Đề tài Đánh giá nhận thức của cộng đồng về bảo tồn Sếu đầu đỏ

Nghiên cứu đo lường sự sẵn lòng chi trả (WTP) bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cho một chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ Việt Nam, loài bây giờ đang bị đe dọa tuyệt chủng. Một cuộc khảo sát bằng phương pháp “drop-off” trên 738 hộ gia đình được thực hiện ở thành phố Cần Thơ; 410 hộ đã trả lời.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ dưới 50%. Mức giá đưa ra khảo sát, trình độ học vấn của đáp viên, thu nhập của của gia đình đáp viên, hiểu biết của đáp viên về thực trạng của Sếu đầu đỏ và sự tin tưởng của đáp viên vào Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ tác động đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên. Sự sẵn lòng chi trả trung bình được ước lượng khoảng 12.222 VND/hộ

pdf 10 trang Minh Tâm 28/03/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đánh giá nhận thức của cộng đồng về bảo tồn Sếu đầu đỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Đánh giá nhận thức của cộng đồng về bảo tồn Sếu đầu đỏ

Đề tài Đánh giá nhận thức của cộng đồng về bảo tồn Sếu đầu đỏ
 Tạp chí Khoa học 2010:16b 32-41 Trường Đại học Cần Thơ 
 ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC 
 CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ 
 Tống Yên Đan1 và Trần Thị Thu Duyên1 
 ABSTRACT 
The research measures willingness to pay (WTP) using contingent valuation method 
(CVM) for a Conservation Program of the Vietnamese Grus Antigones, which are now 
critically endangered. A drop-off survey of 738 households was done in Can Tho City; 
410 households responded. 
Results from the study indicated less than 50% of respondents were willing to pay for the 
Conservation Program. The bid, respondent’s education, household’s income, 
respondent’s knowledge on Grus Antigones and respondent’s belief on the recommended 
conservation program had a significant impact on the WTP. The mean WTP was 
estimated at 12.222 VND/household. 
Keywords: Contingent Valuation Method (CVM), Willingness to Pay (WTP) 
Title: Evaluating the awareness of community about the conservation of the 
Vietnamese grus antigones 
 TÓM TẮT 
Nghiên cứu đo lường sự sẵn lòng chi trả (WTP) bằng cách sử dụng phương pháp đánh 
giá ngẫu nhiên (CVM) cho một chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ Việt Nam, loài bây giờ 
đang bị đe dọa tuyệt chủng. Một cuộc khảo sát bằng phương pháp “drop-off” trên 738 hộ 
gia đình được thực hiện ở thành phố Cần Thơ; 410 hộ đã trả lời. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình 
bảo tồn Sếu đầu đỏ dưới 50%. Mức giá đưa ra khảo sát, trình độ học vấn của đáp viên, 
thu nhập của của gia đình đáp viên, hiểu biết của đáp viên về thực trạng của Sếu đầu đỏ 
và sự tin tưởng của đáp viên vào Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ tác động đến sự sẵn 
lòng chi trả của đáp viên. Sự sẵn lòng chi trả trung bình được ước lượng khoảng 12.222 
VND/hộ. 
Từ khóa: Phương pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên (CVM), Sự sẵn lòng chi trả (WTP) 
1 GIỚI THIỆU 
Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy 
nhiên, trong quá trình phát triển của xã hội, do những nguyên nhân khác nhau, 
nhiều loài động vật và thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các 
nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học không ngừng bị suy giảm2. Tổng số 
loài động – thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị đe dọa hiện nay đã tăng 
lên 882 loài, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Nếu trong Sách Đỏ Việt 
Nam 1992-1996 mức độ bị đe dọa cao nhất ở các loài chỉ mới ở thứ hạng nguy cấp 
thì trong Sách đỏ Việt Nam 2005-2007 ở mức bị tuyệt chủng hoàn toàn. Một số 
lượng lớn các loài trước đây còn được xếp trong thứ hạng sẽ nguy cấp thì nay đã 
1 Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ 
2 Theo Sách đỏ Việt Nam 2007, trang 5 
 32 Tạp chí Khoa học 2010:16b 32-41 Trường Đại học Cần Thơ 
phải chuyển sang thứ hạng nguy cấp. Trước thực trạng đó, chúng ta cần phải có 
những hành động cụ thể để bảo tồn các loài động – thực vật bị đe dọa này. 
Trong số các loài động vật quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam, có Sếu đầu 
đỏ. Sếu đầu đỏ là một loài chim quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và của thế 
giới. Bên cạnh đó, Sếu đầu đỏ còn có giá trị về văn hóa – tinh thần. Ở Việt Nam, 
Sếu đầu đỏ phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là ở vùng 
Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1990 đếm được 1.110 cá thể 
Sếu đầu đỏ ở Tràm Chim1. 
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng Sếu đầu đỏ ở Việt Nam đang có 
chiều hướng giảm dần2. Tháng 3-2009, tại khu vực Tràm Chim (Đồng Tháp) ghi 
nhận chỉ còn khoảng 60 con Sếu đầu đỏ. Các nhà khoa học dự báo rằng Sếu đầu đỏ 
có thể bị tuyệt chủng ở đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, cần phải có sự nỗ lực 
của cả cộng đồng để bảo tồn loài động vật quý hiếm này. Hiện nay đang có dự án 
phục hồi sinh cảnh đất ngập nước Đồng Tháp Mười – Vườn Quốc gia Tràm Chim 
do công ty Coca-Cola và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế phối hợp thực hiện 
trong 3 năm (2008-2011), dự án này bước đầu có hiệu quả tích cực trong việc bảo 
tồn Sếu đầu đỏ. Còn về phía người dân Việt Nam thì sao? Người dân Việt Nam, 
đặc biệt là người dân đồng bằng sông Cửu Long nhận thức thế nào về vấn đề này 
và họ có sẵn lòng đóng góp tiền để bảo tồn Sếu đầu đỏ hay không. Việc nghiên 
cứu vấn đề này là cần thiết bởi vì trong tương lai khi dự án trên kết thúc thì Việt 
Nam phải tự thực hiện chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ. Hơn nữa, dự án này chỉ 
thực hiện ở Đồng Tháp, vẫn còn những địa phương khác có Sếu đầu đỏ sinh sống 
cũng cần có chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu 
khoa học nào tìm hiểu về vấn đề này. Điều này đã đặt ra hướng nghiên cứu cho đề 
tài “Đánh giá nhận thức của cộng đồng về bảo tồn Sếu đầu đỏ”. 
Mục tiêu tổng quát của bài viết là tìm hiểu nhận thức, thái độ cũng như sự sẵn lòng 
chi trả để bảo tồn Sếu đầu đỏ của cộng đồng, qua đó đề xuất một số giải pháp 
nhằm nâng cao nhận thức của họ đối với việc bảo tồn các động vật bị đe dọa nói 
chung, Sếu đầu đỏ nói riêng và một số giải pháp cho việc thu Quỹ bảo tồn Sếu 
đầu đỏ. 
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 
Bài viết sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (contingent valuation method – 
CVM)3 để nghiên cứu, nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: 
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 
• Xác định nhận thức và thái độ của người dân đối với việc bảo tồn Sếu đầu đỏ. 
• Xác định người dân có sẵn lòng trả tiền cho việc bảo tồn Sếu đầu đỏ không. 
• Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả tiền ủng hộ cho Chương 
 trình bảo tồn Sếu đầu đỏ của người dân. 
1 Theo Sách đỏ Việt Nam, trang 184 
2 Theo Sách đỏ Việt Nam, trang 185 
3Theo Navrud, S. (1999): CVM là phương pháp dùng để đánh giá giá trị hàng hoá môi trường bằng cách hỏi 
trực tiếp 
 33 Tạp chí Khoa học 2010:16b 32-41 Trường Đại học Cần Thơ 
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo 
 tồn các động vật bị đe dọa nói chung, Sếu đầu đỏ nói riêng và một số giải pháp 
 cho việc thu Quỹ bảo tồn Sếu đầu đỏ. 
2.2 Phương pháp thu thập số liệu 
Số liệu chính dùng trong bài viết này là số liệu sơ cấp được thu thập thông qua 
phỏng vấn các hộ gia đình ở thành phố Cần Thơ từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2009. 
Bảng câu hỏi được xây dựng nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ của đáp viên đối 
với việc bảo tồn các động vật bị đe dọa nói chung, Sếu đầu đỏ nói riêng và sự sẵn 
lòng chi trả (Willingnees To Pay – WTP)1 của đáp viên cho Chương trình bảo tồn 
Sếu đầu đỏ. Trước khi đặt câu hỏi WTP cho đáp viên, bảng câu hỏi cung cấp thông 
tin về thực trạng của Sếu đầu đỏ, đưa ra kế hoạch về Chương trình bảo tồn Sếu đầu 
đỏ. Sau đó hỏi các đáp viên có đồng ý ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu 
đỏ một khoản tiền hay không, khoản tiền này chỉ đóng góp một lần và được thêm 
vào hóa đơn tiền điện của gia đình và các gia đình khác ở Việt Nam. Khoản tiền 
(hay còn gọi là mức giá) được đưa ra khảo sát là: 1.000đ, 10.000đ, 25.000đ, 
50.000đ và 300.000đ. 
Phương pháp phỏng vấn: phương pháp phỏng vấn “drop-off” được sử dụng. Các 
phỏng vấn viên đến các hộ gia đình đã được chọn, giới thiệu mục tiêu của cuộc 
nghiên cứu, để lại bảng câu hỏi và thu lại bảng câu hỏi sau 2 ngày. 
2.3 Phương pháp phân tích số liệu 
Phương pháp thống kê mô tả: để đánh giá nhận thức, thái độ của đáp viên đối với 
các động vật bị đe dọa nói chung và Sếu đầu đỏ nói riêng. 
Đo lường trung bình WTP theo phương pháp phi tham số: 
- Tổng số mẫu quan sát là N= 410 (hộ gia đình). 
- Có j giá trị WTP khác nhau. 
- tj là các mức giá mà các đáp viên sẵn lòng chi trả. 
- hj là số hộ sẵn lòng chi trả tương ứng với các mức giá tj. 
- nj là tổng số hộ sẵn lòng chi trả cao hơn mức giá tj. 
 J
nj = hk 
 k j 1
- S(tj) là hàm “survivor fuction”. 
 n j
S(tj) = 
 N
- WTP trung bình là: 
 J
MeanWTP =  S(t j )t j 1 t j  
 j 0
1 Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP: WTP được định nghĩa như là một khoản tiền mà 
một cá nhân sẵn lòng chi trả để có được hàng hóa hay dịch vụ nào đó 
 34 Tạp chí Khoa học 2010:16b 32-41 Trường Đại học Cần Thơ 
Phương pháp hồi quy tuyến tính bội bằng mô hình kinh tế lượng: để phân tích các 
yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người dân để ủng hộ cho Chương 
trình bảo tồn Sếu đầu đỏ. 
2.4 Phạm vi nghiên cứu 
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở thành phố Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ 
được chọn làm địa điểm nghiên cứu trong đề tài này bởi vì đây là một trong những 
thành phố lớn của cả nước và là trung tâm kinh tế - xã hội của cả vùng đồng bằng 
sông Cửu Long, kết quả nghiên cứu này có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu 
tiếp theo. 
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1 Phân tích thái độ của người dân thành phố Cần Thơ đối với việc bảo tồn 
 các động vật bị đe dọa 
Kết quả khảo sát cho thấy vấn đề môi trường không nằm trong ba vấn đề quốc gia 
mà đáp viên quan tâm nhất hiện nay (kinh tế, nghèo đói và giáo dục là 3 vấn đề 
được quan tâm nhiều nhất). Trong các vấn đề về môi trường, vấn đề bảo tồn động 
vật quý hiếm cũng không được ưu tiên cao trong sự quan tâm của đáp viên. Thái 
độ của đáp viên đối với việc bảo tồn các động vật bị đe dọa được thể hiện rõ qua 
bảng dưới đây: 
 35 Tạp chí Khoa học 2010:16b 32-41 Trường Đại học Cần Thơ 
Bảng 1: Thái độ của đáp viên đối với việc bảo tồn các động vật bị đe dọa 
 Hoàn Không Hoàn toàn 
 Không 
Phát biểu toàn Đồng ý có ý không 
 đồng ý 
 đồng ý kiến đồng ý 
Việc săn bắt các loài động vật hoang 261 102 25 5 7 (2%) 
dã nên bị pháp luật trừng trị. (65%) (26%) (6%) (1%) 
Các loài động thực vật bị đe dọa là 56 194 92 44 3 (1%) 
quan trọng ngay cả khi tôi không (14%) (50%) (24%) (11%) 
nhìn thấy hoặc tiếp xúc với chúng 
Trách nhiệm của mọi người là phải 150 177 59 8 4 (1%) 
đảm bảo rằng các loài động thực vật (38%) (44%) (15%) (2%) 
mà chúng ta biết hiện nay phải tồn tại 
cho loài người trong tương lai 
Các loài động thực vật bị đe dọa 18 61 67 150 100 (25%) 
không nên là một sự quan tâm ưu (5%) (15%) (17%) (38%) 
tiên của Nhà nước 
Còn nhiều vấn đề môi trường quan 70 171 61 82 17 (4%) 
trọng hơn là bảo tồn các loài động (17%) (43%) (15%) (20%) 
vật bị đe dọa 
Nhà nước nên đầu tư giúp đỡ con 110 170 59 40 14 (4%) 
người trước khi bỏ tiền để bảo vệ các (28%) (43%) (15%) (10%) 
loài động thực vật bị đe dọa 
Nhà nước nên thu nhiều tiền hơn để 32 102 136 95 29 (7%) 
thực hiện các chương trình môi (8%) (26%) (35%) (24%) 
trường 
Người dân nên đóng góp tiền để bảo 26 105 137 105 23 (6%) 
tồn các loài động vật bị đe dọa (7%) (27%) (43%) (27%) 
Nhà nước nên thu nhiều thuế hơn để 17 76 130 131 37 (9%) 
chi trả cho việc bảo vệ các loài động (4%) (19%) (33%) (34%) 
vật bị đe dọa 
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 
Kết quả khảo sát cho thấy rằng đa số đáp viên xem trọng giá trị tồn tại1 và giá trị 
thừa kế2 của các động vật bị đe dọa, có hơn 80% đáp viên đồng ý với hai phát 
biểu: việc săn bắt các loài động vật hoang dã nên bị pháp luật trừng trị và trách 
nhiệm của mọi người là phải đảm bảo rằng các loài động thực vật mà chúng ta biết 
hiện nay phải tồn tại cho loài người trong tương lai; có hơn 60% đáp viên đồng ý 
rằng các loài động thực vật bị đe dọa là quan trọng ngay cả khi họ không nhìn thấy 
hoặc tiếp xúc với chúng. 
Đa số đáp viên đồng ý (38% đáp viên hoàn toàn đồng ý và 25% đồng ý) rằng các 
loài động thực vật bị đe dọa nên là một sự quan tâm ưu tiên của Nhà nước. Tuy 
nhiên, hơn một nửa đáp viên lại nghĩ rằng còn những vấn đề quan trọng hơn là bảo 
tồn các loài động vật bị đe dọa, có hơn 60% đáp viên đồng ý với 2 phát biểu: còn 
1 là giá trị được gắn cho việc bảo vệ sự tồn tại một tài nguyên môi trường nào đó. Bởi vì cá nhân không có 
những sử dụng thực tế hiện thời cũng không có những sử dụng dự kiến trong tương lai 
2 Nếu trong trường hợp người sử dụng là thế hệ tương lai 
 36 Tạp chí Khoa học 2010:16b 32-41 Trường Đại học Cần Thơ 
nhiều vấn đề môi trường quan trọng hơn là bảo tồn các loài động vật bị đe dọa, 
Nhà nước nên đầu tư giúp đỡ con người trước khi bỏ tiền để bảo vệ các loài động 
thực vật bị đe dọa. 
Mặc dù đa số các đáp viên xem trọng giá trị tồn tại và giá trị thừa kế của các động 
vật bị đe dọa, nhưng không có nhiều người đồng ý ủng hộ tiền để bảo tồn các động 
vật bị đe dọa. Có dưới 35% đáp viên đồng ý với ba phát biểu: Nhà Nước nên thu 
nhiều tiền hơn để thực hiện các chương trình môi trường, người dân nên đóng góp 
tiền để bảo tồn các loài động vật bị đe dọa, Nhà nước nên thu nhiều thuế hơn để 
chi trả cho việc bảo vệ các loài động vật bị đe dọa. 
3.2 Phân tích ước muốn sẵn lòng chi trả (WTP) để bảo tồn Sếu đầu đỏ của 
 người dân thành phố Cần Thơ 
3.2.1 Tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ 
Hình 1 cho thấy tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn 
Sếu đầu đỏ không cao (40%). Và tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho 
Chương trình cũng giảm dần khi các mức giá tăng lên: 65% đáp viên đồng ý trả ở 
mức giá 1.000, 55% ở mức giá 10.000, 39% ở mức giá 25000, 25% ở mức giá 
50.000 và thấp nhất là 12% ở mức giá 300.000. Kết quả này phù hợp với kết quả 
phân tích ở phần 3.1. 
 giá 300.000 12% 88%
 giá 50.000 25% 75%
 giá 25.000 39% 61%
 giá 10.000 55% 45%
 giá 1.000 65% 35%
 0% 20% 40% 60% 80% 100%
 % đáp viên sẵn lòng trả % đáp viên không sẵn lòng trả
 Hình 1: Tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ 
3.2.2 Đo lường sự sẵn lòng chi trả (WTP) 
WTP trung bình được ước lượng theo phương pháp phi tham số, thể hiện ở bảng 
dưới đây: 
Bảng 2: Đo lường giá trị WTP trung bình 
 j tj hj nj S(tj) S(tj)[tj+1 - tj] 
 0 0 0 166 166/410 166(1000-0)/410 
 1 1000 56 110 110/410 110(10.000-1000)/410 
 2 10.000 48 62 62/410 62(25.000-10.000)/410 
 3 25.000 35 27 27/410 27(50.000-25.000)/410 
 4 50.000 18 9 9/410 9(300.000-50.000)/410 
 5 300.000 9 0 0 0 
 Tổng 12.222 
 37 Tạp chí Khoa học 2010:16b 32-41 Trường Đại học Cần Thơ 
Như vậy kết quả ước lượng giá trị WTP trung bình là 12.222 đồng/hộ gia đình 
(tương đương 0,43% thu nhập hàng tháng của hộ gia đình). 
3.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho 
 Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ. 
(a) Xác định và giải thích các biến sử dụng trong mô hình xác định các yếu tố 
ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu 
đầu đỏ 
Trong đề tài này mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố có ảnh 
hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn 
Sếu đầu đỏ 
Y 1  2 X1 3 X 2  4 X 3 5 X 4 6 X 5 7 X 6 ut t=1,2,3,4,5,6 
Biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy là WTP (Y): 
WTP = 1 nếu đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu 
 đầu đỏ 
 0 nếu đáp viên không sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo 
 tồn Sếu đầu đỏ 
Các biến giải thích (theo dự báo có thể có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của 
đáp viên) đưa vào mô hình gồm có: 
Giá (X1): là các mức giá được đưa ra trong các bảng câu hỏi để hỏi các đáp viên có 
sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ hay không. Các 
mức giá đưa ra là 1.000, 10.000, 25.000, 50.000, 300.000, đơn vị tính là đồng. 
Theo Trương Đăng Thụy (2007), các mức giá có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả 
của đáp viên, mức giá đưa ra càng cao thì khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả cho 
Chương trình bảo tồn càng thấp. 
Trình độ học vấn (X2): là trình độ học vấn của đáp viên, được mã hóa theo thứ tự 
như sau: không tham gia các lớp học chính thức=1, tiểu học=2, trung học cơ sở=3, 
trung học phổ thông=4, trung học chuyên nghiệp/đào tạo nghề=5, cao đẳng/đại 
học=6, cao học=7, nghiên cứu sinh hoặc cao hơn=8. Theo Ranjith Bandara và 
Clem Tisdell (2004), trình độ học vấn (số năm đi học) có ảnh hưởng tích cực đến 
sự sẵn lòng chi trả của đáp viên. 
Thu nhập (X3): là thu nhập của gia đình đáp viên, đơn vị tính là triệu đồng. Theo 
Ranjith Bandara và Clem Tisdell (2004) thì thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến sự 
sẵn lòng chi trả của đáp viên. 
Giới tính (X4): là giới tính của đáp viên, được mã hóa là 1 nếu đáp viên là nam, và 
mã hóa là 0 nếu đáp viên là nữ. Nam giới thường hay theo dõi và nắm bắt thông tin 
nhiều hơn nữ giới, nên có thể họ sẽ có nhiều thông tin hơn về các động vật bị đe 
dọa và có thể có thái độ tích cực hơn trong việc bảo tồn động vật bị đe dọa. Do đó, 
biến giới tính cũng được kỳ vọng là có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi 
trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ. 
Biết thực trạng của Sếu đầu đỏ (X5): được mã hóa là 1 nếu đáp viên biết thực trạng 
của Sếu đầu đỏ và mã hóa là 0 nếu đáp viên không biết. Khi biết thông tin về thực 
 38 Tạp chí Khoa học 2010:16b 32-41 Trường Đại học Cần Thơ 
trạng của Sếu đầu đỏ và thấy được sự cần thiết phải bảo vệ Sếu đầu đỏ, có thể đáp 
viên sẽ sẵn lòng chi trả cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ. Do đó, biết thực 
trạng của Sếu đầu đỏ được kỳ vọng là sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng 
chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ. 
Tin tưởng Chương trình hoạt động hiệu quả (X6): được mã hóa là 1 nếu đáp viên 
tin tưởng Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ sẽ hoạt động hiệu quả và mã hóa là 0 
nếu đáp viên không tin. Khi tin tưởng Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ sẽ hoạt 
động hiệu quả có thể đáp viên sẽ sẵn lòng chi trả cho Chương trình bảo tồn Sếu 
đầu đỏ. Do đó, tin tưởng Chương trình hoạt động hiệu quả được kỳ vọng là sẽ có 
ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo 
tồn Sếu đầu đỏ. 
(b) Kết quả xử lý mô hình Probit về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi 
trả cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ 
Trước khi thực hiện hồi quy, vấn đề đa cộng tuyến đã được kiểm tra, kết quả kiểm 
tra cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Sau khi thực hiện hồi 
quy mô hình cũng được kiểm tra xem có bỏ sót biến hay không và kiểm tra phần 
trăm dự báo đúng của mô hình, kết quả cho thấy mô hình không có bỏ sót biến, 
phần trăm dự báo đúng của mô hình là 70,13%, điều này cho thấy mức độ phù hợp 
của mô hình khá cao. Do giới hạn của quy mô bài viết nên phần này chỉ trình bày 
kết quả hồi quy, thể hiện ở bảng sau: 
Bảng 3: Kết quả hồi quy 
 Biến Hệ số góc Hệ số P 
 Giá(*) -4,73e-06 0,000 
 Trình độ học vấn(***) 0,1023029 0,083 
 Thu nhập (***) 5,71e-08 0,079 
 Giới tính 0,0619738 0,665 
 Biết thực trạng của Sếu đầu đỏ(**) 0,3804229 0,010 
 Tin tưởng Chương trình hoạt động hiệu quả(*) 0,6283129 0,000 
Ghi chú: (*): biến có ý nghĩa ở mức 1%, (**): biến có ý nghĩa ở mức 5%, (***): biến có ý nghĩa ở mức 10%. 
Kết quả hồi quy cho thấy trong mô hình có năm biến có ý nghĩa về mặt thống kê, 
gồm có: 
Giá: có hệ số góc âm ở mức ý nghĩa 1%, chứng tỏ giá có ảnh hưởng ngược chiều 
với sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ, tức là 
mức giá đưa ra càng cao thì khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả sẽ càng thấp. 
Trình độ học vấn: có hệ số góc dương ở mức ý nghĩa 10%, chứng tỏ trình độ học 
vấn của đáp viên có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho 
Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ, tức là trình độ học vấn của đáp viên càng cao thì 
khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả sẽ càng cao. 
Thu nhập: có hệ số góc dương ở mức ý nghĩa 10%, chứng tỏ thu nhập của gia đình 
đáp viên có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho 
 39 Tạp chí Khoa học 2010:16b 32-41 Trường Đại học Cần Thơ 
Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ, tức là thu nhập của gia đình đáp viên càng cao 
thì khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả sẽ càng cao. 
Biết thực trạng của Sếu đầu đỏ: có hệ số góc dương ở mức ý nghĩa 5%, chứng tỏ 
biến này có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho 
Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ, tức là khi đáp viên biết về thực trạng của Sếu 
đầu đỏ thì khả năng họ sẵn lòng chi trả sẽ cao hơn đáp viên không biết. 
Tin tưởng chương trình hoạt động hiệu quả: có hệ số góc dương ở mức ý nghĩa 
1%, chứng tỏ biến này có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp 
viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ, tức là khi đáp viên tin tưởng rằng 
Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ sẽ hoạt động hiệu quả thì khả năng họ sẵn lòng 
chi trả cho Chương trình sẽ cao hơn đáp viên không tin tưởng vào Chương trình. 
Biến còn lại trong mô hình (giới tính) không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý 
nghĩa 10%. 
4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
4.1 Kết luận 
Cuộc nghiên cứu cho thấy rằng môi trường không nằm trong ba vấn đề quốc gia 
mà đáp viên quan tâm nhất hiện nay và việc bảo tồn các động vật bị đe dọa cũng 
không được ưu tiên cao trong sự quan tâm của đáp viên đối với các vấn đề về môi 
trường. Mặc dù người dân bày tỏ rằng họ xem trọng giá trị tồn tại và giá trị thừa kế 
của các động vật bị đe dọa, nhưng không có nhiều người đồng ý ủng hộ tiền để bảo 
tồn các động vật này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng người dân chưa có 
nhiều thông tin về Sếu đầu đỏ. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho 
Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ dưới 50%. Sử dụng phương pháp phi tham số để 
ước lượng WTP trung bình cho thấy các hộ gia đình đã sẵn lòng trả trung bình là 
12.222 đồng/hộ để bảo tồn Sếu đầu đỏ (mặc dù việc ủng hộ tiền để bảo tồn động 
vật bị đe dọa là việc khá mới mẻ ở Việt Nam). Các yếu tố có ảnh hưởng đến sự sẵn 
lòng chi trả của đáp viên cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ là: mức giá đưa ra 
khảo sát, trình độ học vấn của đáp viên, thu nhập của gia đình đáp viên, hiểu biết 
của đáp viên về thực trạng của Sếu đầu đỏ và sự tin tưởng của đáp viên vào 
Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ. 
Trong việc thu nhận sự đóng góp của người dân cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu 
đỏ, cách thu tiền thông qua hóa đơn tiền điện không được đa số đáp viên chấp 
nhận, họ thích thu riêng khoản tiền này. 
4.2 Kiến nghị 
Nhà nước nên cung cấp thông tin về các động vật bị đe dọa trên các phương tiện 
thông tin đại chúng nhiều hơn và thường xuyên hơn để nâng cao hiểu biết của 
người dân về vấn đề này, và qua đó khuyến khích họ quan tâm đến việc bảo tồn 
các động vật bị đe dọa. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên xem xét để đưa vấn đề về 
các động vật quý hiếm bị đe dọa và việc bảo tồn những loài này vào chương trình 
giáo dục học sinh. 
 40 Tạp chí Khoa học 2010:16b 32-41 Trường Đại học Cần Thơ 
Nếu việc thu quỹ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ được thực hiện thì: 
• Ban tổ chức Chương trình nên cung cấp thông tin về Sếu đầu đỏ và tuyên 
 truyền mục đích của cuộc vận động này cho người dân. 
• Bộ phận phụ trách thu và quản lý nguồn Quỹ này nên chọn phương pháp thu 
 tiền phù hợp và tạo niềm tin cho người dân đối với Chương trình. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Navrud, S. (1999),The Contingent Valuation Method, Step-by-step. Lecture Note, Nowegian 
 University of Life Sciences. 
 Ranjith Bandara and Clem Tisdell (2004). “Effects of a Change in Abundance of Elephants 
 on Willingness to Pay for Their Conservation”, Economics, Ecology and the 
 Environment, Working Paper No. 98, School of Economics, University of Queensland, 
 Ustralia. 
 Sách đỏ Việt Nam, (2007) NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. 
 Truong Đang Thuy (2007). Willingness to Pay for Conservation of The Vietnamese Rhino, 
 Faculty of Developments Economics, University of Economics – Ho Chi Minh City. 
 41 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_danh_gia_nhan_thuc_cua_cong_dong_ve_bao_ton_seu_dau_d.pdf