Báo cáo Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây

Lạm phát là một thực trạng đã và đang xảy ra như một nguy cơ tiềm ẩn về sự khủng hoảng tài chính. Nhiều cuộc khủng hoảng lớn trong quá khứ như: khủng hoảng tài chính tiền tệ gắn liền với cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929-1933, khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế năm 1967, khủng hoảng USD và sự suy đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1970… làm cho nền tài chính của nhiều quốc gia điêu đứng, phải mất thời gian dài mới có thể bình ổn tình hình. Lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua làm cho Đảng, Nhà nước và nhất là người dân phải chịu sức ép về kinh tế quá lớn, Câu hỏi đặt ra là lạm phát tại Việt Nam đã xảy ra đến mức độ nào và chúng ta phải làm gì, làm thế nào, có dự định gì trong tương lai để giảm thiểu lạm phát, giúp cuộc sống được ổn định hơn. Đây chính là vấn đề mà nhóm chúng tôi đang đi sâu vào.

Tài liệu có tham khảo ở nhiều trang web, những tin tức được lấy từ sách kinh tế của các giáo sư tiến sĩ chuyên ngành. Thông qua đó, chúng tôi hy vọng có thể đem đến một cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề lạm phát tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

docx 42 trang Minh Tâm 28/03/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây

Báo cáo Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây
 Nhóm 5
 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT.................................5
 1. Lạm phát................................................................................................... 5
 1.1. Khái niệm lạm phát .............................................................................5
 1.2. Các quan điểm về lạm phát ..................................................................6
 2. Phân loại lạm phát. ....................................................................................8
 2.1. Lạm phát vừa phải. ..............................................................................8
 2.2. Lạm phát cao. .......................................................................................8
 2.3. Siêu lạm phát. ......................................................................................9
 3. Phép đo lường lạm phát..............................................................................9
 3.1. Chỉ số giá hàng tiêu dùng - CPI ...........................................................9
 3.2. Chỉ số giá sản xuất - PPI. ...................................................................10
 3.3. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội - GDP. .............................10
 4. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ................................................................10
 4.1. Lạm phát và chính sách tài khóa ........................................................10
 4.2. Lạm phát và tiền tệ .............................................................................11
 4.3. Lạm phát do cầu kéo ..........................................................................12
 4.4. Lạm phát do chi phí............................................................................13
 4.5. Những nguyên nhân chủ quan, khách qua khác................................14
 5. Hậu quả của lạm phát ...............................................................................15
 Page 1 of 42 Nhóm 5
 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
 5.1. Tình trạng phân phối lại thu nhập ......................................................15
 5.2. Làm cho chức năng thước đo giá trị của tiển tệ không chính xác......15
 5.3. Trật tự kinh tế bị ,rối loạn...................................................................15
 5.4. Gặp những khó khăn về tài chính.......................................................16
 5.5. Giá cả hàng hóa tăng làm đời sống kinh tế trở nên khó khăn ............16
 6. Những biện pháp kiềm chế lạm phát........................................................17
 6.1. Những biện pháp cấp bách .................................................................17
 6.2. Những biện pháp chiến lược ..............................................................20
 CHƯƠNG 2 :TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG 
 NĂM GẦN ĐÂY VÀ SO SÁNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VỚI CÁC 
 NƯỚC ĐÔNG NAM Á..................................................................................22
 1. Tình hình lạm phát năm 2012 - 2016. ......................................................22
 2. Dự báo xu hướng lạm phát năm 2017. ....................................................30
 3. So sánh lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á.......................33
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM 
PHÁT .................................................................................................................36
 1. Mục tiêu....................................................................................................36
 2. Giải pháp và phương hướng kiểm soát lạm phát......................................36
 2.1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt ................................................36
 2.2. Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng 
ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, giảm thâm 
hụt ngân sách. .....................................................................................................37
 Page 2 of 42 Nhóm 5
 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
 2.3. Tập trung sức phát triển sản xuất, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả 
của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. ................38
 2.4. Cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh 
nghiệp phát triển .................................................................................................39
 2.5. Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập 
siêu......................................................................................................................39
 2.6. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp 
luật nh nước về giá..............................................................................................40
 2.7. Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.......................40
 2.8. Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội..................41
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................43
 Page 3 of 42 Nhóm 5
 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
 LỜI MỞ ĐẦU
 Lạm phát là một thực trạng đã và đang xảy ra như một nguy cơ tiềm ẩn về 
sự khủng hoảng tài chính. Nhiều cuộc khủng hoảng lớn trong quá khứ như: khủng 
hoảng tài chính tiền tệ gắn liền với cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929-1933, 
khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế năm 1967, khủng hoảng USD và sự suy đổ 
của hệ thống Bretton Woods năm 1970 làm cho nền tài chính của nhiều quốc gia 
điêu đứng, phải mất thời gian dài mới có thể bình ổn tình hình. Lạm phát tại Việt 
Nam trong thời gian qua làm cho Đảng, Nhà nước và nhất là người dân phải chịu 
sức ép về kinh tế quá lớn, Câu hỏi đặt ra là lạm phát tại Việt Nam đã xảy ra đến 
mức độ nào và chúng ta phải làm gì, làm thế nào, có dự định gì trong tương lai để 
giảm thiểu lạm phát, giúp cuộc sống được ổn định hơn. Đây chính là vấn đề mà 
nhóm chúng tôi đang đi sâu vào. Tài liệu có tham khảo ở nhiều trang web, những 
tin tức được lấy từ sách kinh tế của các giáo sư tiến sĩ chuyên ngành. Thông qua 
đó, chúng tôi hy vọng có thể đem đến một cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề lạm 
phát tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
 Page 4 of 42 Nhóm 5
 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
 CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ LẠM PHÁT
1. Lạm phát
 1.1. Khái niệm lạm phát.
 Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền 
kinh tế thị trường, nó phát sinh từ chế độ lưu 
thông tiền giấy. Vì tiền giấy không có giá trị nội 
tại mà chỉ mang giá trị danh nghĩa, nên khi có 
hiện tượng dư tiền giấy trong lưu thông thì 
người ta không xu hướng giữ lại trong tay mình 
những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền thừa 
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu 
thông hàng hóa. Từ đó dẫn đến lạm phát.
 Lạm phát dùng để chỉ sự tăng lên của mức giá chung của hầu hết các hàng hóa , 
dịch vụ theo thời gian so với thời điểm một năm trước đó trong một thời gian nhất 
định. Khi giá của hàng hóa, dịch vụ tăng lên đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền 
giảm đi cùng với một số tiền nhất định.
 Trong kinh tế vĩ mô (macroeconomics), lạm phát là sự tăng mức giá chung của 
hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Nhưng khi 
so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia 
 Page 5 of 42 Nhóm 5
 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo ý đầu tiên thì người ta hiểu lạm 
phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo 
nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi 
nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn 
là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát 
là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người 
ta gọi là sự "ổn định giá cả".
 Tóm lại, lạm phát là sự tăng lên liên tục theo thời gian của mức giá chung hầu 
hết các hàng hóa, dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó trong một thời gian 
nhất định.
 1.2. Các quan điểm về lạm phát.
 L. V. Chandeler, D. C Cliner cho rằng lạm phát là sự tăng giá hàng hóa bất kể 
dài hạn hay ngắn hạn, theo chu kỳ hay đột xuất.
 Theo G. G. Mtrukhin lại cho rằng lạm phát là hình thức tràn trề tư bản một 
cách tiềm tàng ( tự phát hay có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu 
nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, 
các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.
 Theo K. Mark, Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông 
tiền tệ, vược qua các nhu cầu của nền kinh tế làm cho tiền tệ ngày càng bị mất giá 
và phân phối lại thu nhập quốc dân. 
 Page 6 of 42 Nhóm 5
 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
 Theo Keynes, việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài 
với tỷ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát.
 Paul A. Samuelson: Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. 
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi mức giá chung 
 Milton Friedman, cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm 
cho giá cả tăng lên. M. Friedman nói : “Lạm phát ở mọi lúc moị nơi đều là hiện 
tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số 
lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”.
 Ở Việt Nam, ông Bùi Huy Khoát chia sẻ quan điểm là lạm phát nẩy sinh do sự 
mất cân đối giữa cung và cầu, khi cầu có khả năng thanh toán tăng vượt quá khả 
năng cung của nền kinh tế làm giá của hàng hoá tăng lên... Tóm lại, lạm phát là sự 
tăng lên tự động của giá cả để lấy lại thế cân bằng đã bị phá vỡ giữa cung và cầu 
biểu hiện ra ở hàng hóa và tiền.
 Còn ông Nguyễn Văn kỷ lại khẳng định lạm phát là hiện tượng tiền quá thừa 
trong lưu thông so với lượng hàng quá ít ỏi. 
 Ông Vũ Ngọc Nhung thì chỉ ra đặc trưng của lạm phát là hiện tượng giá cả 
tăng lên phổ biến do tiền giấy mất giá so với vàng loại tiền mà có đại diện và so 
với mọi giá cả hàng hoá trừ hàng hoá sức lao động.
 Page 7 of 42 Nhóm 5
 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2. Phân loại lạm phát.
 2.1. Lạm phát vừa phải:
 Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng 
hóa tăng chậm và có thể dự đoán được. Còn 
được gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm 
phát dưới 10% một năm. Đây là tỷ lệ lạm phát 
mà hầu hết Chính phủ các nước luôn mong 
muốn duy trì ( lạm phát mục tiêu ) vì ở mức 
lạm phát này làm cho mức giá chung của hàng 
hóa tăng ở mức độ vừa phải, kích thích sản xuất kinh doanh, thu hút đầu nhà đầy 
tư, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn. 
 2.2. Lạm phát cao:
 Loại lạm phát này xảy ra khi giá tăng với 
tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm như 
20%, 100%, 200%, Lạm phát cao còn được 
gọi là lạm phát phi mã. Với mức lạm phát phi 
mã, mức độ tăng nhanh của giá hàng hóa gây 
tác hại nghiêm trọng đến nền kinh tế. Trong 
trường hợp này tiền tệ bị mất giá nên người 
dân tránh giữ nhiều tiền mặt trong người, thay 
vào đó người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản, chuyển sang 
sử dụng vàng hoặc các loại ngoại tệ mạnh, để làm phương tiện thanh toán cho 
các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
 Page 8 of 42 Nhóm 5
 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
 2.3. Siêu lạm phát:
 Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả 
hàng hóa tăng với tốc độ cao vượt xa 
lạm phát phi mã ở mức độ 4 con số 
trở lên trong vòng một năm. Siêu lạm 
phát còn được gọi là lạm phát siêu 
tốc. Siêu lạm phát gây ra những thiệt 
hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, nó 
được ví như một căn bệnh chết người. 
Tronh tình hình đó, sản xuất kinh doanh bị hạn chế, giá cả tăng nhanh không ổn 
định, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng 
rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra. 
3. Phép đo lường lạm phát.
 3.1. Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng – CPI
 Để đo lường mức độ lạm phát mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong 
một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát 
được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung.
 Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt đi của mức giá 
chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
 Tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức sau:
 휺 푷풕 ― 푷풕― 
 흅푪푷푰 (풕) = × 
 푷풕― 
 Trong đó :
 휺
 - 흅푪푷푰 (풕): Tỷ lệ lạm phát năm t
 - 푷풕 : Chỉ số giá hàng hóa năm t so với năm gốc
 Page 9 of 42 Nhóm 5
 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
 - 푷풕― : Chỉ số giá hàng hóa năm (t-1) so với năm gốc
 3.2. Chỉ số giá sản xuất PPI
 Tính tương tự như tính tỷ lệ lạm phát theo CPI, nhưng PPI được tính trên một 
số hàng hóa nhiều hơn CPI và tính theo giá bán buôn (giá bán trong lần đầu tiên).
 3.3.Chỉ số lạm phát tổng sản phẩm quốc nội – GDP 
 ❖ Xác định chỉ số giảm phát GDP :
 푮푫푷풅
 푷푮푫푷 = × 
 푮푫푷풕
 ❖ Xác định tỷ lệ lạm phát theo GDP :
 푷 ― 푷
 휺 푮푫푷 (풕) 푮푫푷 (풕― )
 흅푮푫푷 (풕) = × 
 푷푮푫푷 (풕― )
4. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
 4.1. Lạm phát và chính sách tài khóa. 
 Khi tài khóa bị thiếu hụt, Chính phủ có thể khắc phục tình trạng này bằng 
những biện pháp : tăng thuế, phát hành trái phiếu, phát hành tiền, Khi Chính phủ 
áp dụng biện pháp phát hành trái phiếu thì không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ, 
do đó cung tiền tệ không thay đổi và không gây ra lạm phát.
 Khi Chính phủ áp dụng biện pháp phát hành tiền, thì biện pháp này trực tiếp 
làm tăng thêm cơ số tiền tệ, làm tăng cung tiền tệ, đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng 
tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, do thị trường vốn bị hạn chế 
nên việc phát hành trái phiếu Chính phủ là rất khó thực hiện. Vì thế, để khắc phục 
tình trạng tài khóa bị thiếu hụt thì con đường duy nhất là phát hành tiền. Vì vậy, 
khi tỷ lệ thiếu hụt tài khóa của của các quốc gia này tăng cao thì tiền tệ cũng sẽ 
tăng nhanh và lạm phát tăng.
 Do vậy, trong mọi trường hợp thiếu hụt tài khóa nhà nước cao, kéo dài là nguồn 
gốc tăng cung tiền và gây ra lạm phát. 
 Page 10 of 42

File đính kèm:

  • docxbao_cao_lam_phat_va_tinh_hinh_lam_phat_o_viet_nam_nhung_nam.docx