Đề tài Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại công ty TNHH Mây Tre Bình Minh

Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội.Trên thực tế, không phải đến bây giờ, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới được đặt ra; mà trái lại, ngay trong thời bao cấp, người ta cũng đã nói nhiều về trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp đối với nhà nước và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Nhưngtrong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương diện pháp lý.

Do đó em quyết định chọn đề tài “Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại công ty TNHH Mây Tre Bình Minh.” để nghiên cứu. Ở Việt Nam khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều cách khác nhau, chính vì thế em đã chọn đề tài này làm chuyên đề thảo luận

doc 24 trang Minh Tâm 28/03/2025 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại công ty TNHH Mây Tre Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại công ty TNHH Mây Tre Bình Minh

Đề tài Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại công ty TNHH Mây Tre Bình Minh
 Chuyên đề chuyên sâu 
 LỜI MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng 
trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính 
những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có 
trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững 
và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội.Trên thực tế, không phải đến 
bây giờ, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới được đặt ra; mà trái lại, ngay trong 
thời bao cấp, người ta cũng đã nói nhiều về trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp đối với nhà 
nước và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Nhưngtrong những năm gần 
đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà 
cả từ phương diện pháp lý. Do đó em quyết định chọn đề tài “Đánh giá thực trạng áp dụng bộ 
tiêu chuẩn TNXH về lao động tại công ty TNHH Mây Tre Bình Minh.” để nghiên cứu. Ở Việt 
Nam khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được 
hiểu theo nhiều cách khác nhau, chính vì thế em đã chọn đề tài này làm chuyên đề thảo luận
 2. Mục Tiêu nghiên cứu:
 Khi thực hiện các Bộ tiêu chuẩn SA8000 tại Công ty TNHH Mây Tre Bình Minh. 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Quá trình áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 Công ty TNHH Mây Tre Bình Minh. 
 • Quy định của pháp luật Việt Nam về lao động (Bộ Luật Lao động, các thông tư, nghị 
định có liên quan, .)
 • Quy định của công ty về việc áp dụng SA 8000 tại Công ty (thoả ước lao động tập thể, 
nội quy của công ty.
 3.2. Phạm vi nghiên cứu 
Sinh Viên: Trần Thị Thường Trang: 1 Chuyên đề chuyên sâu 
 ▪ Các chính sách đối với cán bộ công nhân viên Công ty
 ▪ Thoả ước lao động tập thể của Công ty
 ▪ Nội quy làm việc của Công ty
 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
 Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:
 Phương pháp phân tích: là phương pháp sử dụng những lý luận để phân tích những chính 
sách và vấn đề và nêu lên những vấn đề cốt lõi để làm nổi bật những điều đang tồn tại cũng như 
đã đạt được.
 Phương pháp suy luận: là phương pháp suy luận có lôgíc dựa trên những dữ liệu có sẵn 
 nhằm xây dựng nên chuỗi dữ liệu có hệ thống và lôgíc với nhau trong đề tài nghiên cứu nhằm 
 tránh sụ trùng lặp và chồng chéo về số liệu trong đề tài nghiên cứu.
 Phương pháp tổng hợp và phân tích: là phương pháp tổng hợp những số liệu cụ thể và những 
tài liệu, giấy tờ có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu để tổng hợp lại thành một cở sở dữ liệu 
hoàn chỉnh và phân tích sâu và hoàn chỉnh cho đề tài đang nghiên cứu
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
 I. Khái niệm.
1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội (TNXH)
 Khái niệm
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là phương pháp tiến hành tự nguyện có tầm nhìn về phát triển 
bền vững, kết hợp xã hội và khả năng cạnh tranh. Khái niệm này bao gồm những tác động liên 
quan đến xã hội, môi trường và kinh tế.
 SA8000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế ban hành 1997 đưa ra các yêu cầu về quản trị trách nhiệm 
nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, SA8000 được hội đồng công nhận thuộc hội 
hồng ưu tiên kinh tế (CEP). Xây dựng dựa trên các công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO) 
công ước của Liên Hiệp Quốc và quyền trẻ em và tuyên bố toàn cầu về nhân quyền.
Sinh Viên: Trần Thị Thường Trang: 2 Chuyên đề chuyên sâu 
 1. Công ty là trạng thái nguyên vẹn của bất kỳ tổ chức hoặc đơn vị kinh doanh có trách 
nhiệm thực hiện những yêu cầu của chuẩn này, bao gồm tất cả nhân viên (như giám đốc, nhân 
viên điều hành, nhân viên quản lý, giám sát viên, và những nhân viên không nằm trong bộ phận 
quản lý, kể cả nhân viên được trực tiếp tuyển dụng, nhân viên hợp đồng) hoặc những người đại 
diện cho công ty. 
 2. Nhà cung cấp
 Là một đơn vị kinh doanh cung cấp hàng hoá và/hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, và được tận dụng 
trong cho việc sản xuất hàng hóa và/hoặc dịch vụ của công ty.
 Nhà thầu phụ là một đơn vị kinh doanh trong dây chuyền cung cấp, trực tiếp hay gián tiếp, 
cung cấp hàng hoá và/hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, và được tận dụng trong/cho việc sản xuất hàng 
hóa và/hoặc dịch vụ của công ty.
 3. Nhà cung cấp gián tiếp
 Một đơn vị kinh doanh trong mạng lưới cung ứng, trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp sản phẩm 
hoặc dịch vụ cần thiết để sử dụng cho việc sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty, nhà 
cung cấp, nhà thầu phụ của công ty.
 4. Hành động sữa chữa
 Là hành động được thực hiện để sữa chữa các vi phạm về quyền của người lao động (so với 
quy định trong SA8000) đối với người lao động hoặc người lao động làm công trước đây.
 5. Hành động ngăn ngừa
 Là thực hiện một thay đổi hoặ giải pháp có tính hệ thống nhằm đảm bảo chấn chỉnh hoặc 
ngăn ngừa kịp thời hành động vi phạm.
 6. Hành động bù đắp: Là hành động được thực hiện để bù đắp một sai phạm.
 7. Hành động khắc phục: Là hành động được thực hiện để ngăn ngừa sự tái diễn của một 
sai phạm.
 8. Bên liên quan: Là cá nhân hoặc nhóm có liên quan hoặc chịu ảnh hưởng bởi các nghĩa 
vụ xã
 hội của công ty.
Sinh Viên: Trần Thị Thường Trang: 3 Chuyên đề chuyên sâu 
 9. Trẻ em: Là bất kỳ dười nào dưới 15 tuổi, trừ khi luật pháp của địa phương về độ tuổi tối
 thiểu quy định mức tuổi lao động hoặc vừa học vừa làm cao hơn, trong trường hợp áp dụng
 mức tuổi cao hơn. Mặt khác, nếu quy định luật pháp của địa phương là 14 tuổi theo những
 ngoại lệ của các nước đang phát triển được trình bày trong thoả ước 138 của tổ chức lao động 
quốc tế ILO, thì độ tuổi thấp hơn sẽ được áp dụng.
 10. Lao động nhỏ tuổi: Là bất kỳ công nhân trên độ tuổi trẻ em như đã định nghĩa ở trên 
nhưng vẫn còn dưới 18 tuổi.
 11. Lao động trẻ em: Là bất kỳ công nhân là trẻ em nhỏ hơn độ tuổi đã quy định cụ thể trong 
những định nghĩa về trẻ em, trừ trường hợp được xem xét theo khuyến cáo 146 của ILO.
 12. Lao động cưỡng bức: Là tất cả lao động hoặc dịch vụ do bòn rút từ bất cứ người nào 
đang bị đe doạ của bất kỳ hình phạt, nói lên rằng người đó không tình nguyện.
 13. Ðền bù cho trẻ em: Là tất cả những hỗ trợ và những hoạt động cần thiết để đảm bảo an 
toàn, sức khoẻ, giáo dục, và sự phát triển của trẻ em đang là đối tượng lao động trẻ em, như đã 
định nghĩa ở trên và đã cho thôi việc
1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
1.2.1 Khía cạnh kinh tế
Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia 
vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây 
dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn 
chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công 
ty. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về 
xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt 
những tác động tiêu cực. 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát 
triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung 
Sinh Viên: Trần Thị Thường Trang: 4 Chuyên đề chuyên sâu 
để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát 
triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu 
thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu 
và tìm cách xử lý nó... 
Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành 
của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và 
lòng bác ái.
Khía cạnh kinh tế 
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và 
dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn 
nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện 
những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các 
nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc 
lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù 
lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao 
tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở 
nơi làm việc. 
Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, 
trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, 
định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của 
doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các 
nghĩa vụ pháp lý
Sinh Viên: Trần Thị Thường Trang: 5 Chuyên đề chuyên sâu 
Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực 
hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật 
như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự 
công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa 
vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm 
năm khía cạnh:
(1) Điều tiết cạnh tranh
(2) Bảo vệ người tiêu dùng
(3) Bảo vệ môi trường
(4) An toàn và bình đẳng
(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp 
nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của 
mình
Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt 
động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, 
không được thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả 
những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ 
chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết 
thành luật. 
Sinh Viên: Trần Thị Thường Trang: 6 Chuyên đề chuyên sâu 
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, 
giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông 
qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành 
động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
 II. Những yêu cầu trách nhiệm xã hội cụ thể:
 Bao gồm 9 nhóm yêu cầu:
 1. Lao động trẻ em:
 Tiêu chuẩn:
 1.1 Công ty không được sử dụng hoặc tạo điều kiện cho việc sử dụng lao động trẻ em như đã
 nêu rõ ở trên;
 1.2 Công ty phải thành lập, cung cấp tài liệu, duy trì và truyền đạt một cách hữu hiệu đến toàn
 bộ nhân viên và các bên liên quan về các chính sách và thủ tục bù đắp cho trẻ em được phát
 hiện đang lao động trong các trường hợp trùng khớp với định nghĩa về lao động trẻ em ở trên,
 và phải cung cấp những hỗ trợ đầy đủ để tạo điều kiện cho những trẻ em này tiếp tục và duy
 trì việc đến trường cho đến khi đến tuổi lao động như đã trình bày ở trên.
 1.3 Những chính sách và thủ tục khuyến khích giáo dục trẻ em theo khuyến cáo 126 của ILO
 và những lao động nhỏ tuổi trong tuổi đến trường theo luật giáo dục bắt buộc của địa phương
 hoặc đang đi học, bao gồm cả những biện pháp để chắc chắn rằng không có lao động trẻ em
 hoặc lao động nhỏ tuổi trong diện này được thuê mướn làm việc trong giờ học, bao gồm cả
 thời gian di chuyển hàng ngày (đến nơi làm việc và trường học), thời gian học tập, và thời
 gian làm việc không quá 10 giờ mỗi ngày;
 1.4 Công ty không được bố trí trẻ em hoặc lao động nhỏ tuổi vào những vị trí bên trong cũng
 như bên ngoài nơi làm việc mang tính chất nguy hiểm, không an toàn hoặc không tốt cho sức
 khỏe.
 2. Lao động cưỡng bức:
 Công ty không được dùng, hoặc ủng hộ việc dùng lao động cưỡng bức, cũng như không được
 đòi hỏi vật thế chấp hoặc các giấy tờ tuỳ thân khi người lao động đang làm việc với công ty.
 3. Sức khoẻ và an toàn lao động:
Sinh Viên: Trần Thị Thường Trang: 7 Chuyên đề chuyên sâu 
 3.1. Công ty, luôn ghi nhớ những hiểu biết phổ biến về các hiểm hoạ của ngành hoạt động và
 những hiểm hoạ cụ thể khác, phải đem lại một môi trường lao động sản xuất an toàn và khoẻ
 mạnh cũng như thực hiện đầy đủ các bước ngăn ngừa tai nạn lao động, bằng cách giảm thiểu
 những nguyên nhân gây nguy hiểm gắn liền với môi trường làm việc theo khả năng có thể
 chấp nhận được.
 3.2. Công ty phải chỉ định một đại diện quản lý cấp cao phụ trách vấn đề sức khoẻ và an toàn
 lao động cho tất cả nhân viên, và chịu trách nhiệm thực hiện những quy định về Sức khỏe và
 an toàn lao động trong tiêu chuẩn này.
 3.3. Công ty phải đảm bảo để tất cả nhân viên được huấn luyện thường xuyên về sức khoẻ và
 an toàn lao động, và những huấn luyện này được lặp lại cho các nhân viên mới và những
 người được tái bổ nhiệm;
 3.4. Công ty phải thiết lập hệ thống báo động, nhằm ngăn ngừa hoặc đáp ứng kịp thời đối với
 những hiểm hoạ đe doạ sức khoẻ và an toàn cho tất cả nhân viên;
 3.5. Công ty phải trang bị các phòng tắm sạch sẽ, các bồn rửa tay, và nếu có thể, các thiết bị
 vệ sinh để bảo quản thực phẩm cho nhân viên
 3.6. Công ty phải đảm bảo cung cấp cho tất cả nhân viên nơi ở sạch sẽ, an toàn và đạt các 
điều
 kiện cần thiết của cá nhân;
 4. Tự do thành lập hiệp hội và quyền thương lượng tập thể
 4.1. Công ty phải tôn trọng quyền thành lập và tham gia các nghiệp đoàn tùy theo sự chọn lựa
 cá nhân và quyền thương lượng tập thể;
 4.2. Trong những trường hợp mà quyền tự do thành lập và tham gia hiệp hội và thương lượng
 tập thể bị pháp luật nghiêm cấm, công ty phải tạo những phương tiện tương đương để các
 nhân viên có thể tham gia hiệp hội một cách độc lập và tự do cũng như phương tiện thương
 lượng cho tất cả thành viên công ty.
 4.3. Công ty phải đảm bảo rằng các đại diện của nhân viên công ty không bị phân biệt đối xử
 và những đại diện này có thể tiếp xúc các thành viên của hiệp hội ngay tại nơi làm việc.
 5. Phân biệt đối xử
Sinh Viên: Trần Thị Thường Trang: 8 Chuyên đề chuyên sâu 
 5.1. Công ty không được và không ủng hộ việc phân biệt đối xử trong tuyển dụng, bồi 
thường,
 huấn luyện, thăng tiến, buộc thôi việc hoặc cho về hưu vì lý do sắc tộc, đẳng cấp, nguồn gốc,
 tôn giáo, khuyết tật, giới tính, khuynh hướng tình dục, các thành viên công đoàn, hoặc nguồn
 gốc đảng phái;
 5.2. Công ty không được can thiệp vào việc thể hiện quyền cá nhân trong việc quan sát trên
 nguyên lý hay thực tiễn, hoặc quyền thỏa mãn những nhu cầu liên quan đến sắc tộc, đẳng cấp,
 nguồn xuất xứ, thành viên công đoàn, hoặc đảng phái chính trị.
 5.3. Công ty không được cho phép những hành vi bao gồm điệu bộ, ngôn ngữ và những va
 chạm cơ thể có tính chất cưỡng bức, đe doạ, lạm dụng hoặc khai thác về tình dục.
 6. Những nguyên tắc kỷ luật
 6.1. Công ty không được và không ủng hộ việc sử dụng những hình phạt cá nhân, những
 cưỡng bức về tinh thần hoặc thể xác, và việc chửi bới, lăng mạ.
 7. Giờ làm việc
 7.1. Công ty phải tuân theo những quy định của luật pháp và những chuẩn mực của ngành về
 giờ làm việc; trong bất kỳ tình huống nào, người lao động không bị bắt buộc làm việc thêm,
 ngoài 48 giờ mỗi tuần và phải có ít nhất một ngày nghỉ cho từng giai đoạn 7 ngày trên cơ sở
 thường xuyên
 7.2. Công ty phải đảm bảo rằng việc làm ngoài giờ (trên 48 giờ mỗi tuần) không vượt quá 12
 giờ đối với từng người lao động trong một tuần, không được yêu cầu làm việc ngoài giờ ngoại
 trừ những khi yêu cầu kinh doanh cấp bách và chỉ mang tính ngắn hạn, và luôn được tường
 thưởng ở mức cao hơn lương quy định.
 8. Bồi thường
 8.1. Công ty phải đảm bảo rằng mức lương được trả trên cơ sở tuần làm việc theo tiêu chuẩn 
ít
 nhất phải đạt những tiêu chuẩn tối thiểu theo luật hoặc của ngành và phải luôn đủ để đáp ứng
 được những nhu cầu tối thiểu của cá nhân và đem lại một số thu nhập chủ định;
 8.2. Công ty phải đảm bảo rằng việc khấu trừ từ lương không nhằm mục đích phạt kỷ luật,
 phải đảm bảo rằng những chi tiết cấu thành lương và những khoản phúc lợi được kê khai một
Sinh Viên: Trần Thị Thường Trang: 9 Chuyên đề chuyên sâu 
 cách chi tiết rõ ràng và thường xuyên cho công nhân; công ty cũng phải đảm bảo rằng lương
 và các khoản phúc lợi được trả đúng theo tất cả điều luật và những khoản đền bù phải được
 trả hoặc bằng tiền mặt hoặc séc, tuỳ theo nguyện vọng của công nhân;
 8.3. Công ty phải đảm bảo rằng những hợp đồng lao động và những kế hoạch thử việc không
 được tiến hành nhằm nỗ lực trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với người lao
 động do luật pháp quy định liên quan đến lao động và an sinh xã hội.
 9. Hệ thống quản lý:
 Chính sách:
 9.1. Cấp quản lý cao nhất phải đưa ra chính sách về trách nhiệm xã hội và những điều kiện 
lao
 động của công ty nhằm đảm bảo:
 1. Bao gồm một cam kết thực hiện tất cả yêu cầu của chuẩn này;
 2. Bao gồm một cam kết tuân thủ luật pháp hiện hành của quốc gia và những điều luật khác,
 cũng như những yêu cầu mà công ty phải chi tiết hoá để tôn trọng những công cụ quốc tế và
 những diễn giải (như đã nêu trong phần II);
 3. Bao gồm một cam kết cải tiến không ngừng;
 4. Ðược lập thành văn bản một cách hoàn chỉnh, thực hiện, duy trì , truyền đạt thông tin và
 có thể tiếp cận dưới hình thức tổng hợp cho tất cả nhân viên, bao gồm cả ban giám đốc, các
 cấp điều hành, quản lý, giám sát viên và nhân viên, kể cả nhân việc trực tiếp tuyển dụng, nhân
 viên hợp đồng hoặc những đại diện của công ty.
 5. Ðược công bố rộng rãi.
 Xem xét việc quản lý
 9.2. Ban giám đốc phải xem xét tính đầy dủ, thích hợp và hiệu quả đang có của chính sách
 công ty một cách có định kỳ; các quy trình và kết quả thực hiện đối chiếu với những yêu cầu
 đã được mô tả chi tiết để áp dụng cho công ty mình. Việc bổ sung và hoàn thiện về hệ thống
 phải được thực hiện ngay khi có yêu cầu.
 Các đại diện của công ty
 9.3. Công ty phải chỉ định một đại diện quản lý cấp cao, không kiêm nhiệm để đảm bảo việc
 thực hiện những yêu cầu của chuẩn này;
Sinh Viên: Trần Thị Thường Trang: 10

File đính kèm:

  • docde_tai_danh_gia_thuc_trang_ap_dung_bo_tieu_chuan_tnxh_ve_lao.doc