Đề tài Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động SA8000 tại Công ty CP Đầu tư Xây dựng 3 - 2
Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp không hề mới nhưng vẫn giữ nguyên tính nóng bỏng đối với doanh nghiệp, với nhà đầu tư, với người tiêu dùng và toàn xã hội.
Việc thực thi CSR có mối liên hệ mật thiết với khả năng thu giữ người tài của doanh nghiệp, lý do đơn giản những người giỏi thường muốn làm việc ở nơi họ cảm thấy tốt cho xã hội và họ cảm thấy tự hào về doanh nghiệp đó.
CSR cũng có vai trò quảng bá nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường lao động. Tiền lương chức vụ và các chế độ khác là những điều cụ thể thúc đẩy người ta làm việc, nhưng CSR lại là những giá trị vô hình góp phần giữ người ở lại với doanh nghiệp và là một yếu tố khó bị cạnh tranh.
CSR là một trong những yêu cầu đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không tuân thủ CSR sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.
Tuy nhiên ở Việt Nam việc thực hiện CSR còn tương đối khó khăn:
- Nhận thức của doanh nghiệp về SA 8000. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu tạo cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
- Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000 (chi phí đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000). Nhiều công ty muốn được giám định công khai, nhưng không đủ chi phí cho việc giám định.
- Sự cách biệt văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia công, nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và giá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong áp dụng SA 8000.
- SA 8000 là mục tiêu ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế suy thoái. Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài, nhưng nhiều công ty vẫn không muốn đầu tư phục vụ nhu cầu trước mắt để thực hiện SA 8000.
- Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp và đơn vị gia công thực hiện tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng bản chất của hoạt động gia công đảm đương phần lớn công đoạn sản xuất khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập, làm cho việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và đòi hỏi các đơn vị gia công áp dụng SA 8000 trở nên khó khăn.
Vì tầm quan trọng của việc thực hiên CSR đối với các doanh nghiệp và điều kiện thực hiện các tiêu chuẩn CSR trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nên em chọn chuyên đề :” Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động SA8000 tại Công ty CP Đầu tư Xây dựng 3-2.”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động SA8000 tại Công ty CP Đầu tư Xây dựng 3 - 2

PHẦN : MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn chủ đề Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp không hề mới nhưng vẫn giữ nguyên tính nóng bỏng đối với doanh nghiệp, với nhà đầu tư, với người tiêu dùng và toàn xã hội. Việc thực thi CSR có mối liên hệ mật thiết với khả năng thu giữ người tài của doanh nghiệp, lý do đơn giản những người giỏi thường muốn làm việc ở nơi họ cảm thấy tốt cho xã hội và họ cảm thấy tự hào về doanh nghiệp đó. CSR cũng có vai trò quảng bá nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường lao động. Tiền lương chức vụ và các chế độ khác là những điều cụ thể thúc đẩy người ta làm việc, nhưng CSR lại là những giá trị vô hình góp phần giữ người ở lại với doanh nghiệp và là một yếu tố khó bị cạnh tranh. CSR là một trong những yêu cầu đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không tuân thủ CSR sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam việc thực hiện CSR còn tương đối khó khăn: - Nhận thức của doanh nghiệp về SA 8000. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu tạo cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. - Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000 (chi phí đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000). Nhiều công ty muốn được giám định công khai, nhưng không đủ chi phí cho việc giám định. - Sự cách biệt văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia công, nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và giá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong áp dụng SA 8000. - SA 8000 là mục tiêu ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế suy thoái. Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài, nhưng nhiều công ty vẫn không muốn đầu tư phục vụ nhu cầu trước mắt để thực hiện SA 8000. - Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp và đơn vị gia công thực hiện tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng bản chất của hoạt động gia công đảm đương phần lớn công đoạn sản xuất khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập, làm cho việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và đòi hỏi các đơn vị gia công áp dụng SA 8000 trở nên khó khăn. Vì tầm quan trọng của việc thực hiên CSR đối với các doanh nghiệp và điều kiện thực hiện các tiêu chuẩn CSR trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nên em chọn chuyên đề :” Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động SA8000 tại Công ty CP Đầu tư Xây dựng 3-2.” 1 2. Mục tiêu nghiên cứu chủ đề - Đánh giá thực trạng thực hiện áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH SA8000 về lao động tại Công ty. - Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này với quản trị nguồn nhân lực. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ đề - Thực hiện các tiêu chuẩn SA8000 về lao động - Phạm vi nghiên cứu: các chế độ chính sách về sử dụng lao động và đãi ngộ lao động của Công ty đối với nhân viên. 4. Phương pháp nghiên cứu - So sánh trạng tại Công ty so với bộ tiêu chuẩn về TNXH SA8000. - Liệt kê và phân tích đánh giá việc áp dụng. PHẦN: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Một số khái niệm về TNXH của doanh nghiệp(CSR): Theo Matten và Moon (2004) lại cho rằng: “CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù” Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững: "CSR là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung” Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” 2. Một số quan điểm về CSR: 2.1 Quan điểm của Việt Nam và một số tổ chức: - Ở VN khái niệm CSR còn khá mới mẻ do đó Nhà nước ta chưa có quan điểm cụ thể về CSR, tuy nhiên Nhà nước khuyến khích và thừa nhận các doanh nghiệp áp dụng bộ tiêu chuẩn này. - Uỷ ban Châu Âu: đưa ra Văn bản xanh Green Paper trong đó CSR được hiểu như là việc doanh nghiệp đưa các vấn đề xã hội và môi trường vào các hoạt động cũng như những trao đổi với các bên liên quan một cách tự nguyện. 2 - Văn bản xanh cũng phân tích CSR trên 2 khía cạnh: bên trong và bên ngoài DN trong đó các vấn đề về lao động, môi trường, quyền con người cũng được nêu ra. 2.2 Quan điểm của các Công ty đa quốc gia và tổ chức kinh tế: - Adidas, Nike: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm theo đó doanh nghiệp lồng ghép các vấn đề xã hội và môi trường vào kế hoạch kinh doanh và vào mối quan hệ với cổ đông trên cơ sở tự nguyện”. 2.2.1 Quan điểm một số tổ chức phi chính phủ - Quyền/quyền lơi của người lao động phải được DN đảm bảo và tôn trọng. - Quyền của người tiêu dùng đối với chất lượng & độ an toàn của sản phẩm/dịch vụ. - Bảo vệ môi trường qua việc sử dụng công nghệ, nguyên liệu sạch; xử lý chất thải. - Tuân thủ pháp luật. 2.2.2 Quan điểm của Liên Hợp Quốc: - Quyền con người + Các doanh nghiệp cần hỗ trợ và tôn trọng việc bảo về các quyền con người đã được quốc tế công nhận + Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng không liên quan đến việc xâm phạm các quyền con người - Tiêu chuẩn lao động + Doanh nghiệp tôn trọng quyền tự do hiệp hội và thừa nhận quyền thỏa ước lao động tập thể + Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hay bắt buộc + Loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em + Loại bỏ việc phân biệt đối xử liên quan đến việc làm và nghề nghiệp - Bảo vệ môi trường + Doanh nghiệp cần hỗ trợ các biện pháp phòng ngừa đối với các thách thức về môi trường + Thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy trách nhiệm cao hơn về môi trường + Khuyến khích việc phát triển và quảng bá các công nghệ thân thiện đối với môi trường - Chống tham nhũng + Doanh nghiệp cần chống lại mọi hình thức tham nhũng như hối lộ, tống tiền. 2.2.3 Hướng dẫn của OECD 3 - Chính sách chung - Minh bạch về thông tin - Việc làm và quan hệ với nhân viên - Bảo vệ môi trường - Chống tham nhũng - Bảo vệ người tiêu dùng - Phát triển khoa học kỹ thuật - Cạnh tranh lành mạnh - Nghĩa vụ thuế 3. Lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn SA8000: 3.1 Lợi ích của doanh nghiệp: - Giảm chi phí, tăng doanh thu - Nâng cao uy tín của sản phẩm bền vững - Mở rộng thị trường và tạo lập ưu thế về giá cả - Tăng giá trị thương hiệu - Giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc - Cải thiện năng suất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. được tham gia các chương trình đầu tư phát triển doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội. - Duy trì hoặc ký thêm hợp đồng kinh tế với các đối tác đầu tư, bạn hàng - Có thêm điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá công nghệ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; tăng việc làm. - Tăng uy tín xã hội để doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, dễ dàng hoạt động hơn. - Có thêm điều kiện vật chất để cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. - Hỗ trợ người lao động thực hiện tốt hơn luật pháp lao động ,tham gia bảo hiểm y tế, xã hội cho họ 3.2 Lợi ích của người lao động: - Tăng thu nhập - Được bảo vệ an toàn về sức khỏe sẽ giúp giảm tai nạn, giảm nghỉ bệnh, cải thiện môi trường làm việc, tăng năng suất lao động , - Được tham gia đào tạo phát trển nghề - Nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động và gia đình họ. 4 - Có niềm tự hào, hãnh diện khi công ty làm nhiều việc tốt cho xã hội. 4. Những yêu cầu tối thiểu của SA8000: 4.1 Lao động trẻ em và lao động vị thành niên: 4.1.1 Công ty không được thuê mướn hoặc ủng hộ lao động trẻ em như định nghĩa ở trên. Trẻ em là những người ở độ tuổi 13 hoặc 14 tuổi (khi được phép làm các công việc nhẹ nhàng được qui định trong khuyến nghị 146 của ILO) và lao động vị thành niên nếu được luật pháp qui định phải được đăng ký hoặc được sự giám sát của các nhân viên thuộc bộ Lao động. 4.1.2 Công ty phải thiết lập, viết thành văn bản, duy trì và thông tin một cách có hiệu quả đến các bên liên quan về chính sách và thủ tục cho việc khắc phục tình trạng lao động trẻ em được tìm thấy làm việc trong những tình huống phù hợp với định nghĩa lao động trẻ em ở trên và phải cung cấp những hỗ trợ cần thiết để những đứa trẻ đó có thể đến trường và tiếp tục học cho đến khi chúng không còn là trẻ nữa theo như định nghĩa trẻ em ở trên. 4.1.3 Công ty không được sử dụng trẻ em hoặc lao động vị thành niên vào các nơi làm việc độc hại, nguy hiểm, không an toàn hoặc có hại cho sức khoẻ. 4.1.4 Trong trường hợp phát hiện thấy lao động trẻ em trong công ty, công ty có trách nhiệm: - Hỗ trợ cho các trẻ em đó được tới trường cho tới khi 15 tuổi - Trả lương cho thu nhập bị mất hoặc đề nghị thuê cha mẹ, anh chị em ruột hoặc các thành viên khác của gia đình trẻ em đó làm cho công ty. 4.2 Lao động cưỡng bức Công ty không được tham dự hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức, cũng không được yêu cầu người được thuê mướn trả tiền đặt cọc hoặc giấy cam kết cho công ty mới được bắt đầu làm việc. 4.3 An toàn và sức khoẻ 4.3.1Công ty, phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp và các mối nguy hiểm, phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn, tổn hại đến sức khoẻ xuất hiện trong khi làm việc bằng cách giảm tối đa, đến khả năng có thể được, nguyên nhân gây ra các mối nguy hiểm vốn có trong môi trường làm việc. 4.3.2 Công ty phải chỉ định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về sức khoẻ và an toàn cho toàn bộ nhân viên và chịu trách nhiệm thực hiện các yếu tố về sức khoẻ và an toàn trong tiêu chuẩn này. 4.3.3 Công ty phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều được huấn luyện về an toàn và sức khoẻ thường kỳ, hồ sơ huấn luyện này phải được thiết lập và các huấn luyện đó được lập lại đối với nhân viên mới vào hoặc chuyển công tác. 4.3.4 Công ty phải thiết lập hệ thống theo dõi, tránh hoặc xử lý các nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khoẻ và an toàn của nhân viên. 5 4.3.5 Công ty phải cung cấp cho nhân viên phòng tắm sạch sẽ, đồ nấu nước và nếu có thể là các trang thiết bị hợp vệ sinh để lưu trữ thức ăn. 4.3.6 Nếu có cung cấp chỗ ở cho nhân viên thì công ty phải đảm bảo nơi đó sạch sẽ, an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ 4.4 Tự do hiệp hội và Thoả ước lao động tập thể 4.4.1 Công ty phải tôn trọng quyền của tất cả nhân viên về thương lượng tập thể và thành lập và gia nhập công đoàn theo sự chọn lựa của họ 4.4.2 Công ty phải, (trong một tình huống nào đó mà quyền tự do của đoàn thể và quyền thương lượng tập thể được giới hạn bởi luật,) tạo điều kiện thuận lợi về việc tự do hội họp và thoả ước tập thể cho mọi nhân viên 4.4.3 Công ty phải đảm bảo rằng đại diện người lđ không bị đối xử phân biệt và các đại diện đó phải có cơ hội tiếp cận với các thành viên trong môi trường làm việc của họ 4.5 Phân biệt đối xử 4.5.1 Công ty không được tham gia hoặc ủng hộ việc phân biệt đối xử trong khi thuê mướn, bồi thường, cơ hội huấn luyện, thăng tiến, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ hưu trên cơ sở chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị 4.5.2 Công ty không được can thiệp vào quyền xử lý của nhân viên trong việc tuân thủ các nguyên lý hoặc lề thói, hoặc đáp ứng các nhu cầu liên quan đến chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị. 4.5.3 Công ty không được cho phép cách cư xử như cử chỉ, ngôn ngữ và tiếp xúc thân thể mà cưỡng bức, đe doạ, sỉ nhục, lợi dụng tình dục 4.6 Các hình thức kỷ luật Công ty không được tham gia vào hoặc ủng hộ việc dùng nhục hình, ép buộc về vật chất hoặc tinh thần và sỉ nhục 4.7 Giờ làm việc 4.7.1 Công ty phải phù hợp với các luật đang áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về thời gian làm việc; bất kỳ trường hợp nào không được yêu cầu, trên nguyên tắc thường xuyên, nhân viên làm việc vượt quá 48 giờ/ tuần và cứ 7 ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất 1 ngày nghỉ cho nhân viên. 4.7.2 Công ty phải đảm bảo rằng làm thêm giờ (hơn 48 giờ/ tuần) không được vượt quá 12 giờ/ người/ tuần, điều đó sẽ không được yêu cầu ngoài các trường hợp ngoại lệ và trong giai đoạn ngắn, và khi đó luôn được trả với hệ số ngoài giờ cao nhất 4.8 Tiền lương 4.8.1 Công ty phải đảm bảo rằng tiền lương trả cho thời gian làm việc chuẩn trong một tuần ít nhất phải bằng mức thấp nhất theo qui định của luật pháp 6 hoặc mức thấp nhất theo qui định của ngành và phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản cho nhân viên và một vài thu nhập sáng tạo khác. 4.8.2 Công ty phải đảm bảo rằng không được trừ lương nhân viên vì bị kỷ luật và công ty đảm bảo rằng tiền lương và các phúc lợi khác cho người lao động phải được chi tiết rõ ràng và thường xuyên; công ty cũng phải đảm bảo rằng tiền lương và các phúc lợi khác được hoàn trả phù hợp với luật lệ đang áp dụng và tiền bồi thường đó được trả dưới dạng tiền mặt hay séc sao cho thuận tiên cho người lao động 4.8.3 Công ty phải đảm bảo rằng thoả thuận hợp đồng lao động và thi trượt các chương trình dạy nghề sẽ không được sử dụng để trốn tránh việc thực hiện các trách nhiệm đối với nhân viên phù hợp với các yêu cầu của luật lao động hay bảo hiểm xã hội. 4.9 Hệ thống quản lý 4.9.1 Lãnh đạo cao nhất phải xác định chính sách của công ty về trách nhiệm xã hội - Bao gồm cam kết phù hợp với tất cả yêu cầu của tiêu chuẩn này - Bao gồm cam kết phù hợp với luật lệ quốc gia và các luật lệ hay áp dụng khác, các yêu cầu khác công ty tán đồng và thừa nhận các văn kiện quốc tế và các giải thích của các văn kiện đó (như liệt kê trong phần II) - Bao gồm cam kết liên tục cải tiến - Được lập thành văn bản, thực hiện, duy trì và thông tin một cách có hiệu quả và gần gũi với sự hiêể biết của tất cả người lao động bao gồm Giám đốc, người điều hành, giám sát và nhân viên lao động trực tiếp có hợp đồng hay không hợp đồng đan làm việc tại công ty - Công khai 4.9.2 Lãnh đạo cao nhất phải định kỳ xem xét tính đầy đủ, hợp lý, phù hợp, và tính liên tục hiệu quả của chính sách công ty, thủ tục và kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chuẩn này và các yêu cầu khác mà công ty công nhận. Sửa đổi và cải tiến hệ thống phải được thực hiện khi cần thiết 4.9.3 Công ty phải chi định đại diện lãnh đạo, không kể các trách nhiệm khác đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn này được áp dụng. 4.9.4 Công ty phải để cho các nhân viên chọn ra một đại diện từ chính trong nhóm của họ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin với lãnh đạo về vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn này 4.9.5 Công ty phải đảm bảo rằng các yêu cầu của tiêu chuẩn này được thông hiểu và thực hiện tại mọi cấp của công ty; các phương pháp sử dụng bao gồm nhưng không giới hạn - Xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm, và quyền hạn huấn luyện các nhân viên mới và/ hoặc thuê mướn tạm thời 7 - Định kỳ huấn luyện cho nhân viên cũ - Liên tục giám sát các hoạt động và các kết quả để chứng tỏ hiệu quả thực hiện hệ thống đáp ứng được chính sách công ty và các yêu cầu của tiêu chuẩn này; 4.9.6 Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục thích hợp để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp dựa trên khả năng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này 4.9.7 Công ty phải duy trì các hồ sơ thích hợp về cam kết của nhà cung cấp đối với trách nhiệm xã hội, bao gồm nhưng không giới hạn, cam kết đã lập thành văn bản của nhà cung cấp đối với : - Sự phù hợp với tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này (bao gồm cả điều khoản này) - Tham gia vào các hoạt động giám sát công ty khi được yêu cầu - Sửa chữa ngay lập tức khi tìm thấy bất kỳ sự không phù hợp nào so với các yêu cầu của tiêu chuẩn này - Phải ngay lập tức thông báo cho công ty và tất cả các tổ chức kinh doanh có liên quan vớinàh cung cấp và nhà thầu phụ 4.9.8 Công ty phải duy trì các bằng chứng hợp lý về các nhà cung cấp và các nhà thầu phụ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này 4.9.9 Công ty phải điều tra, giải quyết và phản hồi các mối lo ngại của nhân viên và các bên có liên quan về vấn đề phù hợp/ không phù hợp với chính sách của công ty và/ hoặc các yêu cầu của tiêu chuẩn này; công ty phải hạn chế việc kỷ luật, sa thải hoặc các hình thức phân biệt đối xử khác đối với bất kỳ nhân viên nào cung cấp các thông tin liên quan đến sự tuân thủ tiêu chuẩn này 4.9.10 Công ty phải thực hiện việc xử lý và thực hiện hoạt động khắc phục và cung cấp các nguồn lực thích hợp để nhận biết tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự không phù hợp so với chính sách công ty và/ hoặc các yêu cầu của tiêu chuẩn này 4.9.11 Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục để thường xuyên tiếp xúc, thu thập thông tin với tất cả các bên có liên quan và các thông tin khác liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn này, bao gồm nhưng không giới hạn, kết quả xem xét lãnh đạo và theo dõi các hoạt động. 4.9.12 Khi hợp đồng yêu cầu, công ty phải cung cấp những thông tin phù hợp và cho phép tiếp cận với các thông tin đó cho các bên liên quan để giám sát sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này; khi hợp đồng yêu cầu cao hơn về các thông tin tương tự và các cơ hội tiếp cận với các thông tin đó thì nhà cung cấp và nhà thầu phụ của công ty cũng phải tạo điều kiện cho phép thông qua việc đưa các yêu cầu như vậy trong hợp đồng mua hàng của công ty 4.9.13 Công ty phải duy trì các hồ sơ thích hợp nhằm chứng minh sự tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000 5. Sự cần thiết phải thực hiện SA 8000 8 - Các áp lực từ mặt thị trường: - Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức. - Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh. - Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế. - Áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông. - Muốn đảm bảo đầu tư của họ được duy trì “trong sạch” về mặt trách nhiệm xã hội. - Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng và bên quan tâm - Áp lực từ nhân viên: + Muốn có môi trường làm việc an toàn + Muốn có tổ chức và thương thảo tập thể với chủ doanh nghiệp - Hậu quả của cuộc suy thoái là tình trạng nghèo đói hơn và làm trầm trọng thêm các vấn đề mà chính phủ quốc gia và các tổ chức phi chính phủ không thể tự giải quyết. - Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin kinh doanh. Các doanh nghiệp, tổ chức đã cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm xã hội nên cố gắng giữ vững lời cam kết và tìm cách cắt giảm chi phí qua các điều chỉnh nội bộ khác. - Người lao động bị thu hút và luôn mong muốn làm việc với các công ty có trách nhiệm xã hội và mong muốn được chứng kiến doanh nghiệp tiếp tục thực hiện cam kết trách nhiệm xã hội trong suốt khoảng thời gian khó khăn. - Số lượng người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi các công ty có hồ sơ được chứng minh đã làm việc rất tốt, giữ vững cam kết trách nhiệm xã hội đang ngày càng gia tăng không ngừng. 9 Chương 2: Thực trạng 1. Sơ lược về Công ty 1.1 Tóm tắt lịch sử hình thành: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2 (CIC 3-2) được thành lập từ năm 1993, tiền thân là Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà Sông Bé (S.B. P. Corp). Đến nay, thương hiệu CIC3-2 đã tạo được sự tin cậy với khách hàng, đối tác trong và ngoài tỉnh Bình Dương, bởi chất lượng các công trình mà CIC 3-2 xây dựng và các sản phẩm dịch vụ CIC 3-2 đưa ra thị trường. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Chính phủ nhằm tạo động lực cho sự phát triển doanh nghiệp, vào cuối năm 2008, Công ty đã chuyển sang mô hình hoạt động Công ty Cổ phần. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3-2 Tên tiếng Anh: CONSTRUCTION INVESTMENT CORPORATION Tên viết tắt: CIC3-2 Trụ sở: 45A Nguyễn Văn Tiết, Phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Giấy phép kinh doanh: 3700146225 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương cấp lần đầu ngày 24-12-2008. Tel: 0650 3759446 Fax: 0650 3755605 Website: www.cic32.com.vn Email: ctydt-xaydung32@vnn.vn 1.2 Lĩnh vực hoạt động: Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2 hoạt động trên các lĩnh vực chính: - Xây dựng công trình (dân dụng, công nghiệp, cầu đường và hạ tầng kỹ thuật ) - Khai thác và chế biến đá xây dựng, sản xuất gạch không nung - Sản xuất và kinh doanh cống ly tâm, cống hộp các loại - Gia công sản phẩm cơ khí công trình - Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu - Kinh doanh Bất động sản - Cho thuê xe cơ giới, công cụ, dụng cụ thi công xây dựng 1.3 Phương châm hoạt động và Chính sách chất lượng: Công ty luôn lấy phương châm: “Năng suất-chất lượng-hiệu quả nhất” làm kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của mình. CIC 3-2 không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao nhất, từ đó mang đến hiệu quả cho khách hàng, Công ty. 10
File đính kèm:
de_tai_danh_gia_thuc_trang_ap_dung_bo_tieu_chuan_tnxh_ve_lao.doc