Đề tài Tìm hiểu về vấn đề di chuyển lao động chất lượng cao từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác ở Việt Nam hiện nay

Sau 3 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể trong việc nâng cao rõ rệt vị thế, mở rộng quan hệ kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài cả về gián tiếp và trực tiếp liên tục tăng cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Một số đối tác quan trọng của Việt Nam sau khi gia nhập WTO như Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, khu vực ASEAN.

Lượng vốn FDI thu hút tăng mạnh, tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cũng không thể phủ nhận những tồn tại và yếu kém nội tại của nền kinh tế.

Khu vực kinh tế tư nhân sẽ có một tương lai lạc quan. Phần lớn khu vực này tập trung trong những ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, khai thác lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam. Lợi thế này sẽ còn kéo dài hàng thập kỷ nữa và tạo điều kiện để Việt Nam cạnh tranh với thế giới trong những ngành sử dụng nhiều lao động.

Tất nhiên, gia nhập WTO sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích. Các chính sách kinh tế mới và chính sách thị trường lao động có tác động kích thích tạo môi trường cho thị trường lao động phát triển.

Cũng từ những lợi ích nêu trên mà ở Việt Nam hiện nay, di chuyển lao động đang ngày càng phổ biến, có thể nói như một làn sóng mạnh nhất là ở dòng di chuyển lao động chất lượng cao từ khu vực nhà nước sang các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khác.

Thị trường lao động Việt Nam thời hội nhập đang chứng kiến sự xuất hiện những động thái mới chưa từng có suốt nhiều thập kỷ nay như: Xu hướng tăng nhanh những lao động “bằng cấp đầy mình”, được đào tạo khá bài bản từ các nguồn khác nhau; sự chuyển dịch linh hoạt và năng động; kiểu “nhảy việc” liên tục hoặc làm việc và nhận lương bổng từ “nhiều cửa” khác nhau của lao động trẻ có tài và có chí tiến thủ…Đặc biệt là vấn đề “chảy máu chất xám” từ trong nước ra nước ngoài và nhất là từ khu vực Nhà nước sang các khu vực khác.

Là một nước đang phát triển, Việt Nam phải chấp nhận sự chi phối của các nền kinh tế phát triển. Điều này chẳng qua chỉ là một logic của toàn cầu hóa. Nhưng chắc chắn rằng tiến hành những thay đổi hôm nay sẽ giúp Việt Nam phát triển hơn trong tương lai.

doc 36 trang Minh Tâm 28/03/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tìm hiểu về vấn đề di chuyển lao động chất lượng cao từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Tìm hiểu về vấn đề di chuyển lao động chất lượng cao từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác ở Việt Nam hiện nay

Đề tài Tìm hiểu về vấn đề di chuyển lao động chất lượng cao từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác ở Việt Nam hiện nay
 MỤC LỤC
  Lời mở đầu 
 PHẦN: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................01
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................01
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................01
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................01
5. Nguồn số liệu ...................................................................................................01
6. Kết cấu .............................................................................................................01
 PHẦN: NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1.1. Một số khái niệm...........................................................................................02
1.2.Các vấn đề mang tính lý luận liên quan đến chuyên đề nghiên cứu ..............02
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ DI 
CHUYỂN LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO TỪ KHU VỰC NHÀ 
NƯỚC SANG CÁC KHU VỰC KINH TẾ KHÁC Ở VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu khái quát.......................................................................................03
2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu..................................................................04
2.3. Đi tìm nguyên nhân.......................................................................................11
2.4. Hậu quả .........................................................................................................13
CHUƠNG III: TỒN TẠI NHỮNG MẶT TRÁI Ở CÁC KHU VỰC 
NGOÀI QUỐC DOANH
3.1. Những mặt trái tồn tại trong các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh............14
3.2. Doanh nghiệp FDI không phản ánh đúng thu nhập ......................................15 
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
 4.1. Phương hướng, mục tiêu, thách thức và giải pháp cho vấn đề nghiên cứu 
trong thời gian tới ..................16
 4.1.1. Phương hướng..................................................................16
 4.1.2. Mục tiêu 17
 4.1.3. Thách thức 18
 4.1.4. Giải pháp . .19
 4.2. Nhận xét và một số kiến nghị 20
 4.2.1. Nhận xét .....20
 4.2.2. Một số kiến nghị ..21
 PHẦN: KẾT LUẬN
  Lời mở đầu 
 Sau 3 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể 
trong việc nâng cao rõ rệt vị thế, mở rộng quan hệ kinh tế, thu hút đầu tư nước 
ngoài cả về gián tiếp và trực tiếp liên tục tăng cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm, 
nâng cao thu nhập cho người dân. Một số đối tác quan trọng của Việt Nam sau khi 
gia nhập WTO như Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, khu vực ASEAN.
 Lượng vốn FDI thu hút tăng mạnh, tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển kinh tế - 
xã hội. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cũng không thể phủ nhận 
những tồn tại và yếu kém nội tại của nền kinh tế. 
 Khu vực kinh tế tư nhân sẽ có một tương lai lạc quan. Phần lớn khu vực này 
tập trung trong những ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, khai 
thác lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam. Lợi thế này sẽ còn kéo dài hàng thập kỷ 
nữa và tạo điều kiện để Việt Nam cạnh tranh với thế giới trong những ngành sử 
dụng nhiều lao động.
 Tất nhiên, gia nhập WTO sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích. Các chính 
sách kinh tế mới và chính sách thị trường lao động có tác động kích thích tạo môi 
trường cho thị trường lao động phát triển.
 Cũng từ những lợi ích nêu trên mà ở Việt Nam hiện nay, di chuyển lao động 
đang ngày càng phổ biến, có thể nói như một làn sóng mạnh nhất là ở dòng di 
chuyển lao động chất lượng cao từ khu vực nhà nước sang các khu vực kinh tế 
ngoài quốc doanh khác.
 Thị trường lao động Việt Nam thời hội nhập đang chứng kiến sự xuất hiện 
những động thái mới chưa từng có suốt nhiều thập kỷ nay như: Xu hướng tăng 
nhanh những lao động “bằng cấp đầy mình”, được đào tạo khá bài bản từ các 
nguồn khác nhau; sự chuyển dịch linh hoạt và năng động; kiểu “nhảy việc” liên 
tục hoặc làm việc và nhận lương bổng từ “nhiều cửa” khác nhau của lao động trẻ 
có tài và có chí tiến thủ Đặc biệt là vấn đề “chảy máu chất xám” từ trong nước ra 
nước ngoài và nhất là từ khu vực Nhà nước sang các khu vực khác.
 Là một nước đang phát triển, Việt Nam phải chấp nhận sự chi phối của các 
nền kinh tế phát triển. Điều này chẳng qua chỉ là một logic của toàn cầu hóa. 
Nhưng chắc chắn rằng tiến hành những thay đổi hôm nay sẽ giúp Việt Nam phát 
triển hơn trong tương lai. 
  PHẦN: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
 Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các công ty nước ngoài vào 
Việt Nam rất đông. Điều này không chỉ tạo ra một sự cạnh tranh khá gay gắt trên 
thị trường kinh doanh mà còn tạo ra một sự dịch chuyển về lao động.
 Hiện nay, “chảy máu chất xám” đang là vấn đề bức thiết trong các công ty 
nhà nước. Làn sóng “xin thôi việc” của công nhân viên chức ngày càng phổ biến, 
nhất là đối với những người có năng lực giỏi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến 
lợi ích của doanh nghiệp trước mắt mà nó còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển 
lâu dài của đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
 Tìm hiểu về vấn đề di chuyển lao động chất lượng cao từ khu vực nhà nước 
sang các khu vực khác ở Việt Nam hiện nay. Qua đó phân tích rõ thực trạng, tìm 
ra nguyên nhân và đề ra hướng giải quyết cho vấn đề.
3. Đối tượng và phạm vi ứng dụng
 Lao động chát lượng cao trong xã hội hiện nay. Đặ biệt là đối tượng công 
nhân viên chức đã và đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Tổng hợp phân tích số liệu qua các phương tiện như: sách báo, internet,...
 - Phân tích,đánh giá, đi tìm nguyên nhân, dự báo tình hình trước mắt và lâu 
dài, đưa ra phương hướng giải quyết.
5. Số liệu
 Bao gồm số liệu dùng làm cơ sở dẫn chứng trong bài viết và các bảng biểu 
trong phần phụ lục.
6. Kết cấu
 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Chương 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ DI CHUYỂN 
LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO TỪ KHU VỰC NHÀ NƯỚC SANG CÁC 
KHU VỰC KINH TẾ KHÁC Ở VIỆT NAM
 Chương 3: TỒN TẠI NHỮNG MẶT TRÁI Ở CÁC KHU VỰC NGOÀI 
QUỐC DOANH
 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
  PHẦN : NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm
 Thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và có người 
có nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông 
qua các hình thức xác định giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện thoả 
thuận khác (thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội ) trên cơ sở 
một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng 
hợp đồng hay thoả thuận khác.
 Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi qua thời gian về tỷ trọng của 
từng bộ phận trong tổng số lao động theo một không gian, thời gian nào đó và diễn 
ra theo một xu hướng nào đó (tăng lên, giảm đi )
 Chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm trong một không gian và thời 
gian nhất định, làm thay đổi số lượng và chất lượng lao động.
 Hoạt động của quy luật cung cầu lao động trên thị trường lao động thúc đẩy 
di chuyển lao động, làm thay đổi cung lao động trên các loại thị trường khác nhau. 
Các dòng di chuyển lao động trên thị trường có tính quy luật, chịu sự tác động của 
nhiều yếu tố như: giá công lao động, mức sống, chuyển đổi việc làm, khả năng 
phát triển cá nhân 
1.2 Các vấn đề mang tính lý luận có liên quan đến chuyên đề nghiên cứu
 - Kinh tế xã hội: Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo 
hướng hội nhập quốc tế cho nên sự xuất hiện của nhiều dòng dịch chuyển lao 
động trên thị trường lao động là điều không tránh khỏi.
 Hiện tượng lao động chất lượng cao dịch chuyển từ khu vực nhà nước 
sang các khu vực khác không phải là một phân tích quản lý thông thường, mà là 
một phân tích quản lý có tính chất kinh tế xã hội. Nó có năng lực lây lan, và nguy 
cơ lây lan mạnh mẽ của hiện tượng này trong đời sống.
 Di chuyển lao động ở Việt Nam tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế ; đồng thời nó cũng tác động theo nhiều hướng đến đời sống
văn hoá tinh thần của xã hội. Vì vậy, vấn đề lựa chọn và xác định mục tiêu di 
chuyển lao động phù hợp với từng thời kỳ là điều hết phải hết sức quan tâm. 
 - Pháp luật Nhà nước: Thực hiện đường lối của Đảng và nhà nước từ năm 
1986 đến nay, các cơ chế, chính sách kinh tế về thị trường lao động luôn được chú 
trọng và quan tâm thiết thực từ những khuyến khích, lợi thế ở khu vực nhà nước 
đến các vấn đề hội nhập, mở cứa đối với các khu vực kinh tế khác.
 Dưới tác động của chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước 
theo quyết định số 176/HĐBT(10/1989) với hơn 800.000 lao động rời khỏi khu 
vực nhà nước hòa nhập vào dòng lao động di chuyển. 
 CHƯƠNG 2: 
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ DI 
CHUYỂN LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO TỪ KHU 
VỰC NHÀ NƯỚC SANG CÁC KHU VỰC KINH TẾ 
KHÁC Ở VIỆT NAM
 2.1. Giới thiệu khái quát
 Dòng di chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang các khu vực kinh tế khác 
diễn ra khá sôi động bắt đầu trong những năm 1990 – 1996. Trong đó dòng di 
chuyển với quy mô lớn hơn là sang khu vực kinh tế tư nhân vafkhu vực kinh tế có 
vốn đàu tư nước ngoài.
 Làn sóng cán bộ nhà nước bỏ ra ngoài làm: Sự bất cập của môi trường lao 
động .
 Thị trường lao động Việt Nam thời hội nhập đang chứng kiến sự xuất hiện 
những động thái mới chưa từng có suốt nhiều thập kỷ nay như: Xu hướng tăng 
nhanh những lao động “bằng cấp đầy mình”, được đào tạo khá bài bản từ các 
nguồn khác nhau; sự chuyển dịch linh hoạt và năng động; kiểu “nhảy việc” liên 
tục hoặc làm việc và nhận lương đồng thời từ nhiều “cửa” khác nhau của lao động 
trẻ có tài và có chí tiến thủ... Đặc biệt, trong đó đang nổi lên xu hướng “chảy máu 
chất xám” từ trong nước ra nước ngoài và nhất là từ khu vực Nhà nước sang khu 
vực ngoài Nhà nước.
 Làm gì để thu hút nguồn nhân lực khu vực Nhà nước? 
 Trong nền kinh tế tri thức, trọng dụng nhân tài, quản lý và sử dụng chất xám 
là một khoa học, thậm chí một kế sách. Một nước muốn phát triển cũng cần có 
chiến lược, chính sách nguồn nhân lực khôn khéo của mình. Chất xám chảy đi, 
nhưng cũng có thể chảy lại.
 Mấy năm gần đây, có khá nhiều người đang làm việc tại các cơ quan Nhà 
nước, công ty, xí nghiệp quốc doanh bỏ việc để “làm ngoài”, mong đóng góp được 
nhiều hơn và cũng là để có mức thu nhập cao hơn. Một số người từ các cơ quan, 
công ty, xí nghiệp quốc doanh xin thôi việc ngang chừng, chuyển sang làm ở các 
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các công ty liên doanh với nước 
ngoài, hoặc tự mở doanh nghiệp tư nhân Tại sao vậy?
2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
 Công chức nghỉ việc vì thiếu cơ chế trọng dụng nhân tài
 Việt Nam không thiếu vốn và tài nguyên (bao gồm cả vật chất lẫn nguồn 
nhân lực), không thiếu các cơ hội để phát triển nhưng hiện đang thiếu một cơ chế 
đào tạo, tập hợp và trọng dụng nhân tài. Đây là lý do chính khiến hàng loạt công 
chức nghỉ việc.
 Công chức Bộ Tài chính nghỉ việc nhiều nhất
 Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nội Vụ, từ năm 2003-2007, ở 23 cơ quan 
trung ương và 47 địa phương, có hơn 16.000 công chức, viên chức xin thôi việc; 
chiếm 0,8% số lượng công chức, viên chức cả nước. Cao nhất khối cơ quan trung 
ương là Bộ Tài chính với 1.012 người, TPHCM dẫn đầu các địa phương với 6.500 
người nghỉ việc. 
 Trong khi đó, mức tăng thêm của khu vực công trong 5 năm là hơn nửa 
triệu người. Như vậy, nếu so số lượng công chức nghỉ việc với số tuyển dụng thêm 
thì không phải là vấn đề. Song, những người nghỉ lại là những người làm được 
việc.
 Họ là những lao động có trình độ cao, các nhà khoa học, các chuyên gia 
cao cấp, các nhà tổ chức và kinh doanh tài ba... Họ chính là những nhà thiết kế, tổ 
chức và trực tiếp sử dụng tốt nhất các yếu tố về lao động, vốn, tài nguyên và cơ 
hội, đóng vai trò to lớn cho sự phát triển của xã hội.
 Chính vì thế, sự dịch chuyển của những người này sang khu vực ngoài nhà 
nước thường sẽ tạo ra sự thiếu hụt quan trọng về nhân lực tại chính cơ quan đó nói 
riêng và nhà nước nói chung. 
 Lợi ích cá nhân phải được tôn trọng cùng với lợi ích cộng đồng 
 Thực tế cho thấy, nhiều công chức ra đi vì vấn đề kinh tế, họ muốn sang 
một nơi làm việc có thu nhập tốt hơn và theo như nhiều người chia sẻ thì "thu 
nhập đó đánh giá đúng công sức của họ". Bởi hệ thống thang bậc lương trong các 
cơ quan nhà nước như hiện nay không phản ánh được sự khác biệt trong đãi ngộ. 
Hơn nữa, tiêu chí để đánh giá người tài, trọng dụng họ trong các cơ quan nhà nước 
hiện nay còn nhiều bất cập. 
 Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng nghiên cứu 
kinh tế - Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, muốn giữ chân công 
chức là những người tài trong các cơ quan nhà nước cần phải hội 4 yếu tố sau:
 Thứ nhất, phải tạo sự di chuyển chất xám tự do trong thị trường lao động 
theo "quy luật tối ưu" của tự nhiên. Nhân tài chỉ định hình, phát triển và tìm đến 
những nơi nào thoả mãn các điều kiện nuôi dưỡng tốt nhất cho nó, trong đó có 
lương, điều kiện học tập, lao động, khả năng tiếp cận các thông tin và công nghệ 
mới, sự tôn trọng về tinh thần... 
 Bởi vậy, các cơ quan nhà nước muốn giữ chân công chức, ngoài việc tăng 
lương, cần có những đổi mới trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực. 
 Thứ hai, các thang bậc giá trị xã hội phải có sự thay đổi. Các chuyên gia 
trong mọi lĩnh vực ngành nghề kinh tế - xã hội đều phải được tôn trọng và đối xử 
như nhau trong dư luận xã hội và trong thụ hưởng lợi ích vật chất tương xứng với 
tài năng và đóng góp có ích cho xã hội của họ. 
 Thứ ba, phát hiện, lựa chọn và sử dụng đúng những nhân tài đầu đàn. Nhân 
tài loại nào cũng có thứ bậc và chỉ người tài mới biết phát hiện, tôn trọng và sử 
dụng hiệu quả người tài. Nếu chọn sai đầu đàn thì cả đội ngũ sẽ kém hiệu lực. Cần 
tái lựa chọn liên tục, lấy hiệu quả công việc làm cơ sở đánh giá và lựa chọn chứ 
không phải bằng cấp, học vị, chức tước.
 Thứ tư, phải bảo đảm duy trì nguyên tắc mọi lao động trong xã hội đều 
sống được bằng lao động chuyên môn của mình: Lợi ích kinh tế cá nhân phải được 
tôn trọng cùng với lợi ích cộng đồng và siết chặt kỷ luật lao động.
 Xuất hiện “làn sóng” xin thôi việc
 Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng ở TP.Hồ Chí Minh giai đoạn từ tháng 7-
2003 đến 31-12-2007 đã có 6.422 (tức mỗi năm có khoảng 1.500) cán bộ, công 
chức, viên chức của các đơn vị hành chính và sự nghiệp Nhà nước thuộc TP chủ 
động rời bỏ nhiệm sở để chuyển sang làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước. Dẫn 
đầu là khối sự nghiệp giáo dục với hơn 3.000 người. Làn sóng di chuyển lao động 
lan toả rộng sang các cơ quan khác, như Sở Bưu chính - Viễn thông (năm 2007 đã 
có ba cán bộ chủ chốt và một số chuyên viên xin nghỉ việc), Sở Kế hoạch - Đầu tư, 
Sở Giao thông công chính, Sở Du lịch, các cơ quan trực thuộc Thành đoàn, UBND 
các quận, huyện, xã , phường, báo chí và nhà xuất bản, trong đó có cả Phó Giám 
đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, Phó Giám đốc Sở Giao thông công chính, Phó Giám 
đốc Sở Du lịch, Phó Chủ tịch Quận 12, Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, Giám 
đốc Nhà xuất bản Trẻ... 
 Tại Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng một năm đã có hơn 
mười nhà khoa học"chuyển ra ngoài", trong đó có những người có trình độ, bằng 
cấp cao. Trong giai đoạn tới, một số thạc sỹ thuộc Chương trình đào tạo 300 tiến 
sỹ và thạc sỹ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ nghỉ việc sau khi hết thời hạn 
cam kết phục vụ Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở nhiều địa phương khác trên 
cả nước. Đặc biệt, khối ngành Tài chính- Ngân hàng được cho là có nhiều bổng 
lộc nhất do đặc thù ngành( cán bộ NHNN có hệ số lương gần gấp ba lần hệ số 
thông thường), cũng đang "lao đao" bởi "làn sóng" cán bộ công chức rời bỏ nhiệm 
sở, trong đó có cả cấp Vụ trưởng.
 Tất nhiên, yếu tố thu nhập là hết sức quan trọng, bởi vì bài toán cơ bản của 
cuộc đời con người là đi tìm điều kiện để sống, điều kiện để phát triển. Nhưng với 
một chế độ tiền lương như hiện nay thì chỉ có thể khẳng định không một ai có thể 
sống chỉ bằng đồng lương.
 Ở thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nhiều nơi khác, nhiều bác sĩ giỏi 
chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, kể cả một số người đã có chức vụ trong 
bệnh viện, Sở y tế, giảng viên đại học y dược cũng xin thôi việc để đến làm việc 
cho các bệnh viện tư nhân như: Hoàn Mỹ, Cửu Long, Tâm Đức, Tây Đô, An Sinh, 
Triều An Cán bộ, công chức là người làm trong bộ máy công quyền, bộ máy 
hành chính Nhà nước ở các Bộ, ngành, các trường học, các viện nghiên cứu, công 
ty, xí nghiệp, cả cán bộ, chuyên viên trong ngành Ngân hàng Nhà nước bỏ việc 
ngày càng nhiều. Có những cán bộ cấp lãnh đạo ngành, công ty xin nghỉ việc cũng 
bởi nhiều lý do như: Không lo nổi lương cho công nhân, bất đồng chính kiến, buộc 
phải từ chức vì những bê bối trong đơn vị mình phụ trách, việc làm nơi khác phù 
hợp hơn, thu nhập cao hơn...
 Xu hướng bỏ việc từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài quốc doanh đang 
gia tăng, trong đó nóng nhất là ngành y, giáo dục, lực lượng chuyên gia, quản lý 
Do thiếu hụt nguồn tuyển lao động nên các doanh nghiệp, đơn vị đang tìm mọi 
cách cạnh tranh, chiêu dụ lao động của nhau. Điều này đang gây xáo trộn, bất ổn 
cho thị trường lao động.
 Chính sách cần thiết trước hiện tượng xã hội này của thị trường lao động là 
biết nhìn rõ và chấp nhận sự biến động, có biện pháp hợp lý tạo điều kiện cho sự 
di chuyển, để nó diễn ra một cách có trật tự hơn, có thể kiểm soát hơn, tất nhiên 
không để nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước. Tức là ngay với lao động phổ 
thông, sự di chuyển là rất có ích cho nền kinh tế, thực ra đó là sự biến đổi lớn về 
cuộc sống, thân phận con người. Đối với lao động có tri thức, sự di chuyển là một 
hiện tượng cũng không thể tránh khỏi, không thể ngăn cản được. Xét ở khía cạnh 
tính hiệu quả của thị trường lao động, thậm chí cần biết quan niệm đúng, điều tiết, 
điều hành thực trạng "chảy máu chất xám", vì nó cũng là động lực của sự phát 
triển, một hiện tượng xã hội rất có ích đối với nền kinh tế đang trên đà phát triển 
trong sự nghiệp đổi mới đất nước
Nguồn: Báo cáo của OECD (năm 2001).
 Tổng cục thống kê mới công bố thu nhập bình quân hằng tháng của lao động 
khu vực nhà nước (năm 2006) là 1829,9 ngàn đồng/tháng. Nhiều người kêu thu 
nhập như thế là quá thấp.
 Xem xét kỹ thì thấy hơn một nửa số lao động đó là trong lĩnh vực kinh 
doanh như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, khai khoáng Số người này không có 
thu nhập từ ngân sách mà từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nên thực ra các tổ 
chức này phải tự lo theo cơ chế thị trường và nếu có so sánh thì nên so với khu 
vực tư nhân tương ứng mới có ý nghĩa. Nếu thu nhập của họ thấp hơn thu nhập 
của lao động tương tự trong khu vực tư nhân (và thu nhập chính thức của họ chắc 

File đính kèm:

  • docde_tai_tim_hieu_ve_van_de_di_chuyen_lao_dong_chat_luong_cao.doc