Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 của huyện Dầu Tiếng

Nguồn lực quan trọng nhất của Việt Nam là con người, lực lượng lao động trẻ, muốn phát huy tiềm năng, nguồn lực này thì phải đầu tư và đẩy mạnh giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho thanh niên, lao động nông thôn và bộ đội xuất ngũ mà trước hết là thanh niên, lực lượng có ý nghĩa quan trọng quyết định để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, sức cạnh tranh, hội nhập thành công, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Cùng với xu thế hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và quốc tế, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi lực lượng lao động có kiến thức, tay nghề và kỹ năng ngày càng. Trong bối cảnh cạnh tranh nhau về lao động, việc làm diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu rất lớn về việc làm và phát triển nghề nghiệp cho thanh niên, lao động nông thôn, định hướng, hướng nghiệp, hỗ trợ nghề nghiệp việc làm cho lao động mà đặc biệt là lao động trẻ, thanh niên là rất cần thiết.

Trong quá trình phát triển đất nước, có nhiều yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp; song lý luận và thực tiển cho thấy nhân tố quan trọng quyết định hàng đầu là chất lượng nguồn nhân lực. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị hiện đại… có thể mua được, song đội ngũ nhân lực phải được đào tạo để có tay nghề cần thiết đáp ứng nhu cầu của quá trình nói trên.

Nhiều năm qua Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên đặc biệt là thanh niên trên địa bàn huyện, bằng nhiều hình thức hỗ trợ để thanh niên học nghề lập nghiệp và việc làm bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể thiết thực, có ý nghĩa, để giúp lao động nông thôn có nghề nghiệp, tự tạo việc làm, đồng thời triển khai hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 bản thân tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015 của huyện Dầu Tiếng”

doc 53 trang Minh Tâm 28/03/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 của huyện Dầu Tiếng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 của huyện Dầu Tiếng

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 của huyện Dầu Tiếng
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Nguồn lực quan trọng nhất của Việt Nam là con người, lực lượng lao 
động trẻ, muốn phát huy tiềm năng, nguồn lực này thì phải đầu tư và đẩy mạnh 
giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho thanh niên, lao động nông thôn và bộ đội xuất 
ngũ mà trước hết là thanh niên, lực lượng có ý nghĩa quan trọng quyết định để 
nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, sức cạnh tranh, hội nhập thành công, giải 
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. 
 Cùng với xu thế hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và quốc tế, quá 
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi lực lượng lao 
động có kiến thức, tay nghề và kỹ năng ngày càng. Trong bối cảnh cạnh tranh 
nhau về lao động, việc làm diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu rất lớn về việc làm và phát 
triển nghề nghiệp cho thanh niên, lao động nông thôn, định hướng, hướng 
nghiệp, hỗ trợ nghề nghiệp việc làm cho lao động mà đặc biệt là lao động trẻ, 
thanh niên là rất cần thiết.
 Trong quá trình phát triển đất nước, có nhiều yếu tố tác động trực tiếp 
hoặc gián tiếp; song lý luận và thực tiển cho thấy nhân tố quan trọng quyết định 
hàng đầu là chất lượng nguồn nhân lực. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ, trang 
thiết bị hiện đại có thể mua được, song đội ngũ nhân lực phải được đào tạo để 
có tay nghề cần thiết đáp ứng nhu cầu của quá trình nói trên.
 Nhiều năm qua Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề 
cho thanh niên đặc biệt là thanh niên trên địa bàn huyện, bằng nhiều hình thức 
hỗ trợ để thanh niên học nghề lập nghiệp và việc làm bằng các chương trình, kế 
hoạch cụ thể thiết thực, có ý nghĩa, để giúp lao động nông thôn có nghề nghiệp, 
tự tạo việc làm, đồng thời triển khai hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông 
thôn trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 bản thân tôi chọn đề tài “ Một số 
giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 
2011-2015 của huyện Dầu Tiếng”
 II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 1. Mục tiêu nghiên cứu:
 1.1 Mục tiêu chung:
 - Nâng cao nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về học nghề
 - Tạo bước đột phá về số lượng và nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo việc 
làm cho thanh niên nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nhất 
là thanh niên trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện 
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
 - Góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp đội ngũ thanh niên, lao động 
vững mạnh.
 - Giúp cho người có khả năng lao động ở nông thôn có được kiến thức cơ 
bản về khoa học kỹ thuật và tay nghề để có cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, góp phần thực hiện có 
chiều sâu chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm.
 - Mở rộng, xã hội hóa chương trình đào tạo nghề hướng về khu vực nông 
nghiệp, nông thôn khắc phục trình trạng lao động không có việc làm do không 
có tay nghề.
 - Huy động mọi tiềm năng hiện có về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, 
thợ lành nghề trong hệ thống các trường, Trung tâm dạy nghề của tỉnh và địa 
phương phục vụ cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bộ đội 
xuất ngũ trên địa bàn huyện.
 - Về đối tượng: Đảm bảo đúng đối tượng là lao động nông thôn trong 
huyện, ưu tiên cho các đối tượng thuộc diện bộ đội xuất ngũ, hộ gia đình nghèo 
và gia đình chính sách.
 1.2 Mục tiêu cụ thể:
 - Giai đoạn 2007-2010 cùng với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 
dạy nghề thường xuyên, tổ chức triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông 
thôn, bộ đội xuất ngũ, thanh niên sẽ tập trung thực hiện hoạt động thí điểm 
một số mô hình dạy nghề trọng điểm phù hợp với địa phương và chuẩn bị điều 
kiện tổ chức thực hiện để tạo sự đột phá về chất lượng dạy nghề ở những giai 
đoạn cụ thể:
 - Giai đoạn 2007-2010 đã đào tạo cho 1.590 lao động trong đó đã có 
khoảng 1.000 lao động có việc làm.
 - Tổ chức đào tạo nghề và cấp chứng chỉ cho khoảng 1.750 lao động trong 
giai đoạn 2011-2015.
 - Tổ chức triển khai thực hiện cụ thể kế hoạch đào tào nguồn nhân lực của 
huyện giai đoạn 2011-2015; nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, 
trong đó chú trọng tổ chức đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất do quy 
hoạch, giải tỏa, đa dạng hóa các loại hình dạy nghề cho đối tượng lao động nông 
thôn gắn với các cơ sở dạy nghề, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục 
thường xuyên của huyện để tạo điều kiện giải quyết việc làm ở nông thôn, góp 
phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với xu hướng chuyển dịch kinh tế, 
gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình giải quyết việc 
làm, xóa đói giảm nghèo của tỉnh và các chương trình kinh tế xã hội khác nhằm 
nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của nhân dân vùng nông thôn.
 Dựa trên tình hình thực tế và nhu cầu của thanh niên trên địa bàn huyện. 
Trung tâm dạy nghề phối hợp Phòng Lao động –TBXH huyện tổ chức khai 
giảng mở các lớp đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn huyện, chọn một số mô 
hình đào tạo nghề đem lại hiệu quả cao thí điểm dạy nghề cho lao động nông 
thôn trên địa bàn huyện.
 Hỗ trợ, tạo điều kiện cho lao động nông thôn được học nghề, tạo việc làm 
và đi làm theo chính sách hỗ trợ quy định của Nhà nước.
 2. Phạm vi nghiên cứu: 2.1 Phạm vi không gian: Thực tập tại Phòng Lao động- Thương binh và 
Xã hội huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
 2.2 Phạm vi thời gian: 
 - Kết quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2007-
2010.
 - Kế hoạch thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 
2011-2015.
 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
 - Theo phương pháp lý thuyết, quan sát, tài liệu, sách báo, internet .
 IV. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
 Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
 Chương II: Thực trạng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai 
đoạn 2007-2010.
 Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao 
động nông thôn giai đoạn 2011-2015.
 PHẦN II: NỘI DUNG
 CHƯƠNG I
 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Một số khái niệm liên quan 
 1.1 Khái niệm đào tạo: Đào tạo là hoạt động học tập nhằm giúp cho người 
lao động tiếp thu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả các 
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
 1.2 Khái niệm quá trình đào tạo: Là quá trình phối hợp hoạt động của cán 
bộ, người dạy, người học nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của người học 
do nhà trường tổ chức, chỉ đạo và thực hiện.
 1.3 Khái niệm về nghề xuất phát gốc gác của nó, tức là lao động. Nói một 
cách triết học, thì lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. 
 1.3.1 Nghề: Là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống 
phân công lao động xã hội; là tổng hợp những kiến thức và kỹ năng trong lao 
động mà con người tiếp thu được do kết quả của đào tạo chuyên môn và tích lũy 
kinh nghiệm trong công việc.
 1.3.2 Nghề nghiệp: Là một lĩnh vực sử dụng sức mạnh vật chất và tinh 
thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội, nó tạo cho mỗi 
con người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện 
cho việc tồn tại và phát triển”.
 1.4 Việc làm: Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật 
cấm đều đlược thừa nhận là việc làm ( Điều 13 Bộ luật Lao động).
 Để hiểu thêm về việc làm ta cần hiểu thêm hai khái niệm sau;
 1.4.1 Việc làm đầy đủ: Theo định nghĩa việc làm đầy đủ trong cuốn sử 
dụng lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam (trang 23- Nhà xuất bản sự 
thật), thì việc làm đầy đủ là sự thỏa mãn nhu cầu việc làm của bất cứ ai có khả 
năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Hay nói cách khác việc làm đầy đủ là 
trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm 
được việc làm trong thời gian ngắn.
 1.4.2 Thiếu việc làm: Được hiểu là không tạo được điều kiện cho người 
lao động sử dụng hết thời gian lao động của mình.
 1.5 Hướng nghiệp: Là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý 
học, sinh lý học, y học và nhiều hoạt động khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề 
phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp 
với những năng lực, sở trường và tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân bổ 
hợp lý và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động dự trữ có sẳn của đất nước.
 Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ cho con người lựa chọn 
và xác định nghề nghiệp của bản thân trong cuộc sống tương lai trên cơ sở kết 
hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu xã hội.
 1.6 Dạy nghề: Là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng 
và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm 
hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học. 1.7 Lao động: Là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất, 
lao động giữ vai trò quan trọng làm môi giới cho sự trao đổi. Lao động chính là 
việc sử dụng sức lao động là toàn bộ trí lực và thể lực của con người được sử 
dụng trong quá trình lao động.
 Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở 
nông thôn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (Nam từ 16 đến 60 
tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động.
 Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông 
thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang 
có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
 Chính sách dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên có thể hiểu là 
những chương trình, kế hoạch của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo ra nhiều cơ 
hội cho thanh niên có điều kiện để học tập, học nghề và tìm kiếm việc làm.
 Lao động nông thôn chiếm tỷ lệ cao, song thực chất lượng lao động còn 
thấp 44% thanh niên đô thị, 70,41% thanh niên ở nông thôn chưa qua đào tạo.
 Mô hình quan hệ 3 bên:
 Doanh nghiệp
 Trung tâm giới thiệu Việc Cơ sở dạy nghề
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 - Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về 
phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
 - Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN ngày 9/3/2010 của Bộ Lao động – 
Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai đề án 
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
 - Quyết định 3278/QĐ-UBND ngày 25/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh 
Bình Dương về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo đề án “ Đào 
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 - Theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2005, dạy nghề là một cấp học 
trong giáo dục nghề nghiệp và được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo 
nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, 
trình độ cao đẳng. Các cơ sở nghề bao gồm trường cao đẳng nghề, trường Trung 
cấp nghề, Trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề.
 - Luật dạy nghề được Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt 
Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006. Quy định tổ chức và hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia 
hoạt động dạy nghề. Luật dạy nghề được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên 
quan đến hoạt động dạy nghề tại Việt Nam.
 - Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng về chính 
sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. 
 - Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/01/2006 
của liên Bộ Tài chính- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực 
hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
 - Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 03/04/2007 của Uỷ ban nhân 
dân tỉnh Bình Dương về phê duyệt Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn 
của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2010.
 - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Dầu Tiếng nhiệm kỳ 2011-2015 phát 
triển công tác dạy nghề cho thanh niên trên địa bàn huyện. CHƯƠNG II 
 THỰC TRẠNG VIỆC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG 
 NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2007-2010
 I . ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN DẦU 
TIẾNG
 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Dầu Tiếng.
 1.1. Vị trí địa lý: 
 Huyện Dầu Tiếng được tách ra từ huyện Bến Cát và chính thức đi vào 
hoạt động ngày 20 tháng 8 năm 1999, là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh 
Bình Dương phía Bắc giáp huyện Chơn Thành (Bình Phước), phía Đông và 
Đông Nam giáp huyện Bến Cát, phía Tây Bắc và Tây Nam giáp huyện Dương 
Minh Châu (Tây Ninh), phía Nam giáp huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Dầu 
Tiếng có diện tích là 721,39km 2, dân số 107.849 người/28.798 hộ dân, mật độ 
dân số trung bình 149 người /km2. Hiện nay huyện có 12 đơn vị hành chính gồm 
11 xã (Minh Hòa, Minh Thạnh, Minh Tân, Định An, Định Thành, Định Hiệp, 
Long Tân, Long Hòa, Thanh An, Thanh Tuyền, An Lập) và 1 thị trấn (Thị trấn 
Dầu Tiếng). Thị trấn Dầu Tiếng là Trung tâm hành chính - Kinh tế - Văn hóa -
Xã hội của huyện Dầu Tiếng.
 1.2. Khí hậu Với lợi thế khí hậu ổn định, đất đai màu mỡ và nguồn lao động hiện có, 
huyện Dầu Tiếng đã phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là các cây công nghiệp 
dài ngày như cao su và các loại cây ăn trái lâu năm khác, gắn trồng trọt với chăn 
nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 6.287,56 
ha. Riêng cây cao su, được xác định là cây kinh tế chiến lược hàng đầu nên 
huyện chủ trương tăng diện tích trồng lên trên 42.000 ha, sản lượng bình quân 
khoảng 35.000 tấn mủ/năm. Bên cạnh đó, gần 14.000 ha cây ăn trái cũng đem 
lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, khu du lịch lòng hồ Dầu Tiếng với diện tích 
2.560 ha, có sức chứa hơn 1,5 tỷ m3, cạnh hồ là dãy Núi Cậu với 1.594 ha rừng 
phòng hộ là điều kiện lý tưởng để huyện phát triển kinh tế du lịch sinh thái và 
dịch vụ, tạo thu nhập đáng kể cho ngân sách địa phương.
 1.3. Tài nguyên thiên nhiên
 Khu du lịch núi Cậu - hồ Dầu Tiếng có tổng diện tích khá lớn nằm trên 
địa bàn xã Định An, huyện Dầu Tiếng, phía Bắc giáp bán đảo Tha La, phía Nam 
giáp rừng cao su Dầu Tiếng, phía Đông giáp với núi, phía Tây là hồ Dầu Tiếng. 
Từ lâu, nơi đây trở thành khu vui chơi, giải trí hấp dẫn của giới trẻ đến từ nhiều 
nơi trong và ngoài tỉnh, hiện nó vẫn còn giữ được nét hoang sơ, tiềm ẩn tài 
nguyên du lịch độc đáo tại Bình Dương. 
 Hồ Dầu Tiếng là một biển nước mênh mông do con người tạo ra từ công 
trình thủy lợi. Hồ có tác dụng tưới cho hàng trăm ngàn ha đất trồng và là một 
vùng cảnh quan du lịch hấp dẫn với mặt nước trong xanh và cảnh quan thiên 
nhiên tươi đẹp nhờ ở xa khu dân cư và được quản lý tốt.
 Những ngày trời nắng đẹp, mặt hồ ánh lên màu xanh biếc, sâu thẳm... 
Trải dọc bên hồ là dãy núi Cậu sừng sững trải dọc tạo nên một bức tranh thiên 
nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình. Trong vùng hồ có các nét chấm phá độc đáo 
nhờ đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò làm thành một bức tranh Hồ Dầu Tiếng 
đẹp tuyệt vời. Đứng cạnh rừng nguyên sinh sát bên hồ cũng là đồi Thơ - một mảng đẹp quyến rũ trong bức tranh toàn cảnh. Quanh bờ hồ còn có những thảm 
cỏ xanh mượt xen lẫn với những cây hoa dại đủ sắc màu. 
 Trên núi Cậu có chùa Ông, từ chùa Ông nhìn xuống vùng hồ du khách sẽ 
thấy khung cảnh xung quanh rất hùng vĩ nhưng hữu tình. Nằm trong rừng cao su 
gần núi Cậu là hồ Cần Nôm, nước cũng trong xanh, không khí ở đây thật trong 
lành mát mẽ và tĩnh mịch. Hồ Dầu tiếng cùng với hồ Cần Nôm tạo nên một 
quang cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đây là một vùng du lịch hấp dẫn, đầy triển 
vọng. 
 Gần kề với hồ Dầu Tiếng Điểm có bán đảo Tha La. Nhiều năm qua, 
người dân Định An lợi dụng ưu thế nguồn nước phong phú phát triển cây ăn trái 
với nhiều chủng loại như xoài, nhãn... Trên bán đảo có vườn trái cây phong phú, 
xung quanh là vùng nước mênh mông sẽ gợi cho bạn có những cảm giác tươi 
mát.
 Là một trong những huyện thuộc tỉnh Bình Dương, với những điều kiện 
tự nhiên: sông suối, thổ nhưỡng, khí hậu và hệ thống giao thông thuận lợi, Dầu 
Tiếng có tầm quan trọng đặc biệt, mang ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự phía 
cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn.
 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Dầu Tiếng: 4.269,2 ha phân bố 
trên địa bàn 3 xã của huyện, lực lượng Kiểm lâm địa bàn bố trí xã An Lập, Định 
An, Định Thành....
 2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
 2.1. Về kinh tế
 Tình hình kinh tế toàn huyện vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu 
kinh tế có sự chuyển biến tích cực, Nông nghiệp đạt 52,6%, Thương mại – Dịch 
vụ đạt 29,1%, Công nghiệp đạt 18,3%; tổng giá trị sản xuất trên địa bàn bình 
quân 10,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Nông nghiệp - Dịch vụ - 
Công nghiệp, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương.
 Về cơ cấu dân cư: Toàn huyện có 28.798 hộ, tổng số lao động là 70.102 
người. Tính đến tháng 12/2010 toàn huyện còn 1.531 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 
5,34%.
 Về đời sống xã hội : Đời sống xã hội của người dân còn gặp rất nhiều khó 
khăn, những năm gần đây đã có xu hướng tiến bộ nhưng số hộ nghèo vẫn còn 
cao, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu kém.
 Trong thời gian qua, tuy tình hình kinh tế - xã hội huyện Dầu tiếng tăng 
trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, nhưng chưa tạo được sự phát triển 
bền vững với một cơ cấu vững chắc. Các vùng trong huyện phát triển không 
đều, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao so với địa bàn của tỉnh; đào tạo, chuyển dịch lao 
động còn nhiều bất cập; nông sản hàng hóa chủ yếu tiêu thụ ở dạng sơ chế còn 
chiếm tỷ trọng cao 
 Tổng sản phẩm trong huyện đạt 1.512 tỷ 060 triệu đồng, tăng 13,5% so 
với năm 2009, đạt 102,9% so kế hoạch năm. Trong đó giá trị sản xuất nông 
nghiệp đạt 683 tỷ 730 triệu đồng, tăng 6,5% so cùng kỳ, đạt 103,5% so kế 
hoạch; giá trị thương mại – dịch vụ 464 tỷ đồng 10 triệu đồng, tăng 17% so cùng kỳ, đạt 101,8% so kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng 364 tỷ 320 
 triệu đồng, tăng 24 % so với cùng kỳ đạt 103,3% kế hoạch.
 Cơ cấu kinh tế: 
 - Nông nghiệp: 45,2% kế hoạch 42%
 - Thương mại – dịch vụ: 30,7% kế hoạch 31,4%
 - Công nghiệp – xây dựng: 24,1% kế hoạch 26,6%
 - GDP bình quân đầu người đạt 19,5 triệu đồng/ người/ năm ( năm 2009: 
 13,5 triệu đồng; kế hoạch 15 triệu đồng)
 - Thu mới ngân sách tăng 8% so với năm 2009, tăng 20% so với nghị 
 quyết Hội đồng nhân dân huyện, trong đó nguồn thu huyện trực tiếp quản lý 
 tăng 11%
 - Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch: 99% kế hoạch 99%
 - Tỷ lệ hộ sử điện: 99,5% kế hoạch 99,5%
 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,92 kế hoạch 0,92%
 - Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,97% năm 2010 (4,37%)
 - Giải quyết việc làm cho 1.870 lao động kế hoạch 1.700 lao động
 - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 7% kế hoạch 8%
 2.2.Về dân số, lao động
 Hiện trạng lao động của huyện như sau:
 - Tổng số hộ dân: 28.798 hộ với 107.849 nhân khẩu
 - Cơ cấu lao động như sau: Tổng số lao động trong độ tuổi lao động: 
 70.102 người, chiếm 65% số dân. Trong đó lao động khu vực nông thôn 51.453 
 người (chiếm 73,4%), lao động khu vực thành thị 18.649 người (chiếm 26,6%).
 - Cơ cấu lao động theo ngành.
 NĂM NĂM
 Số GHI 
 CHỈ TIÊU 2007 2010
TT CHÚ
 97.384 107.849
 Số lượng dân số:
 1 60.080 70.102
 Trong đó: -Độ tuổi từ 15 trở lên
 55.280 66.866
 - Số lượng lao động trong tuổi
 - Hoạt động kinh tế trong độ 
 tuổi lao động.
 2 Theo ngành 49.864 54.289
 - Công nghiệp xây dựng 1.247 1.436
 - Thương mại dịch vụ
 650 896
 - Quản lý nhà nước, Đảng đoàn 
 362 504
 thể, 
 - Nông lâm ngư nghiệp 47.587 51.453

File đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_dao_tao_nghe_cho_lao_dong.doc