Chuyên đề Trách nhiệm bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam

Trong những năm gần đây, khi mà Đất Nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc sản xuất kinh doanh và phát triển Đất Nước. Đảng và Chính Phủ luôn muốn xây dựng một xã hội công bằng dân chủ, văn minh, một đất nước xanh – sạch – đẹp, định hướng nền kinh tế phát triển theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Chính vì thế, thời gian này cộng đồng dân cư luôn coi trọng văn hóa, đạo đức kinh doanh của Doanh Nghiệp mà mọi người thường hay nhắc với cụm từ “ Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh Nghiệp”.Cùng với công cuộc đổi mới tòan diện Đất Nước, sự thành công trong công việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho Đất Nước ta nhiều vấn đề về môi trường và xã hội. Những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các Doanh Nghiệp phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết. Nếu không bản thân sự phát triển sẽ không bền vững và sẽ phải trả giá đắt về môi trường và những hậu quả mà họ gây ra trong việc sản xuất kinh doanh, xem nhẹ môi trường, đặt mục tiêu lợi ích lên hàng đầu mà xem nhẹ sự an tòan của người tiêu dùng và người lao động.

Trên thế giới, không phải đến bây giờ vấn đề Trách Nhiêm Xã Hội của Doanh Nghiệp mới được đặt ra mà trái lại ngay trong thời bao cấp người ta cũng đã nói về Trách Nhiệm Xã Hội của Xí Nghiệp, đơn vị Nhà Nước và nguời lao động cũng như đối với cộng đồng xã hội nói chung. Nhưng trong những năm gần đây Trách Nhiệm Xã Hội được hiểu một cách rộng rãi hơn không chỉ từ phương diện đạo đức mà cả từ phương diện pháp lý. Những tác hại về môi trườngdo một số Doanh Nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về phương diện đạo đức mà quan trọng hơn là cần phải được xử lý nghiệm khắc về phương diện pháp lý.

doc 23 trang Minh Tâm 28/03/2025 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Trách nhiệm bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Trách nhiệm bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam

Chuyên đề Trách nhiệm bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
 PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 1. Mục Tiêu Nghiên Cứu:
 2. Phạm Vi Nghiên Cứu:
 2.1 Phạm vi không gian:
 2.2 Phạm vi thời gian:
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
IV. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO:
 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 1. Trách Nhiệm Xã Hội Là Gì ?
 2. Đặc Điểm Của Trách Nhiệm Xã Hội Tại Doanh Nghiệp:
 3. Nội Dung Việc Thực Hiện Trách Nhiệm Đối Với Xã Hội :
 3.1 Trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp:
 3.2 Trách nhiệm bên trong của doanh nghiệp:
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 1. Doanh Nghiệp Không Thực Hiện Tốt Nghĩa Vụ:
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM CỦA 
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI XÃ HỘI:
A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG 
 TY SỮA VINAMILK:
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY:
II. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CUẢ CÔNG TY:
III. THÀNH TỰU CỦA CÔNG TY:
B. NỘI DUNG ISO 26000 MÀ VINAMILK HƯỚNG ĐẾN:
I. NỘI DUNG:
 1. Tuân Thủ Pháp Luật:
 2. Cấm Phân Biệt: 3. Thời Giờ Lam Việc – Chế Độ Lương Bổng;
 4. Giờ Làm Việc:
 5. Y Tế Và An Tòan Nơi Làm Việc:
 6. Cấm Sử Dụng Lao Động Trẻ Em:
 7. Cấm Dưỡng Bức Lao Động Và Các Biện Pháp Kỷ Luật:
 8. Các Vấn Đề An Tòan Môi Trường:
II. TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VINAMILK:
 1. Nước Thải:
 2. Khói Thải:
 3. Tiếng ồn:
C. LỢI ÍCH TỪ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI:
I. NGUYÊN NHÂN KHIẾN DOANH NGHIỆP TRỐN TRÁNH TRÁCH 
 NHIỆM XÃ HỘI:
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI:
III. HẠN CHẾ CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI:
IV. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
V. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC:
VI. KẾT LUẬN: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong những năm gần đây, khi mà Đất Nước ta gia nhập tổ chức thương 
mại thế giới (WTO) đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc sản xuất kinh doanh 
và phát triển Đất Nước. Đảng và Chính Phủ luôn muốn xây dựng một xã hội công 
bằng dân chủ, văn minh, một đất nước xanh – sạch – đẹp, định hướng nền kinh tế 
phát triển theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Chính vì thế, thời gian này cộng 
đồng dân cư luôn coi trọng văn hóa, đạo đức kinh doanh của Doanh Nghiệp mà 
mọi người thường hay nhắc với cụm từ “ Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh 
Nghiệp”.Cùng với công cuộc đổi mới tòan diện Đất Nước, sự thành công trong 
công việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho Đất Nước ta nhiều 
vấn đề về môi trường và xã hội. Những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, 
trong đó có cả các Doanh Nghiệp phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết. Nếu 
không bản thân sự phát triển sẽ không bền vững và sẽ phải trả giá đắt về môi 
trường và những hậu quả mà họ gây ra trong việc sản xuất kinh doanh, xem nhẹ 
môi trường, đặt mục tiêu lợi ích lên hàng đầu mà xem nhẹ sự an tòan của người 
tiêu dùng và người lao động.
 Trên thế giới, không phải đến bây giờ vấn đề Trách Nhiêm Xã Hội của 
Doanh Nghiệp mới được đặt ra mà trái lại ngay trong thời bao cấp người ta cũng 
đã nói về Trách Nhiệm Xã Hội của Xí Nghiệp, đơn vị Nhà Nước và nguời lao 
động cũng như đối với cộng đồng xã hội nói chung. Nhưng trong những năm gần 
đây Trách Nhiệm Xã Hội được hiểu một cách rộng rãi hơn không chỉ từ phương 
diện đạo đức mà cả từ phương diện pháp lý. Những tác hại về môi trườngdo một 
số Doanh Nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về 
phương diện đạo đức mà quan trọng hơn là cần phải được xử lý nghiệm khắc về 
phương diện pháp lý.
 Đầu những năm thế kỷ XX, trước những mối hiểm họa mà người ta cho 
rằng thủ phạm là những hoạt động sản xuất của các Doanh Nghiệp lớn và hoạt 
động kinh tế nói chung – chẳng hạn, sự hủy hoại sinh quyển, sự gia tăng tình trạng 
bất bình đẳng đe dọa kế cấu của xã hội, bóc lột lao động trẻ em, sự nguy hiểm về sức khỏe và an toàn của cộng đồng dân cư xã hội đã làm trỗi dậy quan niệm về 
Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh Nghiệp.
 Do đó không phải ngẫu nhiên mà ta dễ dàng nhận thấy rằng thời gian gần đây, 
trên sách báo, email, các diễn đàn, website, thuật ngữ Trách Nhiệm Xã Hội của 
Doanh Nghiệp đã và đang dược sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện 
nay, Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh Nghiệp còn là một vấn đề khá mới mẻ, chưa 
được mọi người rộng rãi biết đến.
 Thế nên trong bài viết nay tập trung làm rõ một số nội dung cơ cơ bản về 
Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh Nghiệp, vai trò của việc thực hiện Trách Nhiệm 
Xã Hội của Doanh Nghiệp và một số vấn đề thực tiễn đang được đặt ra ở Việt 
Nam hiện nay. Đó là lý do mà đề tài này ra đời. Do thời gian nghiên cứu không 
cho phép, tài liệu không đầy đủ và nên việc phân tích, đánh giá không thể tránh 
khỏi những thiếu sót. Nhưng hi vọng rằng qua chuyên đề này chúng ta cũng phần 
nào hiểu được bản chất của vấn đề và góp phần nâng cao việc chấp hành thực hiện 
để Đất Nước ta ngày càng phát triển.
II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO 26000
Chương trình Nghị Sự 21 của Việt Nam nằm phát triển bền vững đất nước trên cơ 
sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và 
bảo vệ môi trường (Đ1, QĐ Số 153/QĐ/CP)
Bộ Luật Lao Động Của Nước Cộng Hòa XHCNVN
Luật Kinh Tế, Luật Doanh Nghiệp, Luật Thuế. Những văn bản quy phạm pháp luật 
có liên quan tới vấn đế này 
 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 2.1 Phạm Vi Không Gian:
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK VIỆT NAM
Địa chỉ: 184 – 186 – 188 Nguyễn Đình Chiểu – Phường Bến Nghé - Quận 1.
 2.2 Phạm Vi Thời Gian:
Từ ngày 9/4/2010 đến 10/5/2010
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sưu tầm, tham khảo tài liệu Thông tin từ: website, radio 
Quan sát, điều tra, trao đổi thông tin
IV. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO: PHẦN NỘI DUNG PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI LÀ GÌ:
CSR : Corporate Social Responsibility ( Trách Nhiệm Xã Hội)
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây 
hơn 50 năm khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “ Trách 
Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nhân” (Responsibilites Of The Bisiness – 1953) nhằm 
mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các 
quyền và lợi ích của người khác. Kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hòan những thiệt 
hại do các doanh nghiệp làm tổn hại xã hội”. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ 
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. 
Chẳng hạn như:
 Năm 1973 Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan 
tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn 
những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”
 Archie Carroll (1999) còn cho rằng CSR có phạm vi rộng lớn hơn: “CSR bao 
gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với 
các tổ chức tại một thời điểm nhất định”
 Theo Matten và Moon (2004) lại cho rằng: “CSR là một khái niệm chùm bao 
gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức, kinh doanh, doanh nghiệp là từ 
thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm mội trường. Đó là một 
khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã 
hội đặc thù ”
 Hội Đồng Doanh Nghiệp Thế giới vì sự phát triển bền vững: “CSR là sự cam 
kết trong việc ứng xử hợp đạo đức và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như 
của cộng đồng địa phương và của tòan xã hội nói chung”
Như vậy, Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh Nghiệp được các chuyên gia kinh tế 
định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa vào sự nhìn nhận, thái độ đánh giá của 
mỗi người. Nhưng dù ở góc độ nào đi chăng nữa thì Trách Nhiệm Xã Hội của 
Doanh Nghiệp trước hết phải vì lợi ích của ngừoi lao động, của tòan thể cộng đồng 
dân cư trong xã hội
 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI DOANH 
 NGHIỆP:
 CSR: là khái niệm mới xâm nhập vào Việt Nam khoảng hơn 10 năm
CSR : là luật chơi mới trong bối cảnh tòan cầu hóa và tự do hóa thương mại (cạnh 
tranh tòan cầu)
Trách nhiệm xã hội nên được áp dụng là những điều kiện bắt buộc trong giao 
thương
Không xem đó là công việc từ thiện mà xem là “bổn phận của doanh nghiệp đối 
với cộng đồng”
Doanh nghiệp cũng là một nhân tố trong xã hội, giống như công dân – có quyền 
lợi và nghĩa vụ, là một bộ phận thuộc xã hội vì sống nhờ vào xã hội.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện qua các yêu cầu về tuân thủ chế độ 
lao động tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm sạch sẽ và bảo vệ môi trường
Là điều kiện ràng buộc đối với các hợp đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế phát 
triển, buộc phải tuân thủ khi ký kết hợp đồng lao động.
Là yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác: chi phí, chất lượng và 
giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp 
và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 
Khái niệm CSR còn mới với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Kiến thức chuyên 
môn trong thực hiện CSR ở nhiều doanh nghiệp còn hạn chế.
 3. NỘI DUNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI XÃ 
 HỘI:
Nhằm nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm giá 
trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến. Hiện nay, đang tồn tại 2 quan điểm khác nhau về Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh 
Nghiệp:
 Những người ủng hộ quan điểm thứ nhất cho rằng, doanh ngiệp không có 
trách nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động 
của doanh nghiệp. Còn Nhà Nước phải có trách nhiệm với xã hội, vì doanh nghiệp 
đã có trách nhiệm thông qua việc nộp thuế cho Nhà Nước.
 Trái lại, những người khác lại có quan điểm cho rằng với tư cách là một 
trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã sử dụng các 
nguồn nhân lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiênvà trong quá trình đó, 
họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi trường tự nhiên. Vì vậy, ngoài việc 
đóng thuế, doanh nghiệp còn có trách hiệm xã hội đối với môi trường, cộng 
đồng ..
Nói cách khác, doanh ngiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân theo những 
chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an tòan lao động, quyền lợi 
lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng 
đồng. Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh Nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trên 
các yếu tố như:
 3.1 Trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp:
Bảo vệ môi trường
Đóng góp cho cộng đồng xã hội
Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp
Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng
 3.2 Trách nhiệm bên trong của doanh nghiệp:
Quan hệ tốt với người lao động
Bảo đảm lợi ích cho cổ đông
Tất nhiên, sự phân chia thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ 
có ý nhĩa tương đối và không thể nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm 
nào.
Với những nội dung cụ thể như vậy về Trách Nhiệm Xã Hội thì việc thực hiện 
Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh Nghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp phát 
triển bền vững mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội nói chung – 

File đính kèm:

  • docchuyen_de_trach_nhiem_bao_ve_moi_truong_tai_cong_ty_co_phan.doc