Tiểu luận Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Dịch vụ việc làm ở Quận 12 giai đoạn 2008 - 2010
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế ngày càng được mở rộng, với đà phát triển của các khu công nghiệp, nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp tăng cao và người lao động cũng đổ xô đi tìm việc ở khắp nơi. Hiện nay ở nước ta, ngày càng có nhiều kênh giao dịch được áp dụng trên thị trường lao động, thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Có những dạng giao dịch được thực hiện thông qua các thể chế trung gian thị trường lao động, nhưng cũng có rất nhiều các loại hình giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người bán và người mua sức lao động. Một trong những loại hình góp phần quan trọng vào các kênh giao dịch lao động chủ yếu hiện nay mà nhóm em nguyên cứu đó là các Trung tâm dịch vụ việc làm. Hoạt động giới thiệc việc làm trong những năm qua đã góp phần làm chuyển đổi nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động trong cơ chế mới. Với sự giúp đỡ của Trung tâm giới thiệu việc làm thì hàng ngàn, hàng triệu người lao động đã tìm được việc làm, từng bước ổn định đời sống, hội nhập vào thị trường lao động.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây thì hoạt động dịch vụ việc làm đang gặp phải một số khó khăn nhất định mà nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Bài chuyên đề cuối khóa về “ Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Dịch vụ việc làm ở Quận 12 giai đoạn 2008-2010” được thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình thực tiễn của hoạt động Dịch vụ việc làm tại Quận 12, tìm hiểu những kết quả tích cực mà Quận 12 đã đạt được trong thời gian qua cũng như những mặt hạn chế, những khó khăn cần giải quyết trong lĩnh vực Dịch vụ việc làm và từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này và cũng nhằm giải quyết tốt hơn cho nhu cầu tìm việc của người lao động ở Quận 12 nói riêng cũng như trong thành phố nói chung.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Dịch vụ việc làm ở Quận 12 giai đoạn 2008 - 2010

Trường Đại học Lao động – Xã hội Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Tuấn TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TẠI QUẬN 12 Nhóm sinh viên thực hiện: Trang 1 Trường Đại học Lao động – Xã hội Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Tuấn Lời cảm ơn! Trong suốt học kì vừa qua tại lớp ĐHLT08NL _ trường ĐH Lao động –Xã hội, chúng em đã được các thầy hết lòng truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc hiện tại và sau này. Nằm trong chương trình đào tạo của nhà trường, ở học kỳ 4 này chúng em được thầy Nguyễn Ngọc Tuấn tận tình truyền đạt kiến thức quý báu môn Thị Trường Lao Động. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy nhóm chúng em tiến hành làm bài tập chuyên đề tại Trung tâm DVVL Quận 12. TP. HCM. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề này. Xin cám ơn quý ban lãnh đạo Trung tâm DVVL quận 12 đã tạo mọi điều kiện để nhóm chúng em thực hiện chuyên đề này. Nhóm sinh viên thực hiện: MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU Trang 2 Trường Đại học Lao động – Xã hội Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Tuấn 1. Lí do chọn đề tài. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Nguồn số liệu 6. Kết cấu: • ChươngI: • Chương II: • Chương III: • Chương IV: PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Chương I: Cơ sở lí luận 1. Một số khái niệm ✓ Dịch vụ việc làm ✓ Hoạt động dịch vụ việc làm ✓ Mạng lưới dịch vụ việc làm ✓ Hoạt động điều phối việc làm ✓ Trung tâm điều phối việc làm ✓ Cơ sở ( tổ chức ) dịch vụ việc làm ✓ Môi giới việc làm ✓ Giới thiệu việc làm ✓ Cung ứng lao động ✓ Khách hàng của dịch vụ việc làm ✓ Cơ sở dịch vụ việc làm công ✓ Cơ sở dịch vụ việc làm tư nhân 2. Các quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm ChươngII : Giới thiệu khái quát về kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai 1. Đặc điểm kinh tế -xã hội tỉnh quận 12 2. Tình hình thị trường lao động quận 12 ChươngIII: Thực trạng hoạt động của Trung tâm DVVL Quận 12. TP. HCM. 1. Giới thiệu sở Lao Động Thương Binh Xã Hội TP. HCM 2. Giới thiệu về trung tâm dịch vụ việc làm QUẬN 12 3. Thực trạng hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quận 12 4. Những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm quận 12. Chương IV: phương hướng và một số giải phá, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm quận 12. 1. Phương hướng 2. Giải pháp và kiến nghị PHẦN III: KẾT LUẬN PHẦN I: MỞ ĐẦU Trang 3 Trường Đại học Lao động – Xã hội Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Tuấn 1. Lí do chọn đề tài. Trong giai đoạn hiện nay, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế ngày càng được mở rộng, với đà phát triển của các khu công nghiệp, nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp tăng cao và người lao động cũng đổ xô đi tìm việc ở khắp nơi. Hiện nay ở nước ta, ngày càng có nhiều kênh giao dịch được áp dụng trên thị trường lao động, thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Có những dạng giao dịch được thực hiện thông qua các thể chế trung gian thị trường lao động, nhưng cũng có rất nhiều các loại hình giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người bán và người mua sức lao động. Một trong những loại hình góp phần quan trọng vào các kênh giao dịch lao động chủ yếu hiện nay mà nhóm em nguyên cứu đó là các Trung tâm dịch vụ việc làm. Hoạt động giới thiệc việc làm trong những năm qua đã góp phần làm chuyển đổi nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động trong cơ chế mới. Với sự giúp đỡ của Trung tâm giới thiệu việc làm thì hàng ngàn, hàng triệu người lao động đã tìm được việc làm, từng bước ổn định đời sống, hội nhập vào thị trường lao động. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây thì hoạt động dịch vụ việc làm đang gặp phải một số khó khăn nhất định mà nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Bài chuyên đề cuối khóa về “ Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Dịch vụ việc làm ở Quận 12 giai đoạn 2008- 2010” được thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình thực tiễn của hoạt động Dịch vụ việc làm tại Quận 12, tìm hiểu những kết quả tích cực mà Quận 12 đã đạt được trong thời gian qua cũng như những mặt hạn chế, những khó khăn cần giải quyết trong lĩnh vực Dịch vụ việc làm và từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này và cũng nhằm giải quyết tốt hơn cho nhu cầu tìm việc của người lao động ở Quận 12 nói riêng cũng như trong thành phố nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm DVVL nói chung và trung tâm DVVL quận 12 nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tình hình hoạt độngcủa trung tâm DVVL quận 12 và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm. - Phạm vi nghiên cứu: toàn địa bàn quận 12. Trang 4 Trường Đại học Lao động – Xã hội Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Tuấn 4. Phương Pháp nghiên cứu - Tìm hiểu tình tình hoạt động của trung tâm DVVL quận 12 sau đó thu thập số liệu - Từ số liệu do trung tâm cung cấp lấy đó làm cơ sở cho hoạt động danh giá phân tích 5. Nguốn số liệu - Số liệu được thu thập dựa trên các báo cáo thường niên của Sở Lao động Thương binh - Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề Dịch vụ việc làm diễn ra trên địa bàn Quận 12, trên các bài báo, tạp chí , website về lĩnh vực Dịch vụ việc làm, - Tổng cục thống kê - Số liệu do trung tâm DVVL quận 12 cung cấp. PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Chương I: Cơ sở lí luận 1. Một số khái niệm 1.1 Dịch vụ việc làm Dịch vụ việc làm là môi giới việc làm giữa người tìm việc và chủ sử dụng lao động có nhu cầu tuyển người vào các vị trí việc làm trống, là hoạt động trung gian chắp nối cung – cầu lao động, giúp cho người lao động có việc làm và chủ sử dụng tìm được người cần thuê. * Khái niệm dịch vụ việc làm là nói đến các hoạt động chính sau đây: 1.2 Mạng lưới dịch vụ việc làm Mạng lưới dịch vụ việc làm là một hệ thống bao gồm các cơ sở dịch vụ việc làm, Trung tâm điều phối việc làm. Mối quan hệ giữa chúng được hình thành nhằm hỗ trợ cho người lao động trong tìm kiếm việc làm và hỗ trợ cho người sử dụng lao động, người đào tạo nghề thỏa mãn nhu cầu về lao động, đào tạo trong một vùng lãnh thổ nào đó hoặc liên vùng. 1.3 Hoạt động điều phối việc làm Hoạt động điều phối việc làm là hoạt động chắp nối thông tin cung – cầu về lao động giữa các cơ sở dịch vụ việc làm, các địa phương hoặc các vùng lãnh thổ nhằm giải quyết sự mất cân đối cung – cầu lao động. 1.4 Trung tâm điều phối việc làm Trung tâm điều phối việc làm là các Trung tâm thực hiện các hoạt động điều phối việc làm, được hiểu như là cầu nối giữa các cơ sở dịch vụ việc làm. Trung tâm điều phối Trang 5 Trường Đại học Lao động – Xã hội Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Tuấn việc làm nhằm tuyển lao động ở địa phương thừa lao động cung ứng cho địa phương thiếu lao động, góp phần làm giảm sự mất cân đối cung – cầu lao động giữa các vùng lãnh thổ. 1.5 Cơ sở dịch vụ việc làm Cơ sở dịch vụ việc làm được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người thất nghiệp và giúp đỡ người tìm việc tham gia vào thị trường lao động; tổ chức thị trường việc làm nhằm đảm bảo các chỗ làm trống được lấp bằng những ứng viên thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của công việc đòi hỏi trong thời gian sớm nhất, đảm bảo cung – cầu lao động phù hợp cho nhu cầu lao động hiện tại và tương lai; đề xuất các giải pháp nhằm tạo việc làm mới. 1.6 Môi giới việc làm Môi giới việc làm chính là việc đứng giữa làm trung gian cho hai bên, một bên là người tìm việc và một bên là người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển người vào chỗ làm việc trống, để họ tiếp xúc, tìm hiểu lẫn nhau nhầm đạt được mục đích của mỗi bên, đó là người lao động tìm được việc làm phù hợp và người sử dụng lao động tuyển chọn được người lao động theo yêu cầu công việc. Sự cần thiệt của hoạt động môi giới việc làm là ở chỗ cả người sử dụng lao động và người lao động tìm việc đều không có đầy đủ thông tin về các chổ làm việc trống và các ứng viên tìm việc, do vậy, cần có một loại dịch vụ giúp chấp nối hai bên với nhau. Môi giới việc làm là nổi lưc nhằm xóa bỏ sự thiếu hụt về thông tin này và đưa người tìm việc và người sử dụng lao động đến được với nhau. 1.7 Giới thiệu việc làm Giới thiệu việc làm là cơ sở dịch vụ việc làm có những thông tin về chỗ làm việc trống và giới thiệu cho người tìm việc đến địa chỉ của người sử dụng lao động để tìm hiểu và có thể đi đến thỏa thuận về việc làm hoặc cơ sở dịch vụ viêc làm có thông tin về người tìm việc và giới thiệu cho người sử dụng lao động tiếp xúc và có thể đi đến những thảo thuận tuyển dụng. 1.8 Cung ứng lao động Cung ứng lao động là một loại dịch vụ mà các cơ sở dịch vụ việc làm có thể cung cấp cho người sử dụng lao động. Cung ứng lao động được dùng để chỉ việc cơ sở dịch vụ việc làm và người sử dụng việc làm và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng cung ứng lao động trong đó cơ sở dịch vụ việc làm chịu trách nhiệm tuyển chọn và cung cấp đủ số Trang 6 Trường Đại học Lao động – Xã hội Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Tuấn lượng lao động đáp ứng các nhu cầu về ngàng nghề, kỹ năng, tay nghề và các yêu cầu khác cho người sử dụng lao động. Cung ứng lao động thường xảy ra khi nhà tuyển dụng không có thông tin và thời gian tìm kiếm người lao động phù hợp và tin chắc rằng cơ sở dịch vụ việc làm đủ năng lực giúp họ việc đó. Cung ứng lao động cũng thường xảy ra khi nhà tuyển dụng muốn có số lượng lao động, không đòi hỏi chất lượng và việc nhờ cơ sở dịch vụ việc làm tuyển giúp sẽ tiết kiệm chi phí hơn là tự họ đứng ra tuyển. 1.9 Khách hàng của dịch vụ việc làm Khách hàng của cơ sở dịch vụ việc làm chính là đối tượng phục vụ của cơ sở việc làm. Dịch vụ việc làm về bản chất là các hoạt động can thiệp vào thị trường lao động , đem lại lợi ích cho người tìm việc và người sử dụng lao động. Sự can thiệp này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Can thiệp trực tiếp có nghĩa là tạo ra sự gặp gỡ giữa cơ sở dịch vụ việc làm, người tìm việc và người sử dụng lao động mà kết quả là giải quyết được việc làm thông qua việc môi giới chấp nối. Can thiệp gián tiếp nghĩa là thông qua việc cung cấp thông tin và tư vấn giúp cho người tìm việc tự tìm được việc làm hoặc ngưởi sử dụng lao động tìm được lao động phù hợp mà không cần sự trợ giúp thêm từ phía cơ sở dịch vụ việc làm. Cho dù can thiệp trực tiếp hay gián tiếp, những người thụ hưởng dịch vụ đều là khách hàng của hệ thống. Các khách hàng chủ yếu của cơ sở dịch vụ việc làm bao gồm: - Sinh viên các trường còn đang có nhu cầu tìm việc làm sử dụng một phần thời gian. - Học sinh rời ghế nhà trường và muốn tham gia thị trường lao động. - Học sinh tốt nghiệp các trường và tham gia thị trường lao động. - Người thất nghiệp đã có kinh nghiệm làm việc và mong muốn quay trở lại làm việc. - Người đang có việc làm nhưng mong muốn chuyển sang một việc làm tốt hơn. - Các nhóm đặc biệt như người tàn tật, bộ đội xuất ngũ, lao động từ nước ngoài trở về có nhu cầu tìm việc làm. - Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động. - Những người muốn tư vấn để tự giải quyết việc làm. 2. Tổ chức của Trung tâm giới thiệu việc làm ở nước ta Trang 7 Trường Đại học Lao động – Xã hội Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Tuấn 2.1 Yêu cầu và mô hình của tổ chức a. Yêu cầu tổ chức Để tổ chức một Trung tâm giới thiệu việc làm hiệu quả, cần phải tuân thủ nhưng yêu cầu sau: • Bộ máy trung tâm giới thiệu phải tinh giảm gọn nhẹ Trung tâm giới thiệu việc làm hoạt động theo cơ chế thị trường, nếu tổ chức bộ máy cồng kềnh, tính năng động trong hoạt động sẽ giảm và hiệu suất làm việc sẽ không cao, Trung tâm khó có thể tồn tai. Vì vậy, bộ máy của Trung tâm phải tinh giảm gọn nhẹ. Trong điều kiện hiện nay, Trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện nhiệm vụ mang tính tổng hợp. Do khối lượng công việc khá nhiều các trung tâm giới thiệu việc làm thường có xu hướng muốn tăng biên chế làm việc. Mặt khác, theo thông tư số 08/LĐTBXH-TT và Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH, các Trung tâm giới thiệu việc làm chỉ được biên chế từ 4 đến 10 người , có nghĩa là chỉ có 4 đến 10 cán bộ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Những cán bộ khác làm việc cho trung tâm giới thiệu việc làm là lao động hợp đồng, Trung tâm phải tự tạo nguồn để trả lương. Trong đều kiện khối lượng công việc có nhiều biến động, khi tuyển thêm lao động hợp đồng các Trung tâm giới thiệu việc làm phải tính toán kỹ nhu cầu số lượng cần tuyển và đặt ra yêu cầu, tiêu chuẩn tuyển chọn đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân viên. * Phân công nhiệm vụ rõ ràng, tránh sự chồng chéo Một trong những yêu cầu cơ bản của quản lý là khi giao nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân phải rõ ràng, tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ được thể hiện ở những quy định cụ thể về nội dung, yêu cầu và các điều kiện để tiến hành công viêc, cơ chế phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ, thời gian, tiến độ, thực hiện công việc. Chỉ có như vậy, mới nâng cao được tính trách nhiệm trong công việc và dễ kiễm tra, đánh giá kết quả công việc. Đây là một trong những yếu tố quản lý quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động Trung tâm giới thiệu việc làm. * Cán bộ của Trung tâm phải có kiến thức về lĩnh vực lao động – việc làm và các kỹ năng giới thiệu việc làm Hoạt động giới thiệu việc làm đòi hỏi cán bộ giới thiệu việc làm phài thường xuyên tìm kiếm thông tin thị trường lao động và các thông tin khác có liên quan, phải biết cách khai thác và cập nhật nhưng luồng thông tin cần thiết, phải biết cung câp thông tin và cung Trang 8 Trường Đại học Lao động – Xã hội Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Tuấn cấp như thế nào, phải có nghệ thuật giữ được mối quan hệ với khách hàng, phải biết chấp nối thông tin cung - cầu về lao động để giải quyết việc làm cho khách hàng Nếu không có sự năng động, không có kiến thức cần thiêt về lĩnh vực lao động – việc làm và nắm vững những kỹ năng giới thiệu việc làm thì cán bộ giới thiệu việc làm không thể thực hiện được nhiệm vụ đó. b. Mô hình tổ chức Tùy theo điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, thế mạnh nguồn nhân lực cũng như địa bàn hoạt động, các Trung tâm giới thiệu việc làm có thể được tổ chức theo những hình thức khác nhau. Mỗi bộ phận trong Trung tâm giới thiệu việc làm được hình thành là để thực hiện một chức năng cụ thể nào đó. Bên cạnh các bộ phận tổ chức – hành chính và kế toán – tài vụ thực hiện các chức năng quản lý chung đối với trung tâm như: quản lý nguồn nhân lực, tổ chức cán bộ, tổng hợp, và kế hoạch, phục vụ, quản trị, kế toán, một số bộ phận khác cũng được hình thành, ví dụ như: * Bộ phận dạy nghề: Thực hiện tư vấn nghề nghiệp cho các học viên, tổ chức các lớp học nghề, quản lý giáo viên * Bộ phận giới thiệu việc làm: Khai thác việc làm, tiếp nhận lao động, tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm * Bộ phận sản xuất – dịch vụ: Xưởng thực hành, xưởng sản xuất – dịch vụ, bán hàng Sơ Đồ: Mô Hình Tổ Chức Các Trung Tâm Giới Thiệu Việc Làm BAN GIÁN ĐỐC TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận tổ chức kế toán dạy nghề giới sản xuất hành tài vụ thiệu dịch vụ chính việc làm tổng hợp Ngoài ra, một số Trung tâm giới thiệu việc làm có bộ phận “du học” tổ chức tự túc du học, tham quan cho tất cả các đối tượng như học sinh, sinh viên, người lao động Trang 9 Trường Đại học Lao động – Xã hội Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Tuấn Một số Trung tâm giới thiệu việc làm còn lập chi nhánh đặc ở các địa điểm khác nhau để tiện giao dịch và hoạt động. Tổ chức của các Trung tâm giới thiệu việc làm hiện nay ở nước ta được thực hiện chủ yếu theo những quy định của Thông tư số 08/LĐTBXH ngày 10/03/1997 và Thông tư số 20/2005 TT-BLĐTBXH 22/6/2005 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội. Mô hình tổ chức phổ biến là hình thành các phòng ban theo chức năng trực thuộc Giám đốc Trung tâm. Các trường hợp phổ biến là mỗi Trung tâm có từ một đến hai Phó Giám đốc giúp Giám đốc theo dõi và quản lý một số lĩnh vực hoạt động của Trung tâm. Nhìn chung hiện tại với mô hình cơ cấu quản lý của Trung tâm giới thiệu việc làm như trên có sự hợp lý nhất định, tuy nhiên trong điều kiện áp dụng máy tính và công nghệ tin học phát triển nhanh thì cơ cấu quản lý của các Trung tâm giới thiệu việc làm còn tiếp tục phải được hoàn thiện, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. 2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm giới thiệu việc làm a. Chức năng • Chức năng dịch vụ Chức năng dịch vụ của Trung tâm giới thiệu việc làm được thể hiện thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Mỗi khách hàng thường có một nhu cầu nào đó, chẳng hạn nhu cầu về việc làm, nâng cao tay nghề của người tìm việc, nhu cầu cần thuê nhân công của người sử dụng lao động Họ tìm đến Trung tâm giới thiệu việc làm với hy vọng là Trung tâm có thể đáp ứng được nhu cầu này cho họ. Khi nhu cầu được đáp ứng, Trung tâm giới thiệu việc làm sẽ nhận được phí dịch vụ ở mức cần thiết theo nguyên tắc quy định của Nhà nước. • Chức năng thông tin Một trong những chức năng quan trong khác của Trung tâm giới thiệu việc làm là chức năng thông tin. Bản chất của chức năng này được thể hiện ở việc nhận xử lý và cung cấp thông tin cho các khách hàng. Thông tin mà Trung tâm giới thiệu việc làm thu nhận được có thể từ nhiều nguồn khác nhau ( từ các khách hàng, từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể ). Khi nhận các thông tin này, Trung tâm giới thiệu việc làm phải tiến hành xử lý, sắp xếp, phân loại để tiện cung cấp cho khách hàng bao gồm: - Người sử dụng lao động. Trang 10
File đính kèm:
tieu_luan_thuc_trang_va_giai_phap_cho_hoat_dong_dich_vu_viec.doc