Đề tài Thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa

Chuẩn mực đạo đức ra đời và tồn tại một cách khách quan trong cuộc sống, nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của con người. Xét về phương diện xã hội cũng như phương diện hành vi của mỗi cá nhân, đạo đức là sự thể hiện quan hệ ứng xử và hành vi của con người, đem lại lợi ích cho con người, cho người khác và xã hội. Trong đời sống xã hội loài người có những mối quan hệ phức tạp, đa dạng nó tồn tại đan xen nhau. Mặt khác do trình độ nhận thức của mỗi người cũng khác nhau, họ sống trên những lãnh thổ khác nhau nên về tập tục, lợi ích, văn hóa, trình độ phát triển cũng khác nhau. Để duy trì sự tồn tại và phát triển, mỗi xã hội phải xây dựng những nguyên tắc chuẩn mực sống, trên cơ sở đó con người tự ý thức tự hành động. Đạo đức là nhu cầu tất yếu khách quan, nhưng lại là vấn đề có tính lịch sử. Trong xã hội nào cũng cần hình thành những nguyên tắc sống để con người tự nguyện tuân theo, nhằm bình ổn trật tự xã hội, duy trì sự tồn tại của xã hội và của mỗi cá nhân. Trong đời sống, có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung cho mọi thời đại, ở đâu có con người thì ở đó có quan hệ đạo đức, đó là (sống thiện, yêu quý lao động, trung thực, sự thủy chung, lòng nhân hậu, lòng biết ơn và sự tôn kính đối với tổ tiên, …)

Đạo đức giúp cho cá nhân hoàn thiện nhân cách của mình. Những con người có đức hạnh bao giờ cũng có những phẩm chất đạo đức cao quý. Những giá trị đạo đức khi đã được hình thành ở cá nhân thì có tác động trở lại đối với xã hội theo hướng tích cực.

doc 79 trang Minh Tâm 28/03/2025 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa

Đề tài Thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa
 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về lý luận
 Chuẩn mực đạo đức ra đời và tồn tại một cách khách quan trong cuộc sống, 
nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của con người. Xét về phương diện xã hội cũng 
như phương diện hành vi của mỗi cá nhân, đạo đức là sự thể hiện quan hệ ứng xử 
và hành vi của con người, đem lại lợi ích cho con người, cho người khác và xã hội. 
Trong đời sống xã hội loài người có những mối quan hệ phức tạp, đa dạng nó tồn 
tại đan xen nhau. Mặt khác do trình độ nhận thức của mỗi người cũng khác nhau, 
họ sống trên những lãnh thổ khác nhau nên về tập tục, lợi ích, văn hóa, trình độ 
phát triển cũng khác nhau. Để duy trì sự tồn tại và phát triển, mỗi xã hội phải xây 
dựng những nguyên tắc chuẩn mực sống, trên cơ sở đó con người tự ý thức tự hành 
động. Đạo đức là nhu cầu tất yếu khách quan, nhưng lại là vấn đề có tính lịch sử. 
Trong xã hội nào cũng cần hình thành những nguyên tắc sống để con người tự 
nguyện tuân theo, nhằm bình ổn trật tự xã hội, duy trì sự tồn tại của xã hội và của 
mỗi cá nhân. Trong đời sống, có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung cho 
mọi thời đại, ở đâu có con người thì ở đó có quan hệ đạo đức, đó là (sống thiện, yêu 
quý lao động, trung thực, sự thủy chung, lòng nhân hậu, lòng biết ơn và sự tôn kính 
đối với tổ tiên, )
 Đạo đức giúp cho cá nhân hoàn thiện nhân cách của mình. Những con người 
có đức hạnh bao giờ cũng có những phẩm chất đạo đức cao quý. Những giá trị đạo 
đức khi đã được hình thành ở cá nhân thì có tác động trở lại đối với xã hội theo 
hướng tích cực.
 Trong xã hội, con người tồn tại với tư cách là những cá nhân. Sự đa dạng, 
phong phú, nhiều vẻ của cái riêng đang đặt ra yêu cầu phải có những chuẩn mực 
đạo đức trong việc khẳng định những giá trị và hướng dẫn hành vi đạo đức cho cá 
nhân trong những điều kiện cụ thể. Phẩm chất đạo đức của cá nhân người lao động 
 1 được biểu hiện ở sự tổng hợp những tính cách đáp ứng yêu cầu chung của xã hội. 
Phẩm chất đạo đức người lao động chứa đựng trong đó những nội hàm của những 
nguyên tắc, quy tắc đạo đức xã hội, những phẩm chất đạo đức của người lao động 
là cơ sở quan trọng, góp phần to lớn vào việc phát triển nhân cách của người lao 
động, giúp cho người lao động tích cực trong hoạt động lao động tạo tạo điều kiện 
đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Mặt khác nó còn là những tính cách 
mang ý nghĩa tâm lý, đạo đức của riêng mỗi người lao động, nghiên cứu nắm vững 
các phẩm chất đạo đức này giúp cho các nhà quản lý lao động, lãnh đạo các doanh 
nghiệp có cơ sở để tổ chức, quản lý và điều hành người lao động một cách tốt nhất, 
đem lại hiệu quả năng suất lao động cao.
1.2. Về thực tiễn
 Đạo đức nói chung và những phẩm chất đạo đức nói riêng có vai trò hết sức 
quan trọng trong hoạt động lao động sản xuất của, khi cá nhân có những phẩm chất 
đạo đức trong lao động thì hoạt động lao động sẽ đạt hiệu quả cao, đời sống của 
người lao động ngày càng được đảm bảo. Bên cạnh đó người lao động là lực lượng 
chính, chiếm số lượng đông và trực tiếp tạo ra các sản phẩm. Với vị trí đó người 
lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động động lao động và đối với 
các doanh nghiệp. Để tổ chức và phát huy hiệu quả khả năng của người lao động, 
ngoài việc đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động các nhà lãnh đạo doanh 
nghiệp cần thiết phải nắm vững và giáo dục có hiệu quả nhất các phẩm chất đạo 
đức đối với người lao động
 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cùng với quá trình công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá đất nước và công cuộc hội nhập, phát triển. Việt Nam hiện là thành 
viên của tổ chức thương mại thế giới do đó trên thị trường có sự sự cạnh tranh gay 
gắt, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ đổi mới về cơ cấu tổ chức, thiết bị 
công nghệ mới vào trong quá trình quản lý sản xuất mà các doanhh nghiệp quan 
tâm đến số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động để có đủ điều kiện cạnh tranh 
 2 đứng vững trên thương trường. Ngày nay, thông qua các phong trào thi đua sản 
xuất của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp phát động thực hiện, những 
tiêu chí về phẩm chất đạo đức của người lao động đã được cụ thể hóa và được đông 
đảo người lao động trong các công đoàn học tập. Người lao động Việt Nam dù là 
lao động chân tay hay lao động trí óc, ở bất kỳ các lĩnh vực hoạt động nào trong 
quốc doanh, ngoài quốc doanh đề năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới, tiếp 
thu những tiến bộ khoa học công nghệ, thích ứng dần với cơ chế thị trường và hội 
nhập với cơ chế thị trường và kinh tế quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất 
nước thì vai trò của người lao động ngày càng trở nên to lớn, nắm bắt được vấn đề 
này công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã không ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức, 
trang thiết bi, dây truyền máy móc hiện đại vào trong sản xuất. Tuy nhiên để hoạt 
động lao động đạt hiệu quả cao hơn nữa phải xem xét đến chất lượng nguồn lao 
động tại doanh nghiệp, nó được biểu hiện cụ thể ở phẩm chất đạo đức của người 
lao động, thông qua việc nghiên cứu nắm bắt kịp thời những phẩm chất đạo đức 
của người lao động tại doanh nghiệp để có những phương pháp tổ chức lao động 
khoa học, đúng người, đúng việc đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.
 Mặt khác, Đảng ta luôn xác định: “Nguồn lao động dồi dào, con người Việt 
Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có 
khả năng nắm bắt khoa học và công nghệ”. Đội ngũ lao động có vai trò quan trọng 
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát huy được các 
phẩm chất đạo đức người lao động trong doanh nghiêp, cùng với việc cải tiến khoa 
học công nghệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp ngày đứng vững và phát triển trên thi 
trường nhưng các phẩm chất đạo đức của người lao động, chưa được các doanh 
nghiệp đánh giá và phát huy một cách đầy đủ.
 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì một số các phẩm chất đạo 
đức của người lao động vẫn còn những điểm chưa tốt cần được khắc phục, hiện nay 
công tác tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức của người lao động vẫn còn 
 3 tồn tại những hạn chế, bất cập. Đồng thời do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị 
trường, một số giá trị truyền thống, phẩm chất đạo đức của người lao động có phần 
bị mai một. Một bộ phận người lao động có lối sống thực dụng, thiếu trách nhiệm 
trong công việc, thiếu tác phong công nghiệp cần thiết ảnh hưởng đến hiệu quả 
trong sản xuất.
 Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, tôi lựa chon “Thực 
trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại Công ty cổ phần mía đường 
Lam Sơn – Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng các phẩm chất đạo đức và các yếu tố tác động đến phẩm 
chất đạo đức của người lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh 
Hóa, từ đó đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao đạo 
đức của người lao động.
3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại Công 
ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa.
3.2. Khách thể nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu 181 lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – 
Thanh Hóa trong đó có: 91 lao động nam, 90 lao động nữ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về đạo đức và phẩm chất đạo đức.
4.2. Thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại Công ty cổ phần 
mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa
4.3. Đề xuất một số biện pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao đạo đức của 
người lao động và hiệu quả lao động.
5. Phạm vi nghiên cứu
 4 Nhân cách con người nói chung và người lao động nói riêng có những phẩm 
chất đao đức khác nhau nhưng ở đề tài này tôi chỉ nghiên cứu sáu phẩm chất đạo 
đức cơ bản sau: Tính trung thực; tính nguyên tắc; tôn trọng danh dự; lòng nhân ái; 
thái độ lao động và học tập không ngừng, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
 Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, điều tra 181 người lao động tại Công ty cổ 
phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa.
 Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012
6.Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
 Tiến hành nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu sau đó 
phân tích thành bộ phận theo lịch sử thời gian để có thể hiểu vấn đề một cách toàn 
diện.
6.1.2. Phương pháp phân loại hệ thống hóa lý thuyết
Sử dụng phương pháp này để sắp xếp các tài liệu khoa học, theo hệ thống lôgíc 
chặt chẽ.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra
 Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra là phương pháp chủ đạo. Để sử 
dụng phương pháp này tôi xây dựng phiếu điều tra với một hệ thống câu hỏi đóng 
và mở. Sau đó thu thập và xử lý số liệu.
6.2.1. Phương pháp quan sát
 Chúng tiến hành quan sát người lao động khi họ đang làm việc. Quan sát mọi 
hành vi, thái độ, cử chỉ, lời nói của họ. Tiến hành quan sát ở nhiều thời điểm 
khác nhau và ghi chép mọi diễn biến tâm lý và phẩm chất đạo đức của người lao 
động để bổ sung cho những vấn đề cần nghiên cứu sâu.
6.2.3. Phương pháp đàm thoại
 5 Tôi dùng phương pháp đàm thoại để trò chuyện với người lao động tại Công ty 
cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa nhằm thu thập thêm thông tin cụ thể về 
những vấn đề cần nghiên cứu, để góp phần nhằm tăng độ tin cậy và sức thuyết phục của 
kết quả nghiên cứu của phiếu điều tra.
6.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
 Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia vấn đề nghiên cứu, như xây dựng 
phiếu điều tra, xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu v.v .
6.2.5. Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm
 Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của 
các tác giả trong các giai đoạn, từ đó tổng kết vấn đề ở những điểm chính, trọng tâm làm 
cơ sở cho vấn đề nghiên cứu.
5.3. Phương pháp toán thống kê
 Chúng tôi sử dụng các phương pháp toán thống kê toán học để xử lý phiếu 
điều tra nhằm thu thập số liệu về mặt định lượng cho những biểu hiện định tính qua 
phiếu điều tra. Để từ đó có cơ sở phân tích, khẳng định lý giải các vấn đề nghiên 
cứu. 
 \
 6 PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 CHƯƠNG 1
 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC 
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
 Từ xa xưa, vấn đề giáo dục đạo đức đã được các nhà giáo dục lỗi lạc như: 
Khổng Tử, J.A. Cômenxki, Petxtalôđi, K. Đ.Usinxki...quan tâm nghiên cứu và 
đánh giá cao.
 Ngày nay xã hội có nhiều biến đổi thì vấn đề giáo dục giáo dục đạo đức cho 
người lao đông, đặc biệt là giáo dục phẩm chất đạo đức đạo đức càng được quan 
tâm nghiên cứu.
 - Bungari vào năm 1977- 1978, trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên 
đã tiến hành nghiên cứu một số đề tài khoa học về đạo đức và giáo dục đạo đức cho 
thanh niên. Các nhà khoa học đã đề cập đến vấn đề định hướng giá trị cho thanh 
niên nói chung, trong đó có các giá trị đạo đức: lí tưởng cộng sản, chủ nghĩa, đạo 
đức cộng sản , tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa 
 - Tại Nga nhà xuất bản giáo dục Matxcơva đã xuất bản cuốn: “ Giáo dục đạo 
cho học sinh - những vấn đề lí luận” của tác giả N.I.Bônđưrev. Tác giả đã đề cập 
tới một số vần đề: Lí luận giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa cho thanh niên, chỉ 
ra nội hàm khái niệm của đạo đức cộng sản và đề xuất những con đường tiến hành 
giáo dục đạo đức cho người lao động nói riêng và thanh niên nói chung.
1.1.2. Ở Việt Nam
 Từ khi nước ta chuyển đổi cơ chế kinh tế, vai trò của người lao động ngày 
càng được đề cao, đặc biệt là vai trò trong lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất 
nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần phát triển kinh tế cải thiện đời sống vật 
chất và tinh thần. Hàng năm cứ đến ngày 1 tháng năm hàng năm nước ta hưởng 
ứng tích cực ngày quốc tế lao động, nhiều hoạt động được tổ chức (văn hóa, thể 
 7 dục thể thao ) Các công trình nghiên cứu cấp nhà nước cũng rất chú trọng đến 
việc nghiên cứu sự phát triển nhân cách của con người - mục tiêu, động lực của sự 
phát triển kinh tế - xã hội.
 Đề tài giáo dục đạo đức cũng như đề tài giáo dục đạo đức đã có khá nhiều tác 
giả nghiên cứu. Ta có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu sau đây:
 Năm 1995, công trình nghiên cứu cấp Nhà nước của Viện Khoa học Giáo dục 
do Mặc Văn Trang (chủ biên) “Đặc điểm lối sống của sinh viên hiện nay, phương 
hướng và biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên” đề tài đã phản ánh thực trạng 
lối sống hiện nay của sinh viên (SV) và đã nêu lên những căn cứ khoa học, đã xây 
dựng hệ thống biên pháp hữu hiệu để giáo dục lối sống cho SV trong các trường 
cao đẳng, đại học. Tác giả Nguyễn Văn Phúc với “ Quan hệ giữa thẩm mỹ và đạo 
đức trong cuộc sống và nghệ thuật” (Nxb KHXH, Hà Nội năm 1996).
 Ngày 18 tháng 10 năm 1996, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức hội thảo khoa 
học tại Hà Nội về chủ đề “Định hướng giáo dục đạo đức trong các trường đại 
học” và đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, các nhà giáo lão thành, các nhà các 
bộ quản lý giáo dục tham gia.
 Năm 1999 tác giả Võ Đăng Khoa, trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang - 
Khánh Hoà đã nghiên cứu đề tài: Tổ chức giáo dục đạo đức cho sinh viên thông 
qua các hoạt động ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang – Khánh Hoà.
 Năm 1995, công trình nghiên cứu cấp Nhà nước của Viện Khoa học Giáo dục 
do Mặc Văn Trang (chủ biên) “Đặc điểm lối sống của sinh viên hiện nay, phương 
hướng và biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên” đề tài đã phản ánh thực trạng 
lối sống hiện nay của sinh viên (SV) và đã nêu lên những căn cứ khoa học, đã xây 
dựng hệ thống biên pháp hữu hiệu để giáo dục lối sống cho SV trong các trường 
cao đẳng, đại học. Tác giả Nguyễn Văn Phúc với “ Quan hệ giữa thẩm mỹ và đạo 
đức trong cuộc sống và nghệ thuật” (Nxb KHXH, Hà Nội năm 1996).
 Ngày 18 tháng 10 năm 1996, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức hội thảo 
 8 khoa học tại Hà Nội về chủ đề “Định hướng giáo dục đạo đức trong các trường đại 
học” và đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, các nhà giáo lão thành, các nhà các 
bộ quản lý giáo dục tham gia.
 Năm 1999 tác giả Võ Đăng Khoa, trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang - 
Khánh Hoà đã nghiên cứu đề tài: Tổ chức giáo dục đạo đức cho sinh viên thông 
qua các hoạt động ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang - Khánh Hoà.
 Năm 2007, Tiến sĩ Trịnh Duy Huy, Trường Đại Học Hồng Đức đã nghiên cứu 
đề tài cấp cơ sở: “Một số nội dung, yêu cầu về giáo dục đạo đức để hình thành và 
phát triển nhân cách ở học sinh sinh viên Trường Đại Học Hồng Đức”, tác giả đã 
đề cập đến những nội dung cơ bản và những yêu cầu cần thiết trong công tác giáo 
dục đạo đức cho SV trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước và của nền kinh tế thị 
trường hiện nay.
 Năm 2009, TS Trịnh Duy Huy đã công bố tài liệu “ Xây dựng đạo đức mới 
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tác giả đã tập trung 
xem xét tác động của kinh tế thị trường đối với xã hội, chuẩn mực đạo đức hiện nay 
và thực trạng đạo đức ở nước ta, từ đó đề xuất một số giả pháp góp phần hạn chế 
tiêu cực của kinh tế thị trường đối với giáo dục đạo đức.
 Trong các Tạp chí cũng xuất hiện nhiều bài viết về giáo dục đạo đức nói riêng 
và giáo dục nhân cách cho học người lao động nói chung, như: “Sự tác động hai 
mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đạo đức người cán bộ quản lý” của Nguyễn 
Tĩnh Gia 1997 (Tạp chí nghiên cứu lí luận); “Định hướng xã hội chủ nghĩa về các 
quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (tạp 
chí Triết học số 2. 1997) “Hình thành và phát triển nhân cách trong nền kinh tế thị 
trường” của GS Lê Đức Phúc (Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp số 7 
.1996); “Khía cạnh đao đức của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 
hiện nay” (tạp chí Triết học, số 3. 1995)
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
 9 1.2.1. Các khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1.1. Khái niệm đạo đức
 Để tồn tại và phát triển, con người ngay từ thời nguyên thủy đã có quan hệ 
gắn bó chặt chẽ với nhau trong tổ chức bày đàn thị tộc, bộ lạc Các quan hệ đơn 
giản của xã hội ban đầu chưa có giai cấp, theo tiến trình phát triển của loài người 
ngày càng trở nên phong phú và phức tạp, đòi hỏi mỗi cá nhân trong cộng đồng 
phải thường xuyên tự giác điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong cách ứng xử, 
giao tiếp sao cho phù hợp với qui tắc chuẩn mực, qui tắc của xã hội, không vi phạm 
đến nhu cầu lợi ích của người khác. Trong trường hợp đó cá nhân được tập thể, 
cộng đồng coi là người có đạo đức. Ngược lại những cá nhân biểu hiện thái độ, 
hành động chỉ vì lợi ích của riêng mình, gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích cuả 
người khác, của cộng đồng bị xã hội chê trách, phê phán thì cá nhân đó bị coi là 
người thiếu đạo đức.
 Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ý nghĩa, 
mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những hoạt 
động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa các cá nhân, cá nhân 
và xã hội. Những mối quan hệ đó quy định giới hạn nhất định nhằm đảm bảo lợi 
ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định này tự giác tạo thành động lực cho sự 
phát triển xã hội, đó là các qui tắc chuẩn mực hoàn toàn tự giác trong hành động 
của mỗi cá nhân trong tất cả cá quan hệ xã hội.
 Vậy có nhiều cách hiểu theo các khía cạnh khác nhau về đạo đức
 Theo tác giả Trần Hậu Kiêm (Đạo đức học, NXB chính trị Quốc Gia): Đạo 
đức học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống
những quan điểm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời tồn tại 
và biến đổi theo nhu cầu của xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi 
của mình cho phù hợp với lợi ích xã hội, với hạnh phúc của con người và sự tiến bộ 
của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người.
 10

File đính kèm:

  • docde_tai_thuc_trang_cac_pham_chat_dao_duc_cua_nguoi_lao_dong_t.doc