Trích xuất thuộc tính đơn trị	103
Hình 4.2. Trích xuất thuộc tính đa trị Location	105
Hình 4.3. Trích xuất thành mối quan hệ nhị nguyên 1-1	107
Hình 4.4. Trích xuất thành thuộc tính phức hợp	109
Hình 4.5. Trích xuất mối quan hệ phản xạ đối xứng	110
Hình 4.6. Trích xuất mối quan hệ phản xạ bất đối xứng	112
Hình 4.7. Sơ đồ phân tích các khả năng nhận dạng thành mô hình EER	113
Hình 4.8 Mô hình EER trích xuất	116
Hình 4.9. Ví dụ biểu diễn quan hệ kết hợp với bản số 1..N	121
Hình 4.10. Quan hệ tổng quát hóa/chuyên biệt hóa	122
Hình 4.11. Quan hệ kế thừa bội	123
Hình 4.12. Quan hệ phụ thuộc	124
Hình 4.13. Sơ đồ phân tích các khả năng nhận dạng thành biểu đồ lớp UML	124
Hình 4.14 Biểu đồ lớp UML trích xuất	127
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bản số trong UML	15
Bảng 1.2 Các cú pháp áp dụng cho lớp	20
Bảng 1.3 Ý nghĩa một số cú pháp ràng buộc trong OWL	21
Bảng 1.4 Các kiểu thuộc tính đối tượng trong OWL	22
Bảng 2.1 Cặp thuộc tính thêm vào khi chuyển đổi thuộc tính đa trị phức hợp lồng nhau	52
Bảng 2.2 Các thuộc tính khóa tương ứng với yếu tố thời gian	65
Bảng 2.3 Các cơ sở dữ liệu được thực nghiệm trong luận án	71
Bảng 3.1 Các cơ sở dữ liệu được thực nghiệm trong luận án	96
Bảng 4.1 Bản số của thuộc tính đối tượng OP giữa hai lớp	107
Bảng 4.2 Cấu trúc trích xuất tổng quát hóa/chuyên biệt hóa	108
B ...  [Online]. Available: https://protegewiki.stanford.edu/wiki/OWL2UML. [Accessed 28 9 2018].
[28] 
J. Flynn, "MS Visio VisioOWL Stencil," [Online]. Available: 
[29] 
Smith, M.K., Welty, C. and McGuinness, D.L. , "OWL Web Ontology Language Guide," W3C Recommendation, 11 12 2004. [Online]. Available: https://www.w3.org/TR/owl-guide/. [Accessed 2 2 2017].
[30] 
James Dullea, Il-Yeol Song, Ioanna Lamprou, "An analysis of structural validity in entity-relationship modeling," Data & Knowledge Engineering - DKE, vol. 47, no. 2, pp. 167-205, 2003. 
[31] 
"OWL 2 Web Ontology Language," W3C Recommendation, 11 12 2012. [Online]. Available: https://www.w3.org/TR/owl2-syntax. [Accessed 2 September 2017].
[32] 
H. Gregersen and C. S. Jensen, "Temporal Entity-Relationship Models - a Survey," IEEE Transactions on Knowledge and Data Engineering, vol. 11, no. 3, p. 464–497, 1999. 
[33] 
Franceschet, M., Gubiani, D., Montanari, A., Piazza, C., "A Graph-Theoretic Approach to Map Conceptual Designs to XML Schemas," ACM Transactions on Database Systems, vol. 38, no. 1, 2013. 
[34] 
Powers, David M W, "Evaluation: From Precision, Recall and F-Measure to ROC, Informedness, Markedness & Correlation," Journal of Machine Learning Technologies, vol. 2, p. 37–63, 3 August 2011. 
[35] 
M.F. Golobisky, A. Vecchietti, "Mapping UML Class Diagrams into Object-Relational Schemas," in Proc. of Argentine Symposium on Software Engineering, 2005. 
[36] 
A. Banu, "github.com," GitHub, Inc, 30 1 2017. [Online]. Available: https://github.com/ayesha-banu79/Owl-Ontology/blob/master/Library%20Ontology.owl. [Accessed 10 10 2018].
[37] 
Kilian Kiko, Colin Atkinson, "A Detailed Comparison of UML and OWL," Fakultät für Mathematik und Informatik – Lehrstuhl für Softwaretechnik, Germany, 2008.
[38] 
J. Zedlitz and N. Luttenberger, "Data Types in UML and OWL-2," in SEMAPRO 2013 : The Seventh International Conference on Advances in Semantic Processing, 2013. 
[39] 
J. Evermann, "A UML and OWL Description of Bunge’s Upper-Level Ontology Model," Software and Systems Modeling, vol. 8, p. 235–249, 2009. 
[40] 
Sergio Viademonte, Zhan Cui, "Deriving OWL Ontologies from UML Models: an Enterprise Modelling Approach," in British Telecom, GCTO, 2010. 
[41] 
A. Grünwald, "Evaluation of UML to OWL Approaches and Implementation of a Transformation Tool for Visual Paradigm and MS Visio," Vienna University of Technology, Vienna, 2014.
[42] 
Nguyễn Văn Toán, Võ Hoàng Liên Minh, Nguyễn Thế Anh, Hoàng Quang, "Một phương pháp chuyển đổi mô hình STER sang OWL Ontology," in Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ XII về "Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin" FAIR'12, Thừa Thiên Huế, 2019. 
[43] 
S. Batsakis, "Reasoning over 2d and 3d directional relations in OWL: a rule-based approach," in 7th International conference on Theory, Practice, and Applications of Rules on the Web, Seattle, 2013. 
[44] 
Grigoris Antoniou, Enrico Franconi, Frank van Harmelen, "Introduction to Semantic Web Ontology Languages," in ICS-FORTH, Greece Faculty of Computer Science, Free University of Bozen Bolzano Italy, 2005. 
[45] 
Zhuoming Xu, Yuyan Ni, Wenjie He, Lili Lin, Qin Yan, "Automatic extraction of OWL ontologies from UML class diagrams: a semantics-preserving approach," World Wide Web, vol. 15, no. 5-6, p. 517–545, September 2012. 
[46] 
A. BELGHIAT, M. BOURAHLA, "Transformation of UML Models towards OWL Ontologies," in 6th International Conference on Sciences of Electronics, Technologies of Information and Telecommunications (SETIT), 2012, pp. 840-846. 
[47] 
Małgorzata Sadowska, Zbigniew Huzar, "Representation of UML class diagrams in OWL 2 on the background of domain ontologies," e-Informatica Software Engineering Journal,, vol. 13, no. 1, pp. 63-103, 2019. 
[48] 
M. Sadowska, "A prototype tool for semanticvalidation of UML class diagrams with the useof domain ontologies expressed in OWL 2," Towards a Synergistic Combination of Researchand Practice in Software Engineering. SpringerInternational Publishing, p. 9–62, 2017. 
[49] 
J. Xu and W. Li, "Using relational database to build OWL ontology from XML data sources," in Proc. CISW 2007, International Conference on Computational Intelligence and Security Workshops, December 2007. 
[50] 
N. Yahia, S. A. Mokhtar, and A. Ahmed, "Automatic generation of OWL ontology from XML data source," International Journal of Computer Science Issues, vol. 9, no. 2, March 2012. 
[51] 
I. Astrova and A. Kalja, "Mapping of SQL relational schemata to OWL ontologies," in 2006, Elounda, Greece, Proc. the 6th WSEAS International Conference on Applied Informatics and Communications. 
[52] 
Embley, D. and Mok, W.Y., "Developing XML Documents with guaranteed "good" properties," in 20th International Conference on Conceptual Modeling, 2001. 
[53] 
Jin, Sung and Kang, Woohyun, "Mapping Rules for ER to XML Using XML Schema," in 2007 Southern Association for Information Systems Conference, 2007. 
[54] 
Shuyun Xu , Yu Li , Shiyong Lu, "ERDraw: An XML-based ER-diagram Drawing and Translation Tool," in Computer SciencePublished in Computers and Their Application. 
[55] 
Guizzardi, G., H. Herre, G. Wagner, "On the General Ontological Foundations of Conceptual Modeling," in Proc. of 21th International Conference on Conceptual Modeling (ER 2002), Berlin, 2002. 
[56] 
Jarrar, M., J. Demey, R. Meersman, "On Using Conceptual Data Modeling for Ontology Engineering," S. Spaccapietra, S. March, K. Aberer (eds.): Journal on Data Semantics, vol. 2800, pp. 185-207, 2003. 
[57] 
Franceschet, M., Gubiani, D., Montanari, A., Piazza, C., "From Entity Relationship to XML Schema: A Graph-Theoretic Approach," International XML Database Symposium XSym 2009: Database and XML Technologies, vol. 5679, pp. 165-179, 2009. 
[58] 
Marzieh BakhshadehAndré MoraisArtur CaetanoJosé Borbinha, "Ontology Transformation of Enterprise Architecture Models," in DoCEIS 2014: Technological Innovation for Collective Awareness Systems, 2014. 
[59] 
Kang, D., "An ontology-based enterprise architecture," Expert Systems with Applications, vol. 37, no. 2, pp. 1456-1464, March 2010. 
[60] 
Fernando Silva Parreiras, Steffen Staab, "Using Ontologies with UML Class-based Modeling: The TwoUse Approach," in ISWeb — Information Systems and Semantic Web, Germany, 2009. 
[61] 
I. Dubielewicz, B. Hnatkowska, Z. Huzar, and L. Tuzinkiewicz, "Domain modeling in the context of ontology," Foundations of Computing and Decision Sciences, vol. 40, p. 3–15, 2015. 
[62] 
N. Noy and A. Rector, "Defining N-ary Relations on the Semantic Web," W3C, 2006. [Online]. Available: https://www.w3.org/TR/swbp-n-aryRelations/. [Accessed March 2018].
[63] 
A. Belghiat and M. Bourahla, "Transformation of UML models towards OWL ontologies," in 2012 6th International Conference on Sciences of Electronics, Technologies of Information and Telecommunications (SETIT), 2012. 
[64] 
M. Bahaj and J. Bakkas, "Automatic conversion method of class diagrams to ontologies maintaining their semantic features," International Journal of Soft Computing and Engineering, vol. 2, no. 6, p. 65–69, 2013. 
[65] 
A.H. Khan and I. Porres, "Consistency of UML class, object and statechart diagrams using ontology reasoners," Journal of Visual Languages & Computing, vol. 26, p. 42–65, 2015. 
[66] 
C. Zhang, Z.R. Peng, T. Zhao, and W. Li, "Transformation of transportation data models from Unified Modeling Language to Web Ontology Language," Transportation Research Record: Journal of the Transportation Research Board, vol. 2064, no. 1, p. 81–89, 2008. 
[67] 
Z. Xu, Y. Ni, L. Lin, and H. Gu, "A semantics-preserving approach for extracting OWL ontologies from UML class diagrams," in Database Theory and Application, ser. Communications in Computer and Information Science, Berlin, 2009. 
[68] 
C. Fu, D. Yang, X. Zhang, and H. Hu, "An approach to translating OCL invariants into OWL 2 DL axioms for checking inconsistency," Automated Software Engineering, vol. 24, no. 2, p. 295–339, 2017. 
[69] 
M. Sadowska and Z. Huzar, "Semantic validation of UML class diagrams with the use of domain ontologies expressed in OWL 2," in Software Engineering: Challenges and Solutions. Springer International Publishing, 2016. 
[70] 
J. Fong, F. Pang, C. Bloor, "Converting Relational Database into XML Document," in DEXA Workshop, 2001. 
[71] 
M. R. Jensen, T. H. Møller Torben, B. Pedersen, "Converting XML Data to UML Diagrams For Conceptual Data Integration," Data & Knowledge Eng, vol. 44, no. 3, pp. 323-346, 2003. 
[72] 
Bedini, I., Matheus, C., Patel-Schneider, P.F., Boran, A., Nguyen, B., "Transforming xml schema to owl using patterns," in 2011 Fifth IEEE International Conference on Semantic Computing (ICSC). IEEE, 2011. 
[73] 
Bohring, H., Auer, S., "Mapping xml to owl ontologies," in Leipziger Informatik-Tage 72, 2005. 
[74] 
Ghawi, R., Cullot, N., "Building ontologies from xml data sources," in DEXA Workshops, 2009. 
[75] 
Gu, J., Zhou, Y., "Ontology fusion with complex mapping patterns," in International Conference on Knowledge-Based and Intelligent Information and Engineering Systems, 2006. 
[76] 
Aissam Belghiat, Mustapha Bourahla, "UML Class Diagrams to OWL Ontologies: A Graph Transformation based Approach," International Journal of Computer Applications · , vol. 41, no. 3, pp. 41-46, March 2012. 
[77] 
Crenguta M. Puchianu, Elena Bautu, "Conceptual and Ontological Modeling of In- Vehicle Life-logging Software Systems," in 24th International Conference on Knowledge-Based and Intelligent Information & Engineering Systems, 2020. 
[78] 
M. Ahlonsou, E. Blanchard, H. Briand, F., "Transformation des concepts du diagramme de classe UML en OWL full," in EGC, 2005. 
[79] 
A. BELGHIAT, M. BOURAHLA , "From UML class diagrams to OWL ontologies: a Graph transformation based Approach," International Journal of Computer Applications, pp. 41-46, 2012. 
[80] 
Zhuoming Xu, Yuyan Ni, Wenjie He, Lili Lin & Qin Yan, "Automatic extraction of OWL ontologies from UML class diagrams: a semantics-preserving approach," World Wide Web, vol. 15, p. 517–545, 2011. 
[81] 
Małgorzata Sadowska, Zbigniew Huzar, "Representation of UML Class Diagrams in OWL 2 on the Background of Domain Ontologies," e-Informatica Software Engineering Journal, vol. 13, no. 1, pp. 63-103, 2019. 
[82] 
Wang, C., He, K., He, Y., Qian, W.,, "Mappings from OWL-s to UML for Semantic Web Services," International Federation for Information Processing, vol. 206, pp. 397-406, 2006. 
[83] 
"Modelling emergency response processes: Comparative study on OWL and UML," in Joint ISCRAM-CHINA and GI4DM Conference, Harbin, 2008. 
[84] 
M.Schneider, S. Rudolph, G. Sutclife, "Modeling in OWL 2 without Restrictions," Cornell University, 2013.
[85] 
Ljiljana Stojanovic, Nenad D Stojanović, Raphael Volz, "Migrating data-intensive Web Sites into the Semantic Web," in SAC '02: Proceedings of the 2002 ACM symposium on Applied computing, 2002. 

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_phuong_phap_chuyen_doi_giua_mo_hinh_muc_k.docx
  • docx4. Trich yeu cua Luan an-TiengViet.docx
  • docx4_Trich yeu cua Luan an-TiengAnh.docx
  • doc6. Thong tin dong gop moi cua Luan an - Eng.doc
  • doc6. Thong tin dong gop moi cua Luan an - Vie.doc
  • pdfLuanVan-ver8.pdf
  • docx16. Tom tat luan_an_Eng.docx
  • docx16. Tom tat luan_an_Vie.docx