Đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000

Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội.

Trên thực tế, không phải đến bây giờ, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới được đặt ra; mà trái lại, ngay trong thời bao cấp, người ta cũng đã nói nhiều về trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp đối với nhà nước và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Nhưng, trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương diện pháp lý. Những tác hại về môi trường do một số doanh nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về phương diện đạo đức, mà quan trọng hơn là cần phải được xử lý nghiêm khắc về phương diện pháp lý. Do đó, không phải ngẫu nhiên, trong những năm gần đây, trên sách báo và nhiều diễn đàn ở Việt Nam, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn tập trung làm rõ nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại doanh nghiệp, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và một số vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp.

doc 22 trang Minh Tâm 28/03/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000

Đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000
 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN SA 8000
I / MỞ ĐẦU
1/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy 
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi 
trường và xã hội bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, 
trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu 
không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt 
về môi trường và những vấn đề xã hội.
 Trên thực tế, không phải đến bây giờ, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp mới được đặt ra; mà trái lại, ngay trong thời bao cấp, người ta cũng đã nói 
nhiều về trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp đối với nhà nước và người lao động, 
cũng như đối với cộng đồng nói chung. Nhưng, trong những năm gần đây, trách 
nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, 
mà cả từ phương diện pháp lý. Những tác hại về môi trường do một số doanh 
nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về phương diện 
đạo đức, mà quan trọng hơn là cần phải được xử lý nghiêm khắc về phương diện 
pháp lý. Do đó, không phải ngẫu nhiên, trong những năm gần đây, trên sách báo 
và nhiều diễn đàn ở Việt Nam, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã 
và đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, trách 
nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo 
nhiều cách khác nhau.
 Trong bài viết này, chúng tôi muốn tập trung làm rõ nội dung trách nhiệm xã hội 
của doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 
tại doanh nghiệp, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và một số 
vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp.
2 /ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 2.1/ Đối tượng nghiên cứu
Bộ tiêu chuẩn thực hiện trách nhiệm xã hội –SA 8000
Quy định của pháp luật VIỆT NAM:
 • Bộ luật lao động
 • Luật Bảo Hiểm Xã Hội
 • Luật Công Đoàn • Luật Dạy Nghề
 • Tiêu chuẩn cho ngành( .)
2.2/Phạm vi nghiên cứu
Công Ty Cổ Phần Dệt May Quốc Tế Thắng Lợi(34 Đường Tây Thạnh,Phường 
Tây Thạnh,Quận Tân Pú,TP Hồ Chí Minh)
Thới gian nghiên cứu:thang 3/2010 (1/3 - 31/3/2010)
3/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 3.1/Cơ sở lý luận
 Khái niệm về trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay 
CSR) đuợc hiểu là "sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển 
kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của 
người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, 
theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội". 
Những doanh nghiệp (DN) mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ 
những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, 
quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát 
triển cộng đồng v.v.
Các DN có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng 
chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử(Code of Conduct hay gọi tắt là 
CoC); thực tế, một số DN Việt Nam đã làm được như vậy. Tuy nhiên những DN 
nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chưa có khả năng đạt những chứng chỉ này vẫn có thể 
có được những lợi ích cụ thể trong kinh doanh nếu tự nguyện áp dụng những tiêu 
chuẩn về CSR.
CSR ở Việt Nam 
Khái niệm CSR còn tương đối mới ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay 
vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, 
rào cản và thách thức cho việc thực hiện CSR bao gồm:
1) nhận thức về khái niệm CSR còn hạn chế;
2) năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ CoC; 
3) thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là 
đối với các DNNVV);
4) sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của CSR và Bộ luật Lao động; 
5) những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các CoC
3.2/lý luận về đề tài SA 8000 LÀ GÌ? 
 SA 8000 là hệ thống trách nhiệm xã hội đầu tiên được phát triển bới SAI (tổ 
chức trách nhiệm xã hội quốc tế). Đây là một cách tiếp cận đển các nhà bán lẻ, 
các công ty sản xuất, các nhà cung cấp và các tổ chức khác duy trì được những 
điều kiện làm việc công bằng và tốt trong suốt chuỗi cung ứng. 
 SA 8000 bao gồm:
 • Một tiêu chuẩn với những quyền của người lao động được thừa nhận một 
 cách rộng rãi, 
 • Các yêu cầu với một hệ thống quản lý ở mức độ nhà máy để duy trì được sự 
 tuân thủ và cải tiến. 
 Có thể áp dụng cho tất các các tổ chức thuộc các loại hình, quy mô và sản phẩm 
/dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn đang thu hút được sự chú ý của 
ngành công nghiệp nhẹ yêu cầu nhiều lao động. 
Ai cần SA 8000?
 • Các tổ chức mong muốn: 
 o Tự chứng tỏ sự tuận thủ với các chính sách về trách nhiệm xã hội, 
 o Muốn chứng tỏ sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác, 
 o Được chứng nhận bởi một tổ chức bên thứ ba về hệ thống trách 
 nhiệm xã hội
TẠI SAO CHỌN SA 8000
Các áp lực từ mặt thị trường:
 Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức,
 Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động mang 
tính trách nhiệm xã hội nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh, 
 Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế. 
 Áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông:
 Muốn đảm bảo đầu tư của họ được duy trì “trong sạch” về mặt trách 
nhiệm xã hội,
 Cải thiện hành ảnh của Danh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan 
tâm. 
 Áp lực từ nhân viên: Muốn có môi trường làm việc an tàn,
 Muốn có tổ chức và thương thảo tập thể với chủ danh nghiệp
LỢI ÍCH
 Về thị trường:
 Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân 
thủ SA 8000 như là một điều kiện bắt buộc,
 Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,
 Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hạt 
động trách nhiệm xã hội,
 Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan 
trọng nhất trong một tổ chức,
 Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người tham gia tuyển và tổ chức, 
đặc biệt trong trường hợp thị trường lao động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như 
hiện nay,
 Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều 
kiện làm việc tốt hơn,
 Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước. 
 Về kinh tế:
 Tránh được các khản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách 
nhiệm xã hội,
 Tỷ lệ sử dụng lao động ca hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và 
bệnh nghề nghiệp,
 Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự,
 Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp. 
 Quản lý rủi ro:
 Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,
 Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm,
 Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có). 
 Tạo cơ sở cho hạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
 Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
 Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,
 Cơ hội cho quảng cá, quảng bá
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 1. Lãnh đạo cam kết
 2. Đánh giá và lập kế hoạch
 3. Thiết lập hệ thống trách nhiệm xã hội và tài liệu
 4. Áp dụng hệ thống 
 5. Đánh giá, cải tiến
 6. Chứng nhận
4/CƠ SỞ THỰC TIỂN
4.1/ ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SA 8000
Quá trình 
Kinh phí: Điều này một lần nữa phụ thuộc vào độ phức tạp của các điều kiện và 
môi trường làm việc, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp 
luật về trách nhiệm xã hội. Để tham khảo, các chi phí này chủ yếu liên quan đến 
việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị phục vụ cho điều kiện và môi trường 
làm việc, phí tư vấn và phí chứng nhận. Cho từng trường hợp cụ thể hãy liên hệ 
với chúnh tôi để có được một dự toán cung cấp miễn phí 
Lợi ích(tham khảo trên)
Khó khăn: Theo kinh nghiệm của các đơn vị đã thực hiện SA 8000, các khó khăn 
trong quá trình triển khai dự án thường xuất phát từ sự thiếu quan tâm của lãnh 
đạo cao nhất, thiếu đào tạo về mặt nhận thức về trách nhiệm xã hội cho những 
người liên quan, thiếu việc hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, thiếu 
sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong nhóm dự án
 1.LAO ĐỘNG TRẺ EM
Định nghĩa trẻ em: Dưới 14 tuổi.
Định nghĩa lao động trẻ em: Ở độ tuổi <=14
1.1Công ty không được thuê mướn hoặc ủng hộ lao động trẻ em như định nghĩa ở 
trên.
1.2Công ty phải thiết lập, viết thành văn bản, duy trì và thông tin một cách có hiệu 
quả đến các bên liên quan về chính sách và thủ tục cho việc khắc phục tình trạng 
lao động trẻ em được tìm thấy làm việc trong những tình huống phù hợp với định 
nghĩa lao động trẻ em ở trên và phải cung cấp những hỗ trợ cần thiết để những đứa 
trẻ đó có thể đến trường và tiếp tục học cho đến khi chúng không còn là trẻ nữa 
theo như định nghĩa trẻ em ở trên 
Chú ý : 
Mục tiêu chính là ngăn ngừa việc thuê lao động dưới 15, và có biện pháp xử lý 
thích hợp 
A - 1 qui trình xử lý khi phát hiện Công ty có thuê lao động trẻ em (cách xử lý, 
trả lương, thông báo cho các bên có liên quan)
B - Hỗ trợ cần thiết là Công ty đảm bảo giúp trẻ em có thể tiếp tục đi học, trả 
học phí, đồng phục, sách vở, tìm cha mẹ nuôi, cho tiền tiêu vặt 
C - Công ước ILO 138 qui định độ tuổi lao động tối thiểu không nhỏ hơn tuổi 
buộc tới trường và không dưới 15. Tuổi tối thiểu cho làm việc:
 - Bình thường là 15
 - Nơi có độc hại, nguy hiểm đến sức khoẻ, không an toàn, tinh thần là 18 D - Có hơn 50% quốc gia cho phép trẻ em dưới độ tuổi thông thường (12, 13 
hoặc 14) làm những công việc nhẹ. Ở Châu Phi, Châu Mỹ qui định tuổi tối 
thiểu là 12
- Công ty phải thiết lập, viết thành văn bản, duy trì và thông tin một cách có hiểu 
quả đến nhân viên và các bên liên quan về chính sách và thủ tục để thúc đẩy giao 
dục trẻ em như nêu trong công ước ILO 146, các lao động vị thành niên nằm trong 
diện giáo dục phổ cập của địa phương hoặc đang đi học, bao gồm các phương 
pháp để đảm bảo rằng không có một trẻ em nào hoặc lao động vị thành niên trẻ 
nào như vậy được thuê mướn trong suốt thời gian lên lớp, và tổng thời gian học, 
làm việc, di chuyển (thời gian di chuyển từ nơi học đến nơi làm việc và ngược lại) 
không vượt quá 10 giờ/ ngày.
Trong trường hợp phát hiện thấy lao động trẻ em trong công ty, công ty có trách 
nhiệm:
 - Hỗ trợ cho các trẻ em đó được tới trường cho tới khi 15 tuổi 
 Trả lương cho thu nhập bị mất hoặc đề nghị thuê cha mẹ, anh chị em ruột hoặc 
các thành viên khác của gia đình trẻ em đó làm cho công ty.
Trẻ em là những người ở độ tuổi 13 hoặc 14 tuổi (khi được phép làm các công 
việc nhẹ nhàng được qui định trong khuyến nghị 146 của ILO) và lao động vị 
thành niên (đối tượng thuộc diện giáo dục phổ cập) không được tuyển dụng trong 
thời gian đến trường và nếu được luật pháp qui định phải được đăng ký hoặc được 
sự giám sát của các nhân viên thuộc bộ Lao động. 
1.4- Công ty không được sử dụng trẻ em hoặc lao động vị thành niên vào các nơi 
làm việc độc hại, nguy hiểm, không an toàn hoặc có hại cho sức khoẻ 
Chú ý
A- Ví dụ nâng hạ những vật to quá cỡ, nặng, làm ca đêm, về nhà không an toàn 
sau khi làm ca đêm, làm việc với hoá chất độc như Toluen, Chì 
B- Hiện nay công ước ILO 138 tuân theo chính sách quốc gia để bãi bỏ đến 
cùng lao động trẻ em 
C- Nâng độ tuổi lao động đến một mức phù hợp với sự phát triển đầy đủ về thể 
chất và tinh thần của trẻ vị thành niên.
D- Các quốc gia đang phát triển đang có ít nhất 12- triệu có độ tuổi 5-14 làm 
việc hết thời gian. Nếu kể cả lao động bán thời gian thì là 250 triệu (Châu Á 
chiếm 61%. Châu Phi chiếm 32%, Châu Mỹ Latinh có 7%)
Khi đánh giá :
 • Lao động < 15. Luật lao động qui định khác?
 • Hướng dẫn cho lao động dưới 18?
 • Phù hợp với Luật lao động?
 • Xem qui trình tuyển dụng và tuổi qui định?
 • Trẻ lao động 13, 14 có làm trong giờ học? Có báo cáo và do Nhà nước 
 kiểm soát?
 • Giờ lao động + giờ đi lại + học có < 10 giờ/ ngày?
 • Trẻ em, hoặc < 18 có làm ca đêm? • Chương trình dạy nghề cho trẻ em có giống như người lớn (cùng một công 
 việc)?
 • Xem, lấy một vài trẻ em lao động thấp, quá trẻ, ảnh, chứng minh nhân dân, 
 giấy khai sinh, hợp đồng lao động, sổ sức khoẻ để so sánh các thông tin
 • Phương tiện thông tin về chính sách lao động cho trẻ em, gia đình họ?
 • Xem hồ sơ lao động trong 6 tháng qua tìm xem có trẻ nào bị phạt? Sa thải, 
 có hỗ trợ trẻ tới trường, có tiếp tục thuê mướn?
Liên hệ với bên thứ 3 để tìm bằng chứng
 2.LAO ĐỘNG CƯỞNG BỨC
2.1- Công ty không được tham dự hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức, 
cũng không được yêu cầu người được thuê mướn trả tiền đặt cọc hoặc giấy cam 
kết cho công ty mới được bắt đầu làm việc.
Chú ý: SA nghiêm cấm mọi hình thức cưỡng bức lao động.
Phải liên hệ các hiện tượng lạm dụng lao động (lao động trẻ, sự yếu kém về an 
toàn sức khoẻ, sự trừng phạt bằng các nhục hình, mức lương tồi, phân biệt đối 
xử) để kết luận về sự cưỡng bức
Khi đánh giá :
 • Trưởng đơn vị hiểu về sự cưỡng bức? Hối lộ, quà biếu khi xin việc, đặt cọc 
 khi ký hợp đồng? Công ty có những chương trình hỗ trợ CBCNV về tài 
 chính, cho vay, họ có được bình đẳng khi vay?
 • CBCNV có được phép về sau ca làm việc hay phải hỏi ai, ở lại làm thêm?
 • CBCNV thôi việc có dễ không, có được nhận tháng lương cuối cùng?
 • Dịch vụ của Bảo vệ có cưỡng bức khám xét hành trang, nhà ở tập thể? Khi 
 lao động là tù nhân xem xét kỹ hợp đồng chứng minh rằng bảo vệ chỉ để 
 đảm bảo an toàn. Quyền công dân được đảm bảo?
 • Hỏi một số CBCNV về các vấn đề trên: Công ty bắt họ đặt cọc, thế chấp, 
 phải mua hoặc nhận thưởng bằng hiện vật không muốn, ? Họ có biết mục 
 đích công việc, biêt quyền lợi và tự nguyện làm việc?
 • Người nhà CBCNV thăm hỏi có dễ dàng?
 • CBCNV có nợ công ty? Có phải bắt buộc làm ở một vị trí nào đó để trả nợ?
 3.AN TOÀN SỨC KHỎE
3.1 Công ty, luôn nhớ rằng phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp và bất 
kỳ các mối nguy hiểm nào, phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, 
phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn và làm tổn hại đến sức khoẻ 
mà xuất hiện trong lúc, có liên quan đến hoặc xảy ra trong khi làm việc bằng cách 
giảm tối đa, đến khả năng có thể được, nguyên nhân gây ra các mối nguy hiểm 
vốn có trong môi trường làm việc 
3.2Công ty phải chỉ định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về sức khoẻ và an 
toàn cho toàn bộ nhân viên và chịu trách nhiệm thực hiện các yếu tố về sức khoẻ 
và an toàn trong tiêu chuẩn này 3.3 Công ty phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều được huấn luyện về an toàn và 
sức khoẻ thường kỳ, hồ sơ huấn luyện này phải được thiết lập và các huấn luyện 
đó được lập lại đối với nhân viên mới vào hoặc chuyển công tác 
Chú ý: Thường kỳ tức là ít nhất 1 lần/ năm 
3.4 Công ty phải thiết lập hệ thống theo dõi, tránh hoặc xử lý các nguyên hiểm 
tiềm ẩn đối với sức khoẻ và an toàn của nhân viên 
3.5 Công ty phải cung cấp cho nhân viên phòng tắm sạch sẽ, đồ nấu nước và nếu 
có thể là các trang thiết bị hợp vệ sinh để lưu trữ thức ăn.
3.6 Nếu có cung cấp chỗ ở cho nhân viên thì công ty phải đảm bảo nơi đó sạch sẽ, 
an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ 
Chú ý: SA nhằm đảm bảo người lao động có môi trường làm việc an toàn, 
không độc hại, được chăm sóc sức khoẻ
Khi đánh giá về Hệ thống :
 • Qui trình về y tế, an toàn lao động phù hợp kích cỡ công ty, xử lý khi phát 
 sinh tai nạn, cấp cứu, thông báo cho mọi CBCNV. Phương tiện phòng 
 chống cháy, nổ, thoát hiểm?
 • Đại diện BGĐ về ATLĐ, sức khoẻ với chức năng nhiệm vụ rõ ràng 
 • CBCNV có tham gia vào các chương trình ATLĐ, sức khoẻ?
 • Đào tạo thực hiện trong hay ngoài giờ lao động? Hay là nhiệm vụ thêm, 
 việc thêm?
 • Qui định về kỷ luật lao động áp dụng cho toàn thể CBCNV (quản lý cũng 
 như công nhân?)
 • Hàng năm có kế hoạch, báo cáo về tai nạn lao động, có phân tích xu hướng/ 
 bệnh nghề nghiệp, trong môi trường độc hại, đề ra biện pháp khắc phục?
 • Báo cáo về tai nạn, sử lý thế nào? Khắc phục?
 • Bảo hộ lao động có đầy đủ? CBCNV có phải trả phí? Làm thế nào để 
 CBCNV dùng trong quá trình lao động?
 • Luật về ATLĐ và y tế có áp dụng? Ban GĐ, các cấp quản lý, Công nhân 
 quan tâm thế nào? Áp dụng?
 • Các báo cáo đánh giá về độ sạch của không khí, thông gió, chống nóng và 
 bụi, (nếu cần)?
Khi đánh giá tại các địa điểm :
 1. Những nút an toàn tại nhà máy có dễ tiếp cận khi cần?
 2. CBCNV trả lời được các câu hỏi về ATLĐ, SK?
 3. Các lối thoát hiểm có dễ tiếp cận, chỉ dẫn rõ ràng?
 4. Tủ thuốc có đủ thuốc? Các dụng cụ cấp cứu, bao nhiêu tai nạn/ tháng và có 
 đủ người cấp cứu?
 5. Y tế có sẵn sàng khi có tai nạn, CN sẽ gọi ai khi có vấn đề xảy ra?
 6. Thiêt bị cứu hoả, lối thoát hiểm đầy đủ? Gọi ai?
 7. Có thường xuyên thực tập phòng chống cháy, cứu hoả, tiêu lệnh phòng 
 chống cháy? Các báo cáo về phòng chống cháy nổ?
 8. Công nhân được cung cấp nước uống sạch, ăn sạch sẽ? 9. Phòng tắm, nhà vệ sinh có sạch sẽ, hoạt động tốt, đầy đủ theo luật địa 
 phương?
 10. Thông gió, ánh sáng, kiểm soát nhiệt độ có đủ?
 11. Khu tập thể CN sạch sẽ, an toàn?
 12. BGĐ có thực hiện đúng chế độ về ca kíp (đổi ca kíp), hạn chế thời gian tiếp 
 xúc với hoá chất độc hại cho công nhân?
 13. Quần áo, giày dép cho công nhân bốc vác, nâng những vật nặng?
 14. CN đứng suốt ngày trên nền bê tông hay nền mềm (bịt bông, )?
 •Một nghiên cứu tại nhà máy đệt ở Inđônêxia cho thấy một số công nhân ở 
 bộ phận nhuộm bị ung thư bàng quang do có chất gây ung thư trong thuốc 
 nhuộm mà họ sử dụng.
 • Tại một nhà máy, một phụ nữ 22 tuổi bị tuột da đầu do tóc của cô ta bị cuốn 
 vào băng tải. Các công nhân rất hiếm khi nhận được khoản bồi thường, nếu 
 có thì không bao gồm các chi phí thuốc men. 
Trường hợp nơi ở quá trật chội 
 •Lương của người công nhân thấp cùng đồng nghĩa với điều kiện sống của 
 họ rất khó khăn. 
 •Một số nhà máy cung cấp nhà ở ký túc xá cho cho các công nhân, thường 
 đó là những toà nhà xây bằng loại gạch lớn và rất đông đúc. 
 •Tại một khu nhà, mỗi phòng có 12 phụ nữ, tại mỗi phòng có 6 giường tầng 
 và hầu như không còn lối đi trong phòng. 
 • Thường tại các khu ở cứ 50 đến 100 công nhân thì có 1 toilet. 
Tại các khu ký túc cho công nhân thường xuyên thiếu nước, và họ thường xuyên 
phải mua nước đóng chai với giá cao
 4.TỰ DO HIỆP HỘI VÀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
4.1 Công ty phải tôn trọng quyền của tất cả nhân viên về thương lượng tập thể và 
thành lập và gia nhập công đoàn theo sự chọn lựa của họ 
4.2 Công ty phải, trong một tình huống nào đó mà quyền tự do của đoàn thể và 
quyền thương lượng tập thể được giới hạn bởi luật, tạo điều kiện thuận lợi về việc 
tự do hội họp và thoả ước tập thể cho mọi nhân viên 
Chú ý: Công ty tôn trọng các quyền hợp pháp của mọi CBCNV về hội họp, 
thành lập công đoàn, nhóm, 
 Mục đích của SA bảo đảm quyền lợi chính đáng của CBCNV
Khi đánh giá :
1.CN có tự do tổ chức hoặc tham gia công đoàn?
2. Công ty có chấp nhận công đoàn là đại diện của CBCNV để đàm phán?
3. Đại diện công đoàn, CBCNV có bị phân biệt đối xử? 
4. Công ty có làm ảnh hưởng tới hoạt động của công đoàn?
5. Có bãi công? Công ty đã xử lý thế nào? Có công an, bộ đội tham gia giải quyết?
6. Có thoả ước LĐTT? Biên bản hội họp của công đoàn? 
7. Hồ sơ giải quyết khiếu nại của CBCNV? 8. Có qui định nghiêm cấm hoạt động công đoàn của Công ty hoặc báo chí?
9. CN biết ai là chủ tịch công đoàn? bầu khi nào, ra sao?
 5.PHÂN BIỆT ĐỐI SỬ
5.1 Công ty không được tham gia hoặc ủng hộ việc phân biệt đối xử trong khi thuê 
mướn, bồi thường, cơ hội huấn luyện, thăng tiến, chấm dứt hợp đồng lao động 
hoặc nghỉ hưu trên cơ sở chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật 
nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị 
5.2 Công ty không được can thiệp vào quyền xử lý của nhân viên trong việc tuân 
thủ các nguyên lý hoặc lề thói, hoặc đáp ứng các nhu cầu liên quan đến chủng tộc, 
đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của 
nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị.
5.3 Công ty không được cho phép cách cư xử như cử chỉ, ngôn ngữ và tiếp xúc 
thân thể mà cưỡng bức, đe doạ, sỉ nhục, lợi dụng tình dục 
KHI ĐÁNH GIÁ CẦN CHÚ Ý( phân biệt đối sử)
Chú ý: SA nhằm đảm bảo không phân biệt đối xử với mọi người trong mọi 
trường hợp 
 1. Có qui trình ngăn ngừa sự phân biệt đối xử, nhục mạ, đe doạ và xử lý nếu 
 phát hiện có sự phân biệt đối xử 
 2. Đại diện lãnh đạo thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu có sự phân 
 biệt đối xử 
 3. CN được học và biết cách thực hiện qui trình trên nếu có phân biệt đối xử.
 4. Nguyên tắc tuyển dụng, đề bạt, thưởng phạt, kỷ luật, chế độ đào tạo, các hồ 
 sơ chứng minh.
 5. CN không bị quấy rối tình dục, và biết cách khiếu nại nếu bị xảy ra?
 6. Có những nhóm người dân tộc được thuê làm việc?
 7. Xem bảng lương của CBCNV: có sự bất hợp lý sau đào tạo, kinh nghiệm? 
 Nam Nữ?
 8. Có nhiều thư nặc danh? Nguyên nhân và cách xử lý?
 9. Qui định về công việc (có phân biệt nam, nữ, chủng tộc, )
 10. Hồ sơ loại bỏ các ứng cử viên khi tuyển dụng? Lý do?
 11. CN từ các địa phương, nhóm khác nhau có bị dối xử khác nhau?
 12. CN có được nghỉ ngày lễ thánh, tôn giáo?
 13. CBCNV nữ có thai, nuôi con nhỏ có được nghỉ theo luật? hồ sơ? Bắt buộc 
 sử dụng các biện pháp tránh thai là điều kiện để ký hợp đồng lao động, bị 
 loại nếu có con sớm 1 năm?
 6.CÁC HÌNH THỨC KĨ LUẬT
 6.1 Công ty không được tham gia vào hoặc ủng hộ việc dùng nhục hình, 
 ép buộc về vật chất hoặc tinh thần và sỉ nhục 

File đính kèm:

  • docde_tai_trach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_thuc_trang_ap_dun.doc