Chuyên đề Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại Công ty cổ phần Ngọc Trí

Nền kinh tế việt nam ngày càng phát triển, hàng trăm công ty đua nhau mọc lên, không chỉ trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng góp phần xây dựng những khu công nghiệp, những công ty lớn, quy mô sản xuất rộng. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nỗi lên, cũng đồng nghĩa với việc đất nước, con người việt nam chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức, ví dụ như: nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, vấn đề môi trường ô nhiễm, nhà nước phải quản lý vấn đề thuê và sử dụng lao động của các doanh nghiệp ( lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, an toàn lao động, giờ làm việc, thù lao, quản lý…), ngoài ra còn nhiều vấn đề mà nhà nước và xã hội hiện tại cần quan tâm.

Qúa trình hội nhập kinh tế Quốc tế của nước ta đã mang lại những thành tựu đầy ấn tượng trong phát triển kinh tế xã hội nước ta; làm thay đổi căn bản hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế; là quá trình vừa hợp tác vừa cạnh tranh, có nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức cùng với những “ luật chơi ” mới. Một trong những “ luật chơi ” đó là thực hiện “ Trách nhiệm xã hội(CSR) của doanh nghiệp”.

Từ đó, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000,… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận. Đặc biệt sau hai vụ lớn gây xôn xao xã hội là công ty Vedan xả chất thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải và sữa nhiễm melamine của Trung Quốc. Hiện nay, vấn đề trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam không còn mới nhưng vẫn còn lạ. Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền vững" được tổ chức bởi Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may tổ chức, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập. Năm 2006 đã có 50 doanh nghiệp ngành dệt may và da giày tham dự. Theo tiến sĩ Đoàn Gia Khương thì trong bối cảnh hội nhập như nước ta hiện nay, nếu các doanh nghiệp muốn đứng vững cần phải biết đến trách nhiệm xã hội và cần áp dụng trách nhiệm xã hội tốt.

Trong trách nhiệm xã hội ( CSR) có một vấn đề cần quan tâm đó là trách nhiệm đối với người lao động. Bởi lẽ người lao động là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào với bất cứ nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào. Một nhà kinh doanh giỏi là nhà kinh doanh phải biết quan tâm đến người lao động của mình.

doc 19 trang Minh Tâm 28/03/2025 660
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại Công ty cổ phần Ngọc Trí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại Công ty cổ phần Ngọc Trí

Chuyên đề Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại Công ty cổ phần Ngọc Trí
 BOÄ LAO ÑOÄNG THÖÔNG BINH & XAÕ HOÄI
 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC LAO ÑOÄNG - XAÕ HOÄI
 CƠ SỞ II
 -------
 CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
 CỦA DOANH NGHIỆP VỀ LAO ĐỘNG
 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN 
TNXH VỀ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC TRÍ
 GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
 Sinh viên :Tạ Thị Tuyết Mộng Tiên
 Mã SV:
 Lớp: Đại học liên thông Bạc Liêu
 Niên khoá:
 Long Điền, Tháng 04 năm 2012
 PHẦN: MỞ ĐẦU Chuyên đề: trách nhiệm xã hội 2 GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
 I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 
 Nền kinh tế việt nam ngày càng phát triển, hàng trăm công ty đua nhau mọc 
lên, không chỉ trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng góp phần xây dựng 
những khu công nghiệp, những công ty lớn, quy mô sản xuất rộng. Ngày càng có 
nhiều doanh nghiệp nỗi lên, cũng đồng nghĩa với việc đất nước, con người việt nam 
chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức, ví dụ như: nguồn nhân lực để đáp 
ứng nhu cầu ngày càng cao, vấn đề môi trường ô nhiễm, nhà nước phải quản lý vấn 
đề thuê và sử dụng lao động của các doanh nghiệp ( lao động trẻ em, lao động 
cưỡng bức, an toàn lao động, giờ làm việc, thù lao, quản lý ), ngoài ra còn nhiều 
vấn đề mà nhà nước và xã hội hiện tại cần quan tâm.
 Qúa trình hội nhập kinh tế Quốc tế của nước ta đã mang lại những thành tựu 
đầy ấn tượng trong phát triển kinh tế xã hội nước ta; làm thay đổi căn bản hình ảnh 
Việt Nam trên trường quốc tế; là quá trình vừa hợp tác vừa cạnh tranh, có nhiều cơ 
hội nhưng không ít thách thức cùng với những “ luật chơi ” mới. Một trong những “ 
luật chơi ” đó là thực hiện “ Trách nhiệm xã hội(CSR) của doanh nghiệp”.
 Từ đó, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được hiểu là sự cam kết 
của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những 
việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong 
gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của 
xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn 
mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển 
nhân viên, phát triển cộng đồng, và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông 
qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 
14000, Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong 
hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ 
bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc 
đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận. 
Đặc biệt sau hai vụ lớn gây xôn xao xã hội là công ty Vedan xả chất thải chưa qua 
xử lý ra sông Thị Vải và sữa nhiễm melamine của Trung Quốc. Hiện nay, vấn đề 
trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam không còn mới nhưng vẫn 
còn lạ. Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền 
vững" được tổ chức bởi Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động 
Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may tổ 
chức, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh 
hội nhập. Năm 2006 đã có 50 doanh nghiệp ngành dệt may và da giày tham dự. 
Theo tiến sĩ Đoàn Gia Khương thì trong bối cảnh hội nhập như nước ta hiện nay, 
nếu các doanh nghiệp muốn đứng vững cần phải biết đến trách nhiệm xã hội và cần 
áp dụng trách nhiệm xã hội tốt.
 Trong trách nhiệm xã hội ( CSR) có một vấn đề cần quan tâm đó là trách 
nhiệm đối với người lao động. Bởi lẽ người lao động là một nhân tố quan trọng 
không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào với bất cứ nghành nghề, lĩnh vực 
kinh doanh nào. Một nhà kinh doanh giỏi là nhà kinh doanh phải biết quan tâm đến 
người lao động của mình.
SVTH: Tạ Thị Tuyết Mộng Tiên Chuyên đề: trách nhiệm xã hội 3 GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
 II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI ÁP DỤNG, PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu
 - Bộ tiêu chuẩn SA 8000
 - Tài liệu, số liệu, bảng báo cáo về việc triển khai áp dụng, kiểm tra, giám sát 
 SA 8000 tại Công ty cổ phần Ngọc Trí.
 - Bảng nội quy lao động của Công ty.
 - Thỏa ước lao động tập thể của Công ty.
 - Bộ luật lao động của Việt Nam.
 - Luật công đoàn ở Việt Nam 
 2. Phạm vi áp dụng
 - Phục vụ cho việc học tập, làm báo cáo chuyên đề chuyên sâu cuối khóa.
 - Có thể làm tài liệu tham khảo cho bản thân khi làm việc trong các doanh 
 nghiệp.
 - Áp dụng rộng rãi, làm tài liệu tham khảo cho một số doanh nghiệp muốn áp 
 dụng bộ tiêu chuẩn này
 - Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau.
 3. Phương pháp nghiên cứu
 - Thu thập thông tin, thao khảo tài liệu trên web, tạp chí, sách báo.
 - Thu thập thông tin, số liệu liên quan đến trách nhiệm xã hội tại Công ty.
 Tham khảo ý kiến chuyên viên phòng quản lý, thực hiện, giám sát, kiểm tra
 Sau khi thu thập số liệu, thông tin, tiến hành phân tích tổng hợp và đánh giá.
 PHẦN: NỘI DUNG
 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 1. Khái niệm SA 8000:
 SA- 8000 là một bộ tiêu chuẩn định ra các tiêu chí có thể kiểm định được và 
một quy trình đánh giá độc lập để bảo vệ quyền lợi người lao động và đảm bảo hàng 
hóa được sản xuất từ bất cứ công ty lớn hay nhỏ ở trên thế giới mà những công ty 
này được đánh giá là có đạo đức trong đối xử với người lao động.
 SA 8000 được phát triển và phát hành bởi tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc 
tế (Social Accountability International - SAI) đưa ra các yêu cầu đối với các điều 
kiện làm việc mà một tổ chức phải cung cấp cho các nhân viên của mình. SA 8000 
được ban hành năm 1997, dựa trên 12 công ước của Tổ chức lao động quốc tế 
(ILO), công bố toàn cầu về nhân quyền, công ước của liên hiệp quốc về quyền trẻ 
em, công ước của liên hiệp quốc về việc loại trừ các hình thức phân biệt đối xử đối 
với phụ nữ.
 Tiêu chuẩn SA 8000 có thể được áp dụng cho các công ty có quy mô lớn, 
nhỏ ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Bộ tiêu chuẩn này được 
xây dựng để thức đẩy các doanh nghiệp phải có trách nhiệm với xã hội trong quá 
trình sản xuất kinh doanh Trước hết, SA 8000 là tiêu chuẩn so sánh và đánh giá 
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thứ đến, SA 8000 thúc đẩy việc đảm bảo 
quyền cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp. SA 8000 đặc biệt yêu cầu sự 
SVTH: Tạ Thị Tuyết Mộng Tiên Chuyên đề: trách nhiệm xã hội 4 GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
công khai trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, SA8000 còn có riêng một phần về hệ thống quản lý đòi hỏi những chính 
sách và quy trình, cũng như các hệ thống quản lý văn bản thể hiện quyết tâm áp 
dụng hệ thống tiêu chuẩn SA8000. Tổ chức lao động quốc tế và Liên Hiệp Quốc 
cũng như các tổ chức phi chính phủ khác đang ngày càng hoàn thiện các điều kiện 
lao động. Mặt khác, các công ty ngày càng chấp nhận hệ thống SA8000 và ý thức 
được lợi ích của hệ thống này, kể cả về phía công nhân và phía quản lý. Các công ty 
lớn ngày càng yêu cầu các nhà cung cấp và các công ty gia công thực hiện SA8000, 
cũng như áp dụng các quy định lao động.
 Các tổ chức công đoàn, các hội của người tiêu dùng và các nhà bảo vệ quyền 
lao động chọn lựa hệ thống tiêu chuẩn SA8000 như một công cụ có tính bao quát để 
cải thiện quyền lợi lao động.
 2. Nội dung chính của bộ tiêu chuẩn SA 8000: 
 Bộ tiêu chuẩn SA 8000 gồm 9 nội dung cơ bản.
 Hệ thống SA8000 được xây dựng dựa trên mô hình tiêu chuẩn như ISO 
9000, ISO 9002 hiện đang được các công ty áp dụng. Dựa trên những nguyên tắc và 
chuẩn mực về quyền lao động thế giới, được quy ước trong các công ước của tổ 
chức lao động thế giới, các công ước của Liên Hiệp Quốc, SA8000 bao gồm 9 lĩnh 
vực chính: (1) lao động trẻ em, (2) lao động cưỡng bức, (3) sức khoẻ và an toàn lao 
động, (4) tự do đaon2 thể và quyền thương lượng tập thể, (5) phân biệt đối xử, (6) 
kỷ luật lao động (7) thời gian làm việc, (8) thù lao, (9) hệ thống quản lý
 2.1. Lao động trẻ em và vị thành niên.
 Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang 
thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần 
có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻn em nào.
 Khi phát hiện lao động trẻ em trong công ty thì công ty này phải có trách 
nhiệm: hỗ trợ cho những lao động trẻ em này đến trường cho đến khi đủ 15 tuổi; trả 
lương cho thu nhập bị mất hoặc thuê người trong gia đình trẻ em đó làm cho công 
ty.
 Lao động vị thành niên là lao động lớn hơn lao động trẻ em nhưng nhỏ hơn 18 tuổi, 
công ty không nên sử dụng lao động vị thành niên trong giờ đến trường, thởi gian làm việc 
không lớn hơn 10 tiếng một ngày.
 Không được để lao động trẻ em và vị thành niên tiếp xúc với môi trường độc 
hại nguy hiểm.
 2.2. Lao động cưỡng bức: Không có lao động cưỡng bức, bao gồm các hình 
thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ 
tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào.
 Không ủng hộ sử dụng lao động cưỡng bức.
 2.3. Sức khỏe và an toàn:
 + Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh và nên có hành 
động thích đáng để ngăn ngừ tai nạn trong khi làm việc.
 + Cử một đại diện có kinh nghiệm để chịu trách nhiệm cho sức khoẻ và an 
toàn cho tất cả công nhân.
 + Cung cấp những khoá dào tạo thường xuyên về sức khoẻ và an toàn cho 
công nhân nghĩa là ít nhất một lần trong năm.
 +Thành lập hệ thống để phát hiên lỗi, ngăn ngừa và phản ứng với những đe 
doạ tiền ẩn cho công nhân.
SVTH: Tạ Thị Tuyết Mộng Tiên Chuyên đề: trách nhiệm xã hội 5 GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
 + Cung cấp phương tiện vệ sinh sạch sẽ.
 2.4. Tự do đoàn thể và quyền thương lượng tập thể: Người lao động có 
quyền thành lập và tham gia công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn 
của người lao động.
 2.5. Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, 
đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc xuất xứ, giới tính, tàn tật, thành viên công đoàn hoặc 
quan điểm chính trị.
 2.6. Kỷ luật lao động: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục 
bằng lời nói. Không được cắt lương vô cớ.
 2.7. Thời gian làm việc: 
 + Tuân thủ các quy định của luật hiện hành về giờ giấc làm việc. Thời gian 
làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải 
sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm 
không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những 
hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn 
nhận được mức thù lao đúng mức. Đồng thời việc làm ngoài giờ là hoàn toàn tự 
nguyện, không ép buộc.
 2.8. Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đủ để đáp 
ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp 
dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương.
 2.9. Các Hệ thống quản lý: Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần 
xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế 
hiện có tại tổ chức mình.
 3. Các bước để lấy chứng nhận SA 8000
 3.1. Tóm tắt các bước để lấy chứng chỉ SA 8000
 Xem tài liệu và 
 áp dụng
 Trước khi đánh giá 
 Đánh giá nội bộ bởi đánh giá viên
 Đánh giá để lấy Đánh giá
 chứng nhận hàng năm
 Gia hạn chứng nhận
SVTH: Tạ Thị Tuyết Mộng Tiên Chuyên đề: trách nhiệm xã hội 6 GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
 3.2.Các bước để đăng ký chứng nhận
 3.2.1. Xem xét tài liệu: 
 3.2.2. Tham dự khóa đào tạo về SA 8000: có thể tham dự khóa đào tạo 4 
ngày hoặc 2 ngày thường được cung cấp từ nhà chứng nhận SA 8000.
 3.2.3. Liên hệ với các nhà đánh giá của tổ chức chứng nhận SA 8000: phải 
liên hệ để lấy một đơn xin được lấy chứng nhận SA 8000 và một hướng dẫn đầu 
tiên trong quy trình lấy SA 8000.
 3.2.4. Đệ trình đơn xin chứng nhận: phải đệ đơn trình cho một nhà đánh giá 
và cam kết sẽ để các nhà đánh giá thực hiện đánh giá công ty trong vòng một năm.
 3.3. Đánh giá nội bộ SA 8000
 Sau khi đọc hướng dẫn SA 8000 và đệ trình đơn xin chứng nhận, công ty 
phải tự thực hiện đánh giá nội bộ hoặc là dưới sự giúp đỡ của một tổ chức tư vấn 
độc lập.
 Chi phí tư vấn được tính dựa trên số ngày làm việc của tư vấn viên và giai 
đoạn đánh giá của công ty tư vấn là từ 3 – 8 tháng. Trong giai đoạn này công ty tư 
vấn chỉ tham quan một số lần nhất định nào đó. Dưới đây là bảng báo giá của một 
trong những công ty tư vấn SA 8000.
 3.4. Thăm dò trước khi đánh giá.
 Ngay khi đánh giá nội bộ hoàn thành và một số vấn đề đã được nêu ra công 
ty nên sắp xếp một sự đánh giá ban đầu từ một trong các nhà đánh giá.
 3.5. Đánh giá chứng nhận.
 + Liên hệ với nhà đánh giá để đánh giá một cách hoàn chỉnh
 + Phân công đội đánh giá địa phương cho công ty.
 + Tiếp cận các tài liệu của công ty và phỏng vấn nhân viên công ty.
 + Cung cấp chứng nhận SA 8000.
 + Thời gian cần thiết cho giai đoạn đánh giá.
 + Chi phí cho việc đánh giá.
 3.6. Duy trì chứng nhận.
 3.6.1. Hiệu lực của chứng nhận : hiệu lực thường kéo dài 3 năm.
 3.6.2. Đánh giá giữa năm: Đánh giá giữa năm sẽ được thực hiện dể đảm bảo 
sự tuân thủ liên tục đối với SA 8000, thời gian đánh giá thường mất khoảng 1/3 thời 
gian đánh giá ban đầu. Chi phí thường mất 20% - 30% chi phí ban đầu. Thông 
thường các nhà đánh giá chỉ lựa chọn một số bộ phận để đánh giá.
 3.6.3. Đánh giá để gia hạn: công ty phải gia hạn lại chứng nhận sau 3 năm. 
Đánh giá để gia hạn thường kỹ lưỡng hơn đánh giá giữa năm. Giai đoạn gia hạn 
thường chiếm khoảng 2/3 thời gian đánh giá ban đầu, tuy nhiên còn phụ thuộc tình 
trạng công ty trong giai đoạn đó. Tương tự cho những chi phí liên quan đến SA 
8000, phí thường được tính dựa trên số ngày cần thiết do các nhà đánh giá yêu cầu.
 4. Lợi ích của SA 8000.
 * Có đội ngũ cải thiện làm việc tích cực vì sự cải thiện điều kiện làm việc, có 
khả năng lôi cuốn thêm khách hàng vì công ty có những tiêu chuẩn về lao động cao 
hay là bộ tiêu chuẩn SA 8000,cam kết đạo đức của người lao động được tăng lên 
 * Tiền đền bù cho người lao động do xẩy ra tai nạn ít hơn.
SVTH: Tạ Thị Tuyết Mộng Tiên Chuyên đề: trách nhiệm xã hội 7 GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
 * Có SA 8000 các doanh nghiệp sẽ tạo được môi trường làm việc tốt, đảm 
bảo an toàn cho người lao động thông qua hệ thống giám sát, phát hiện sớm để ngăn 
ngừa những nguy cơ tiềm ẩn đối với người lao động.
 * Các doanh nghiệp có danh tiếng hơn, cải thiện, duy trì hình ảnh tốt đẹp 
trong công chúng, cải thiện mối quan hệ với các bên đối tác, đáp ứng được yêu cầu 
của khách hàng và xã hội.
 *Nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng.
 *Thúc đẩy tăng năng suất lao động.
 *Cải thiện mối quan hệ với tổ chức công đoàn và các cổ đông quan trọng
 *Công nhân sẽ trung thành hơn và gắn bó với công ty hơn, người lao động 
yên tâm và gắn bó với doanh nghiệp.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỂN:
 1. SA 8000 trên thế giới
 Công ty Avon Products’ Suffern đặt tại New York đã được cấp chứng chỉ 
SA8000 đầu tiên, mở màn cho hàng loạt các công ty khác trên thế giới, chủ yếu là 
các công ty sản xuất đồ chơi, các công ty may mặc, và các công ty giày da của 
Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác. 
 Vấn đề là khi một công ty đa quốc gia thực hiện SA8000, những nhà cung 
cấp và các nhà thầu phụ của công ty này cũng phải thực hiện SA8000 theo. Như 
trường hợp của cộng ty Mỹ phẩm Avon, khi Avon tuyên bố thực hiện SA8000, 19 
nhà máy của Avon và các nhà cung cấp nguyên liệu và bán thành phẩm cho Avon 
cũng phải thực hiện SA8000. Công ty sản xuất đồ chơi Toys’R Us cũng có những 
đòi hỏi tương tự đối với các nhà cung cấp và các nhà thầu phụ của mình. Công ty đồ 
chơi này yêu cầu 5000 nhà cung cấp của mình, chủ yếu là ở Trung Quốc cũng phải 
có chứng chỉ SA8000. Tập đoàn Siêu thị Sainsbury’s ở châu Âu cũng đang tuân thủ 
nghiêm ngặt hệ thống tiêu chuẩn SA8000 đang chuẩn bị thực hiện yêu cầu này trên 
các chi nhánh toàn cầu.
 2. SA 8000 ở Việt Nam.
 Theo quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế, việc thực hiện SA 8000 tại 
Việt Nam có rất nhiều thuận lợi bởi những tiêu chuẩn của SA 8000 có nhiều điểm 
tương đồng với các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến bảo vệ quyền 
lợi của người lao động. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt Bộ luật Lao động cũng như 
quy định của Nhà nước thì đã đáp ứng gần như các tiêu chuẩn của SA 8000. Các 
doanh nghiệp được cấp chứng chỉ SA8000 tăng từ 1 doanh nghiệp vào 1999 lên đến 
8 vào tháng 5/2002 và đến thời điểm hiện tại còn có nhiều công ty khác áp dụng SA 
8000. Với việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm một 
phương pháp khoa học để quản lý các vấn đề liên quan đến điều kiện lao động, 
quyền lợi của người lao động, phương pháp hoạch định để cải thiện điều kiện làm 
việc. Các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng SA 8000 như: Công ty May 10, Công 
ty cổ phần may Hồ Gươm, công ty TNHH dệt may Thái Tuấn, công ty TNHH Thái 
Bình 
 Theo nghiên cứu và khảo sát được tiến hành trong năm 2000 về tình hình áp 
dụng tiêu chuẩn SA 8000 của Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thì việc áp dụng SA 
8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước có phần thuận lợi hơn so với các doanh 
nghiệp ngoài nhà nước. Vì các doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ theo quy định 
của Luật lao động, vốn rất gần gũi với các quy định của Luật lao động quốc tế mà 
SVTH: Tạ Thị Tuyết Mộng Tiên Chuyên đề: trách nhiệm xã hội 8 GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
SA 8000 lấy đó làm nền tảng. Việc áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Nhà 
nước giúp triển khai cụ thể và đi sâu vào khía cạnh hiệu quả của hoạt động quản lý 
lao động nên gặp rất nhiều thuận lợi và ủng hộ từ các cấp quản lý và ngay chính 
công nhân.
 Ngược lại với các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài nhà nước 
gặp nhiểu khó khăn hơn, đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực và cam kết của các nhà 
lãnh đạo, sức ép từ phía người mua hàng hay công ty mẹ chính là động cơ thúc đẩy 
chính để áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh.
 Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn 
trên con đường hội nhập vào thị trường khu vực cũng như quốc tế. Sự cạnh tranh 
giữa các đối thủ rất gay gắt, do đó các doanh nghiệp luôn tìm các phương thức 
nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho mình. Một trong những phương thức hữu hiệu 
luôn được các nhà sản xuất và người bán lẻ áp dụng và ghi nhớ là chú trọng bảo vệ 
uy tín và giá trị của các thương hiệu. Trên những thị trường lớn như Mỹ, EU người 
tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng mẫu mã sản phẩm mà họ còn quan 
tâm đến môi trường làm việc của những công nhân làm sản phẩm này có được đảm 
bảo không, họ quan tâm sản phẩm có sử dụng trẻ em làm không? Do đó, việc áp 
dụng tiêu chuẩn SA 8000 là một vấn đề cần thiết nhằm khẳng định giá trị đạo đức 
của sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam nên có.
 Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Nhơn, phó Giám đốc CLB ISO Việt Nam, thì vấn 
đề lớn trong việc áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 của các doanh nghiệp là vấn đề kinh 
phí, các khoản như chi phí tư vấn, đánh giá, thay đổi công ty Hơn nữa, việc áp 
dụng tiêu chuẫn SA 8000 đòi hỏi doanh nghiệp phải công khai tài chính, đối với các 
DN nước ngoài đây là việc bình thường nhưng đối với doanh nghiệp Việt Nam 
điều này rất khó triển khai vì nhiều lý do như: nhận thức về SA 8000 của các doanh 
nghiệp còn chưa cao, chưa thấy hết lợi ích do SA 8000 đem lại. Bên cạnh đó, việc 
thực hiện đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống đội ngũ giám sát đạt tiêu chuẩn, việc 
này tốn rất nhiều kinh phí. Chúng ta có thể thấy rõ một số khó khăn trong các doanh 
nghiệp Việt Nam hiện nay như sau:
 * Không có khả năng chi trả tài chính cho việc áp dụng tiêu chuẩn SA 8000.
 * Khó khăn trong hệ thống giám sát.
 * Chênh lệch về nguồn lực giữa các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp 
vừa và nhỏ.
 * Nhận thức về lợi ích của SA 8000 chưa cao.
 * Cách biệt văn hóa giữa khách hàng và nhà cung cấp.
 *Không muốn tiết lộ ghi chép tài chính.
 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN SA 8000
 I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH 
DOANH CỦA XÍ NGHIỆP.
 1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp
 Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ngọc trí, được thành lập vào tháng 
8/2009.
 Địa chỉ: Ấp 3, xã Phong Thạnh Đông A, Huyện Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu
 Điện thoại: 07813.620779; Fax:07813.620778
SVTH: Tạ Thị Tuyết Mộng Tiên Chuyên đề: trách nhiệm xã hội 9 GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
 Email: info@ngoctriseafood.com.vn
 Wesite:www.ngoctriseafood.com.vn
 Sau gần 3 năm hình thành, hiện tại quy mô của xí nghiệp là 5 chuyền sản 
xuất, năng lực sản xuất của xí nghiệp là 0,4 triệu sản phẩm/ năm.
 2. Lĩnh vực kinh doanh: 
 Sản xuất, chế biến các loại thủy hải sản chủ yếu là các đơn hàng.
 3. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
 Năm 2011 ngành chế biến thuỷ sản vẫn gặp nhiều khó khăn như báo chí đã 
nêu nhưng Công Ty Ngọc Trí đã phần nào chủ động hơn trong hoạch định kế hoạch 
sản xuất kinh doanh của mình, với phương châm sau:
 Tiếp tục duy trì thực hiện đầy đủ bộ tiêu chuẩn SA8000 để hợp tác với khách 
hàng. Công ty đã nhận thức được mặc dù tình hình kinh tế trong nước cũng như thế 
giới khó khăn nhưng việc duy trì áp dụng tốt tiêu chuẩn SA 8000 cũng là một lợi 
thế lớn nhằm duy trì hợp tác với khách hàng.
 Tiếp tục đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng và thu hồi vốn tái sản xuất. 
 Nghiên cứu các giải pháp về: Nâng cao năng suất lao động, tổ chức sản xuất 
khoa học hơn, đồng thời quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, cải thiện môi 
trường và điều kiện lao động sản xuất, nâng cao tay nghề của công nhân, có kế 
họach đào tạo thợ lành nghề, thi đua đạt năng suất cao; tiết kiệm nguyên vật liệu, 
điện năng. Mục tiêu cuối cùng là làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh 
tranh của sản phẩm và thông qua đó làm tăng doanh thu cải thiện đời sống cán bộ 
công nhân viên của công ty.
 Tóm lại, phương hướng hoạt động của Công ty hiện nay là vẫn cố gắng duy 
trì áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 để tạo thế cạnh tranh, tìm biện pháp không tồn động 
hàng tồn kho nhằm giảm vốn mua nguyên liệu, Cải thiện điều kiện nơi làm việc, 
nâng cao tay nghề công nhân và mục tiêu cuối cùng vẫn là giảm chi phí sản xuất 
nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh. 
 4. Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy của công ty chế biến Ngọc Trí;
 Giám đốc
 công ty 
 Phó Giám đốc Phó Giám đốc 
 tổ chức điều hành
 Tổ phục vụ
 Tổ thống kê Tổ KCS
 Tổ SX và 
 Chế biến
SVTH: Tạ Thị Tuyết Mộng Tiên Chuyên đề: trách nhiệm xã hội 10 GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
 II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẪN SA 8000 TẠI CÔNG 
TY TNHH NGỌC TRÍ:
 1.Quá trình triển khai, áp dụng bộ tiêu chuẩn.
 1.1 Tại sao Công ty TNHH Ngọc Trí muốn áp dụng SA 8000? 
 Như chúng ta đã biết, Các doanh của Việt Nam phát triển khá mạnh, tuy 
nhiên trong điều kiện nền kinh tế hiện nay họ cũng đang đứng trước rất nhiều thách 
thức trong quá trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. Chính vì thế buộc các 
doanh nghiệp phải có phương thức để tồn tại và phát triển trên nhiều thị trường đa 
dạng. SA 8000 là một trong những công cụ có thể giúp các doanh nghiệp tạo ra 
thương hiệu, tạo thế cạnh tranh cao.
 Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn về kinh tế và xã hội đã đề 
cập trên, do đó SA 8000 là một công cụ cần thiết nhằm giúp Công ty ngày càng phát 
triển bền vững, có thể sánh vai cùng các doanh nghiệp lớn mạnh, uy tín khác. Có rất 
nhiều nguyên nhân làm cho công ty TNHH Ngọc Trí cần phải áp dụng SA 8000, tuy 
nhiên chúng ta có thể tóm tắt một số vấn đề chính sau đây.
 * Các áp lực từ mặt thị trường: 
 + Yêu cầu các khách hàng muốn những sản phẩm họ mua phải đảm bảo 
sạch sẽ, sản phẩm có đạo đức. 
 + Yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động mang tính trách 
nhiệm xã hội nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh. 
 + Chuẩn bị cho xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 
 * Áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông: 
 + Muốn đảm bảo đầu tư của họ được duy trì “trong sạch” về mặt trách nhiệm 
xã hội. 
 + Cải thiện hình ảnh của Công ty đối với khách hàng và các bên quan tâm. 
 * Áp lực từ nhân viên: 
 + Muốn có môi trường làm việc an toàn.
 + Muốn có tổ chức và thương thảo tập thể với chủ doanh nghiệp.
 * Doanh nghiệp nhận thực được tầm quan trọng của SA 8000
 + Nâng cao uy tín, hình ảnh và năng lực của công ty đối với khách hàng.
 + Nâng cao tình thần trách nhiệm và hạn chế các tổn thất trong trường hợp 
tai nạn, khẩn cấp.
 +Quản lý rủi ro.
 1.2. Bắt đầu nghiên cứu bộ tiêu chuẩn như thế nào ?khi nào?
 Công ty bắt đầu nghiên cứu và thực hiện tiêu chuẩn SA 8000 vào tháng 6 
năm 2010, đến tháng 10 năm 2010 tổ chức đánh giá đến công ty đánh giá: giờ giấc 
làm việc, bảng lương, môi trường làm việc, nhà vệ sinh, nhà ăn, kho hàng, bảo hộ 
lao động...
 Việc bắt đầu nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 của Công ty Ngọc Trí 
không hoàn toàn giống với quy trình nghiên cứu áp dụng đưa ra ở trên. Không đến 
các tổ chức cấp chứng chỉ để đăng ký học về bộ tiêu chuẩn, cũng không thuê đơn vị 
tư vấn, mà chỉ tự nghiên cứu, tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm qua các đơn vị đã thực 
hiện rồi từ đó tự áp dụng và đánh giá nội bộ.
 Công ty Lập ra một Ban Thường trực thực hiện bộ Tiêu chuẩn SA8000, 
trong ban thường trực sẽ chia thành nhiều bộ phận nhỏ (Ví dụ: bộ phận thực hiện 
công tác Bảo hộ lao động, Phòng cháy chữa Cháy, bộ phận thực hiện Vệ sinh An 
SVTH: Tạ Thị Tuyết Mộng Tiên

File đính kèm:

  • docchuyen_de_danh_gia_thuc_trang_ap_dung_bo_tieu_chuan_tnxh_ve.doc