Khóa luận Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
Môi trường (MT) rất cần thiết cho cuộc sống của con người, cung cấp cho con người những điều kiện sống (như ăn ở, mặc, hít thở…). Mọi biến đổi của môi trường đều ảnh hưởng ít hay nhiều tới các sinh vật sống, trong đó có con người.
Hiện nay ô nhiễm MT đang ngày càng nghiêm trọng trên toàn thế giới. Từ các vấn đề lớn của nhân loại như sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng từng Ozon, biến đổi khí hậu, băng tan ở hai cực thì một vấn lớn nữa đó là sự gia tăng dân số kéo theo sự phát sinh thêm nhiều chất thải sinh hoạt trong đó một phần rất lớn là chất thải rắn sinh hoạt.
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng,... là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề chất thải rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng, CTNH,... Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý tại Việt Nam. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm MT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Công tác quản lý CTR không còn đơn thuần là quản lý CTR sinh hoạt mà còn bao gồm vấn đề quản lý CTR công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp... Quá trình phát triển đòi hỏi công tác quản lý CTR phát triển tương ứng về cơ chế, chính sách, pháp luật và các nguồn lực. Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác thu gom và tập kết CTR sinh hoạt đô thị đến nơi đổ thải theo quy định. Công tác quản lý CTR hiện nay đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các QCVN và TCVN đặt ra; không những đối với CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn mà còn đối với CTR công nghiệp, CTR từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và CTR y tế. Hiện nay, công tác quản lý CTR chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế nhưng đã từng bước được thay đổi, tăng cường để phát huy vai trò và hiệu quả thực hiện.
Những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn TT Hương Khê, Huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh diễn ra nhanh chóng, do đó kéo theo nhiều vấn đề MT phát sinh trong đó chúng ta cần quan tâm việc thu gom và xử lý rác thải do việc thu gom và xử lý chưa đủ khả năng đáp ứng tốc độ phát triển của đô thị và sự gia tăng dân số. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TT Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” làm khóa luận tốt nghiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Trường đại học Công Nghệ Vạn Xuân không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Nghệ An, ngày 08 tháng 6 năm 2016 Sinh viên Lê Hữu Bá ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo ThS. Hoàng Ngọc Thân đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Công nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Công nghệ Vạn Xuân đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Tôi chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Phòng TN & MT huyện. Con xin cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con, đã nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con nên người. Con cảm ơn mẹ, anh chị trong gia đình và những người thân yêu đã luôn động viên, tạo điều kiện cho con học tập và luôn bên cạnh con trong suốt thời gian qua. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn trong lớp ĐHCNSH4 cũng như bạn bè gần xa đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên mình trong học tập cũng như thực hiện bài khóa luận này. Do hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, do đó khóa luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô và mọi người để để tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, ngày 8 tháng 6 năm 2016 Sinh viên Lê Hữu Bá iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................vi DANH MỤC BẢNG..................................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...........................................................................................viii DANH MỤC HÌNH....................................................................................................ix DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................................x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................3 1.1. Tổng quan chất thải rắn ..........................................................................................3 1.2. Phân loại CTR .........................................................................................................4 1.3. Thành phần CTR ....................................................................................................7 1.4. Tính chất của CTR .................................................................................................8 1.5. Tình hình CTRSH trên thế giới và tại Việt Nam .................................................13 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................18 2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................19 2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................19 2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................................19 2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................19 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN........................................21 3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư, kinh tế xã hội của TT Hương Khê ........21 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................21 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................22 3.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt ở TT Hương Khê............................................24 3.2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt....................................................................24 iv 3.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại TT Hương Khê ...............................24 3.2.3. Lượng CTRSH trên địa bàn thị trấn Hương Khê..........................................28 3.2.4. Dự báo dân số và lượng CTRSH phát sinh tại TT Hương Khê đến 2030......30 3.3. Tình hình quản lý CTRSH tại TT Hương Khê.....................................................33 3.3.1. Cơ cấu tổ chức của HTX bảo vệ môi trường ...............................................33 3.3.2. Phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH tại TT Hương Khê .....................33 3.3.3. Quy trình thu gom ........................................................................................33 3.3.4. Tình hình quản lý CTRSH tại các khối .........................................................34 3.3.5. Tình hình quản lý CTRSH tại khối được điều tra .........................................34 3.3.6. Tình hình thu gom CTRSH tại TT Hương Khê .............................................36 3.3.7. Hiện trạng xử lý rác tại bãi rác TT Hương Khê ...........................................38 3.3.8. Ảnh hưởng của CTRSH đối với môi trường..................................................39 3.3.9. Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn ở TT Hương Khê ..............................................................................................................................42 3.4. Nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý CTRSH.......................................42 3.4.1. Nhận thức của người dân về công tác quản lý CTRSH .......................................42 3.4.2. Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTRSH ..........................43 3.4.3. Thái độ của nhà quản lý................................................................................44 3.4.4. Thái độ của người thu gom...........................................................................44 3.4.5. Đánh giá mức phí vệ sinh hàng tháng ..........................................................45 3.4.6. Thuận lợi và hạn chế trong công tác quản lí chất thải rắn ở TT Hương Khê ............................................................................................................................46 3.5. Đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải rắn ...................................................47 3.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật...................................................47 3.5.2. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục ..............................................................47 3.5.3. Giải pháp tăng cường năng lực quản lý môi trường ...................................48 3.5.4. Xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy nhanh việc xã hội hóa công tác thu gom, xử lý, chế biến CTR ......................................................................................48 3.5.5. Giải pháp về xây dựng mô hình quản lý, thu gom, xử lý CTR .....................50 3.5.6. Giải pháp về Công nghệ áp dụng ................................................................52 3.5.7. Tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động thu gom, xử lý CTR...............53 v 3.5.8. Khen thưởng và xử phạt...............................................................................53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................54 Kết luận ......................................................................................................................54 Kiến nghị ....................................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................56 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Mẫu tự viết tắt Diễn giải MT Môi trường KT-XH Kinh tế - Xã hội CTR Chất thải rắn CTNH Chất thải nguy hại TT Hương Khê Thị trấn Hương Khê CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam BVMT Bảo vệ môi trường NĐ-CP Nghị định – Chính phủ GDP Tổng sản phẩm quốc nội UBND Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt WB Ngân hàng thế giới (World bank) ODA Vốn vay ưu đãi của nước ngoài CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp PLRTN Phân loại rác tại nguồn vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phân loại theo công nghệ xử lý ....................................................................5 Bảng 1.2. Thành phần CTRĐT phân theo tính chất vật lý............................................7 Bảng 1.3. Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của chất thải rắn sinh hoạt ....8 Bảng 1.4. Khối lượng riêng các thành phần của CTRSH.............................................9 Bảng 1.5. Độ ẩm của rác sinh hoạt ............................................................................10 Bảng 1.6. Thành phần nguyên tổ của các chất cháy có trong CTR từ khu dân cư.....11 Bảng 1.7. Lượng rác thải tính theo đầu người của một số nước................................13 Bảng 1.8. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á .....................16 Bảng 1.9. CTR phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010..................................17 Bảng 3.1. Kết quả phát triển kinh tế các ngành của TT Hương Khê..........................22 Bảng 3.2. Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn TT Hương Khê ..............................25 Bảng 3.3. Tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ trong rác thải ...............................................27 Bảng 3.4. Lượng CTRSH TT Hương Khê ...................................................................29 Bảng 3.5. Ước tính dân số TT Hương Khê đến năm 2030..........................................30 Bảng 3.6. Ước tính lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình của TT Hương Khê đến năm 2030.....................................................................................................................31 Bảng 3.7. Cơ cấu tổ chức của HTX BVMT TT Hương Khê........................................33 Bảng 3.8. Tình hình thu gom CTRSH tai TT Hương Khê...........................................35 Bảng 3.9. Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý CTRSH....................................................................................................42 Bảng 3.10. Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTRSH..............43 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1.1. Lượng rác thải tính theo đầu người ở một số nước................................14 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ (%) các ngành kinh tế TT Hương Khê ..........................................23 Biểu đồ 3.2. Các nguồn phát sinh CTRSH tại TT Hương Khê ..................................25 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ có trong rác thải .................................27 Biểu đồ 3.4. Lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn TT Hương Khê ..........................29 Biểu đồ 3.5. Dự báo dân số và lượng CTRSH của TT Hương Khê đến năm 2030 ...32 Biểu đồ 3.6. Lượng thu gom CTRSH tại TT Hương Khê ...........................................35 Biểu đồ 3.7. Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTRSH ...........43 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Một túi rác sinh hoạt của hộ gia đình ......................................................26 Hình 3.2. CTRSH chưa được thu gom ở chợ Sơn – TT Hương Khê ........................28 Hình 3.3. CTRSH bị người dân vứt ở ven đường, và vệ mương...............................38 Hình 3.4. Bãi rác Cầu Tràn – TT Hương Khê không hợp vệ sinh ...........................39 Hình 3.5. CTRSH bốc mồi hôi thối...........................................................................40 Hình 3.6. CTRSH ảnh hưởng đến môi trường nước.................................................41 x DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 3.1. Nguồn phát sinh rác thải tại thị trấn ..............................................24 Sơ đồ 3.2. Quy trình thu gom rác tại TT Hương Khê.......................................34 Sơ đồ 3.3. Đề xuất mô hình quản lý CTRSH tại nguồn....................................51 Sơ đồ 3.4. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ..............52
File đính kèm:
khoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_quan_ly_chat_thai_ran_sinh_hoat.docx