Đề tài Tự do hóa tài chính và lợi nhuận ngân hàng: Phân tích dữ liệu bảng đối với ngân hàng Việt Nam

Bài nghiên cứu tập trung xem xét mối tương quan giữa sự tự do hóa tài chính đến

lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam. Đối với trường hợp Việt Nam, biến chỉ số tự do hóa tài

chính là biến giả được xác định thông qua các sự kiện, cải cách về hội nhập và dỡ bỏ dần

kiểm soát đối với hệ thống ngân hàng trong giai đoạn từ 2006 đến 2012. Bằng cách thu

thập dữ liệu bảng từ báo cáo tài chính của 25 ngân hàng ở Việt Nam, tiến hành ước lượng

mô hình hồi quy tuyến tính pooled, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô

hình hồi quy tác động cố định (FEM); sau đó tiến hành kiểm định Hausman để chọn mô

hình phù hợp. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình REM phù hợp để ước lượng tác động

của tự do hóa tài chính lên lợi nhuận ngân hàng Việt Nam. Bài nghiên cứu đã cho thấy tự

do hóa tài chính làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Đồng thời nghiên cứu tác động của tự do

hóa tài chính đến các nhóm ngân hàng có thị phần lớn và nhỏ khác nhau như thế nào. Kết

quả hồi quy cho thấy nhóm ngân hàng có thị phần lớn chịu tác động của tự do hóa tài

chính mạnh hơn nhóm ngân hàng có thị phần nhỏ. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho thấy

mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro và lợi nhuận ngân hàng, mối

tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa tốc độ tăng trưởng GDP/người và lợi

nhuận ngân hàng, cuối cùng là tương quan âm và có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ lạm phát

và lợi nhuận ngân hàng.

Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của tự do hóa tài chính

đến hoạt động ngân hàng, giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị

ngân hàng có thể đưa ra các chính sách điều hành và quản lý thích hợp để cải thiện hoạt

động ngân hàng, thích nghi trong môi trường cạnh tranh gay gắt do tự do hóa tài chính.

Bài nghiên cứu vẫn còn gặp phải một số khó khăn và thiếu sót việc tìm kiếm số liệu phù

hợp ở Việt Nam, với số lượng mẫu không quá lớn và còn hạn chế trong phạm vi nghiên

cứu nên bài nghiên cứu mới chỉ đưa ra nhận định về tác động của tự do hóa tài chính lên

lợi nhuận ngân hàng. Hướng phát triển của đề tài này đó là tiếp tục mở rộng hướng

nghiên cứu ra các khía cạnh khác của hoạt động ngân hàng chịu tác động bởi tự do hóa

tài chính như thế nào, từ đó tiến đến việc xây dựng quy trình tự do hóa tài chính bền vững

đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng.

pdf 47 trang chauphong 12860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tự do hóa tài chính và lợi nhuận ngân hàng: Phân tích dữ liệu bảng đối với ngân hàng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Tự do hóa tài chính và lợi nhuận ngân hàng: Phân tích dữ liệu bảng đối với ngân hàng Việt Nam

Đề tài Tự do hóa tài chính và lợi nhuận ngân hàng: Phân tích dữ liệu bảng đối với ngân hàng Việt Nam
1 
Mã số: . 
TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ LỢI NHUẬN 
NGÂN HÀNG: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG VIỆT NAM 
2 
Tóm tắt 
 Bài nghiên cứu tập trung xem xét mối tương quan giữa sự tự do hóa tài chính đến 
lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam. Đối với trường hợp Việt Nam, biến chỉ số tự do hóa tài 
chính là biến giả được xác định thông qua các sự kiện, cải cách về hội nhập và dỡ bỏ dần 
kiểm soát đối với hệ thống ngân hàng trong giai đoạn từ 2006 đến 2012. Bằng cách thu 
thập dữ liệu bảng từ báo cáo tài chính của 25 ngân hàng ở Việt Nam, tiến hành ước lượng 
mô hình hồi quy tuyến tính pooled, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô 
hình hồi quy tác động cố định (FEM); sau đó tiến hành kiểm định Hausman để chọn mô 
hình phù hợp. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình REM phù hợp để ước lượng tác động 
của tự do hóa tài chính lên lợi nhuận ngân hàng Việt Nam. Bài nghiên cứu đã cho thấy tự 
do hóa tài chính làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Đồng thời nghiên cứu tác động của tự do 
hóa tài chính đến các nhóm ngân hàng có thị phần lớn và nhỏ khác nhau như thế nào. Kết 
quả hồi quy cho thấy nhóm ngân hàng có thị phần lớn chịu tác động của tự do hóa tài 
chính mạnh hơn nhóm ngân hàng có thị phần nhỏ. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho thấy 
mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro và lợi nhuận ngân hàng, mối 
tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa tốc độ tăng trưởng GDP/người và lợi 
nhuận ngân hàng, cuối cùng là tương quan âm và có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ lạm phát 
và lợi nhuận ngân hàng. 
Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của tự do hóa tài chính 
đến hoạt động ngân hàng, giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị 
ngân hàng có thể đưa ra các chính sách điều hành và quản lý thích hợp để cải thiện hoạt 
động ngân hàng, thích nghi trong môi trường cạnh tranh gay gắt do tự do hóa tài chính. 
Bài nghiên cứu vẫn còn gặp phải một số khó khăn và thiếu sót việc tìm kiếm số liệu phù 
hợp ở Việt Nam, với số lượng mẫu không quá lớn và còn hạn chế trong phạm vi nghiên 
cứu nên bài nghiên cứu mới chỉ đưa ra nhận định về tác động của tự do hóa tài chính lên 
lợi nhuận ngân hàng. Hướng phát triển của đề tài này đó là tiếp tục mở rộng hướng 
nghiên cứu ra các khía cạnh khác của hoạt động ngân hàng chịu tác động bởi tự do hóa 
tài chính như thế nào, từ đó tiến đến việc xây dựng quy trình tự do hóa tài chính bền vững 
đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. 
3 
MỤC LỤC 
1. Giới thiệu ............................................................................................................................................. 5 
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................. 5 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................................... 5 
1.3. Kết cấu ............................................................................................................................................. 6 
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ................................................................................................ 7 
2.1. Sơ lược về tự do hóa tài chính ........................................................................................................ 7 
2.2. Tác động của tự do hóa tài chính ................................................................................................... 7 
2.2.1. Tác động tích cực của tự do hóa tài chính ............................................................................ 7 
2.2.2. Tác động tiêu cực của tự do hóa tài chính ............................................................................ 8 
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................................................ 14 
2.3.1. Trường phái áp chế tài chính .............................................................................................. 16 
2.3.2. Trường phái thuyết cấu trúc ............................................................................................... 17 
2.4. Tự do hóa tài chính và Lợi nhuận ngân hàng ............................................................................ 17 
2.4.1. Khung lý thuyết ................................................................................................................... 18 
2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm trước đây ..................................................................................... 19 
2.5. Thực trạng quá trình tự do hóa tài chính và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận của các ngân 
hàng ở Việt Nam ........................................................................................................................................ 20 
2.5.1. Thực trạng quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam ......................................................... 20 
2.5.2. Lợi nhuận và tình hình phát triển của các ngân hàng Việt Nam ........................................ 22 
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 30 
3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 30 
3.1.1. Tác động của Tự do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng ............................................. 30 
4. Kết quả thực nghiệm......................................................................................................................... 36 
4.1. Kết quả ước lượng và các kiểm định ........................................................................................... 36 
4.2. Phân tích kết quả .......................................................................................................................... 38 
4.3. Tự do hóa tài chính tác động đến lợi nhuân ngân hàng có thị phần khác nhau ..................... 40 
4 
5. Kết luận .............................................................................................................................................. 42 
Phụ lục ....................................................................................................................................................... 43 
Tài liệu Tham khảo ................................................................................................................................... 46 
5 
TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG: 
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG VIỆT NAM 
1. Giới thiệu 
1.1. Lý do chọn đề tài 
Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính là xu 
thế tất yếu và được coi là đã mang lại nhiều lợi ích cho mỗi quốc gia, nhất là các nước 
đang phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì tự do hóa tài chính cũng 
tồn tại những tác động tiêu cực, gây ra những hậu quả lớn đến nền kinh tế của các quốc 
gia. Chúng ta có thể thấy tự do hóa tài chính liên quan đến rất nhiều lĩnh vực hoạt động 
trong nền kinh tế như đầu tư, kĩ thuật công nghệ, bất động sản, ngân hàng, sản xuất kinh 
doanh, xuất nhập khẩu, Tuy nhiên với phạm vi khá rộng như vậy và tầm hiểu biết 
nghiên cứu hạn hẹp, chúng tôi muốn tập trung với một mảng khá quan trọng chịu ảnh 
hưởng của tự do hóa tài chính - đó là lĩnh vực ngân hàng. Hệ thống ngân hàng là một 
phần rất quan trọng của nền kinh tế, chịu tác động trực tiếp của tự do hóa tài chính; 
những biến động trong hoạt động ngân hàng cũng cho thấy sức khỏe nền kinh tế đang 
trong tình trạng như thế nào. Vậy khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập tài chính 
quốc tế, thì tự do hóa tài chính sẽ tác động đến hoạt động ngân hàng tốt hơn hay xấu hơn; 
trong tình huống đó thì Việt Nam nên có biện pháp gì để thích nghi với xu thế hội nhập. 
Vì lí do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tự do hóa tài chính và lợi nhuận 
ngân hàng – Phân tích dữ liệu bảng đối với ngân hàng Việt Nam”. 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 
Dựa trên hệ thống lý thuyết về tự do hóa tài chính, đặc biệt là lý thuyết của trường 
phái tân cổ điển và những nghiên cứu thực tế về tác động của tự do hóa tài chính đối với 
lợi nhuận ngân hàng; bài nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu bản chất và vai trò của tự do 
hóa tài chính để thấy được tác động của tự do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng Việt 
Nam, đồng thời đánh giá thực trạng đổi mới và nêu lên một số nhận xét gợi mở cho các 
ngân hàng Việt Nam. Bài nghiên cứu xoay quanh các mục tiêu nghiên cứu sau: 
6 
 Tự do hóa tài chính có tác động đến lợi nhuận ngân hàng hay không? Nếu có thì 
làm tăng hay giảm lợi nhuận ngân hàng? 
 Đối với hai nhóm ngân hàng có thị phần lớn và thị phần nhỏ thì tự do hóa tài chính 
tác động đến nhóm nào mạnh hơn? 
1.3. Kết cấu 
Nội dung bài nghiên cứu của nhóm bao gồm 5 phần sau: 
Phần 1: Giới thiệu. Trong phần này nhóm sẽ trình bày một cách tổng quan về bài 
nghiên cứu thông qua các mục: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và kết cấu bài 
nghiên cứu. 
Phần 2: Tổng quan nghiên cứu. Trong phần này, nhóm tập trung trình bày cơ sở lý 
thuyết cũng như thực nghiệm về tự do hóa tài chính, tác động của tự do hóa tài chính lên 
lợi nhuận ngân hàng. Ngoài ra, nhóm cũng trình bày về quan điểm, kết quả nghiên cứu 
của các tác giả trong trường phái áp chế tài chính và trường phái thuyết cấu trúc. Từ đó, 
đưa ra bằng chứng về tác động có tính tương quan âm của tự do hóa tài chính lên lợi 
nhuận ngân hàng Việt Nam. 
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu. Dựa theo phương pháp luận từ bài nghiên cứu của 
tác giả Hakimi Abdelaziz- Djelassi Mouldi- Hamdi Helmi (2011) về tác động của tự do 
hóa tài chính đến lợi nhuận của ngân hàng ở Tunisia. Chúng tôi lấy mẫu số liệu từ báo 
cáo tài chính của 25 ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012 thông qua phương 
pháp phân tích dữ liệu bảng bằng cách ước lượng mô hình Pooled, sử dụng mô hình hồi 
quy tuyến tính tác động ngẫu nhiên (Random effects model) và mô hình hồi quy tuyến 
tính tác động cố định (Fixed effects model) để đo lường tác động của tự do hóa tài chính 
đến lợi nhuận ngân hàng Việt Nam. Sau đó, chúng tôi sử dụng kiểm định Hausman để 
đưa ra mô hình dự báo phù hợp. 
Phần 4: Kết quả nghiên cứu. Trong phần này nhóm sẽ trình bày kết quả phân tích mô 
hình dữ liệu bảng đối với ngân hàng ở Việt Nam và cho thấy rằng tác động của tự do hóa 
tài chính lên ngân hàng Việt Nam có mối tương quan âm và các ngân hàng có thị phần 
lớn sẽ bị giảm lợi nhuận nhiều hơn các ngân hàng có thị phần nhỏ trong điều kiện có tự 
do hóa tài chính. 
7 
Phần 5: Kết luận. Phần này sẽ tổng kết lại vấn đề được đưa ra và trình bày tóm lược 
kết quả đạt được. 
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 
2.1. Sơ lược về tự do hóa tài chính 
Theo IMF tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự 
kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chí ... bù đắp được 
sự tăng lên trong lạm phát, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. 
4.3. Tự do hóa tài chính tác động đến lợi nhuân ngân hàng có thị phần 
khác nhau 
Như phần trên, chúng tôi đã đo lường tác động tổng hợp của tự do hóa tài chính lên 
lợi nhuận của ngân hàng ở Việt Nam, tuy nhiên để có thể nhìn nhận một cách đầy đủ và 
toàn diện hơn về các mối quan hệ xung quanh vấn đề trọng tâm này, chúng tôi bổ sung 
làm rõ cho mục tiêu nghiên cứu thứ hai. Chúng tôi sử dụng thêm một biến giả, liên quan 
đến lợi nhuận ngân hàng có phân chia thành hai nhóm bao gồm nhóm có thị phần thấp và 
nhóm có thị phần cao. Những nhóm có thị phần cao thì mang giá trị 1 là nhóm có doanh 
thu lớn hơn trung bình của ngành, ngược lại nếu nhóm có thị phần thấp thì mang giá trị 0 
tương ứng với các ngân hàng có doanh thu nhỏ hơn doanh thu bình quân ngành. Mô hình 
của chúng tôi được thể hiện như sau: 
 (4) 
Trong đó, biến LIB*TP là biến đại diện cho tác động của tự do hóa tài chính có xét 
đến yếu tố ngân hàng có thị phần lớn và nhỏ. 
Sau khi chạy mô hình hồi quy đã được lựa chọn, chúng tôi nhận thấy kết quả được thể 
hiện qua bảng sau: 
41 
Bảng 4. Bảng kết quả ước lượng REM có xét yếu tố thị phần 
 rho .15499175 (fraction of variance due to u_i)
 sigma_e .00534497
 sigma_u .00228912
 _cons .000505 .0032994 0.15 0.878 -.0059616 .0069717
 libxTP -.0008137 .000376 -2.16 0.030 -.0015508 -.0000767
 roa1 .0769059 .0548612 1.40 0.161 -.0306201 .1844318
 gdp .0559118 .0335745 1.67 0.096 -.0098929 .1217165
 inf -.0675603 .0352061 -1.92 0.055 -.136563 .0014423
 risk .0114419 .0024552 4.66 0.000 .0066298 .0162539
 liq .0000943 .0017098 0.06 0.956 -.0032569 .0034454
 roa Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000
Random effects u_i ~ Gaussian Wald chi2(6) = 41.98
 overall = 0.2468 max = 6
 between = 0.3354 avg = 5.9
R-sq: within = 0.2005 Obs per group: min = 5
Group variable: bankcode Number of groups = 25
Random-effects GLS regression Number of obs = 147
Qua kết quả trên, chúng ta có thể thấy một cách dễ dàng rằng biến LIB x TP 
(biến tự do hóa tài chính xét điều kiện thị phần) có hệ số âm (-0.0008) và có ý nghĩa thống 
kê, qua đó cho thấy tự do hóa tài chính tác động làm giảm lợi nhuận các ngân hàng có thị 
phần lớn mạnh hơn so với các ngân hàng có thị phần nhỏ. Giải thích được đưa ra là do các 
ngân hàng lớn với các nguồn huy động vốn lớn và nếu trong thị trường tài chính có sự gia 
tăng về cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài cũng như các công ty đầu tư khác thì việc 
giữ chân khách hàng cùng với những nguồn huy động vốn lớn này sẽ vô cùng khó khăn, 
kéo theo lợi nhuận của ngân hàng có thị phần lớn sẽ bị giảm và gặp nguy cơ rủi ro nhiều 
hơn. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ, với nguồn huy động vốn nhỏ và ổn định sẽ dễ dàng 
trong việc thích nghi với những thay đổi khi có sự tự do hóa tài chính. 
42 
5. Kết luận 
 Tự do hóa tài chính là một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trong thời buổi hội nhập 
và Việt Nam cũng là một trong số đó. Tự do hóa tài chính ở Việt Nam có sự khác biệt so với 
các quốc gia khác tuy nhiên tác động của nó đến nền kinh tế hay cụ thể trong bài nghiên cứu 
này giống với đa số các bài nghiên cứu khác. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 25 ngân 
hàng của Việt Nam, chúng tôi đã đo lường tác động của tự do hóa tài chính đến lợi nhuận 
ngân hàng thông qua mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM. Kết quả đạt được là sự tự 
do hóa tài chính làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Điều này đã được giải thích như trong phần 
kết quả đạt được, tự do hóa xảy ra làm gia tăng cạnh tranh đối với lĩnh vực ngân hàng, những 
rủi ro xuất hiện khi tự do hóa lãi suất, nới lỏng dần các quy định về tín dụng sẽ làm gia tăng 
nguy cơ khủng hoảng cho ngân hàng. Bài nghiên cứu còn cho thấy mối tương quan giữa các 
biến kinh tế vĩ mô và lợi nhuận ngân hàng trong bối cảnh tự do hóa tài chính, cụ thể là tỷ lệ 
lạm phát có tương quan âm còn tốc độc tăng trưởng GDP/người thì có tương quan dương. 
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu chứng tỏ rằng các ngân hàng có thị phần lớn thì bị tác động hơn 
mạnh hơn so với các ngân hàng nhỏ khi có tự do hóa tài chính. Đây là một dấu hiệu cho thấy 
các ngân hàng lớn nên có các biện pháp dài hạn hơn để có thể thích nghi với mô trường cạnh 
tranh gay gắt và duy trì thị phần của mình. 
43 
Phụ lục 
 Bảng P1: Kết quả thống kê tương quan giữa các biến 
 lib -0.1884* -0.0347 -0.0120 0.0925 0.1029 -0.1414 1.0000 
 roa1 0.2937* 0.0813 0.0997 0.0228 0.0199 1.0000 
 gdp -0.0776 -0.0055 0.0037 0.9743* 1.0000 
 inf -0.1013 0.0204 0.0238 1.0000 
 risk 0.2932* 0.5045* 1.0000 
 liq 0.1648* 1.0000 
 roa 1.0000 
 roa liq risk inf gdp roa1 lib
Ghi chú: (*) Các biến có tương quan với nhau với giá trị p – value là 5%. 
 Bảng P2: Kiểm định Hausman cho mô hình FEM và REM 
 Prob>chi2 = 0.0000
 = 582.14
 chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
 Test: Ho: difference in coefficients not systematic
 B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg
 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
 roa1 .0748827 -.076203 .1510857 .0123749
 gdp .0928551 .0951863 -.0023312 .017531
 inf -.1084655 -.1107161 .0022506 .018737
 liq -.0004206 -.0024805 .0020599 .0004335
 risk .0119388 .013699 -.0017601 .0005659
 lib -.0011866 -.0014179 .0002313 .0002391
 random fixed Difference S.E.
 (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
 Coefficients 
. hausman random fixed
Với giá trị P-value < 5% chúng ta không thể chấp nhận giả thiết Ho. Qua đó chứng tỏ 
rằng, trong trường hợp bài nghiên cứu này, mô hình phù hợp để đo lường tác động của tự 
do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng là mô hình hồi quy dữ liệu bảng tác động ngẫu 
nhiên (REM). 
44 
 Bảng P3: Chỉ số tự hóa tài chính (LIB) 
Năm LIB_1_2007 LIB_2_2008 LIB_3_2009 LIB_4_2010 LIB_5_2012 LIB 
2006 0 0 0 0 0 0 
2007 1 1 0 0 0 2 
2008 1 1 0 0 0 2 
2009 1 1 1 0 0 3 
2010 1 1 1 1 0 4 
2011 1 1 1 1 0 4 
2012 1 1 1 1 1 5 
Chú thích: Chỉ số tóm tắt mức độ tự do hóa tài chính ở Việt Nam. Được đo lường từ các cải 
cách về chính sách đã thực thi của Nhà nước (LIB mang giá trị từ 0 – 5). Trong đó: 
- Loại bỏ các rào cản hội nhập và sự tư nhân hóa hoạt động ngân hàng (LIB_1_2007) 
- Sự thành lập các công ty quản lý quỹ đầu tư (LIB_2_2008) 
- Dỡ bỏ dần các rào cản thương mại (LIB_3_2009) 
- Dỡ bỏ dần các rào cản đối với luồng vốn luân chuyển FDI (LIB_4_2010) 
- Dỡ bỏ dần rào cản đối với luồng vốn đầu tư gián tiếp (LIB_5_2012) 
45 
 Bảng P4. Danh sách 25 ngân hàng được thu thập số liệu 
STT 
Tên giao 
dịch 
Tên ngân hàng 
1 BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 
2 Dong A bank Ngân hàng TMCP Đông Á 
3 Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 
4 Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 
5 Viettinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 
6 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 
7 MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội 
8 ABBank Ngân hàng TMCP An Bình 
9 Oceanbank Ngân hàng TMCP Đại Dương 
10 Seabank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 
11 SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn 
12 VietA Ngân hàng TMCP Việt Á 
13 Phương Nam Ngân hàng TMCP Phương Nam 
14 Nam A Ngân hàng TMCP Nam Á 
15 Kiên Long Ngân hàng TMCP Kiên Long 
16 EXIM Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 
17 HD Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh 
18 Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 
19 Mekong Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông 
20 GD Ngân hàng TMCP Gia Định 
21 Habubank Ngân hàng Phát triển Nhà Hà Nội 
22 OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông 
23 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu 
24 MHB Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long 
25 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 
46 
Tài liệu Tham khảo 
Hakimi Abdelaziz, Djelassi Mouldi, Hamdi Helmi- “Financial Liberalization and 
Banking Profitability: A Panel Data Analysis for Tunisian Banks”, International Journal 
of Economics and Financial Issues, Vol. 1, No. 2, 2011, pp.19-32. 
Elena Cubillasa, Francisco González- “Financial liberalization and bank risk-
taking: International evidence”, Journal of Financial Stability 11 (2014) 32–48. 
Wade D. Cook, Moez Hababou và Gordon S. Roberts- “Financial Liberalization 
and Efficiency in Tunisian Banking Industry: DEA Tests”. 
Demirgüç-Kunt A., Huizinga, H. (1999)- “Determinants of commercial bank 
interest margins and profitability some international evidence”. World Bank Economic 
Review, vol.14, n° 2, pp.379-408. 
Demirgüç-Kunt. A., Detragiache, E. (1998), “Financial liberalization and financial 
fragility”. World Bank and research department of IMF. 
“Financial Liberalization and Capital Structure Dynamics in developing countries: 
Evidence from Emerging Markets of South East Asia” 
NCS. Bùi Thị Thanh Tình; TS. Lê Ngọc Lân- “Đặc Điểm Chủ Yếu Của Tiến 
Trình Tự Do Hóa Tài Chính Trên Thế Giới” 
Bùi Thị Thanh Tình (2013) - “Tự Do Hóa Tài Chính Ở Việt Nam: Thực Trạng Và 
Giải Pháp”, Luận án Tiến Sỹ kinh tế. 
Nguyễn Thị Dũng (2001) "Hoàn thiện chính sách lãi suất và cơ chế lãi suất trong 
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận án Tiến Sỹ kinh tế. 
Berger, A.N., Klapper, L., Turk-Ariss, R. (2009), “Bank competition and financial 
stability”, Journal of Financial Services Research 35 (2), 99–118. 
Allen L. và Rai A. (1996) - “Operational Efficiency in Banking: an International 
Comparison”, Journal of Banking and Finance. 20:655-672. 
Berger A. N. và Humphrey D. B. (1997), “Efficiency of Financial Institutions: 
International Survey and Directions for Future Research”, European Journal of 
Operational Research 98:175-212. 
Agoraki, M.-E., Delis, M., Pasiouras, F. (2011) - “Regulations, competition and 
bank risk-taking in transition countries”, Journal of Financial Stability 7 (1), 38–48. 
47 
Boyd, J., De Nicolò, G., Jalal, A., (2006) - “Bank risk-taking and competition 
revisited: new theory and new evidence”, IMF Working Paper WP/06/297. 
InternationalMonetary Fund, Washington. 
Fisher K., Chenard, M. (1997) - “Financial liberalization causes banking system 
fragility”. Working paper series n°97 – 1. 
Barajas, A., R. Steiner, N. Salazar. (1999), “Interest spreads in banking in 
Colombia 1974- 96”. IMF Staff Papers, Vol. 46: 196-224. 
Shaw, E. S. (1973), “Financial deepening in economic activity”. Oxford 
University Press, New York 
Mc Kinnon, RI, (1973), “Money and capital in economic development. The 
brooking institution” (1973). 
Kaminsky, G., Reinhart, C. (1999), “The twin crises: The causes of banking and 
balance of payments problems”. American Economic Review 89 (3). 
Fray, M. J. (1997), “In favour of financial liberalization”. Economic journal, 107 
pp 754 – 770. 
Galbis, V. (1977), “Financial Intermediation and Economic Growth in Less-
Developed Countries: A theorical Approach”. Journal of Development Studies, vol 13, 
n°2, pp 58-72 
Gil, M. Kaufman, D. (1999), “Transparency liberalization and financial crises”. 
World Bank, policy research working paper n° 2286. 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_tu_do_hoa_tai_chinh_va_loi_nhuan_ngan_hang_phan_tich.pdf