Tiểu luận Chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn huyện Bình Đại – Bến Tre trong quá trình đô thị hóa

Quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước nói chung và Tỉnh Bến Tre nói riêng. Một mặt đô thị hoá là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hưóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá: phát triển mạnh các ngành công nghiệp và thương mại – dich vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Mặt khác đô thị hoá cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn dân cư nông thôn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai để phục vụ cho mục tiêu đô thị hoá.

Khu vực nông thôn tỉnh Bến Tre đang khởi sắc theo hướng đô thị hóa. Quá trình xây dựng các khu, cụm công nghiệp, cảng cá, chợ đầu mối sẽ kéo theo sự hình thành cụm dân cư mới … Nền kinh tế tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn.

Bình Đại là một trong ba huyện giáp biển của tỉnh Bến Tre, nhưng không được nhiều thuận lợi như Ba Tri và Thạnh Phú; Bình Đại nằm trên Cù lao An Hóa, so với các huyện khác trong tỉnh Bến Tre thì Bình Đại có phần cô lập nằm lẻ loi trên một dãy cù lao. Bình Đại thường xuyên chịu sự xâm nhập của nước mặn vào tận các xã ở giữa cù lao. Người dân ở đây chủ yếu làm vườn, ruộng, trồng giồng và đánh cá biển, chế biến những sản phẩm của biển.

doc 33 trang Minh Tâm 28/03/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn huyện Bình Đại – Bến Tre trong quá trình đô thị hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn huyện Bình Đại – Bến Tre trong quá trình đô thị hóa

Tiểu luận Chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn huyện Bình Đại – Bến Tre trong quá trình đô thị hóa
 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI ( CS II )
 TIỂU LUẬN
 CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
HUYỆN BÌNH ĐẠI – BẾN TRE TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
 Giảng viên: Nguyễn Ngọc Tuấn
 Lớp: 
 Thực hiện: 
 1 MỤC LỤC
 PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Tính cấp thiết của đề tài.
 2. Mục tiêu nghiên cứu.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 4. Phương pháp nghiên cứu.
 5. Nguồn số liệu.
 6. Kết cấu của đề tài.
 PHẦN NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA
 LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1 Các khái niệm cơ bản
 1.1.1 Khái niệm việc làm và người có việc làm
 a. Việc làm;
 b. Các hình thức việc làm;
 c. Phân loại việc làm;
 d. Thiếu việc làm;
 đ. Thất nghiệp;
 1.1.2 Dân số hoạt động kinh tế và không hoạt động kinh tế
 1.1.3 Cơ cấu lao động
 1.1.4 Đô thị hoá
1.2 Mối quan hệ giữa đô thị hoá với cơ cấu lao động và việc làm
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn trong quá 
trình đô thị hoá.
 1.3.1 Thị trường lao động;
 1.3.2 Trình độ học vấn;
 1.3.3 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
1.4 Các mô hình chuyển đổi việc làm ;
 2 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO 
 ĐỘNG HUYỆN BÌNH ĐẠI HIỆN NAY
2.1 Bức tranh kinh tế - xã hội huyện Bình Đại trong quá trình đô thị hóa ;
2.2 Quá trình thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất tác động đến việc làm lao 
động nông thôn ;
 2.2.1 Công tác thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Huyện:
 2.2.2 Chính sách hỗ trợ ;
 2.2.3 Vấn đề việc làm trước và sau khi nhà nước thu hồi đất ở huyện Bình 
 Đại ;
2.3 Sự chuyển dịch lao động và hiệu quả khi chuyển đổi việc làm cho lao động nông 
thôn huyện Bình Đại trong thời gian gần đây ;
 2.3.1. Sự chuyển dịch lực lượng lao động nông thôn huyện Bình Đại trong thời 
gian gần đây ;
 2.3.2 Hiệu quả sau khi chuyển đổi việc làm ;
 2.3.2.1 Hiệu quả thu nhập ;
 2.3.2.2 Kết quả thực hiện ;
2.4 Đánh giá chung ;
 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ 
 CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH 
 ĐẠI – BẾN TRE
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Đại đến năm 2015;
3.2 Một số khuyến nghị đối với vấn đề chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn 
huyện Bình Đại;
 3.2.1 Khuyến nghị đối với Nhà Nước - cấp Trung ương;
 3.2.2 Đối với chính quyền địa phương, cơ sở;
 3.2.3 Đối với người dân;
3.3 Một số giải pháp hỗ trợ cho việc chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn 
huyện Bình Đại;
 3.3.1 Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
 3.3.2 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ;
 3.3.3 Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội ;
 3.3.4 Quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị mới gắn với giải quyết việc làm 
cho người lao động;
 3.3.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động;
 3.3.6 Phát triển thị trường xuất khẩu lao động;
 3 PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Tính cấp thiết của đề tài:
 Quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước nói 
chung và Tỉnh Bến Tre nói riêng. Một mặt đô thị hoá là một trong những giải pháp 
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hưóng chuyển dịch cơ cấu 
kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá: phát triển mạnh các ngành 
công nghiệp và thương mại – dich vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn 
từ nay đến năm 2020. Mặt khác đô thị hoá cũng là một trong những chỉ tiêu quan 
trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những tác động 
tích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt 
là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn dân cư nông thôn bị rơi vào tình 
trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai để phục vụ cho mục tiêu đô 
thị hoá.
 Khu vực nông thôn tỉnh Bến Tre đang khởi sắc theo hướng đô thị hóa. Quá 
trình xây dựng các khu, cụm công nghiệp, cảng cá, chợ đầu mối sẽ kéo theo sự hình 
thành cụm dân cư mới Nền kinh tế tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây đã tạo 
điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa 
nông thôn.
 Bình Đại là một trong ba huyện giáp biển của tỉnh Bến Tre, nhưng không được 
nhiều thuận lợi như Ba Tri và Thạnh Phú; Bình Đại nằm trên Cù lao An Hóa, so với 
các huyện khác trong tỉnh Bến Tre thì Bình Đại có phần cô lập nằm lẻ loi trên một dãy 
cù lao. Bình Đại thường xuyên chịu sự xâm nhập của nước mặn vào tận các xã ở giữa 
cù lao. Người dân ở đây chủ yếu làm vườn, ruộng, trồng giồng và đánh cá biển, chế 
biến những sản phẩm của biển.
 Bình Đại đang trong quá trình đô thị hóa với những dự án khuyến khích mời gọi 
đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩ tăng 
trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người dân. Đặc biệt là dự 
án lấn biển và đầu tư phát triển tiềm năng du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển 
khoa học kĩ thuật 
 Bình Đại chủ yếu là phát triển nông và ngư nghiệp vì vậy mà trong quá trình đô 
thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, cơ cấu kinh tế chuyển dịch 
theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp điều đó sẽ dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao 
động và việc làm của người dân, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ.
 4 Vấn đề đặt ra ở đây là cơ cấu lao động và việc làm của người dân trong 
huyện đã chuyển đổi như thế nào dưới tác động của đô thị hoá? Người dân đã thực 
hiện những chiến lược sinh kế như thế nào để có thể thích nghi với hoàn cảnh và 
điều kiện sống mới? Đó chính là lí do để nghiên cứu đề tài.
 Vấn đề lao động - việc làm, chuyển dịch cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động 
nông nghiệp, nông thôn được chú ý nghiên cứu từ nhiều năm nay, bao gồm các công 
trình nghiên cứu:
 - Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để 
xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã 
hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia.( Đề tài độc lập cấp nhà nước 
12/2005). Nghiên cúư này được thực hiện tại các tỉnh/TP: Hà Nội, TP Hồ Chí 
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hà Tây, Cần Thơ, Bến Tre, Bình Dương 
với mục tiêu:
 + Đánh giá thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi 
để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã 
hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, 
nguyên nhân hạn chế của vấn đề này.
 + Đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp và các điều kiện giải quyết 
thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công 
nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu công cộng và lợi 
ích quốc gia những năm tới.
 - Nghiên cứu đề xuất phương án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông 
thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện 
đại hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội. ( Đề tài khoa học và công nghệ cấp thành 
phố - 2005). Cùng với xu thế khách quan và tất yếu của đô thị hoá là sự chuyển dịch 
về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở các vùng bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, 
trong đó vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động thuần nông gặp phải những 
trở ngại lớn khi họ buộc phải chuyển đổi từ việc làm nông nghiệp không cần đến trình 
độ chuyên môn kĩ thuật sang việc làm phi nông nghiệp đòi hỏi phải có trình độ chuyên 
môn kĩ thuật. Nghiên cứu này hướng đến đề xuất những giải pháp phát triển nguồn 
nhân lực nông thôn với phương án khả thi và mô hình phù hợp với xu thế đô thị hoá 
nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành Hà Nội.
 - Về vấn đề giải quyết việc làm đề tài cấp Bộ (2000) “Những biện pháp chủ 
yếu giải quyết lao động thiếu việc làm ở vùng thuần nông” do Trung tâm Nghiên 
cứu Dân số và Nguồn lao động - Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện, đã đưa 
 5 ra nhận định: Khả năng tạo việc làm ở khu vực nông thôn hiện nay rất phong phú và 
đa dạng, tạo việc làm phi nông nghiệp ngay tại địa phương, tăng cường dạy nghề cho 
lao động nông thôn, ưu tiên các dự án quốc gia và quốc tế cho việc giải quyết việc 
làm, dạy nghề và nâng cao dân trí.
 - Trường Đại học Kinh tế quốc dân trong đề tài độc lập cấp nhà nước KX.01 -
2005 đã đề cập đến vấn đề “việc làm và thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong 
quá trình CNH-HĐH và đô thị hoá”. Về mặt lý luận nghiên cứu đã đề cập đến sự 
cần thiết phải thu hồi đất, CNH-HĐH và đô thị hoá tất yếu sẽ dẫn đến thu hồi đất 
nông nghiệp và do đó một bộ phận dân sẽ mất việc làm trong nông nghiệp. Đây vừa 
là cơ hội, vừa là thách thức đối với nước ta trong quá trình phát triển. Về mặt thực 
tiễn nghiên cứu chỉ ra những bất cập về vấn đề đảm bảo thu nhập, đời sống, việc làm 
của người có đất bị thu hồi. Việc thu hồi đất là điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động 
theo hướng tiến bộ nhưng kế hoạch thu hồi đất không gắn với kế hoạch đào tạo nghề 
nên người dân mất đất không có việc làm và thu nhập, đời sống người dân tiềm ẩn sự 
bất ổn bên trong. Nghiên cứu dự báo nhu cầu thu hồi đất và đưa ra khung chính sách 
đồng bộ bao gồm: Chính sách đền bù, bồi thường thiệt hại; Chính sách tạo việc làm; 
Chính sách tái định cư; Chính sách về trách nhiệm và nghĩa vụ của các đơn vị được 
nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị 
và các chính sách xã hội liên quan để đảm bảo việc làm và thu nhập cho đối tượng bị 
thu hồi đất.
 Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về mối quan hệ tương tác giữa 
đô thị hoá với sự dịch chuyển về cơ cấu lao động, việc làm cả các hộ gia đình trong 
khu vực quy hoạch đô thị hoá. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết 
nhằm phát hiện ra các tác động của quá trình đô thị hoá đối với cơ cấu lao động, việc 
làm của các hộ gia đình nằm trong vùng đô thị hoá. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp 
phần vào việc hoạch định chiến lược đô thị hoá trong thời gian tới ở Việt Nam. 
 2. Mục tiêu nghiên cứu: 
 Trên cơ sở đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến thực trạng chuyển đổi 
việc làm và đời sống của lao động nông thôn huyện Bình Đại, phân tích các nhân tố 
tác động tới chuyển đổi việc làm, từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị phù hợp 
nhằm tạo việc làm, giúp cho việc chuyển đổi việc làm đạt hiệu quả cao cho lao động 
nông thôn huyện Bình Đại.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 6 - Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm và đời 
sống của người lao động nông thôn huyện Bình Đại trong quá trình đô thị hoá.
 - Phạm vi nghiên cứu:
 + Về không gian: Người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bình Đại quản 
lý.
 + Về thời gian quan sát thu thập thông tin: Từ năm 2005 đến năm 2010.
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp như thống kê phân 
tích, phương pháp so sánh, thu thập tài liệu...
 5. Nguồn số liệu
 - Phòng Tài nguyên môi trường Tỉnh Bến Tre
 - Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
 - Trung tâm dạy nghề và việc làm huyện Bình Đại
 - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Bình Đại
 - UBND huyện Bình Đại
 - HĐND huyện Bình Đại
 - Phòng thống kê lao động huyện Bình Đại
 - Internet 
 6. Kết cấu của đề tài:
 Chương 1: Cơ sở lí luận về chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn. 
 Chương 2: Thực trạng chuyển đổi việc làm của người lao động huyện Bình Đại 
– Bến Tre hiện nay.
 Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp đối với vấn đề chuyển đổi việc làm 
của lao động nông thôn huyện Bình Đại – Bến Tre.
 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA
 LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1 Các khái niệm cơ bản:
 1.1.1 Khái niệm việc làm và người có việc làm: 
 a. Việc làm:
 * Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì khái niệm việc làm chỉ đề cập đến 
trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Khi đó, việc làm được phân thành hai loại: Có 
trả công ( những người làm thuê, học việc ) và không được trả công nhưng vẫn có thu 
nhập ( giới chủ làm kinh tế gia đình ). Những người đang làm việc trong lực lượng vũ 
trang cũng được coi là có việc làm. Vì vậy, việc làm được coi là hoạt động có ích mà 
không bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền (hoặc bằng hiện vật). Những người có 
việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả công, lợi nhuận, được thanh toán 
bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm 
vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình, không được nhận tiền công (hiện vật). Khái niệm 
này đã được chính thức nêu tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 ( ILO.1993) và đã được áp 
dụng ở nhiều nước.
 * Điều 13, chương II ( việc làm) Bộ luật lao động của nước ta: “Mọi hoạt động lao 
động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc 
làm”.
 b. Các hình thức việc làm:
 - Làm những công việc được trả công lao động dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật 
hoặc đổi công.
 - Các công việc tự làm để thu lợi nhuận.
 - Làm các công việc sản xuất, kinh doanh cho gia đình mình không nhận tiền 
công hay lợi nhuận.
 c. Phân loại việc làm:
 Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc, việc làm có thể được phân chia thành 
các loại:
 - Việc làm chính và việc làm tạm thời: căn cứ vào số thời gian có việc làm 
thường xuyên trong một năm.
 8 - Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: căn cứ vào số giờ làm 
việc trong một tuần.
 - Việc làm chính và việc làm phụ: căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ 
thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó .
 d. Thiếu việc làm:
 Thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình, là những 
người làm việc ít hơn mức mà mình mong muốn.
 Thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng là người lao động không có đủ việc 
làm theo thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc làm những việc có thu nhập 
quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làm việc thêm để có thu nhập.
 đ. Thất nghiệp: 
 Theo ILO: "Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một người trong lực lượng lao 
động muốn tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành".
 Như vậy người thất nghiệp là người mang ba đặc trưng cơ bản: có khả năng lao 
động,có nhu cầu làm việc và chưa tìm được việc làm.
 * Người không có nhu cầu làm việc: 
 Những người không thuộc lực lượng lao động bao gồm các đối tượng từ đủ 15-
60 tuổi đang đi học, làm nội trợ, không có nhu cầu làm việc, những người mất khả 
năng lao động do ốm đau, bệnh tật.
 1.1.2 Dân số hoạt động kinh tế và không hoạt động kinh tế:
 Dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động bao gồm những 
người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu 
làm việc.
 Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên 
không thuộc bộ phận có việc làm và thất nghiệp.
 1.1.3 Cơ cấu lao động:
 - Cơ cấu cung lao động được xác định bằng chỉ tiêu phản ánh cơ cấu ,tỷ lệ 
số lượng và chất lượng nguồn lao động: Dân số trong độ tuổi lao động không hoạt 
động kinh tế thường xuyên và hoạt động kinh tế thường xuyên; Cơ cấu chất lượng 
lực lượng lao động.
 9 - Cơ cấu cầu lao động phản ánh tình trạng việc làm hay sử dụng lao động. Cơ 
cấu này được biểu thị bằng tỷ lệ lao động phân chia theo ngành, theo vùng, theo khu 
vực, theo thành phần kinh tế, theo trạng thái việc làm.
 1.1.4 Đô thị hoá.
 - Đô thị hoá được hiểu là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất 
trong nền kinh tế quốc dân; bố trí dân cư; hình thành, phát triển các hình thức và điều 
kiện sống theo kiểu đô thị; đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở 
hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật và tăng qui mô dân số.
 - Các xu hướng đô thị hoá ở Việt Nam:
 + Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong các đô thị.
 + Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các vùng ngoại ô.
 + Mở rộng các đô thị hiện có.
 + Chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị, hình thành các khu đô thị mới.
1.2 Mối quan hệ giữa đô thị hoá với cơ cấu lao động và việc làm:
 Cùng với việc tăng dân số đô thị là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đô thị hoá là 
quá trình chuyển đổi cơ cấu dân số nói chung và lực lượng lao động nói riêng - 
chuyển đổi về cơ cấu lực lượng lao động nông thôn: từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh 
vực công nghiệp, dịch vụ. Bộ phận những người nông dân trước đây gắn bó với ruộng 
vườn sau khi bị thu hồi đất phục vụ mục tiêu đô thị hoá, phải thực hiện những chuyển 
đổi mới phù hợp với cuộc sống đô thị: chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh, 
tìm việc làm mới, xây dựng nơi cư trú mới...
 Trong quá trình đô thị hoá, cơ cấu ngành nghề kinh tế trong vùng và cả nền 
kinh tế cũng thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công 
nghiệp và thương mại - dịch vụ.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn trong 
quá trình đô thị hoá.
 1.3.1 Thị trường lao động:
 Chuyển đổi việc làm cho lao động mất việc làm do mất đất chịu sự tác động lớn 
của xu hướng phát triển thị trường lao động địa phương, vùng và liên vùng. Tại các 
vùng thị trường lao động phát triển mang tính thống nhất cao, ít bị phân mảng, có sự 
hoạt động mạnh của quan hệ cung - cầu lao động, môi trường thị trường lao động 
 10

File đính kèm:

  • doctieu_luan_chuyen_doi_viec_lam_cua_lao_dong_nong_thon_huyen_b.doc