Đề tài Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn về việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9000
Trong bối cảnh và su thế hiện đại, để tăng cường sự hội nhập về kinh tế nước ta với các nước khu vực và trên thế giới, việc đổi mới nhận thức, cách tiếp cận và xây dựng mô hình quản lý chất lượng mới, phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách.
Hầu hết các doanh nghiệp còn thực hiện mô hình quản lý KCS mà thiếu những biện pháp đồng bộ để quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì thế sản phẩm sản xuất ra tuy nhiều nhưng chất lượng cha cao, cha thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Vì vậy để đổi mới quản lý chất lượng, ở Việt Nam việc xây dựng hệ thống chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết. Hệ thống chất lượng này sẽ làm thay đổi nhiều cách nghĩ và cách làm cũ, tạo ra một phong cách, một bộ mặt mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra hệ thống chất lượng ISO 9000 còn là "chìa khoá" để Việt Nam mở cửa đi vào thị trường thế giới.
Kết quả của việc thực hiện các mô hình quản lý chất lượng như TQM, Q.Base, JIT... tại Nhật Bản, Mỹ, và các nước phương tây và một số nước khác trên thế giới đã chứng minh điều đó.
Chính vì ý nghĩa thiết thực và vai trò quan trọng của quản lý chất lượng đối với sự tồn tại của Công ty mà em đã đi vào nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn về việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9000”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn về việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9000

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hiếu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuân PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh và su thế hiện đại, để tăng cường sự hội nhập về kinh tế nước ta với các nước khu vực và trên thế giới, việc đổi mới nhận thức, cách tiếp cận và xây dựng mô hình quản lý chất lượng mới, phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách. Hầu hết các doanh nghiệp còn thực hiện mô hình quản lý KCS mà thiếu những biện pháp đồng bộ để quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì thế sản phẩm sản xuất ra tuy nhiều nhưng chất lượng cha cao, cha thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Vì vậy để đổi mới quản lý chất lượng, ở Việt Nam việc xây dựng hệ thống chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết. Hệ thống chất lượng này sẽ làm thay đổi nhiều cách nghĩ và cách làm cũ, tạo ra một phong cách, một bộ mặt mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra hệ thống chất lượng ISO 9000 còn là "chìa khoá" để Việt Nam mở cửa đi vào thị trường thế giới. Kết quả của việc thực hiện các mô hình quản lý chất lượng như TQM, Q.Base, JIT... tại Nhật Bản, Mỹ, và các nước phương tây và một số nước khác trên thế giới đã chứng minh điều đó. Chính vì ý nghĩa thiết thực và vai trò quan trọng của quản lý chất lượng đối với sự tồn tại của Công ty mà em đã đi vào nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn về việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9000”. II.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: -Bộ tiêu chuẩn thực hiện trách nhiệm xã hội -Các quy định pháp luật ở Việt Nam: Bộ luật lao động, các Thông tư, nghị định -Bộ tiêu chuẩn ISO- 9000 2. Phạm vi nghiên cứu: a. Phạm vi không gian: Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn về việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9000 b. Phạm vi thời gian: Từ ngày 01/02/2010 đến 15/05/2010 III.Phương pháp nghiên cứu: -Sưu tầm, tham khảo tài liệu trên Internet - Phỏng vấn Ban Giám Đốc Công ty - Phỏng vấn công ty dịch vụ cung ứng Trang 1 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hiếu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuân - Hỏi ý kiến chuyên gia - tìm hiểu tổ chức xây dựng bộ tiêu chuẩn. IV. Kết cấu của chuyên đề: PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài II. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng III. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn Chương II: Giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng ISO -9000 Chương III: Thực trạng về trách nhiệm xã hội của Công ty tập đoàn Thái Tuấn theo tiêu chuẩn ISO -9000 Chương IV: Giải pháp tăng cường trách nhiệm xã hội của công ty theo tiêu chuẩn ISO -9000 Chương V: Những kiến nghị của bản thân về công tác quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO -9000 PHẦN KẾT LUẬN PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn I.Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết, việc thực hiện trách nhiệm xã hội là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi nó vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn pháp luật lao động tại Việt Nam. Công việc này đối với các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bắt đầu, song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Do vậy, ngay từ thời điểm này chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. 1.Khái niệm về trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm Trang 2 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hiếu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuân nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000,ISO 9000 Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận. Một doanh nghiệp được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình, như các chương trình hỗ trợ châu Phi, châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhà tỷ phú Bill Gates là một ví dụ tiêu biểu. Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến trường hơn , nếu các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng. 2.Quản lý chất lượng là gì? Khái niệm : Quản lý chất lượng là những hoạt động chức năng quản lý chung để nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch ổ chức, đảm bảo chất lượng cải tiến trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng. Trang 3 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hiếu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuân 3. Vai trò của quản lý chất lượng Quản lý chất lượng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Theo quan điểm hiện đại thì quản lý chất lượng chính là việc các hoạt động quản lý có chất lượng. QLCL giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân và sự phát triển hoạt động của một tổ chức. Đối với nền kinh tế: Đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ sẽ tiết kiệm được lao động cho xã hội, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và các công cụ lao động đông thời cúng tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn. Đối với người tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ: Khi sử dụng sản phẩm có chất lượng thì yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm và giá cả từ đó tạo ra uy tín cho doanh nghiệp ( tổ chức), mặt khác cũng mang lại cho người tiêu dùng gia tăng về giá trị sử dụng sản phảm và dịch vụ. Do đó khi đã thực hiện Quản lý chất lượng thì tổ chức phải coi đây là vấn đề sống còn của mình và liên tục phải cải tiến không ngừng nhằm thoả mãn những nhu cầu ngày càng cao của đời sống. Phạm vi hoạt động của quản lý chất lượng : Được thực hiện trong tất cả các giai đoạn từ nghiên cứu đến tiêu dùng và được triển khai trong mọi hoạt động của tổ chức hoặc doanh nghiệp. II. Cơ sở thực tiễn: Trong giai đoạn hiện nay vấn đề chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của nhiều DN, để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm được duy trì và nâng cao không còn cách nào ngoài việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng. Tuy nhiên trong thực tế một số chủ doanh nghiệp ở Việt Nam lại từ chối hoặc trì hoãn việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và họ lý luận rằng việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng sẽ làm tăng chi phí và làm giảm năng suất lao động. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì khi mà tỷ lệ hàng xấu cao thì người sản xuất phải nghĩ làm thế nào để chế tạo hàng tốt bằng cách như thay đổi nguyên vật liệu, cho dừng dây chuyền để điều chỉnh, kiểm tra các khâu. Nhưng việc này nhất thời làm cho sức sản xuất bị giảm xuống. Nhưng khi hầu như không còn phát sinh hàng xấu thì với những thiết bị ấy chắc chắn sẽ có nhiều hàng phẩm chất lượng cao hơn. Điều này cũng giống như khi ta lái xe qua đoạn dường xấu và phải giảm tốc độ nhưng khi vaog đoạn đường tốt thì có thể tăng tốc độ. Trang 4 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hiếu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuân Thực tiễn một số doanh nghiệp Việt Nam sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã chứng minh cho điều này. Ví dụ như công ty Cadivi sau khi áp dụng ISO mọi chi phí đi lại, đổi hàng, tái chế đều giảm, năm 1999 khi mà các Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn thì doanh số và tổng sản lương trong 6 tháng đầu năm của công ty tăng 4% so với cùng kỳ năm 98. Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao được thành lập và đi vào hoạt động từ mùa hè 1962 các sản phẩm chủ yếu là: Supe phốt phát lân Lâm Thao, phân hỗn hợp NPk...thời kỳ đầu mới đi vào hoạt động công ty đã gặp không nhiều khó khăn nhưng công ty đã vượt qua và đứng vững trên thị trường. Ngày nay sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ khắp trên mọi miền đất nước. Có được điều đó là do có được trách nhiệm cao đối với sản phẩm do công ty tạo ra, không để sản phẩm kém chất lượng lọt tới tay người tiêu dùng. Công ty đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo ở nhiều huyện, xã,ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để hướng dẫn bà con cách bón phân cho lúa và hoa màu theo từng thời điểm phát triển của cây trồng, tổ chức trình diễn khảo nghiệp cho các loại cây trồng với sự hướng dẫn cụ thể chi tiết để đem lại hiệu quả cao. Trước khi Việt Nam có phong trào áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã luôn coi trọng và đề cao công tác quản lý chất lượng. Không những công ty đã thành lập phòng quản lý chất lượng và lực lượng KCS để quản lý chất lượng từ A đến Z ở tất cả các bộ phận mà ngay cả trong ban giám đốc công ty cũng thường xuyên phân công nhau trúc tực, kiểm tra, đôn đốc đối với mọi hoạt động. Không những công ty có hệ thống quản lý chất lượng tốt, chất lượng sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, mà công ty còn được Nhà nước 3 lần phong tặng danh hiệu anh hùng, đạt được giải vàng chất luwowngjk Việt Nam và nhiều các giải thưởng khác. Khi ISO 9000 du nhập vào nuopwcs ta công ty đã cử cán bộ đi học để tiến hành áp dụng. Sản phẩm của công ty dệt may Thái Tuấn trong những năm gần đây đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và được xuất khẩu sang một số nước trên thế giới. Có được như vậy là do công ty đã áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Tuy nhiên trước khi áp dụng ISO 9002 công ty đã đề sướng biện pháp: “Tự quản lý chất lượng” đến từng người lao động, gắn với quy chế khen thưởng hàng tháng. Công ty còn thành lập: “Câu lạc bộ chất lượng” để nhằm tập hợp, động viên, khuyến khích toàn bộ công nhân viên hướng mọi hoạt động tập trung cho mục tiêu quản lý chất lượng. Mỗi năm công ty chi cho công tác “Tự quản lý chất lượng” là 500 đến 600 triệu đồng. III. Yêu cầu đối với doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống ISO 9000 • Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án. Thành phần Ban này bao gồm Ban Giám đốc, Phụ trách các Phòng trong phạm vi xây dựng hệ thống. Ban này tốt nhất là nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc doanh nghiệp. • Chỉ định một Đại diện lãnh đạo về chất lượng QMR chịu trách nhiệm chính trong quá trình triển khai thực hiện dự án và là đầu mối làm việc với bên Tư Trang 5 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hiếu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuân vấn. Đồng thời nên cử 1 thư ký dự án trợ lý cho QMR giải quyết sự vụ, tác nghiệp văn bản. • Thành lập nhóm thực hiện ISO 9000 tại các phòng ban đồng thời phải cử cán bộ thường trực làm đầu mối liên hệ với tư vấn và những người có trách nhiệm của Doanh nghiệp. • Lãnh đạo Doanh nghiệp cần dành thời gian để định kỳ gặp gỡ, nắm tình hình tiến độ và những đề xuất từ phía tư vấn. • Thực hiện kịp thời các công việc đã thống nhất sau mỗi buổi làm việc. • Cung cấp nguồn lực để thực hiện một số chương trình sắp xếp, cải tạo nhằm đáp ứng và thực hiện tốt các yêu cầu của tiêu chuẩn. Chương II: Giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9000 I.Qúa trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ISO 9000 là sự kế thừa của các bộ tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng rộng rãi trước tiên là trong lĩnh vực quốc phòng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như chính sách chất lượng, thiết kế triển khai sản xuất và quá trình cung ứng, kiểm soát, quá trình bao gói, phân phối, kiểm soát tài liệu, đào tạo...ISO 9000 là tập hợp kinh nghiệm quản lý tốt nhất đã được các quốc gia trên thế giới và khu vực chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc tế. II.Giới thiệu về ISO 900 - ISO là chữ viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization). Là tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ chính là tổ chức nghiên cứu, xây dựng, công bố các tiêu chuẩn (không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. ISO có trên 100 nước thành viên, Việt Nam gia nhập từ năm 1977 với cơ quan đại diện là Tổng cục đo lường chất lượng. - ISO 9000: Là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý chất lượng do ISO ban hành (1987, 1994, 2000). Được coi như là công nghệ quản lý mới qua đó giúp có mỗi tổ chức có khả năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng thoả mãn khách hàng và vì lợi ích của bản thân tổ chức hay mang lại hiệu lực chức năng của tổ chức, đó cũng là cơ sở để tổ chức duy trì cải tiến nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động. ISO 9000 phiên bản 2000 gồm các tiêu chuẩn chính: + ISO 9000:2000 mô tả cơ sở của hệ thống quản lý chất lượng giải thích các thuật ngữ + ISO 9004:2000 hướng dẫn cải tiến việc thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 + ISO 19011: hướng dẫn đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường. Trang 6 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hiếu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuân Các tiêu chuẩn còn lại của bộ ISO 9000 phiên bản 1994 sẽ được chọn lọc thu gọn trong một ít tiêu chuẩn. Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là việc áp dụng một phương pháp quản trị (chứ không phải là việc quản lý chất lượng từng sản phẩm và cũng không phải là việc tiêu chuẩn hoá sản phẩm như một số người hiện nay lầm tưởng), là hoạt độngdựa theo yêu cầu của các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001:2000, căn cứ trên các thủ tục quy trình, sổ tay chất lượng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, phát triển nhà cung cấp tin cậy và phát triển nguồn nhân lực. III.Qúa trình áp dụng: Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Bước đầu tiên khi bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là phải thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ chức. Lãnh đạo doanh nghiệp cần định hướng cho các hoạt động của hệ thống chất lượng, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình đem lại lợi ích thiết thực cho tổ chức. Bước 2: Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO 9000: 2000. Việc áp dụng ISO 9000 có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy các doanh nghiệp cần tổ chức điều hành dự án sao cho có hiệu quả. Nên có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng. Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn. Đây là bước thực hiện xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp để đối chiếu với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9000, xác định xem yêu cầu nào không áp dụng, những hoạt động nào tổ chức đã có, mức độ đáp ứng đến đâu và các hoạt động nào chưa có để từ đó xây dựng nên kế hoạch chi tiết để thực hiện. Sau khi đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn. Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000. Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Cần xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, ví dụ: - Xây dựng sổ tay chất lượng - Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan - Xây dựng các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết. Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000 Trang 7 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hiếu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuân Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau: - Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 9000. - Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã được viết ra. - Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả. - Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp. Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận. Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau: - Đánh giá trước chứng nhận: Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách có hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện. - Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn phù hợp ISO 9000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ. Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận đã được công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty. Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng của công ty. IV. Kinh phí thực hiện Thông thường với một tổ chức có quy mô nhỏ có thể tự triển khai áp dụng thì chi phí ước tính khoảng 100 triệu Việt Nam đồng. Với một tổ chức lớn như Bộ kế hoạch và đầu tư( Bao gồm: 16 vụ + 2 cục + 2 viện nghiên cứu + 3 trung tâm) thì dự tính kinh phí là 750 triệu Việt Nam đồng. Ta có thể so sánh với kinh phí của một doanh nghiệp điển hình trong việc triển khai áp dụng ISO 9000 có hiệu quả nhất như công ty Điện Toán và truyền số liệu VDC I( 450 triêu VNĐ) thì hoàn toàn không lớn mà vấn đề là nếu có sự nỗ lực từ bên trong sẽ giảm thiể chi phí cho các khoản mục không cần thiết. Trang 8 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hiếu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuân Các khoản mục chi phí bao gồm: • Chi phí đào tạo cán bộ chất lượng Giai đoạn đào tạo nhận thức có thể nói là giai đoạn rất quan trọng, có nhận thức đúng thì mới có thể thực hiện thành công cho nên ngoài việc đảm bảo chất lượng ngay từ khâu đào tạo nhận thức còn phải xem xét hình thức đào tạo nào vừa hiệu quả vừa giảm được chi phí. Bộ kế hoạch và đầu tư có tới hơn 20 bộ phận khác nhau với tổng số cán bộ cán bộ công nhân viên là hơn 900 người như vậy ta không thể chọn hình thức đào tạo tập trung được vì vừa mất thời gian, không đảm bảo công tác chuyên môn chính mà hiệu quả mang lại từ khóa đào tạo lại không cao. Vì vậy nên dùng phương pháp đào tạo hạt nhân, mời chuyên gia về đào tạo, sau khóa học này các hạt nhân sẽ về đào tạo cho nhân viên trong phòng ban của mình. • Chi cho mua tài liệu • Chi phí đánh giá và cấp giấy chứng nhận • Chi phí cho việc thuê chuyên gia tư vấn( có thể có hoặc không) Hiện nay có nhiều cơ quan( tổ chức) tư vấn về lĩnh vực này, ta có thể lựa chọn cơ quan tư vấn trong nước hoặc ngoài nước. Ta có thể lựa chọn tư vấn từng phần để tiết kiệm chi phí. V. Điều kiện để áp dụng thành công ISO 9000 - Lãnh đạo doanh nghiệp: Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000. - Yếu tố con người: Sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong công ty đối với ISO 9000 và việc áp dụng giữ vai trò quyết định. - Trình độ công nghệ thiết bị: Trình độ công nghệ thiết bị không đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng ISO 9000 vì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ. Tất nhiên đối với các doanh nghiệp mà trình độ công nghệ thiết bị hiện đại hơn thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và đơn giản hơn. - Quy mô của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc phải thực hiện trong quá trình áp dụng càng nhiều. - Chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm: Đây không phải là một điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại các tổ chức, công ty. Trang 9 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hiếu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuân VI. Nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000: 1. Hướng về khách hàng Tổ chức phụ thuộc vào khách hàng, do đó tổ chức phải thấu hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nổ lực đáp ứng vượt mong đợi của khách hàng. 2. Tính lãnh đạo Người lãnh đạo thiết lập sự thống nhất về mục đích và hướng đi của tổ chức. Họ tạo ra và duy trì môi trường nội bộ, trong đó mọi người đều có thể huy động đầy đủ để đạt được mục tiêu của tổ chức. 3. Sự tham gia của mọi thành viên. Con người là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng. Do đó cần: Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi. Xây dựng chính sách động viên, khen thưởng kịp thời. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Phát hiện, phát hy tính sáng tạo của mọi thành viên. 4. Tiếp cận theo quá trình Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động liên quan được quản lý như một quá trình. 5. Tiếp cận theo hệ thống để quản lý Việc xác định, nhận thức và quản lý các quá trình có quan hệ với nhau như một hệ thống, đóng góp vào hiệu quả, hiệu lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu. 6. Cải tiến liên tục Cải tiến liên tục là mục tiêu của tất cả các tổ chức. Để thực hiện cải tiến liên tục, cần thực hiện các bước sau: + Xác định các quá trình cải tiến. + Phân tích, hoạch định giải pháp. + Tổ chức thực hiện giải pháp. + Đo lường kết quả thực hiện. + Đánh giá kết quả. Trang 10
File đính kèm:
de_tai_trach_nhiem_xa_hoi_cua_cong_ty_co_phan_tap_doan_thai.doc