Tiểu luận Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015
Lao động là vốn quý, là yêu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi hình thức kinh tế xã hội, chính vì lẽ đó Đảng và nhà nước ta luôn đặt vấn đề về dân số, lao động ,việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế xã hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm là vị trí trung tâm lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển.
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều kiện đã sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm.
Hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng ổn định, hợp tác để cùng phát triển tác động mạnh đến sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là cơ hội tốt để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, được đối xử bình đẳng trên “sân chơi chung” của thế giới. Hội nhập đem lại nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là việc làm theo hướng công nghiệp với hàm lượng vốn, tri thức cao; các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân được nới lỏng, các quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao động… được thiết lập tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.Tuy nhiên thị trường lao động Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai, chứa đựng nhiều nghịch lý. Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam đang phải điều chỉnh thích nghi và hoàn thiện để cạnh tranh phát triển, lại phải đương đầu với những tác động tiêu cực nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu. Hậu quả của thu hẹp quy mô việc làm, ngành nghề xáo trộn đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế từ tầm nhìn hoạch định chính sách đến những giải pháp cụ thể trong tổ chức điều hành; đòi hỏi phải có cách nhìn nhận khách quan, toàn diện trong xem xét, đánh giá nhằm tìm giải pháp tích cực hơn trong chuyển đổi, tái cấu trúc lao động; tổ chức đào tạo để đảm bảo việc làm, an sinh xã hội trong các chương trình mục tiêu quốc gia.Trước những vấn đề bức xúc về việc làm hiện nay ở Việt Nam như đã nói trên,chúng em quyết định chọn đề tài “Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015”để tìm hiểu rõ hơn về thưc trạng việc làm và góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào việc giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015

TRƯỜNG ĐẠI HOC LAO ĐỘNG Xà HỘI (SCII) KHOA QUẢN LÝ LAO ĐỘNG ---------- BÀI TIỂU LUẬN MÔN :THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn SVTH : Trần Thị Bích Vi Trần Thị Phương Lan Lớp : ĐH07NL2 TP.HCM, ngày 02tháng 07 năm 2010 SVTH: Bích Vi_ Phương Lan Trang 1 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................3 1.Lý do chọn đề tài.............................................................................................3 2.Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................4 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4 4.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................4 5.Nguồn số liệu ..................................................................................................4 6.Kết cấu ............................................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................5 Chương 1:Cơ sở lí luận về vấn đề việc làm ...................................................5 1.1 Một số khái niệm .......................................................................................5 1.1.1 Việc làm.................................................................................................5 1.1.2 Quan hệ việc làm ...................................................................................5 1.1.3 Tạo việc làm...........................................................................................6 1.2 Các hình thức việc làm ..............................................................................6 1.3 Phân loại việc làm.....................................................................................7 1.4 Các mô hình kinh tế của sự xác định việc làm ..........................................9 1.5 Ý nghĩa việc làm ......................................................................................10 1.6 Pháp luật Nhà nước về việc làm ..............................................................11 Chương 2:Thực trạng về vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay................11 I.Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam.........................................11 II.Thực trạng về vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay.................................12 1.Cơ cấu dân số ở Việt Nam .........................................................................13 1.1 Cơ cấu dân số theo tuổi ........................................................................13 1.2 Dân số trong ĐTLĐ tăng nhanh về số tuyệ đối và tương đối..............15 2.Chất lượng lao động ở Việt Nam................................................................16 3.Phân bố lao động.........................................................................................18 3.1 Cơ cấu lao động theo khu vực .............................................................18 3.2 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế......................................................19 4.Thực trạng về việc làm ở Việt Nam............................................................20 4.1 Những người có việc làm......................................................................20 4.2 Những người thiếu việc làm và thất nghiệp..........................................22 Chương 3:Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm ...26 I. Phương hướng,mục tiêu,thách thức và giải pháp VL (2010-2015)...........26 1. Phương hướng,mục tiêu..........................................................................26 2.Cơ hội và thách thức ................................................................................28 2.1 Cơ hội ..................................................................................................28 2.2 Thách thức ...........................................................................................30 3.Giải pháp..................................................................................................32 II.Nhận xét và một số kiến nghị...................................................................37 1.Nhận xét...................................................................................................37 2.Một số kiến nghị ......................................................................................38 PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................40 SVTH: Bích Vi_ Phương Lan Trang 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn chuyên đề Lao động là vốn quý, là yêu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi hình thức kinh tế xã hội, chính vì lẽ đó Đảng và nhà nước ta luôn đặt vấn đề về dân số, lao động ,việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế xã hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm là vị trí trung tâm lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều kiện đã sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm. Hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng ổn định, hợp tác để cùng phát triển tác động mạnh đến sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là cơ hội tốt để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, được đối xử bình đẳng trên “sân chơi chung” của thế giới. Hội nhập đem lại nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là việc làm theo hướng công nghiệp với hàm lượng vốn, tri thức cao; các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân được nới lỏng, các quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao động được thiết lập tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.Tuy nhiên thị trường lao động Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai, chứa đựng nhiều nghịch lý. Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam đang phải điều chỉnh thích nghi và hoàn thiện để cạnh tranh phát triển, lại phải đương đầu với những tác động tiêu cực nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu. Hậu quả của thu hẹp quy mô việc làm, ngành nghề xáo trộn đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế từ tầm nhìn hoạch định chính sách đến những giải pháp cụ thể trong tổ chức điều hành; đòi hỏi phải có cách nhìn nhận khách quan, toàn diện trong SVTH: Bích Vi_ Phương Lan Trang 3 xem xét, đánh giá nhằm tìm giải pháp tích cực hơn trong chuyển đổi, tái cấu trúc lao động; tổ chức đào tạo để đảm bảo việc làm, an sinh xã hội trong các chương trình mục tiêu quốc gia.Trước những vấn đề bức xúc về việc làm hiện nay ở Việt Nam như đã nói trên,chúng em quyết định chọn đề tài “Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015”để tìm hiểu rõ hơn về thưc trạng việc làm và góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào việc giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta . 2.Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về vấn đề việc làm ,những kết quả đạt được, các cơ hội cũng như thách thức ảnh hưởng đến vấn đề việc làm hiện nay ở Việt Nam.Đồng thời nêu lên những hạn chế ,bất cập trong các chính sách nhằm bảo đảm và giải quyết việc làm cho người lao động của Nhà nước.Qua đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoat động giải quyết việc làm cho người lao động. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ▪ Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 ▪ Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề việc làm ở Việt Nam 4.Phương pháp nghiên cứu: ▪ Căn cứ vào giáo trình thị trường lao động của PGS.TS.Nguyễn Tiệp ▪ Dựa trên phân tích số liệu của các báo cáo thực tiễn từ các Doanh nghiệp, báo cáo của Sở Lao động thương binh – xã hội các tỉnh ,thành phố trong cả nước ,Tổng cục thống kê về việc làm 5.Nguồn số liệu ▪ Giáo trình thị trường lao động của PGS.TS.Nguyễn Tiệp ▪ Dựa trên các báo chí,website:tuoitre.com.vn,vieclamvietnam.gov.vn, molisa.gove.vn,thitruonglaodong.gov.vn, . 6.Kết cấu Phần mở đầu SVTH: Bích Vi_ Phương Lan Trang 4 Phần nội dung ➢ Chương I:Cơ sở lí luận về việc làm ➢ Chương II:Thực trạng việc làm ở Việt nam hiện nay ➢ Chương III:Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm Phần kết Do kiến thức, tư đuy, thông tin còn hạn hẹp cho nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cứu. Em kính mong được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy và các độc giả quan tâm để em hoàn thành tốt chuyên đề này. PHẦN NỘI DUNG Chương 1:Cơ sở lí luận về vấn đề việc làm 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Việc làm Hiện nay ,việc làm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau . ❖ Dưới góc độ kinh tế-xã hội,có quan niệm cho rằng: ➢ Việc làm là một vấn đề mang tính chất cá nhân ,trong đó có sự trả công do có sự tham gia mang tính chất cá nhân và trực tiếp của người lao động vào quá trình sản xuất ➢ Cũng có quan niệm cho rằng việc làm là tất cả những gì quan hệ đến cách kiếm sống của con người ,kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành quá trình kinh tế ➢ Có quan niệm lại cho rằng việc làm là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người ❖ Dưới góc độ pháp lí trong Bộ luật Lao động : Việc làm được hiểu như sau:”Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”(Điều 13 Bộ luật Lao đông) 1.1.2 Quan hệ việc làm Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực giải quyết việc làm ,bảo đảm việc làm cho người lao động .Quan hệ việc làm SVTH: Bích Vi_ Phương Lan Trang 5 là loại quan hệ pháp luật phức tạp, nó bao gồm cả những yếu tố của quan hệ pháp luật hành chính Quan hệ về việc làm bao gồm 3 loại: ✓ Quan hệ về bảo đảm việc làm giữa Nhà nước với người lao động ✓ Quan hệ về bảo đảm việc làm giữa người sử dụng lao động với người lao động ✓ Quan hệ giữa các tổ chức giới thiệu việc làm với người lao động 1.1.3 Tạo việc làm Tạo việc làm cho người lao động là một công việc hết sức khó khăn và nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như : Vốn đầu tư , sức lao động , nhu cầu thị trường về sản phẩm . Bởi vậy tạo việc làm là quá trình kết hợp các yếu tố trên thông qua nó để người lao động tạo ra các của cải vật chất ( số lượng , chất lượng ) , sức lao động (tái sản xuất sức lao động ) và các điều kiện kinh tế xã hội khác . 1.2 Các hình thức việc làm Những hoạt động việc làm biểu hiện dưới các hình thức : Làm những công việc được trả công lao động dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật hoặc đổi công Các công việc tự làm (tự sản xuất, kinh doanh) để thu lợi nhuận Làm các công việc sản xuất ,kinh doanh cho gia đình mình không nhận tiền công hay lợi nhuận Ngoài ra ,các hình thức việc làm còn thường được xem xét theo các góc độ: Tính chất địa lý của việc làm :Việc làm khu vực nông thôn,thành thị,vùng kinh tế (vùng lãnh thổ,vùng kinh tế trọng điểm) Tính chất kỹ thuật của việc làm:Từ tính chất đặc thù về kĩ thuật và công nghệ của việc làm có thể phân biệt việc làm theo ngành,nghề khác nhau (việc làm ngành nghề cơ khí,dệt ,may, chế biến thực phẩm ) SVTH: Bích Vi_ Phương Lan Trang 6 Tính chất thành thạo của việc làm :Việc làm giản đơn (phổ thông), việc làm có chuyên môn,kĩ thuật (việc làm đòi hỏi có kiến thức, kĩ năng ),việc làm trình độ chuyên môn ,kĩ thuật cao Tính chất kinh tế của việc làm :Vị trí của việc làm trong hệ thống quản lí lao động như :việc làm quản lí,công nhân ,nhân viên Điều kiện lao động của việc làm :Việc làm đảm bảo an toàn-vệ sinh lao động ,việc làm không đảm bảo an toàn- vê sinh lao động Tính chất di động của việc làm :Việc làm có tính di động cao (mức độ cao về thay đổi nghề nghiệp, khả năng kiêm nhiều nghề ,khả năng thay đổi thứ bậc trong công việc ) Tính chất đàng hoàng của việc làm :Việc làm đàng hoàng và việc làm không đàng hoàng Việc làm đàng hoàng là việc làm trong đó người lao động được đảm bảo các điều kiện : Được tạo điều kiện để tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật công nghệ Thỏa mãn với môi trường làm việc ( đảm bảo được sức khỏe, vệ sinh, an toàn lao động ) Được nhận phần thù lao tương xứng với lao động bỏ ra Có tiếng nói tại nơi làm việc và cộng đồng Cân bằng được công việc với đời sống gia đình 1.3 Phân loại việc làm Có nhiều cách phân loại việc làm theo các chỉ tiêu khác nhau . ❖ Phân loại việc làm theo mức độ sử dụng thời gian lao động : ✓ Việc làm đầy đủ: Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người đang có hoạt động nghề nghiệp , có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm . Tuy nhiên việc xác định số người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không SVTH: Bích Vi_ Phương Lan Trang 7 đề cập đến chất lượng của công việc làm . Trên thực tế nhiều người lao động đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày , việc làm có năng suất thấp thu nhập cũng thấp . Đây chính là sự không hợp lý trong khái niệm người có việc làm và cần được bổ xung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó là việc làm đầy đủ . Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là : Mức độ sử dụng thời gian lao động , năng suất lao động và thu nhập .Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật định ( Việt Nam hiện nay qui định 8 giờ một ngày .) mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người lao động Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớn hơn tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ. ✓ Thiếu việc làm : Với khái niệm việc làm đầy đủ như trên thì thiếu việc làm là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động tiến hành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động , mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm . Theo tổ chức lao động thế giới ( Viết tắt là ILO ) thì khái niệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng sau . - Thiếu việc làm vô hình : Là những người có đủ việc làm làm đủ thời gian thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề , kỹ năng lao động thấp , điều kiện lao động xấu , tổ chức lao động kém , cho năng suất lao động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn . SVTH: Bích Vi_ Phương Lan Trang 8 Thước đo của thiếu việc làm vô hình là : Thu nhập thực tế K = x 100% Mức lương tối thiểu hiện hành -Thiếu việc làm hữu hình : Là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian ít hơn quỹ thời gian qui định , không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc . Thước đo của thiếu việc làm hữu hình là : Số giờ làm việc thực tế K = x 100% Số giờ làm việc theo quy định ✓ Thất nghiệp : Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm , có khả năng lao động , hay nói cách khác là sẵn sàng làm việc và đang đi tìm việc làm . ❖ Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động . ✓ Việc làm chính : Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật . ✓ Việc làm phụ : Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính . 1.4.Các mô hình kinh tế của sự xác định việc làm : ✓ Mô hình thị trường tự do cạnh tranh truyền thống: Mô hình này cho rằng không có sự lệch lạc về thị trường và vấn đề việc làm và tiền lương do sự tác động qua lại giữa cung và cầu về lao động. Theo mô hình này tiền lương được xem là yếu tố dễ thay đổi, sẽ không có tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Khi bàn tới vấn đề này chúng ta phải xem tại sao nhu cầu về lao động lại là nhu cầu phát sinh SVTH: Bích Vi_ Phương Lan Trang 9 (Derived Demand) và nó được quyết định từ sản phẩm lao động lợi nhuận biên (Marginal Revenue Product of Labor) như thế nào. Chúng ta cũng bàn về việc nguồn cung lao động được xem là cân bằng giữa công việc và thời gian rảnh rỗi ra sao và khi tiền lương tăng lên sẽ khuyến khích người công nhân làm việc nhiều hơn và có ít thời gian rỗi hơn như thế nào. ✓ Mô hình giữa sản lượng và việc làm ở tầm vĩ mô: Mô hình giữa sản sượng và việc làm giải thích rằng sự tăng trưởng về sản lượng có được là do nhiều yếu tố sản xuất được đưa vào trong quá trình sản xuất hoặc bởi các yếu tố sản xuất hiện có đang trở nên có hiệu quả hơn. Mô hình này cho thấy qua thời gian chúng ta sẽ hy vọng các nước đang phát triển sẽ trở nên có hiệu quả hơn. ✓ Mô hình thúc đẩy giá cả ở tầm vi mô: Mô hình này cho thấy tính chênh lệch về mức giá của các yếu tố (distortion in relative prices of factors) sẽ dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực kém đi tính tối ưu. Chẳng hạn, nếu đối với các yếu tố cứng nhắc hiện có, giá lao động vẫn cao hơn vốn và khi đó các doanh nghiệp sẽ lựa chọn một phương pháp sản xuất cần nhiều vốn hơn và kết quả là tổng số người có việc làm trong xã hội sẽ ít hơn. ✓ Mô hình thứ tư, bao hàm nhất là mô hình di cư từ Nông thôn ra Thành thị 1.5. Ý nghĩa của việc làm Việc làm là một trong những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất , công cụ sản xuất và sức lao động . Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng, nó mang mục đích ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao động và toàn xã hội . Mục đích của tạo việc làm nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực , các tiềm năng kinh tế , tránh lãng phí nguồn lực xã hội . Về SVTH: Bích Vi_ Phương Lan Trang 10
File đính kèm:
tieu_luan_thuc_trang_viec_lam_va_cac_giai_phap_giai_quyet_vi.doc