Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang
Trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiệm vụ đổi mới chính sách kinh tế - xã hội, hoàn thiện đồng bộ hệ thống thị trường, trong đó có thị trường lao động, tạo ra cơ sở thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả nền kinh tế.
Thị trường lao động cụ thể trong đề tài này là tỉnh “Tiền Giang”,theo như quy hoạch Dân số-Lao động-Xã hội tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2006-2010 với những dự báo và những định hướng phát triển,quy hoạch trên đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng các kế hoạch 5 năm,hang năm cũng như tổ chức thực hiên nhiệm vụ kế hoạch của ngành trong thời gian qua,góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh,nhất là trong lĩnh vực lao động-việc làm.
Tiền Giang đang đứng trước cơ hội lớn cũng như phải đối mặt với những thách thức khi chính thức được Chính phủ đưa vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Song song đó các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật,nhân tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội sẽ có những thay đổi có tính bước ngoặt trong những năm sắp tới như tuyến đường cao tốc TP HCM-Trung Lương,nâng cấp quốc lộ 50,cầu Mỹ Lợi của ngỏ phía Đông của tỉnh, cầu Rạch Miễu cửa ngõ phía Nam, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lần lượt ra đời,… mở đầu cho thời kỳ tăng tốc của Tiền Giang.
Các nhân tố trên chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động,cơ hội việc làm,tính cạnh tranh trong việc khai thác sử dụng nguồn lao động,đặc biệt là lao động chất xám,kỹ thuật cao.
Mảng đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang” với mục đích giúp cho người sử dụng lao động,người loa động …biết được rõ hơn về định hướng cũng như thực trạng của thị trường lao động Tiền Giang. Trong đề tài nhóm chúng em đã sử dụng các nguồn tài liệu,tham khảo và số liệu cụ thể như:giáo trình Thị Trường Lao Động (trường ĐH Lao Động-Xã Hội),quy hoạch Dân số-Lao động-Xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020(UBND tỉnh Tiền Giang),trung tâm giới thiệu việc làm trong địa bàn tỉnh,số liệu điều tra lao động-việc làm 1/7…
Đề tài gồm có 3 chương xoay quanh những thông tin thị trường lao động Tiền Giang,nhóm thực hiện gồm có hai thành viên: Huỳnh Thị Mỹ Huệ, Nguyễn Võ Quỳnh Anh lớp CĐ07NL
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang

Thông tin thị trường lao động1 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: 2.Mục tiêu nghiên cứu: 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.Phương pháp nghiên cứu: 5.Nguồn số liệu: 6.Kết cấu: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG I.Khái quát và vai trò của thông tin thị trường lao động: 1.Khái niệm: 1.1 Thông tin: 1.2 Thông tin thị trường lao động: 2.Vai trò: II.Các yêu cầu đối với thông tin thị trường lao dộng: III.Đối tượng sử dụng thông tin thị trường lao động: CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG 2000-2009: I. Giới thiệu Sở Lao Động-Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền Giang: 1.Sơ đồ tổ chức Sở Lao Động-Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền Giang: Cơ cấu tổ chức 2. Chức năng, nhiệm vụ Sở Lao Động-Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền Giang: 3.Quá trình hình thành của Sở Lao Động-Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền Giang: II. Vài nét về tình hình thị trường lao động tại tỉnh Tiền Giang: 1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnh Tiền Giang: a) Đặc điểm kinh tế: b) Đặc điểm xã hội: 2.Sơ lược thông tin thị trường lao động thành phố Mỹ Tho trực thuộc tỉnh Tiền Giang: III. THỰC TRẠNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG: Thông tin thị trường lao động2 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn 1. Nguồn lao động trong tuổi: ( Nam: 15-60 tuổi, Nữ: 15-55 tuổi ) 1.1 Số lượng nguồn lao động: Chất lượng nguồn lao động: Cơ cấu tuổi: Trình độ học vấn, giáo dục phổ thông: 1.2.3Trình độ chuyên môn kỹ thuật: 2. Sử dụng nguồn lao động: 2.1Theo khu vực kinh tế: 2.2Theo thành phần kinh tế: 3.Tình trạng việc làm của người lao động: 3.1Tình trạng việc làm: 3.2Công tác cho vay giải quyết việc làm: 3.3Năng lực đào tạo và khả năng thu hút lao động qua đào tạo: 3.4Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề: 3.5 Công tác xuất khẩu lao động: 4 Hiện trạng ngành Lao Động – Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005-2009: 5 Chỉ tiêu năng suất lao động: IV. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH TIỀN GIANG: 1. Tích cực: 2. Hạn chế: CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH TIỀN GIANG: 1. Phương hướng: 2.Mục tiêu: 3.Giải pháp: Giải pháp đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm: _Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: _Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Giải pháp tín dụng: Thông tin thị trường lao động3 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn Giải pháp đối với lao động qua đào tạo: _Đối với lao động có trình độ từ trung học trở lên: _Đối với công nhân kỹ thuật: Giải pháp thu hút nguồn nhân lực: PHẦN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Nhận xét: 2. Một số kiến nghị: Thông tin thị trường lao động4 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn LỜI NÓI ĐẦU Trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiệm vụ đổi mới chính sách kinh tế-xã hội,hòan thiện đồng bộ hệ thống thị trường,trong đó có thị trường lao động,tạo ra cơ sở thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả nền kinh tế. Thị trường lao động cụ thể trong đề tài này là tỉnh “Tiền Giang”,theo như quy hoạch Dân số-Lao động-Xã hội tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2006-2010 với những dự báo và những định hướng phát triển,quy hoạch trên đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng các kế hoạch 5năm,hang năm cũng như tổ chúc thực hiên nhiệm vụ kế hoạch của ngành trong thời gian qua,góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh,nhất là trong lĩnh vực lao động-việc làm. Tiền Giang đang đứng trước cơ hội lớncũng như phải đối mặt với những thách thức khi chính thức được Chính phủ đưa vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Song song đó các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật,nhân tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội sẽ có những thay đổi có tính bước ngoặt trong những năm sắp tới như tuyến đường cao tốc TP HCM-Trung Lương,nâng cấp quốc lộ 50,cầu Mỹ Lợi của ngỏ phía Đông của tỉnh,cầu Rạch Miễu của ngỏ phía Nam,các khu công nghiệp,cụm công nghiệp lần lượt ra đời, mở đầu cho thời kỳ tăng tốc của Tiền Giang. Các nhân tố trên chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động,cơ hội việc làm,tính cạnh tranh trong việc khai thác sử dụng nguồn lao động,đặc biệt là lao động chất xám,kỹ thuật cao. Mảng đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang” với mục đích giúp cho người sử dụng lao động,người loa động biết được rõ hơn về định hướng cũng như thực trạng của thị trường lao động Tiền Giang. Trong đề tài nhóm chúng em đã sử dụng các nguồn tài liệu,tham khảo và số liệu cụ thể như:giáo trình Thị Trường Lao Động (trường ĐH Lao Động-Xã Hội),quy hoạch Dân số- Lao động-Xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020(UBND tỉnh Tiền Giang),trung tâm giới thiệu việc làm trong địa bàn tỉnh,số liệu điều tra lao động-việc làm 1/7 Đề tài gồm có 3 chương xoay quanh những thông tin thị trường lao động Tiền Giang,nhóm thực hiện gồm có hai thành viên :Huỳnh Thị Mỹ Huệ,Nguyễn Võ Quỳnh Anh lớp CĐ07NL. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu đề tài nhằm đáp ứng cho việc kết thúc môn Thị Trường Lao Động của lớp CĐ07NL. Trong nội dung chắc chắn còn có những khiếm khuyết,rất mong có sự góp ý,đóng góp của các nhà chuyên môn,để lần sau nhóm chúng em sẽ bổ sung,hòan thiện hơn. Nhóm chúng em xin cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn khoa Qủan Lý Lao Động đã giúp đỡ chúng em hòan thành tốt đề tài này. Thông tin thị trường lao động5 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Tiền Giang-một tỉnh khá phát triển về kinh tế và xã hội trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Giang nằm trên các trục giao thông thủy-bộ quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cách thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ chưa đến 100km. Vị trí này tạo nên nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội,giao lưu văn hóa song nó cũng là thách thức trong môi trường cạnh tranh thu hút chất xám,vốn đầu tư. Để nâng cao vị thế của mình và để thu hút được một nguồn nhân lực đủ về số lượng và tốt về chất lượng,Tiền Giang cần phải xác định một cách hệ thống và chính xác,đầy đủ và kịp thời về các thông tin về thị trường lao động. Nhằm phục vụ cho việc quản lý nghiên cứu, thực hiện và giám sát các chính sách; giúp cho các trung tâm dịch vụ việc làm, người sử dụng lao động, người tìm việc sử dụng các thông tin này để so sánh các cơ hội của mình để làm rõ chúng em đã chọn mảng đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng Thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang”. 2.Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích và đánh giá thực trạng về thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các đối tượng sử dụng. Qua đây chúng em sẽ đề ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động của tỉnh Tiền Giang. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: +Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố Mỹ Tho +Trung tâm dạy nghề thành phố Mỹ Tho +Sở lao động thương binh-xã hội Tiền Giang +Các cơ sở sản xuất,doanh nghiệp trên địa bàn Tiền Giang. - Địa bàn:tỉnh Tiền Giang. - Thời gian:2000-2009. 4.Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu thống kê - Phỏng vấn các đối tượng cần sử dụng thông tin thị trường lao động:người lao động,doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. - Phân tích,đánh giá Thông tin thị trường lao động6 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn 5.Nguồn số liệu: - Lấy số liệu Sở LĐ-TBXH tỉnh Tiền Giang - Các trung tâm giới thiệu việc làm 6.Kết cấu: Gồm:3 phần - Phần mở đầu - Phần nội dung: 3 chương *Chương 1: Khái quát về thông tin thị trường lao động *Chương 2: Thực trạng thông tin thị trường lao động tại tỉnh Tiền Giang *Chương 3: Gỉai pháp nâng cao hiệu quả thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang - Phần nhận xét và kiến nghị PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG I.Khái quát và vai trò của thông tin thị trường lao động: 1.Khái niệm: 1.1 Thông tin: Thông tin là một nguồn lực-một thứ mà chúng ta có thể sử dụng để tạo ra một thứ khác và cung cấp cho chúng ta các công cụ để ra quyết định. 1.2 Thông tin thị trường lao động: Thông tin thị trường lao động là hệ thống các chỉ tiêu phản ánh trạng thái các thành tố của thị trường lao động như:cung lao động,cầu lao động,các điều kiện làm việc (tiền lương,trợ cấp ) và các trung gian thị trường lao động (các tổ chức và cơ chế hỗ trợ việc kết nối người làm việc (sức lao động) và chỗ làm việc trống (người sử dụng lao động). 2.Vai trò: Các vai trò chính của thông tin thị trường lao động gồm: Hoạch định và điều chỉnh các chính sách thị trường lao động chủ động và thụ động. Các nhà hoạch định chính sách cần có thông tin thị trường lao động về các xu hướng việc làm,thất nghiệp và thiếu việc làm để phân tích cung và cầu lao động,thiết kế và triển khai các chính sách thị trường lao động. Đối với các trung tâm dịch vụ việc làm,thông tin TTLĐ là loại thông tin mà giám đốc và cán bộ trung tâm,người sử dụng lao động,người tìm việc có thể sử Thông tin thị trường lao động7 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn dụng để so sánh các cơ hội hiện có. Đó là các thông tin về sự lựa chọn việc làm và nghề nghiệp,tiền công và điều kiện làm việc,cầu lao động hiện nay và địa điểm phân bổ việc làm và các lợi ích liên quan khác bao gồm đào tạo và phát triển. Gíup cho Chính phủ và cộng đồng xã hội trong đánh giá những trợ cấp và chi phí của hệ thống bảo hiểm xã hội cho người lao động với các nội dung như trợ cấp thất nghiệp,đền bù mất việc làm, đào tạo tái hòa nhập thị trường lao động,hưu trí Cần cho các nhà đầu tư trong quyết định các vấn đề tuyển dụng,đào tạo,phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp theo số lượng,chất lượng lao động,kỹ năng nghề nghiệp,tiền lương và pháp luật lao động. Những người dạy nghề cần thông tin TTLĐ để thiết kế,thục hiện các chương trình đào tạo theo tính hiệu, yêu cầu kỹ thuật nghề nghiệp, ngành nghề của cầu lao động trên thị trường lao động. II.Các yêu cầu đối với thông tin thị trường lao dộng: Thông tin TTLĐ phải đảm bảo tính hệ thống: hệ thống thông tin thị trường lao động phải được triển khai ở tất cả các đầu mối quản lý các cấp của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan,tổ chức liên quan(Tài chính,Đầu tư, Trung tâm dịch vụ việc làm ),qua đó tạo dựng môi trường đồng nhất để cung ứng,trao đổi thông tin, tra cứu thông tin, xử lý thông tin. Mức độ chính xác của thông tin TTLĐ:phải đảm bảo độ tin cậy thì hiệu quả của thông tin mới đi vào được cuộc sống,mới đáp ứng được cho việc ra các quyết định một cách đúng đắn. thí dụ, nếu số người tìm việc làm trên thực tế thấp hơn nhiều so với thông tin đưa ra thì khó có thể áp dụng các chương trình có chất lượng cao để giải quyết vấn đề. Mặc dù có thể khó đảm bảo rằng thông tin là chính xác tuyệt đối,song chúng ta vẫn cần quan tâm đến biên độ sai số nếu định sử dụng thông tin đó cho việc ra các quyết định và lập kế hoạch. Tính sử dụng của thông tin TTLĐ:phải gồm các thông tin thiết thực,phục vụ trực tiếp công tác quản lí, nghiên cứu,giới thiệu việc làm, tuyển dụng, đào tạo lao động kỹ năng và điều chỉnh các khuyết tật của thị trường lao động Tính cập nhật và liên quan đến yếu tố thời gian của thông tin TTLĐ:phải được cập nhật một cách thường xuyên thông qua kết quả các cuộc điều tra thị trường lao động;điều tra lao động,việc làm, thu nhập của người lao động và số liệu thống kê, báo cáo về các chỉ tiêu cung cầu lao động,tiền lương(tiền công) nếu không có thông tin cập nhật, chúng ta sử dụng thông tin đã lạc hậu một vài năm,thì Thông tin thị trường lao động8 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn sẽ gặp nguy cơ ra quyết định sai lầm. công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chúng ta tiếp cận với thông tin mới mẻ nhất. Thông tin thị trường lao động phải có yếu tố thời gian. Thí dụ sẽ vô nghĩa khi nói tỷ lệ thất nghiệp là 6% nếu không có sự tham chiếu đến yếu tố thời gian. Tỷ lệ này phải là của tuần trước,tháng trước, năm trước hay 2 năm trước đây ? Tính dễ hiểu của thông tin TTLĐ:các chỉ tiêu phải rõ ràng,dễ hiểu. nếu thông tin khó hiểu thì nhiều đối tượng(đặc biệt là người lao động) sẽ khó khăn trong tiếp cận. Thí dụ các thông tin ở dạng văn bản sử dụng ngôn từ khó hiểu,các dạng bảng phức tạp thông tin thị trường lao động cần được thể hiện một cách đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chi tiết, cụ thể cần có. Tính bảo mật-an toàn của thông tin TTLĐ:phải được nối mạng và mạng thông tin phải được thiết kế sao cho có khả năng chống thâm nhập mạng trái phép của các tin tặc, qua đó tránh được các hành động phá hệ thống cũng như đánh cắp các dữ liệu quan trọng. Tính hiệu quả của thông tin TTLĐ:đầy đủ,chất lượng và tính nhanh nhạy. Thông tin thị trường lao động phải được các cơ quan tổ chức sử dụng một cách rộng rãi,đem lại những kết quả tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động thúc đẩy tạo việc làm, thu nhập và tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực. Tính khoa học của thông tin TTLĐ: Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học,kỹ thuật và công nghệ thông tin,phương tiện và công nghệ xử lý thông tin được đổi mới. các chương trình phần mềm và hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu mới liên tục xuất hiện, đặc biệt là với sự phát triển của mạng internet, việc xây dựng cơ sở dữ liệu càng được mở rộng. Thông tin thị trường lao động thực sự trở thành tiềm năng,là nguồn lực hữu hiệu phục vụ cho quản lý, nghiên cứu, ra quyết định, giao dịch việc làm trong điều kiện như vậy, việc thu thập,xử lý,quản lý,cung ứng,xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường lao động phải đảm bảo tính khoa học. Phải lựa chọn chương trình phần mềm,hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phương tiện xử lý thông tin phù hợp, đảm bảo tính khoa học hiện đại,tương thích các cơ sở dữ liệu của các cơ quan liên trong và ngoài nước, vừa có khả năng đáp ứng được trước mắt vừa có khả năng thích hợp trong thời gian tới. III.Đối tượng sử dụng thông tin thị trường lao động: Các cơ quan nhà nước chức năng(ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ giáo dục và Đào tạo ) sử dụng thông tin TTLĐ để hỗ trợ phát triển các chính sách mới và sửa đổi các chính sách hiện hành. Thông tin thị trường lao động9 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn Người sử dụng lao động:cần thông tin TTLĐ nhằm: + Tuyển dụng lao động cho các chỗ làm việc trống và lập kế hoạch,chương trình tuyển dụng lao động cho các chỗ làm việc mới sẽ tạo ra trong tương lai. + Để hỗ trợ quá trình ra quyết định đầu tư + Hỗ trợ người sử dụng lao động trong việc quyết định nên áp dụng phương thức hoạt động nào? Có hiệu quả hơn không khi áp dụng phương thức sử dụng nhiều lao động hoặc sử dụng nhiều vốn? Điều này chủ yếu được quyết định theo bản chất sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi tính sẵn có của lao động kỹ năng,mức tiền lương thị trường lao động và tiền lương tối thiểu Nhà nước quy định. Người lao động:cần thông tin TTLĐ nhằm + Hỗ trợ tìm việc làm phù hợp Thí dụ, ở đâu có chỗ làm việc trống? Loại hình công việc đang có nhu cầu lao động?Địa điểm làm việc? Các kỹ năng cần có? Mức tiền lương?... triển vọng của các nghề, các yêu cầu cụ thể của các kỹ năng nghề nghiệp, cách tự tạo việc làm, lựa chọn thủ tục + Tìm kiếm các cơ hội đào tạo Hiện đang có các khóa đào tạo nào? Ở đâu? Chi phí đào tạo? Chính phủ hỗ trợ chi phí một phần hay toàn bộ?... các thông tin này sẽ giúp cho họ trong lựa chọn các hình đào tạo phù hợp với mục tiêu,năng lực của mỗi cá nhân và khả tài chính của bản thân họ. Trung tâm giới thiệu việc làm:sử dụng thông tin TTLĐ để + Đánh giá và giám sát năng lực hoạt động và chú trọng các điểm cần cải thiện; + Hỗ trợ trong thiết kế các hoạt động và dự án mới nhằm phục vụ khách hàng tìm kiếm việc làm hiệu quả hơn trên thị trường lao động; + Hỗ trợ việc lập báo cáo trình cấp trên. Nhìn chung,các trung tâm giới thiệu việc làm cần các thông tin về tình hình thị trường lao động địa phương,vùng và cả nước ; các chỗ làm việc trống; các điều kiện tham gia(như tuổi,trình độ nghề nghiệp, sức khỏe ), lương bổng và điều kiện phục vụ của người sử dụng lao động;các chương trình về giáo dục và đào tạo để phục vụ người tìm việc. Các cơ sở đào tạo nghề : căn cứ vào thông tin nhu cầu đào tạo, chuyển đổi nhu cầu về kỹ năng nghề nghiệp, tìm ra các tiêu chuẩn chất lượng đặc trưng của từng kỹ năng cũng như các yếu tố tác động đến nhu cầu đào tạo và chất lượng đào tạo đối với các kỹ năng tương ứng. Thông tin thị trường lao động 10 GV hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Tuấn Các tổ chức và cá nhân khác:dùng thông tin TTLĐ để: + Hỗ trợ việc ra quyết định các loại chương trình và hình thức hỗ trợ. Thí dụ,một số tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ giảm nghèo cần thông tin về tiền lương,thu nhập,các ngành nghề, công việc của lao động hộ nghèo; các chỉ số đánh giá tỷ lệ nghèo; số dân sống ở mức nghèo khổ;địa điểm sinh sống; các chương trình lao động chủ động đang triển khai có tác động tích cực với giảm nghèo + Hỗ trợ việc thiết kế các chương trình và hoạt động thực tiễn về giảm nghèo tại một vùng , quận hay thành phố tỉnh cụ thể Ngoài ra,thông tin thị trường lao động còn phục vụ cho các đối tượng khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng,chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, cá nhân, đó là: ** Các nhà nước quản lý nhân lực ** Các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo(các trường đào tạo đại học, cao đẳng ) ** Các viện nghiên cứu; ** Học sinh sinh viên CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG 2000-2009: I. Giới thiệu Sở Lao Động-Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền Giang: 1.Sơ đồ tổ chức Sở Lao Động-Thương Binh Xã Hội tỉnh Tiền Giang:
File đính kèm:
de_tai_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_thong_tin_thi_tr.doc